Khái niệm: Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN
Nội dung của kiểm soát chi NSNN tại kho bạc:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN.
- Tính hợp pháp về con dấu, chữ kí của người quyết định chi và kế toán.
- Các điều kiện chi theo chế độ quy định, cụ thể:
+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợp như dự toán NSNN và phương án phân bổ NSNN có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo quy định; chi từ nguồn dự phóng NSNN theo quyết định của cấp có thẩm quyền; các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng không thể trì hoãn được ( như chi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt,.).
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong tình hình Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định được những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc, dẫn tới không thể bao quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý kiểm soát chi NSNN. Mặt khác, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế - xã hội, các nghiệp vụ chi NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Do vậy cơ chế quản chi NSNN nhiều khi không theo kịp với biến động của hoạt động chi NSNN. Từ đó, một số đơn vị, cá nhân tìm cách lợi dụng, khai thác những kẽ hở của cơ chế nhằm tham ô, trục lợi, tư túi gây lãng phí tài sản và công quỹ Nhà nước. Từ thực tế đó, đòi hỏi phải có các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện kiểm trả, giám sát quá trình sử dụng kinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị nhằm ngăn chặn tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý để từ đó kiến nghị với các ngành các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn.
- Do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: Các đơn vị thụ hưởng NSNN thưởng có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí đã được cấp, không quan tâm tới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán được duyệt. Các đơn vị thường lập hồ s, chứng từ thanh toán sai chế độ, chính sách như không có trong dự toán chi NSNN đã được duyệt hoặc không đúng tiêu chuẩn định mức chi tiêu của Nhà nước; thiếu hồ sơ, chứng từ có liên quan,…. Vì vậy, cần thiết phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện kiểm tra kiểm soát đối với các khoản chi của cơ quan, đơn vị có trong dự toán hay không; có đúng mục đích, đối tượng đã được duyệt không; có đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu không; có đầy đủ hồ sơ chứng từ thanh toán hay không…. Qua đó, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận, sai phạm, sai sót và lãng phí trong việc sử dụng NSNN của các đơn vị, đảm bảo mọi khoản chi NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: Các khoản chi của NSNN thường mang tính chất không hoàn trả trực tiếp như các đơn vị được NSNN cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả trực tiếp cho Nhà nước về số kinh phí đã sử dụng; cái mà họ phải hoàn trả cho Nhà nước chính là kết quả công việc đã được giao. Tuy nhiên, việc dùng các chỉ tiêu định lượng để đánh giá kết quả công việc trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn và không toàn diện. Do vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ để thực hiện kiểm tra kiểm soát các khoản chi của NSNN để đảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với các nhiệm vụ đã giao.
- Do yêu cầu của mở cửa hội nhập: theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới va khuyến nghị của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), thì việc kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chi trả trực tiếp các khoản chi NSNN từ KBNN đến từng đối tượng sử dụng là rất cần thiết, để đảm bảo yêu cầu, kỉ cương quản lý tài chinh và sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, có hiệu quả.
1.2.3 Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Công tác kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Làm cho hoạt động chi NSNN đạt được hiệu quả cao nhất, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trang làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, cơ chế và chính sách kiểm soát chi NSNN phải quy định rõ ràng các điều kiện, trình tự cấp phát theo hướng cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí phải căn cứ vào dự toán ngân sách năm đã được giao; về phương thức thanh toán phải đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được thanh toán, chi trả trực tiếp qua KBNN cho các đối tượng thụ hưởng trên cơ sở dự toán được duyệt, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách chuẩn chi và phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước.
- Công tác quản lý và kiểm soát NSNN là một quy trình phức tạp từ lập dự toán, phân bổ dự toán tới cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán NSNN, có liên quan tới tất cả các Bộ, ngành, địa phương. Do đó yêu cầu công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành một cách chặt chẽ, thận trọng tuy nhiên không được máy móc gấy phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp.
- Tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đồng thời cũng cần phân định rõ ràng vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để tránh những trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai, minh bạch và kiểm tra giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.
- Kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán NSNN. Đồng thời phải thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách ổn định phát triển kinh tế, …
1.3 Kho bạc Nhà nước và nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước:
1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của kho bạc nhà nước
- Khái quát lịch sử hình thành hệ thống KBNN
Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...
Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng vớiviệc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng: Quản lý Nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện 3 vai trò, vừa là trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán trong nền kinh tế quốc dân; vừa thực hiện nhiệm vụ của Nha Nhân khố bao gồm các công việc như chấp hành quĩ Ngân sách Nhà nước, tập trung các nguồn thu của Ngân sách nhà nước, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo lệnh của cơ quan Tài chính; làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ Ngân sách Nhà nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà nước về vàng bạc kim khí đá quý.
Những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp : Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước tài chính quốc gia. Q uan điểm thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 - 1989, Bộ Tài chính đã có đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/9189); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước, trợ giúp đắc lực cho cơ quan Tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả.
Hệ thống KBNN được thành lập và chính thức và đi vào hoạt động từ 1/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ). Qua quá trính hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia. Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng giai đoạn, Chính Phủ cũng ban hành Nghị định số 25/CP ngày 5/4/1995, Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ và nay là Quyết định số 235/2003/QĐ-Ttg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ để quy định bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính
Theo Quyết định số 235/2003/QĐ-Ttg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ thì: “KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN cho đâu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật”.
Với chức năng trên, theo Quyết định số 235/2003/QĐ-Ttg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, thì hệ thống KBNN có một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu của NSNN. Thực hiện điều tiết số thu cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tượng thụ hưởng theo dự toán đã được duyệt. Khi phát hiện đơn vị hay tổ chức thụ hưởng NSNN có sự vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nước, thì KBNN được tạm thời đình chỉ thanh toán và báo cáo lại cấp có thẩm quyền để xử lý. Trong trường hợp cần thiết, khi nguồn thu NSNN chưa tập trung kịp theo kế hoạch, KBNN được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi, vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước để giải quyết kịp thời nhu cầu của NSNN.
- Kiểm soát, thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.
- Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ tài chính nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đưa vào tài sản nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ thông qua thị trường vốn trong nước và ngoài nước.
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước. KBNN được mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng Thương mại Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ,…
Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên, KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ trung ương tới địa phương và bao gồm 3 cấp.Cụ thể ở trung ương có KBNN trực thuộc bộ Tài chính với 9 Ban nghiệp vụ, một sở giao dịch và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc KBNN ( sau đây gọi chung là KBNN tỉnh). KBNN tỉnh thực hiện kiêm nhiệm vụ của KBNN quận, thị xã nơi đóng trụ sở và được tổ chức thành 7 phòng nghiệp vụ. Tại các quận, huyện, thị xã có KBNN quận, huyện, thị xã trực thuộc KBNN tỉnh ( sau đây gọi chung là KBNN huyện). Các KBNN huyện là đơn vị cấp cơ sở, không có phòng nghiệp vụ, mà được tổ chức thành các bộ phận nghiệp vụ chủ yếu.
1.3.2 Nội dung và đặc điểm kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Khái niệm: Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN
Nội dung của kiểm soát chi NSNN tại kho bạc:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN.
- Tính hợp pháp về con dấu, chữ kí của người quyết định chi và kế toán.
- Các điều kiện chi theo chế độ quy định, cụ thể:
+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợp như dự toán NSNN và phương án phân bổ NSNN có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán NSNN theo quy định; chi từ nguồn dự phóng NSNN theo quyết định của cấp có thẩm quyền; các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng không thể trì hoãn được ( như chi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt,...).
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định. Đối với khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, KBNN kiểm tra, kiểm soát và cấp phát căn cứ vào mức chi trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
+ Có đủ các chứng từ liên quan tùy theo tính chất từng khoản chi.
Trên cơ sở luật của Quốc hội, Nghị định của Chính Phủ, Bộ tài chính ban hành thông tư 79/2003 ngày 13/8/2003 hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi NSNN qua KBNN; trong đó, một số đặc điểm kiểm soát chi NSNN qua KBNN như sau:
- KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN theo dự toán, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước.
- Căn cứ các điểm nêu trên, KBNN tổ chức thực hiện và được quyền từ chối thanh toán nếu đơn vị thụ hưởng NSNN không chấp hành đúng các quy định về kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Thủ trưởng cơ quan KBNN chịu trách nhiệm về các quyết định thanh toán, chi trả hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách theo quy định.
- Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN được tiến hành dần từng bước. Sau mỗi bước có đánh giá rút kinh nghiệm để xây dựng bước đi tiếp theo.
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác kiểm soát chi trong Kho bạc nhà nước
- Các nhân tố khách quan
+ Dự toán: Đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, dự toán NSNN phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.
+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, nó phải đảm bảo tính chính xác ( phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ngành các địa phương và các đơn vị thụ hưởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát được tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế).
+ Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng NSNN cấp: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng kinh phí do NSNN cấp, làm cho họ thấy rõ kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải là công việc riêng của ngành Tài chính, Kho bạc. Các ngành, các cấp cần thấy rõ vai trò của mình trong quá trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát kinh phí, kế toán và quyết toán các khoản chi NSNN.
- Các nhân tố chủ quan
+ Chứ năng, nhiệm vụ của KBNN: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi phải có một vị thế, vai trò lớn hơn. Vì vậy, việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cường được vị trí, vai trò của của KBNN; đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng đòi hỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN; hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hóa công nghệ thanh toán trong nên kinh tế và của KBNN.
+ Chất lượng của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi của KBNN: đây là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, cán bộ KBNN cần đảm bảo trách nhiệm đối với công việc để có thể đảm đương nhiệm vụ kiểu soát chi NSNN qua KBNN một cách chặt chẽ; đồng thời cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi.
1.3.4 Vai trò của Kho bạc nhà nước trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Quản lý và kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tới việc quản lý và sử dụng NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh toán đến quyết toán chi tiêu NSNN, trong hệ thống KBNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tại điều 56 Luật NSNN đã quy định “Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định”; đồng thời, tại điểm 1, điều 55 Nghị định 60/2003/NĐ-CP cũng quy định “Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí”.
Như vậy, KBNN là trạm canh gác kiểm soát cuối cùng được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ NSNN
Thực hiện nhiệm vụ trên, KBNN chủ động bố trí vốn cho từng đơn vị KBNN trực thuộc để chi trả đầy đủ, kịp thời và chính xác cho các cơ quan đơn vị trên cơ sở dự toán NSNN được duyệt và yêu cầu rút dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, KBNN còn thường xuyên cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán như mở rộng hình thức thanh toán điện tử trong nội bộ hệ thống, cải tiến chế độ kế toán, đưa ứng dụng tin học vào qui trình nghiệp vụ,… Từng bước thực hiện cấp phát, chi trả trực tiếp cho người được hưởng hoặc người cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo tính chất từng khoản chi NSNN
Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm trả và hoạch toán các khoản chi NSNN theo đúng chương, loại, mục, khoản, mục, tiểu mục của Mục lục NSNN; đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Ngoài ra, KBNN còn phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính trong việc bố trí, sắp xếp các nhu cầu chi tiêu, đảm bảo thu, chi NSNN luôn được cân đối, việc điều hành quỹ NSNN được thuận lợi.
Khi nhận được lệnh trả tiền của cơ quan tài chính hay đơn vị thụ hưởng kinh phí do ngân sách cấp, thì nhiệm vụ của KBNN là trả tiền cho người được hưởng. Tuy nhiên, nhiệm vụ của KBNN không chỉ có xuất, mà còn nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN. Với nhiệm vụ này, KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp hợp lệ của việc xuất tiền. Do đó, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, đảm bảo chi đúng mục đích, đúng chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nước. Sự kiểm tra đó được KBNN tiến hành thông qua việc xem xét các hồ sơ, tài liệu chi trên các phương diện như dự toán ngân sách được duyệt, thẩm quyền chuẩn chi; chế độ tiêu chuẩn của Nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu có phát hiện tháy đơn vị sử dụng kinh phí NSNN không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúng chế độ, thì KBNN sẽ từ chối cấp phát, thanh toán. Như vậy, trong quá trình cấp phát, thanh toán, KBNN không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính, đơn vị thụ hưởng ngân sách một cách đơn thuần mà hoạt động tương đối độc lập và có sự tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị đó. Thông qua đó, KBNN đảm bảo cho quá trình quản lý sử dụng công quỹ được chặt chẽ, đặc biệt là trong mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng,… Vì vậy không những hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực mà còn đảm bảo cho việc sử dụng NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiết kiệm và có hiệu quả. Đồng thời góp phần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong thanh thanh toán, đảm bảo sự ổn định lưu thông tiền tệ.
Thông qua việc cấp phát, thanh toán các khoản chi của NSNN, KBNN còn tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi NSNN qua KBNN theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách và từng loại chi chủ yếu. Rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, cùng với các cơ quan hữu quan nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế thanh toán, chi trả và kiểm soát NSNN qua KBNN
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
2.1 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên
- Sơ lược về luật NSNN và các văn bản điều chỉnh:
Luật NSNN ( sửa đổi) đã được ban hành vào năm 2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 thay thế Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN năm 1998. Luật NSNN năm 2002 được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các văn bản luật trước đó. Đi kèm theo văn bản này là các văn bản dưới luật. Bao gồm:
Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN.
Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ.
Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.
Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008
- Thực trạng của kiểm soát chi trong thời gian gần đây
Tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN giai đoạn 2002-2007
Năm
Tổng số kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ
Số món thanh toán chưa đủ thủ tục
Số tiền từ chối thanh toán
( Tỷ đồng)
( Tỷ đồng)
2002
61365
10139
21590
131
2003
71963
9335
17866
163
2004
71209
8771
20052
190
2005
97130
9593
23110
192
2006
121734
12390
30145
217
2007
150558
13374
30537
204
Tình hình trong những năm gần đây, qua kết quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN cho thấy nhưng năm gần đây KBNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Mỗi năm hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán hàng chục ngàn khoản chi của hàng ngàn đơn vị do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định với số tiền khoảng 200 tỉ đồng. Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các khoản chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, từ chối các khoản chi không hợp pháp hợp lệ.
Một số kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua:
- Công tác lập, phê duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp. Cụ thể, thời hạn gửi dự toán chi NSNN tới KBNN tuy chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Ngân sách song các đơn vị sử dụng NSNN đã guiwr sớm hơn so với trước đây; chất lượng phân bổ và giao dự toán cũng được các đơn vị chủ quản chú trọng hơn. Đặc biệt chi thường xuyên của các đưon vị sử dụng NSNN đã được giao theo 4 nhóm mục chi, nên tạo tính chủ dộng cho các đơn vị dự toán trong việc sử dụng kinh phi Nhà nước cấp; đồng thời công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN cũng diễn ra thuận lợi và thông thoáng hơn
- Luật NSNN đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức rút dự toán tại KBNN. Đây là 1 nội dung đổi mới theo hướng cải cách nhẳm giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho đơn vị sử dụng Ngân sách.
- Nhiệm vụ quyền hạn cơ quan đơn vị trong việc quản lý chi NSNN cũng được quy định rõ ràng hơn;góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
- Thông qua việc kiểm soát chi NSNN theo hình thức rút dự toán tại KBNN, KBNN đã tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán chấp hành sử dụng NSNN theo đúng dự toán được duyệt, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước qui định.
Tuy nhiên, cũng vẫn còn một số hạn chế tồn tại:
- Thứ nhất, đó là vướng mắc khi thực hiện NSNN theo dự toán từ KBNN. Đây là phương thức cấp phát tiên tiến tạo sự chủ động cho đơn vị sử dụng NSNN trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Mặt khác, do cơ chế tạm cấp kinh phí, ứng trước dự toán nên nhiều Bộ, cơ quan, ban ngành ở trung ương và địa phương còn ỷ lại dẫn tới việc phân bổ và giao dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN chậm, ảnh hưởng tới việc chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách và công tác kiểm soát chi NSNN của Kho bạc.
- Thứ hai, là tình hình thanh toán trược tiếp của KBNN cho các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ cho đối tượng hưởng NSNN vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nên vẫn chưa hạn chế được việc NSNN bị cắt khú, phân tán và căng thẳng giả tạo, chưa giảm được tỉ trọng thanh toán tiền mặt trong tổng chi NSNN, tạo kẽ hở để đơn vị rút tiền về quỹ để chi tiêu sai chế độ.
- Thứ ba, Luật NSNN mới chỉ bỏ được hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí và thay bằng cấp phát theo dự toán từ KBNN; còn một số phương thức cấp phát khác như cấp phát theo lệnh chi tiền, ghi thu- ghi chi, cấp phát kinh phí uỷ quyền vẫn còn tồn tại song song hình thức cấp phát mới. Thực tế đó đã gây ra không ít khó khăn cho KBNN trong công tác kiểm soát thanh toán các khỏan chỉ NSNN.
- Thứ tư, về hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi khi thực hiện luật NSNN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong tình hình Việt Nam hiện nay.doc