Đề án Kiểm toán báo cáo tài chính cho các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

 Trang

 LỜI MỞ ĐẦU 01

PHẦN I: Khái quát chung về kiểm toán báo cáo

tài chính trên thị trường chứng khoán. 03 I/ Khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính. 03

1. Khái niệm và bản chất của kiểm toán tài chính 03 2. Vai trò của kiểm toán tài chính. 05

 3.Trách nhiệm của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán

 đối với kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính. 06

 II/ Những vấn đề cơ bản trong việc niêm yết trên

 thị trường chứng khoán tập trung. 07

 III/ Một số quy định về việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc

 lập cho các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. 08

PHẦN II: Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính tại các

Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay. 11

I/ Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm toán báo cáo tài

chính tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. 11

1. Thuận lợi 11

2. Khó khăn.

II/ Thực tế về kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty

 niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay. 13

 1. Thực trạng môi trường thông tin. 13

2.Thực tế kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần

 cơ điện lạnh (REE). 15

 a. Báo cáo kết quả kinh doanh của REE 15

 b. Bảng giải trình chênh lệch số liệu trong báo cáo tài chính

 năm 1999 theo chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống

 kế toán Việt nam của Công ty REE. 19

 PHẦN III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của

 kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết trên

 thị trường chứng khoán hiện nay. 22

 I/ Xu hướng phát triển của kiểm toán báo cáo tài chính tại các

 Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thời gian tới. 22

 II/ Một số kiến nghị. 23

 KẾT LUẬN 26

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kiểm toán báo cáo tài chính cho các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật; nếu gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì phải bồi thường". Và điều 19 Quy chế nêu thêm: "Tổ chức kiểm toán độc lập... chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về những vi phạm quy chế hành nghề của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên, phải chịu trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra cho khách hàng". Như vậy, cũng tương tự như ở các nước khác, ở Việt Nam thì kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về công việc của mình. Thế nhưng quy chế trên của Việt Nam vẫn chưa cụ thể nên nếu có phát sinh tranh chấp thì việc xét xử sẽ hết sức khó khăn. Tuy nhiên, theo thông thường thì kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trước những đối tượng sau: - Chịu trách nhiệm trước khách hàng là người thuê kiểm toán báo cáo tài chính. - Chịu trách nhiệm đối với người khác có quyền lợi tương đương như khách hàng (ví dụ như ngân hàng cho khách thể kiểm toán vay tiền) - Chịu trách nhiệm trước những người sở hữu chứng khoán của các Công ty cổ phần. II. Những vấn đề cơ bản trong việc niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Cơ sở pháp lý cao nhất cho đến nay điều chỉnh hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước hướng dẫn chi tiết Nghị định nói trên. Trong hai văn bản pháp lý này, có nêu lên những nội dung cơ bản liên quan đến tổ chức phát hành cổ phiếu, trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng như sau: - Điều kiện các Công ty niêm yết: + Vốn điều lệ: 10 tỷ VNĐ trở lên + 2 năm hoạt động gần đây nhất có lãi liên tục. + Tối thiểu20% vốn cổ phần hoặc 20% tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành phải bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành. - Các báo cáo tài chính phải được kiểm toán hàng năm và công khai cho các đối tượng: Nhà nước, các ngân hàng, những nhà đầu tư... - Số lượng cổ phiếu Nhà nước nắm giữ tối đa: không vượt quá 50% tổng số lượng cổ phiếu phát hành. Cho đến nay, ở Việt Nam có 7 Công ty chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, bao gồm: + Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE). + Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAFOOCO). + Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (TRANSIMEX). + Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO). + Công ty cổ phần cáp và vật liệu Viễn thông (SACOM). + Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn (SGH). + Công ty cổ phần đồ hộp (CANFOCO). III/ Một số quy định về việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập cho các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. Việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập cho các tổ chức phát hành chứng khoán và các tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có quy định cụ thể như sau: Các tổ chức kiểm toán độc lập được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán là các tổ chức kiểm toán được quy định tại Điều 4 Chương I Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 22-TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ tài chính. Ngoài ra, phải có thêm các điều kiện quy định cụ thể như sau: - Đang hoạt động hợp pháp theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. - Có mức vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu từ 2 tỷ đồng trở lên đối với tổ chức kiểm toán trong nước, 300000 USD trở lên đối với tổ chức kiểm toán nước ngoài hoặc liên doanh. - Có đội ngũ kiểm toán viên được cấp giấy phép hành nghề kiểm toán tại Việt nam từ 10 người trở lên và đáp ứng đủ một số điều kiện sau: + Có giấy phép hành nghề kiểm toán (còn thời hạn) do Bộ tài chính Việt Nam cấp và đang đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán độc lập hợp pháp tại Việt Nam. + Kiểm toán viên Việt Nam phải là kiểm toán viên chuyên nghiệp có ít nhất 2 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại các tổ chức kiểm toán độc lập. + Kiểm toán viên người nước ngoài đã được Bộ tài chính cấp giấy phép hành nghề, phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Việt Nam. + Không phải là cổ đông hoặc người đại diện hợp pháp cho cổ đông có quyền bỏ phiếu của Tổ chức phát hành hoặc Công ty kinh doanh chứng khoán được kiểm toán. + Không phải là thành viên Ban điều hành của Tổ chức phát hành hoặc Công ty kinh doanh chứng khoán được kiểm toán. + Không phải là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi của Tổ chức phát hành hoặc Công ty kinh doanh chứng khoán được kiểm toán. + Không có quan hệ họ hàng thân thuộc như bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột với những người trong bộ máy quản lý, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, trưởng phó phòng và những người có chức vụ tương đương trong Tổ chức phát hành hoặc Công ty kinh doanh chứng khoán được kiểm toán. - Có kinh nghiệm hoạt động kiểm toán tại Việt nam tối thiểu là 5 năm tính đến ngày nộp đơn tham gia kiểm toán - Có số lượng khách hàng kiểm toán hàng năm tối thiểu là 50 đơn vị - Phải nộp đủ hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán và được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Theo những quy định này, hiện nay ở Việt Nam có Công ty kiểm toán độc lập được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho phép kiểm toán đối với các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán, bao gồm: + Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO). + Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC). + Công ty kiểm toán và tư vấn (AASC). + Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC). + Công ty kiểm toán và tư vấn A&C (A&C). Phần II Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay I/ Những nhân tố ảnh hưởng đến việc kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết. Thuận lợi. Ngay từ trước khi thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam ra đời, các cơ quan, ban ngành, các đơn vị, tổ chức có liên quan đã có sự chuẩn bị rất chu đáo trong việc nghiên cứu, ban hành các chủ trương, chính sách làm cơ sở cho sự hoạt động vững chắc và có hiệu quả của thị trường này.Có thể sơ qua một số nét cơ bản sau: - Nhà nước luôn cố gắng tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của thị trường: tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức phát hành và Công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động, kịp thời ban hành các quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch, các chuẩn mực về chế độ kế toán chứng khoán... - Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thời gian vừa qua tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng được đánh giá là thành công, tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu trở thành đơn vị được niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ngày càng quan tâm đến sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. - Hoạt động kiểm toán trải qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển ngày càng khẳng định được vị trí của mình với tư cách là một công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. - Các Công ty kiểm toán ngày càng quan tâm hơn đến thị trường chứng khoán, phấn đấu trở thành tổ chức được phép kiểm toán trên thị trường chứng khoán. - Trình độ của kiểm toán viên ngày càng được nâng cao. - Chất lượng kiểm toán ngày càng được nâng cao, giá trị các kết quả kiểm toán của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán (báo cáo kiểm toán) dần dần được ghi nhận và khẳng định. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết còn có những vướng mắc sau: - Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng Nhà nước ta vẫn chưa ban hành được một hệ thống các văn bản pháp quy thống nhất trong tổ chức và hoạt động của thị trường, gây khó khăn cho các Công ty được niêm yết trong việc ổn định, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động phát hành cổ phiếu..., từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm toán các báo cáo tài chính. - Hiện nay chỉ có 6 tổ chức kiểm toán độc lập được phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thực hiện kiểm toán trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là các Công ty kiểm toán trong nước) với số lượng kiểm toán viên còn quá ít ỏi so với số lượng các Công ty cổ phần hoá đầy tiềm năng được niêm yết. - Trình độ nghiệp vụ của các kiểm toán viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm toán tại các Công ty có quy mô lớn, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của công chúng đầu tư khi sử dụng các kết quả kiểm toán. - Chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng các chuẩn mực về chế độ kế toán tại các Công ty niêm yết đẫn tới việc các số liệu kiểm toán dù có được trình bày trung thực thì vẫn gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc phân tích, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra các quyết định đầu tư. - Phần lớn các nhà đầu tư chưa hiểu biết thế nào là kiểm toán báo cáo tài chính và không nhận thức được hết những lợi ích mà kiểm toán báo cáo tài chính mang lại. II/ Thực tế về kiểm toán báo cáo tài chính tại Các Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thực trạng môi trường thông tin. Đối với thị trường chứng khoán, việc công khai hoá các báo cáo tài chính của các Công ty và tổ chức niêm yết là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự vận hành của thị trường chứng khoán. Vì khác với những hàng hoá thông thường khác, hàng hoá trên thị trường chứng khoán có tính chất đặc thù riêng là không thể dùng thử trước khi mua nên khi quyết định mua hay bán các chứng khoán, yêu cầu đầu tiên của các nhà đầu tư là phải có đầy đủ các yếu tố thông tin cần thiết. Riêng với Việt nam, khi mà thị trường mới đang ở trong giai đoạn chập chững những bước đi đầu thì ý nghĩa của việc công khai hoá thông tin lại càng trở nên cấp thiết. Từ những ý nghĩa như vậy, có thể thấy bên cạnh việc hoàn thiện công tác kế toán, việc xây dựng một môi trường thông tin đầy đủ có ý nghĩa sống còn đối với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nước ta. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam lại tồn tại một điều trái ngược với mong muốn nói trên. Đó là thực trạng cổ phần hoá nội bộ, tâm lý e ngại công khai hoá các thông tin tài chính, ít tiếp xúc và không muốn cung cấp đầy đủ các thông tin cho các Công ty kiểm toán. Đó đang là những vấn đề hết sức nghiêm trọng, làm tăng khoảng cách giữa những đơn vị sử dụng vốn với công chúng đầu tư trực tiếp đầu tư vào thị trường. Thêm vào đó, hành lang pháp lý chưa chặt chẽ rõ ràng làm cho sự thiệt thòi nghiêng về phía những người sử dụng thông tin. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp các quy tắc và nền tảng buộc mọi chủ thể phát hành chứng khoán phải tuân theo (từ việc lập các chứng từ, chuẩn bị các báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán chung), áp dụng các kỹ thuật và phương pháp kiểm toán hiện đại đảm bảo độ tin cậy của thông tin công bố và uy tín của mình đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, hệ thống kế toán và kiểm toán vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu thị trường. Theo một số chuyên gia tài chính, mức độ xã hội hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất thấp, người dân Việt Nam còn quá thờ ơ với thị trường chứng khoán. Lý do đơn giản là những thông tin tới tay người dân đa số là vắn tắt và rất khó hiểu. Vì vậy, mặc dù báo cáo tài chính của các Công ty niêm yết được các Công ty kiểm toán có tiếng như AASC, VACO... thực hiện, các nhà đầu tư vẫn không thể hiểu rõ về hoạt động của các Công ty này dẫn đến việc họ không chấp nhận và nghiên cứu báo cáo tài chính đã được kiểm toán là lẽ dĩ nhiên. Một lý do nữa khiến cho tình hình "mất đối xứng" trầm trọng trong hệ thống thông tin hiện nay ở nước ta là sự khúc mắc trong giải trình các số liệu không thống nhất giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt nam trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết chứng khoán. Đây là vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của các nhà đầu tư bởi việc đọc các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo một chế độ kế toán nhất định đã khó, việc xem xét, so sánh trên hai chế độ kế toán khác nhau lại càng phức tạp hơn. Đó là về phía các nhà đầu tư còn đối với các cơ quan Nhà nước, sẽ là rất khó cho họ để ra các quyết định quản lý phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong phần II của bài viết, tôi xin tập trung trình bày vào thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), một Công ty trong thời gian vừa qua đã cùng một lúc được kiểm toán theo hai chuẩn mực kế toán khác nhau. 2. Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính chính tại Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE). a/ Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty REE. Phần I: Lãi và lỗ Ngàn ĐVN Mã số Chỉ tiêu Thuyết minh Năm trước Năm nay 01 Tổng doanh thu 3.9 187.456.981 231.781.031 02 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu - - 03 Các khoản giảm trừ - - 04 Triết khẩu - - 05 Giảm giá - - 06 Giá trị hàng bán bị trả lại (63.314) (11.265) 07 Thuế xuất khẩu/Thuế môn bài - - 08 Thuế tiêu thụ đặc biệt (2.011.893) (6.587.948) 10 Doanh thu thuần 185.381.774 225.181.818 11 Giá vốn hàng bán (140.529.878) (164.453.425) 20 Lợi nhuận gộp 44.851.896 60.728.393 21 Chi phí bán hàng 3.10 (3.772.537) (5.584.968) 22 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.11 (15.302.557) (24.133.336) 30 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 25.776.802 31.010.089 31 Thu nhập hoạt động tài chính 3.12 6.498.593 3.763.566 32 Chi phí hoạt động tài chính (95.308) (151.820) 40 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 6.403.285 3.611.746 41 Các khoản thu nhập bất thường 3.13 1.818 2.684.990 42 Chi phí bất thường (1.220) (68.807) 50 Lợi nhuận bất thường 598 2.616.183 60 Tổng lợi nhuận trước thuế 32.180.685 37.238.018 70 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.14 (9.385.049) (6.382.982) 75 Phần hùn thiểu số 222.540 (52.675) 80 Tổng lợi nhuận thuần sau thuế 23.018.176 30.802.361 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Ngàn ĐVN Mã số Chỉ tiêu Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Phải nộp Đã nộp 10 I. Thuế 9.357.547 47.842.935 36.196.753 21.003.729 11 1. Thuế GTGT 2.501.811 14.462.366 13.155.285 3.808.892 12 Trong đó thuế GTGT hàng NK 213.392 4.430.491 4.646.221 (2.338) 13 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt 432.718 8.729.766 5.799.772 3.362.712 14 3. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 819.395 17.355.949 13.989.894 4.185.450 15 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.091.378 6.382.982 2.286.871 9.187.489 16 5. Thuế trên vốn - - - - 17 6. Thuế tài nguyên - - - - 18 7. Thuế nhà đất - 78.966 78.966 - 19 8. Tiền thuê đất - - - - 20 9. Các loại thuế khác 512.245 832.906 885.965 459.186 30 II. Các khoản phải nộp khác (93.424) 110.244 16.820 - 31 1. Các khoản phụ thu - - - - 32 2. Các khoản phí, lệ phí - - - - 33 3. Các khoản phải nộp khác (93.424) 110.244 16.820 - 40 Tổng cộng 9.264.123 47.953.179 36.213.573 21.003.729 Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại và được miễn giảm. Ngàn ĐVN Mã số Chỉ tiêu Năm nay I. Thuế GTGT được khấu trừ 10 1. Số thuế GTGT còn được khấu trừ còn được hoàn lại đầu kỳ - 11 2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 9.744.795 12 3. Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã được hoàn lại trong kỳ 9.744.795 Trong đó: 13 a. Số thuế GTGT đã khấu trừ. 8.234.511 14 b. Số thuế GTGT đã hoàn lại - 15 c. Số thuế GTGT không được khấu trừ 1.510.284 16 4. Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối kỳ. - II. Thuế GTGT được hoàn lại - 20 1. Số thuế GTGT được hoàn lại đầu kỳ. - 21 2. Số thuế GTGT được hoàn lại. - 22 3. Số thuế GTGT đã hoàn lại. - 23 4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ. - III. Thuế GTGT được miễn giảm. 30 1. Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ. - 31 2. Số thuế GTGT được miễn giảm. - 32 3. Số thuế GTGT đã được miễn giảm. - 33 4. Số thuế GTGT còn được miễn giảm cuối kỳ. Saigon Riverside Office Center 2A - 4A Ton Duc Thang District 1 Ho Chi Minh city S.R.of Vietnam Phone: 84-8-824 5252 Fax: 84-8-824-5252 Báo cáo kiểm toán Các báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần cơ điện lạnh cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2000 Chúng tôi đã kiểm toán bảng cân đối kế toán hợp nhất của Công ty cổ phần Điện cơ lạnh ("Công ty") và công ty trực thuộc ("Nhóm Công ty") vào ngày 31 tháng 12 năm 2000, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất có liên quan cho năm kết thúc cùng ngày từ trang 4 đến trang 26. Các báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Hội đồng Quản trị của Nhóm công ty trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến đối với các báo cáo tài chính hợp nhất này dựa trên việc kiểm toán của chúng tôi. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. Các chuẩn mực này quy định chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để thu được mức tin cậy hợp lý về việc các báo cáo tài chính không có những sai sót trọng yếu. Việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu, các bằng chứng về số liệu và thuyết minh trên các báo cáo tài chính hợp nhất. Việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các nguyên tắc kế toán đã được áp dụng và các ước tính và xét đoán quan trọng của Hội đồng Quản trị cũng như đánh giá việc trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Chúng tôi tin rằng công việc kiểm toán của chúng tôi cung cấp cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán. Như được trình bày trong Thuyết minh số 2, các báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo không nhằm trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các thông lệ và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi ở các nước và các khu vực khác bên ngoài Việt Nam. Theo ý kiến của chúng tôi, các báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Nhóm công ty vào ngày 31 tháng 12 năm 2000, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm kết thúc cùng ngày phù hợp với Hệ thống kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định có liên quan. Gérard Holtzer Giám đốc Kiểm toán viên Công chứng Số đăng ký: N.0246/KTV Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 15 tháng 3 năm 2001 Tô Quang Tùng Kiểm toán viên Phụ trách Kiểm toán viên Công chứng Số đăng ký: 0270/KTV b/ Giải trình chênh lệch số liệu trong báo cáo tài chính năm 1999 theo chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán Việt Nam của Công ty REE. Ngày 9/8/2001, Công ty REE đã gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh công văn số 688/CĐL giải trình về việc chênh lệch số dư cuối kỳ năm 1999 và số dư đầu kỳ năm 2000 của báo cáo tài chính hợp nhất năm 2000 của Công ty REE. Chi tiết các khoản chênh lệch giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán Việt Nam được trình bày cụ thể trong bảng kê sau đây: So Sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất ( Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 1999) Đơn vị: ngàn đồng VN Mã số Chỉ tiêu Theo HTKTVN Theo CMKTQT Chênh lệch 01 Tổng doanh thu 187456981 182579728 (4877253) 02 Doanh thu hàng xuất khẩu - - - 03 Các khoản giảm trừ - - - 04 Chiết khấu - - - 05 Giảm giá - - - 06 Giá trị hàng bán trả lại (63314) (63624) (310) 07 Thuế xuất khẩu/thuế môn bài - - - 08 Thuế tiêu thụ đặc biệt (2011893) (2011893) - 10 Doanh thu thuần 185381744 180504210 (4877564) 11 Giá vốn hàng bán (140529878) (140783053) (253175) 20 Lợi nhuận gộp 44851896 39721157 (5130738) 21 Chi phí bán hàng (3772537) (2047464) 1725073 22 Chi phí quản lý doanh nghiệp (15302557) (26528140) (11225583) 30 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 25776802 11145553 (14631249) 31 Thu nhập hoạt động tài chính 6498593 7123395 624802 32 Chi phí hoạt động tài chính (95308) (199793) (104485) 40 Lợi nhuận thuần từ HĐTC 6403285 6923602 520317 41 Các khoản thu nhập bất thường 1818 688000 686182 42 Chi phí bất thường (1220) (1220) - 50 Lợi nhuận bất thường 598 686780 686182 60 Tổng lợi nhuận trước thuế 32180685 18755935 (13424750) 70 Thuế thu nhập doanh nghiệp (9385049) (11016839) (1631790) 75 Phần hùn thiểu số 222540 222540 - 80 Tổng lợi nhuận sau thuế 23018176 7961636 (15056539) Trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 1993 đến 1999, Công ty REE đã đề nghị Công ty kiểm toán quốc tế ernst&Young kiểm toán các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế (CMKTQT) với mục đích để cho các nhà đầu tư nước ngoài tham khảo. Đối với các cơ quan chức năng, quản lý Nhà nước về thuế và tài chính, Công ty REE vẫn lập và gửi các báo tcáo tài chính theo đúng quy định của hệ thống kế toán Việt Nam (HTKTVN). Sau khi niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, căn cứ khoản 5 điều 38 Nghị định 48/1998/NĐ-CP và khoản 3 điều 32 Quyết định 79/2000/QĐ -UBCK, Công ty REE đã đề nghị Công ty ernst&Young tiến hành kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2000 theo quy định của HTKTVN. Sự chuyển đổi này dẫn đến chênh lệch số dư cuối kỳ của một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính năm 1999 so với số dư đầu kỳ của một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính năm 2000. Thể hiện rõ nét nhất là các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế: Theo HTKTVN: 23018176 ngàn đồng Việt Nam. Theo CMKTQT: 7961636 ngàn đồng Việt Nam. Như vậy, tổng mức chênh lệch của chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế giữa hai chế độ kế toán nói trên theo kết quả kiểm toán là 15056539 ngàn đồng Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên chủ yếu là do: - Tổng doanh thu theo HTKTVN tăng hơ so CMKTQT 4877 tỷ đồng là do trong năm 98 CMKTQT đã ghi nhận doanh thu rồi, trong khi đó HTKTVN chưa ghi nhận vì trong năm 1999, Công ty mới phát hành hoá đơn và ghi nhận doanh thu các khoản này. - Song song với việc ghi nhận doanh thu khác nhau giữa hai chế độ kế toán nên dẫn đến sự chênh lệch 6 tỷ đồng trong việc ghi nhận chi phí và sản phẩm dở dang từ các công trình. - CMKTQT ghi nhận khoản chi phí dự phòng trợ cấp thôi việc là 225 triệu đồng, trong khi đó HTKTVN không trích lập dự phòng chi phí này mà chỉ tính vào chi phí khi thực sự phát sinh khoản chi cho trợ cấp thôi việc. - CMKTQT xem tiền thưởng chi cho công nhân viên là một khoản chi phí (năm 1999 tiền thưởng chi cho công nhân viên là 2,3 tỷ đồng) nhưng HTKTVN phải chi từ quỹ phúc lợi và không được phép tính vào chi phí hợp lý của Công ty. - Các điều chỉnh của cơ quan thuế cho quyết toán năm 1999 được thực hiện trong năm 2000 nhưng chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính theo CMKTQT là 1,631 tỷ đồng. Phần III Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới. I/ Xu hướng phát triển của kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Nhận định về xu hướng phát triển của kiểm toán báo cáo tài chính đối với các Công ty niêm yết nói riêng và Công ty cổ phần hoá nói chung, bà Lê thị Băng Tâm-Thứ trưởng Bộ tài Chính cho biết: tới đây các Công ty kiểm toán nước ngoài sẽ được phép tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán. Hiện nay, theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì các Công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam chưa được chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức nói trên trừ 100 doanh nghiệp trong nước được kiểm toán theo cam kết với quỹ tiền tệ Liên hợp quốc (IMF) trong đó có Công ty REE được Công ty kiểm toán Earn&Young kiểm toán các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hoạt động kiểm toán và thị trường chứng khoán, sẽ ngày càng có nhiều Công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán, trong đó có sự tham gia và cạnh tranh bình đẳng giữa các Công ty kiểm toán trong nước và nước ngoài Bởi vì, trên thực tế, việc niêm yết chứng khoán đòi hỏi các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán phải thường xuyên được kiểm toán cũng như công khai tình hình tài chính và theo bà Tâm, việc cho phép Công ty kiểm toán 100% vốn nước ngoài được kiểm toán các tổ chức tham gia niêm yết và kinh doanh chứng khoán sẽ tạo ra môi trường hoạt động bình đẳng hơn và giúp doanh nghiệp tiếp cận với trình độ quản lý tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, trong những năm tới, cùng với việc mở rộng quy mô thị trường chứng khoán, sẽ có thêm hàng trăm Công ty được niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy, việc tăng số lượng các Công ty kiểm toán trong nước và nước ngoài đồng thời với việc nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán nói chung, hoạt động kiểm toán cho các Công ty niêm yết nói riêng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc công khai hoá các thông tin tài chính của doanh nghiệp, từ đó làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào quá trình vận hành thị trường, phù hợp với yêu cầu mở rộng phạm vi hoạt động của nó. Chúng ta đều b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35128.doc
Tài liệu liên quan