Đề án Kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: Cơ sở lý luận về kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên 2

1.1 Những yêu cầu và vai trò của kiểm toán viên 2

1.1.1 Vai trò của kiểm toán viên 4

1.1.2. Những yêu cầu đối với kiểm toán viên 5

1.1.2.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn 6

1.1.2.2. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên 7

1.1.2.2.1 Tính độc lập 8

1.1.2.2.2 Tính chính trực, khách quan 8

1.1.3.2.3 Tính thận trọng 9

1.1.2.2.4 Tính bảo mật 10

1.1.2.2.5. Tư cách nghề nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán 10

1.2 Tính độc lập của kiểm toán viên 12

1.2.1. Khái niệm về tính độc lập của kiểm toán viên 12

1.2.2 Các hình thức của tính độc lập 13

1.2.2.1 Độc lập trong việc lên chương trình 14

1.2.2.2 Độc lập điều tra 14

1.2.2.3 Độc lập làm báo cáo 15

1.2.3 Những hạn chế và những quy định về sự độc lập 15

1.2.3.1 Những hạn chế đối với sự độc lập của kiểm toán viên 15

1.3.2 Những quy định về sự độc lập 16

Phần II: Thực trạng kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên tại việt nam hiện nay 18

2.1 Thực trạng kiểm toán viên và tính độc lập kiểm toán viên ở Việt Nam 18

2.1.1 Thực trạng kiểm toán viên ở Việt Nam. 18

2.1.1.1 Thực trạng kiểm toán viên nhà nước 18

2.1.1.2. Thực trạng kiểm toán viên độc lập 20

2.1.1.3. Thực trạng kiểm toán viên nội bộ 21

2.1.2 Tính độc lập của kiểm toán viên tại Việt Nam 22

2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên 24

2.2.1 Nhận xét về đào tạo kiểm toán viên. 24

2.2.2 Nhận xét về đào tạo kiểm toán viên liên quan đến tính độc lập. 25

2.2.3 Một số kiến nghị nằm nâng cao tính độc lập của kiểm toán viên 26

2.3 Những so sánh quốc tế 28

Kết luận 30

Danh mục tài liệu tham khảo 31

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rọng khi làm thêm các dịch vụ ngoài kiểm toán. Ví dụ, họ đồng ý thương lượng một hợp đồng vay tiền, thì kiểm toán có thể bị cám dỗ chấp nhận một loạt báo cáo tài chính giả dối. Kiểm toán viên cũng phải hết sức thận trọng, tránh tham gia vào việc chuẩn bị các báo cáo tài chính hay những sổ sách kế toán cơ bản làm cơ sơ cho báo cáo tài chính. Để giảm rủi ro kiểm toán, giảm bớt trách nhiệm của kiểm toán viên thì thận trọng là một nguyên tắc không thể thiếu trong khi hành sự kiểm toán. 1.1.2.2.4 Tính bảo mật Tính bảo mật của kiểm toán viên là phải tôn trọng các bí mật của những thông tin đã thu thập được trong quá trình kiểm toán, không được để lộ bất cứ thông tin kiểm toán nào cho người thứ ba khi không có sự uỷ quyền đặc biệt hoạc có trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp yêu cầu phải công bố. Như vậy, trong quá trình tiến hành cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thu được một số lượng đáng kể thông tin bảo mật, gồm cả lương của các viên chức, quá trình định giá sản phẩm, các kế hoạch quảng cáo, và số liệu chi phí sản phẩm... Nếu kiểm toán viên tiết lộ những thông tin này cho những người ở bên ngoài hoặc cho các nhân viên của công ty khách hàng (là những người không được quyền tiếp cận với các thông tin đó), thì mối quan hệ giữa kiểm toán viên, công ty kiểm toán với ban giám đốc công ty khách hàng sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng và trong trường hợp cực đoan có thể sẽ làm phương hại đến công ty khách hàng. Vì những lý do trên, việc cẩn trọng để bảo vệ các bản tư liệu mật của công ty khách hàng là rất quan trọng. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định kiểm toán viên có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng thu được trong quá trình kiểm toán, kể cả sau khi kết thúc hợp đồng kiểm toán. Trừ khi thông tin cần được cung cấp cho cơ quan chức năng có liên quan hoặc trách nhiệm nghề nghiệp hoặc luật pháp yêu cầu phải báo cáo, kiểm toán viên không được tiết lộ thông tin, không được sử dụng các thông tin này để thu lợi cá nhân hoặc thu lợi cho bên thứ ba. Kiểm toán viên không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng kể cả thông tin khác nếu không được sự đồng ý của công ty khách hàng. Như vậy, kiểm toán viên có thể cung cấp thông tin cho người khác chỉ khi được sự cho phép của công ty khách hàng. Đây là một điều kiện bắt buộc, kể cả trong trường hợp kiểm toán viên bán kết quả làm việc của mình cho một công ty kiểm toán khác hoặc muốn cho phép người kiểm toán viên kế tục xem xét tư liệu lập cho công ty khách hàng trước đây. 1.1.2.2.5. Tư cách nghề nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định kiểm toán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. Hành vi làm mất tín nhiệm không được định nghĩa rõ ràng trong các nguyên tắc của chuẩn mực, một vài hành vi sau của kiểm toán viên có thể được xem là ví dụ (theo văn bản hướng dẫn thi hành chuẩn mực đạo đức của Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ): Kiểm toán viên giữ lại sổ sách của khách hàng sau khi một đòi hỏi không được đáp ứng là một hành vi làm mất tín nhiệm. Ví dụ, giả sử ban quản trị công ty khách hàng không trả thù lao cho công ty kiểm toán và do đó các kiểm toán viên từ chối trả lại sổ sách của khách hàng. Một công ty kiểm toán phân biệt đối xử giữa các chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, hoặc quốc tịch cũng được xem là một hành vi làm mất tín nhiệm. Nếu một kiểm toán viên đồng ý thực hiện kiểm toán ở một cơ quan Nhà nước, mà cơ quan này qui định các thể thức kiểm toán khác với các chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận, thì trách nhiệm đối với uy tín nghề nghiệp thể hiện ở chỗ kiểm toán viên phải tuân thủ cả các thể thức của cơ quan Nhà nước đó và các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận, trừ khi báo cáo kiểm toán được diễn đạt bằng một cách khác. Trong tất cả mọi ngành nghề, chuẩn mực chính là những nguyên tắc hay quy tắc tối thiểu mà các thành viên của một nghề tuân theo và xem đó như là cơ sở để đánh giá chất lượng công việc. Chuẩn mực kiểm toán là những quy phạm pháp lý, là thước đo chung chất lượng công việc kiểm toán và dùng để điều tiết những hành vi của kiểm toán viên và các bên hữu quan theo hướng đạo và mục tiêu xác định. GAAS là những chuẩn mực có hiệu lực mà kiểm toán viên phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán và là cách thức đảm bảo chất lượng công việc kiểm toán. Có 3 nhóm chuẩn mực chính mà kiểm toán viên cần phải tuân thủ là: Nhóm chuẩn mực chung Nhóm chuẩn mực thực hành Nhóm chuẩn mực báo cáo 1.2 Tính độc lập của kiểm toán viên 1.2.1. Khái niệm về tính độc lập của kiểm toán viên Một vấn đề cực kì quan trọng là kiểm toán viên phải được người sử dụng báo cáo kiểm toán tin tưởng. Và họ không thể tin vào báo cáo kiểm toán nếu họ cảm thấy nội dung của báo cáo đó đã chịu ảnh hưởng của ban giám đốc. Theo một số định nghĩa thì kiểm toán là “ việc kiểm tra độc lập và trình bày ý kiến về các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp…” Và để tăng thêm mức độ tin cậy của báo cáo tài chính thì người đọc báo cáo kiểm toán tin rằng kiểm toán viên không chịu ảnh hưởng của ban giám đốc. Vậy ở đây độc lập là gì? Độc lập được mô tả như là: “ luôn luôn có thái độ suy nghĩ chính trực và có quan điểm khách quan trong công tác nghiệp vụ”. Cũng có ý kiến cho rằng: “ đối với kiểm toán viên hai đức tính quan trọng nhất là tính thẳng thắn và tính cách mạnh mẽ “ , điều này có nghĩa là sự độc lập tuy là quan trọng, song cũng rất khó đo lường. Bởi không thể nào quan sát được quan điểm ở trong đầu của một người hay bản chất trung thực của cá nhân người đó. Tuy nhiên những chỉ dẫn đối với kiểm toán viên còn đi xa hơn nữa. Kiểm toán viên phải và phải tỏ ra là không có bất kì một quyền lợi nào mất đi tính khách quan. Nhưng điều đó thì vẫn chưa đủ để đảm bảo kiểm toán viên đó là độc lập. Người đó phải đảm bảo chắc chắn sẽ không có bất kì điều gì có thể gây nghi ngờ về sự vô tư của mình. Và tất nhiên là cần phải đảm bảo chắc chắn rằng kiểm toán viên được xem là độc lập. Rất khó làm cho những người sử dụng báo cáo kiểm toán tin cậy vào sự trung thực của một người mà họ không quen biết trực tiếp nhất là nếu người đó có thể sẽ được lợi trong việc lừa dối họ. Dù cho kiểm toán viên có khả năng tiếp cận với nhiệm vụ được giao trong đó phải đương đầu với một mâu thuẫn quyền lợi với thái độ hoàn toàn khách quan thì người sử dụng báo cáo vẫn không thể hoàn toàn không nghi ngờ gì về tính khách quan của người đó. Sự nghi ngờ đó sẽ làm tan vỡ hoàn toàn sự tin cậy mà kiểm toán cần bổ sung cho các báo cáo tài chính. Độc lập bao gồm độc lập về tư tưởng và độc lập cả về hình thức. Độc lập về tư tưởng là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá nghề nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp. Độc lập về hình thức là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì. Sự độc lập về tư tưởng yêu cầu kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán, phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan trong việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính. Kiểm toán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá... Mặt khác kiểm toán viên cũng phải tránh tình huống mối quan hệ cá nhân với một hay nhiều thành viên trong số cán bộ nhân viên của khách hàng có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của mình và kiểm toán viên không được vừa làm dịch vụ kiểm toán vừa làm dịch vụ kế toán( như trực tiếp ghi chép, giữ sổ kê toán, lập báo cáo tài chính) cho cùng một khách hàng. Ngoài ra một kiểm toán viên không thể được xem là độc lập, nếu người đó phụ thuộc quá nhiều vào thù lao do khách hàng trả. Quy định đối với tiền thù lao do bất kì khách hàng nào trả cũng không được vượt quá 15% mức tổng thu nhập lệ phí lặp đi lặp lại theo thông lệ. 1.2.2 Các hình thức của tính độc lập Có rất nhiều lý do làm cho kiểm toán viên có thể đi đến mâu thuẫn với ban giám đốc. Kiểm toán viên có thể được xem là độc lập nếu giải quyết mâu thuẫn này một cách thành thực, không lẫn trốn trách nhiệm của mình trước người sử dụng báo cáo kiểm toán. Điều này có thể đòi hỏi phải yêu cầu ban giám đốc thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề kế toán hay kiên quyết công bố báo cáo kiểm toán biểu lộ thái độ dè dặt về những con số mà các giám đốc đã công bố. Có rất nhiều cách để tính độc lập của kiểm toán viên có thể bộc lộ tính độc lập nhưng trong đó có ba hình thức chính đó là: độc lập trong việc lên chương trình, độc lập điều tra và độc lập làm báo cáo. Môi điều này đều có nghĩa vô cùng quan trọng đối với tin cậy của kiểm toán viên. 1.2.2.1 Độc lập trong việc lên chương trình Hiển nhiên là báo cáo kiểm toán sẽ ít có giá trị, Trừ khi nó dược xác nhận bằng những kết quả điều tra kĩ lưỡng. Tuy nhiên đièu này có thể làm bất lợi cho các giám đốc, doanh nghiệp. Nếu như họ muốn che giấu điều gì đó, thì họ sẽ muốn giảm đến mức tổi thiểu khả năng khám phá ra nó. Ngay cả khi họ không có điều gì muốn che giấu, thì các giám đốc vẫn có thể muốn giảm bớt phí kiểm toán hay công bố sớm nhất các báo cáo tài chính ngay sau khi kết thúc năm. Nếu kiểm toán viên có thể thuyết phục giảm bớt việc điều tra tìm hiểu, thì điều đó có tác dụng tốt đến việc giảm chi phí hay đến thời hạn hoàn thành việc kiểm toán Do vậy kiểm toán viên phải tự do sắp xếp theo cách mà họ thấy là thích hợp. Cách tiếp cận của kiểm toán viên phải thay đổi cho phù hợp khi công ty khách hàng phát triển lên và mở ra những hoạt động mới. Hơn nữa cá kĩ thuật kiểm toán không ngừng được phát triển lên, kiểm toán viên có thể lựa chọn những chiến lược cơ bản mà họ có ý định vân dụng vào công việc của mình, từ đó lên chương trình kiểm toán thích hợp 1.2.2.2 Độc lập điều tra Việc độc lập trong việc lên chương trình đảm bảo cho việc kiểm toán viên có thể lựa chọn chiến lược phù hợp nhất cho công việc kiểm toán của mình. Độc lập điều tra sẽ đảm bảo cách thức họ thực hiện chiến lược đó. Kiểm toán viên phải có quyền tự do tiếp cận các tài liệu và sổ sách ghi chép của công ty. Mọi câu hỏi mà họ đặt ra cho công ty về hoạt đông kinh doanh hay cách thức hạch toán giao dịch đều phải được trả lời. Việc nhấn mạnh luận cứ cho rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán là ý tưởng cho rằng việc kiểm toán cần được thực hiện với sự hợp tác đầy đủ của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của công ty đó. Nếu kiểm toán viên có khó khăn trong việc thu thập những thông tin mà họ cần thì việc kiểm toán trở nên tốn kém hơn và việc cản trở có thể có hại cho quyền lợi cuả các giám đốc vì có thể gây ấn tượng cho việc muốn che giấu hành vi của họ. 1.2.2.3 Độc lập làm báo cáo Nếu các giám đốc muốn làm sai lệch những thông tin kế toán cho người sử dụng thì họ sẽ ngăn cản kiểm toán viên công khai những thông tin chính thực. Đó là lúc mà sự độc lập của kiểm toán viên trở nên cực kì quan trọng. Điều này có thể dẫn đên sự bất đồng , tuy nhiên nếu kiểm toán viên ngả theo giám đốc trong tất cả những ý kiến bất đồng thì việc tiến hành kiểm toán không còn ý nghĩa nữa. 1.2.3 Những hạn chế và những quy định về sự độc lập Độc lập là nhân tố rất quan trọng, tính độc lập là điều mà các công ty kiểm toán cũng như người sử dụng. Tuy nhiên đó là nhân tố mang tính chủ quan, về mặt khách quan thì cái gì cũng có những hạn chế của nó, và tính độc lập cũng vậy và vì vậy có những quy định để bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên. 1.2.3.1 Những hạn chế đối với sự độc lập của kiểm toán viên Kiểm toán viên sống bằng nghề cung ứng dịch vụ, để tồn tại thì công ty phải có khả năng thu hút va giữ chân khách hàng và hạn chế đó là có thể mâu thuẫn từ với các giám đốc của công ty đó, và từ đó có khả năng phá hoại ngầm sự độc lập của kiểm toán viên. Những vấn đề này nảy sinh từ hai nguồn chính là mối quan hệ cuả kiểm toán viên với công ty đó và bản chất của chính những người làm nghề kiểm toán Mối quan hệ với khách hàng Không thể nào khắc phục được một thực tế là kiểm toán viên nhận được phí kiểm toán. Điều này tạo ra một nhu cầu khẩn cấp và bức bách đối với kiểm toán viên là phải đảm bảo chắc chắn rằng mình không gây nguy hiểm cho nguồn thu nhập đó. Trong thực tế, số phí kiểm toán có xu hướng sẽ được thương lượng với các giám đốc. Điều này có nghĩa là các giám đốc có thể thúc ép kiểm toán viên hạn chế mức độ điều tra của mình, hay trừng phạt kiểm toán viên vì đã bày tỏ ý kiến trung thực trong báo cáo bằng cách từ chối chi trả một khoản phí thích đáng. Các giám đốc công ty cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng của kiểm toán viên tiếp tục nhận được phí của mình trong những năm tới bằng cách cố gắng thay thế họ bằng công ty khác. Điều này có nghĩa là kiểm toán viên phải đối mặt với mâu thuẫn quyền lợi rõ ràng và khả năng mất khách hàng là rất dễ xảy ra. Dĩ nhiên rất khó đo lường mức độ bất đồng giữa kiểm toán viên và các giám đốc và những ảnh hưởng của những mâu thuẫn đó. Tuy nhiên phí kiểm toán không phải là động lực duy nhất của sự hợp tác giữa kiểm toán với khách hàng. Các công ty kiểm toán đều có phần thu nhập ngày càng tăng từ việc cung ứng dịch vụ tư vấn trong tổng thu nhập của mình. ở Anh tình hình phổ biến là kiểm toán viên của công ty đảm bảo tư vấn về thuế cũng như cố vấn quản lý về các mặt kinh doanh khác nhau và khác với phí kiểm toán là những khoản dịch vụ này ít khi được công bố. Điều này có nghĩa là kiểm toán viên có thể bị phụ thuộc của giám đốc đối với việc tiếp tục một hợp đồng tư vấn có lợi mà giá trị của nó không bao giờ được công bố và sự tồn tại của nó có thể được giữ bí mật. Vấn đề liên quan ở đây là thực tế những dịch vụ mà kiểm toán viên cung ứng có thể không tương thích với vai trò của kiêm toán viên Cơ cấu của những những người làm nghề kiểm toán Với sự phát triển của nền kinh tế thì sự cạnh tranh trong những người làm nghề kiểm toán ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Điều này có thể gây sức ép với kiểm toán viên theo một số cách. Chi phí kiểm toán là một yếu tố, sự cạnh tranh giữa của công ty kiểm toán cũng đã buộc họ có ý thức hơn. Bản chất chủ quan của nghề kiểm toán cũng gây ra sự cọ xát giữa kiểm toán viên và các giám đốc, đây là một phương tiện để gây sức ép. Để khắc phục hạn chế đó, các công ty kiểm toán đã có những quy định để bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên. 1.3.2 Những quy định về sự độc lập Kiểm toán viên sẽ chỉ thực sự độc lập nếu họ được bảo vệ, từ đó có nhiều quy định chi phối về sự độc lập của kiểm toán viên, tuy nhiên nó sẽ không thể đảm bảo cho kiểm toán viên giữ một vị trí vững chắc với khách hàng, mà khuyến khích họ đảm bảo dịch vụ có hiệu quả với chi phí hợp lý. Các công ty khi mà cảm thấy rằng công ty khác có thể đảm bảo dịch vụ tốt hơn, thì họ hoàn toàn có quyền tự do chỉ định công ty đó thay thế, thì các giám đốc có thể chỉ định kiểm toán viên trong những tình huống ngoại lệ. Họ có thể chỉ định kiểm toán viên đầu tiên của công ty và cũng có thể chỉ định một người nào đó để lấp vào chỗ khuyết đột xuất. Các quan chức và công nhân viên của công ty, các đối tác kinh doanh cũng như nhân viên của họ bị cấm làm kiểm toán viên của công ty đó. Ngoài ra luật công ty còn có một số quy tắc nhằm bảo vệ tính độc lập trong điều tra của kiểm toán viên. Trong đó một số quy tắc quan trọng đó là Kiểm toán viên của công ty có quyền tiếp cận vào bất kì lúc nào các sổ sách, tài khoản, biên lai chứng từ, và có quyền yêu cầu cung cấp những thông tin và những lời giải thích mà mình cho là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của một kiểm toán viên Đối với một quan chức của công ty việc cung cấp những lời tuyên bố làm lạc hướng hay giả dối về những tài liệu liên quan đến kiểm toán là một hành vi phạm tội..dù đó là những lời tuyên bố viết lẫn tuyên bố miệng, những lời tuyên bố lạc hướng có chủ tâm hay do thiếu thận trọng. Báo cáo kiểm toán phải nói rõ các báo cáo tài chính có được phản ánh đúng đắn và trung thực tình trạng tài chính và thành tích của công ty hay không. Mặt khác có những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, các tiêu chuẩn và những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán và các tiêu chuẩn kế toán nhằm bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên. Trong đó có tiêu chuẩn tác nghiệp hỗ rợ tính độc lập của kiểm toán viên trong việc lên chương trình và điều tra, tiêu chuẩn báo cáo bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên trong việc làm báo cáo. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bằng một số nguyên tắc chỉ đạo,các nguyên tắc này không phải tuân thủ như đối với tiêu chuẩn, nhưng chúng giúp đỡ kiểm toán bằng cách gợi ý một thông lệ tốt. Những quy tắc bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên có nhiều sai sót, tuy nhiên chúng hoàn toàn không có tác dụng. ít nhất thì chúng cũng đặt ra một tiêu chuẩn tối thiểu để dựa vào đó mà đo lường công việc của kiểm toán viên Phần II: Thực trạng kiểm toán viên và tính độc lập của kiểm toán viên tại việt nam hiện nay 2.1 Thực trạng kiểm toán viên và tính độc lập kiểm toán viên ở Việt Nam 2.1.1 Thực trạng kiểm toán viên ở Việt Nam. Ngày nay, kiểm toán đã và đang có sự thay đổi đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Các nhân tố mới xuất hiện có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của kiểm toán, chẳng hạn như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử trên nhu cầu của xã hội ngày càng đặt lên vai KTV những trọng trách trong việc kiểm tra, rà soát và báo cáo về các vấn đề phi tài chính như sự tuân thủ đối với Luật bảo vệ môi trường, tuân thủ các chuẩn mực quản trị chất lượng quốc tế (ISO). ở Việt Nam vấn đề kiểm toán là tương đối mới mặc dù nó đã được ra đời cũng khá lâu, từ khi nước ta gia nhập WTO và thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển mạnh mẽ thì xu hướng các công ty cần công khai báo cáo tài chính trên thị trường ngày càng tăng và kiểm toán ở việt nam thật sự nóng bỏng và ngày càng gia tăng. Tuy nhiên kiểm toán viên ở nước ta còn non nớt, trình độ chuyên môn còn chưa cao. Theo VACPA hiện cả nước có 136 công ty kiểm toán, nhưng 80% là của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập chưa đầy 10 năm, số kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề còn ít. Nếu lấy con số 888 kiểm toán viên đã có chứng chỉ hành nghề chia cho 136 công ty đang có trên thị trường thì mỗi công ty chỉ có trung bình 6,5 người có chứng chỉ hành nghề. 2.1.1.1 Thực trạng kiểm toán viên nhà nước Ngày 11-7-1994 Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ và là cơ quan kiểm tra nền tài chính công của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các việc kiểm toán đối với các cơ quan Nhà nước các cấp, các đơn vị có nhiệm vụ thu chi Ngân sách Nhà nước và các tổ chức đơn vị có quản lý, sử dụng công quỹ, tài sản quốc gia. Hơn 12 vừa học vừa làm, vừa xây dựng phát triển, vừa tìm tòi vừa cống hiến, từng bước vươn lên ngang tầm với cuộc sống là không hề đơn giản. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo KTNN và đội ngũ của họ đã khẳng định được mình thông qua những thành tích được đổi bằng mồ hôi, trí tuệ và công sức mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước bằng kết quả của những cuộc kiểm toán. Những thành tích ấy như những viên đá tảng xây đắp cho nền móng cho KTNN tiến lên. Nhìn một cách khách quan thì đó mới chỉ là bước đầu. Yêu cầu của đất nước đối với đội ngũ KTV hiện nay chưa thể đáp ứng được. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ KTV của KTNN đã thể hiện những thế mạnh sau đây: - Đội ngũ KTV đã thể hiện là những người trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp và Pháp luật. - Đội ngũ KTV là những người có bản lĩnh chính trị, vượt qua được thử thách, đã được tôi luyện trong đấu tranh. - Đội ngũ KTV có trình độ ngày càng được nâng cao và hoàn thiện không ngừng. - Lần đầu tiên cấp thẻ kiểm toán viên Nhà nước kể từ khi kiểm toán Nhà nước được thành lập, đánh dấu việc thực hiện mục tiêu chính quy hoá chuyên môn hoá và từng bước hiện đại hoá hoạt động của kiểm toán Nhà nước. Đã có 552 kiểm toán viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật kiểm toán Nhà nước. Song đội ngũ KTV cũng có những hạn chế nhất định, đó là: - Phạm vi và đối tượng phải được kiểm toán rất rộng, nhưng số lượng KTV quá ít ỏi chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu. - Nghề kiểm toán là một nghề mới mẻ, phức tạp, đội ngũ hiện có được tập hợp từ nhiều nguồn, nhiều ngành khác nhau, chưa thật sự thành thạo với nghề mới và còn nhiều lúng túng. - Trình độ và năng lực hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của các cuộc kiểm toán và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế Sau 12 năm thành lập và phát triển, việc tổ chức bộ máy cán bộ, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức được coi là nhiệm vụ hành đầu của KTNN. Được sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, sự phối hợp giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan, quốc hội đã thông qua luật KT6 số 37/2005/QH11 thành lập luật kiểm toán Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Với nguyên tắc làm việc của hội đồng kiểm toán là thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu. Các ý kiến của thành viên hội đồng kiểm toán Nhà nước được ghi vào biên bản của hội đồng, biên bản và các tài liệu khác của hội đồng KTNN được bảo quản lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán của KTNN. Là cơ quan không có tổ chức tiền thân, đội ngũ cán bộ, công chức phải xây dựng từ đầu. KTNN luôn đứng trước đòi hỏi phải sớm có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kỳ. Đến nay, KTNN đã tuyển dụng trên 600 cán bộ công chức, trong đó KTV chiếm trên 70%, tất cả KTV đều có trình độ Đại học trở lên. Đội ngũ cán bộ được tuyển dụng nhìn chung đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo về phẩm chất, đạo đức. Bên cạnh đó, theo lộ trình 2010, kiểm toán Nhà nước sẽ đào tạo từ 30 đến 40 kiểm toán viên Nhà nước đạt chứng chỉ quốc tế ACCA- mộtloại chứng chỉ kiểm toán được công nhận và đánh giá cao ở 170 nước trên thế giới. 2.1.1.2. Thực trạng kiểm toán viên độc lập Hệ thống kiểm toán độc lập ở nước ta ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 90, thế kỷ trước với việc Bộ Tài chính thành lập Công ty Kiểm toán Việt Nam. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm toán ở nước ta là Nghị định 07/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ về việc ban hành “Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” được thay thế bằng Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về “Quy chế tổ chức kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Trên cơ sở Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các Quyết định và Thông tư về “Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên”, hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán, ban hành và công bố Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Cho đến nay, hệ thống kiểm toán độc lập ở nước ta đã không ngừng phát triển cả về số lượng các công ty kiểm toán, số lượng các KTV độc lập cũng như quy mô hoạt động của các công ty. Đến tháng 11/2007, ở Việt Nam còn có hơn 70 công ty kiểm toán của Việt Nam được thành lập trong đó có 44 công ty được phép hành nghề kiểm toán BCTC. Trong 44 công ty được phép hành nghề kiểm toán có 3 công ty nước ngoài, 1 công ty hợp danh mới được thành lập, còn lại là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. So với đội ngũ KTV Nhà nước vốn xuất phát từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đội ngũ KTV độc lập được đánh giá là chuyên nghiệp hơn và ngày càng hoàn thiện về mặt chuyên môn để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Có thể thấy việc ban hành “Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ KTV hành nghề” cho KTV độc lập là một động thái tích cực của Bộ Tài chính nhằm nâng cao chất lượng của KTV độc lập. Việc thành lập và phát triển nhiều công ty kiểm toán độc lập hiện nay đòi hỏi các công ty phải quan tâm đến chất lượng kiểm toán của mình ngay từ khầu đầu tiên là lựa chọn KTV nếu muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường kiểm toán. Có thể đánh giá rằng đội ngũ kiểm toán viên độc lập ở Việt Nam hiện nay dần đáp ứng được xu thế của hội nhập và thực tiễn, hiện nay có 1000 kiểm toán viên độc lập có chứng chỉ hành nghề, đây không phải là một con số lớn, sự thiếu hụt về kiểm toán viên làm cho các kiểm toán viên làm thêm giờ và tăng thêm sức ép cho kiểm toán viên. Mặt khác đa số kiểm toán viên độc lập ở nước ta còn trẻ, khả năng tiếp nhận công nghệ mới cao, khả năng thích ứng và phù hợp với chất lượng công việc. 2.1.1.3. Thực trạng kiểm toán viên nội bộ Kiểm toán viên nội bộ ở nước ta vẫn đang còn là một khái niệm mới mẻ và rộng rãi. Hệ thống kiểm toán viên nội bộ còn đang mới mẻ, hầu như tất cả các công ty đều không có kiểm toán viên nội bộ. Kiểm toán viên nội bộ chỉ tồn tại trong các Ngân Hàng lớn, như ngân hàng Ngoại Thương, các Tổng công ty 90, 91. Nhìn chung kiểm toán viên nội bộ chia thành hai bộ phận như sau: Một là một bộ phận không chuyên được chuyển từ bộ phận khác trong công ty. Họ hầu hết có kinh nghiệm kế toán,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36029.doc
Tài liệu liên quan