Đề án Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Về tổng thể, tỉ trọng của khu vực này trong cơ cấu kinh tế quốc doanh đã có sự thay đổi lớn. Năm 1985 chiếm 33,06% trong GDP, 1995:42,4%, 2003: 38,23%. Cơ cấu hoạt động thương mại đang chuyển dịch phù hợp với nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế mở từng bước hình thành thị trường hàng hoá dịch vụ, khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng, mở rộng sự giao lưu tro đổi hàng hoá giữa các vùng trong cả nước, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng. Giá cả hàng hoá do thị trường định đoạt, trừ những sản phẩm do nhà nước thống nhất quản lý. Các quyết định của sản xuất kinh doanh, về cơ bản, theo những tín hiệu của thị trường.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều hình thức hợp tác đa dạng trong đó hợp tác xã là nòng cốt nhằm phát huy được sức mạnh lao động tập thể mà mỗi lao động cá nhân không làm được, giải quyết việc làm, cung cấp vật phẩm tiêu dùng cho xã hội, tư liệu cho công việc, hàng hoá cho xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát huy các tiềm năng kinh tế ở mọi vùng kinh tế của đất nước, đặc biệt là ở nông nghiệp nông thôn. Ba là kinh tế cá thể tiểu chủ. Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Họ là những lao động cá thể, tự tổ chức sản xuất, phổ biến nhất là kinh tế hộ gia đình hoặc là những lao động cá thể có thuê them một số lao động làm thuê. Kinh tế cá thể giữ vai trò quan trọng, nó đã phát huy được mọi tiềm năng kinh tế ở các vùng, các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển: vùng sâu vùng xa, nông thôn; phát huy được những ngành nghề truyền thống, phát huy được lao động tiền hàng. Bốn là kinh tế tư bản tư nhân. Là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Đó là các doanh nghiệp tư nhân lớn có thuê nhiều lao động. Thành phần này có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý… Nó thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập quốc dân. Nhưng đây là thành phần kinh tế có tính tự phát cao: bóc lột, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh… Văn kiện đại hội Đảng IX đã nêu: “Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm… Khuyến khích trở thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”. Năm là kinh tế tư bản nhà nước. Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu hỗn hợp. Đó là sự kết hợp giữa nhà nước với các nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước trong các quá trình phát triển kinh tế dưới sự kiểm kê kiểm soát của nhà nước. Thành phần kinh tế này tạo điều kiện cho chúng ta tranh thủ được vốn, công nghệ hiện đại kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản ngoài nước, do đó mở rộng được thị trường, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập quốc dân và tạo cho chúng ta một thế và lực trong quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế. Sáu là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: dựa trên sở hữu hỗn hộp, đó là sự liên kết giữa nhà nước với các chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế trong các quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nhà nước tạo mọi điều kiện môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hướng thành phần kinh tế này phát triển trên những lĩnh vực công nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông thông tin điện nước… và phát triển hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Trong các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới, xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Các thành phần kinh tế trên có bản chất kinh tế xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Vì vậy, kinh tế nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội để đảm bào cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.3.Sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm nhưng cũng không thiếu các mặt khuyết tật. Do đó để điều tiết kinh tế thị trường thì phải có sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm sửa chữa “những thất bại của thị trường”, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bào cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường như thế nào để vừa đáp ứng được những yêu cầu chung, đồng thời vừa bảo vệ được nền kinh tế dân tộc, không biến nó thành một nơi du nhập vo tội vạ những sản phẩm của nước ngoài mà trong nước cũng có thế sản xuất được. Chính đường lối của nhà nước đã tạo ra bộ khung thể chế có khả năng đảm bảo những quy mô và cấu trúc đầu tư cần thiết để vượt lên trình độ một nước công nghiệp hiện đại. Không chỉ có đầu tư, những lĩnh vực ngoại thương, tiền tệ, thúê... cũng chịu sự chi phối về mặt đường lối của nhà nước một cách khá chặt chẽ. Trong các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới nhà nước có những chính sách đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh của nước mình trong những sự đối đầu kinh tế gay go khốc liệt Nhà nước phải thực hiện đường lối và chính sách nhằm bảo đảm những lợi ích xã hội của tất cả mọi người dân. Nhà nước cần đề ra những chính sách về việc làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội và ủng hộ xã hội sao cho cái kinh tế không làm tổn hại tới cái xã hội, làm sao cho hai mặt đó thúc đẩy lẫn nhau lên đến trình độ cao hơn. Nhà nước phải đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, nhà nước xã hội gắn với ý tưởng phúc lợi và đoàn kết, là đối trọng với các tầng lớp phi xã hội, phá hoại xã hội, do vậy nhà nước phải đề cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ tự giác của mỗi công dân trước những công dân khác, trước xã hội và loài người. Đặc biệt nhà nước phải tạo ra những điều kiện công bằng xã hội, không ai ngoài nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong kinh tế thị trường. Nhà nước quản lý bằng các công cụ: Thứ nhất là kế hoạch và thị trường: thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch là hình thức thực hiện có tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương thức khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Việc tận dụng hai công cụ này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch để điều tiết tác động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lý nền kinh tế phát triển theo kế hoạch. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kế hoạch phải bao quát được tất cả các thành phần kinh tế, các quan hệ thị trường, không chỉ các quan hệ thị trường trong nước mà cả các quan hệ thị trường quốc tế. Kế hoạch hoá của nhà nước bao gồm kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn. Thông qua kế hoạch dài hạn nhà nước cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội, từ đó vạch ra các chương trình kinh tế để định hướng đầu tư, điều tiết các hoạt động kinh tế và đề ra các chính sách kinh tế thích hợp. Thứ hai là xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả. Hai thành phần kinh tế này có vai trò quyết định nhất đối với việc quản lý nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế này có vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Nhờ đó nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do kế hoạch định ra. Thứ ba là hệ thống pháp luật. Tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật bao trùm mọi hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm những điều luật cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp (luật doanh nghiệp) về hợp đồng kinh tế và hộ lao động bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường… Các luật đó điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của nhà nước. Thứ tư là các chính sách đòn bẩy kinh tế: Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Đây là biện pháp quản lý chủ yếu. Chính sách tài chính, đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng ngân sách nhà nước. Nội dung của ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu và các khoản chi. Bộ phận chủ yếu của các khoản thu là thuế. Chính sách thuế đúng đắn không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn khuyến khích sản xuất, điều tiết tiêu dùng. Chính sách tiền tệ là một công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu, chính sách tiền tệ phải khống chế được lượng tiền phát hành và tổng quy mô cho tín dụng. Trong chính sách tiền tệ, lãi suất là công cụ quan trọng để điều tiết cung cầu tiền tệ. Việc thắt chặt hay nới nỏng cung ứng tiền tệ, kìm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Thứ năm là các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại. Để mở rộng và nâng cao hệ thống kinh tế đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là thuế xuất-nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu. Thông qua các công cụ đó nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước ta, giữ vững độc lập chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. 3.4.Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước để khai thác tiềm năng thế mạnh của nước ta, thựchiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn. Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ vững được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại; có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần chuyên các thị trường quen thuộc, tranh thủ cơ hội để mở ra thị trường mới; cải thiện môi trường đẩu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Phần II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 1.Những thành tựu. Trước những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng của nước ta thấp và không ổn đinh. Năm 1977 1978 1979 1982 1981 1982 1983 1984 1985 1986 Tốc độ tăng trường GDP(%) 2,8 2,3 2,0 1,4 2,3 8,8 7,2 8,3 5,7 5,4 Giai đoạn 1982-1986 tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng đến năm 1985 có dấu hiệu giảm sút. Kế hoạch 5 năm từ 1981-1985 đạt được những thành tựu nổi trội: Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979-1980. Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% so với 1,9% hàng năm của thời kỳ 1976-1980. Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng, mức bình quân hàng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kỳ 1976-1980 đã tăng lên 17 triệu tấn trong thời kỳ 1981-1985. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% so với 0,6% hàng năm trong thời kỳ 1976-1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước. Sau đổi mới chúng ta mở cửa hội nhập kinh tế, nền kinh tế bắt đầu chuyển mình. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, tăng ở tất cả các ngành, mặc dù tốc độ tăng có khác nhau nhưng nó đã góp phần quyết định vào việc kìm chế và giảm lạm phát, nền kinh tế đi dần vào ổn định. Cơ cấu ngành có những bước chuyển dịch tích cực và tiến bộ: gia tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định, đã kiểm soát được tỉ lệ lạm phát từ lạm phát 4 con số xuống còn không đáng kể. Từ 67,5% năm 1991 xuống còn 14,4% năm 1994 và 4% năm 2002. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Bảng 1. Cơ cấu GDP theo khu vực (%) Năm Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Thương mại dịch vụ 1994 27,43 28,87 43,7 1995 27,18 28,76 44,06 1996 27,76 29,73 42,51 1997 25,77 32,08 42,15 1998 25,78 32,49 41,73 1999 25,43 34,49 40,08 2000 24,53 36,73 38,74 2001 23,24 38,13 38,63 2002 21,8 37,4 40,8 2003 21,8 39,97 38,23 Nguồn: Niên giám thống kê 1989, 1994, 2000, 2002, thời báo kinh tế Việt Nam số 5 ngày 9-1-04, báo cáo thường niên 2002. Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh 1994) Năm 1991-1995 1996-2000 2001 2002 2003 GDP (Tỉ đồng) 165,912 243,926 292,535 313,135 335,681 Tốc độ tăng(%/năm) 8,2 7,3 6,89 7,04 7,24 Nguồn: niên giám thống kê 2002. 1.1.Công nghiệp. Giai đoạn 1986-1990 tốc độ phát triển công nghiệp được duy trì như trước 1986 (tăng bình quân 8%/năm). Giai đoạn từ 1991 đến nay, sản xuất công nghiệp đi vào thế ổn định và phát triển, góp phần tích cực đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Năm 2000 so với 1990, quy mô sản xuất công nghiệp gấp 2,65 lần, bình quân mỗi năm tăng 12,7% (bảng 3). Nhìn chung các sản phẩm công nghiệp quan trọng đều tăng khá như: điện, thép, phân bón, dầu thô, xi măng, than… Chất lượng hàng công nghiệp ngày càng được nâng cao. Sản phẩm công nghiệp không chỉ có chỗ đứng ở thị trường nội địa mà còn tham gia vào xuất khẩu. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh (từ 53,7% năm 1995 lên 68,57% năm 2000). Giai đoanh 1997-1999 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm sút ở hầu hết các ngành nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng; năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,5% riêng khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh tăng 19,22%. Năm 2003, tốc độ tăng trưởng là 16% cao nhất từ trước tới nay. Khu vực ngoài quốc doanh dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng cao nhất 18,7%, tiếp là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 18,3%, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12,4%. Bảng 3. Tỉ lệ tăng trưởng của công nghiệp giai đoạn từ 1990-2000 (% so với năm trước) Năm Toàn ngành công nghiệp Công nghiệp quốc doanh Công nghiệp ngoài quốc doanh Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1990 3,1 6,1 -0,7 76,2 1991 10,4 11,8 7,4 45,6 1992 17,1 20,6 9,6 40,3 1993 12,7 14,6 8,1 13,7 1994 13,7 14,7 11,2 12,8 1995 14,5 14,9 13,7 8,8 1996 14,1 11,9 11,4 21,7 1997 13,2 10,8 9,5 20,9 1998 12,1 7,9 6,3 23,3 1999 10,4 4,5 8,8 20,0 Nguồn: Niên giám thống kê 1989,1994, 1999, thời báo kinh tế Việt Nam chuyên san 1999-2000 Với tốc độ tăng trưởng khá cao, nhất là giai đoạn 1991-1995, công nghiệp thực sự đóng vai trò là động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế. Do tăng với tốc độ cao, tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP đã tăng từ 22,67% năm 1990 lên 39,97% năm 2003. Nhưng lĩnh vực công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên chủ yếu vẫn là dầu mỏ. Tỉ lệ tăng trưởng của công nghiệp chế biến là 12,3% còn thấp so với tỉ lên tăng trưởng của công nghiệp khai thác là 13,3%. Tỉ lệ các ngành công nghiệp chế biến mới chỉ chiếm 17,3% GDP (1998) và có xu hướng giảm tỉ trọng từ 80,5% (1995) xuống còn 79% (1999). Trong khi đó, tỉ trọng công nghiệp khai thác tăng từ 13,5% lên 14,8%. Mặt khác do sự yếu kém về công nghệ, về trình độ quản lý và chính sách bảo hộ sản xuất chưa rõ… cho nên giá một số sản phẩm công nghiệp sản xuất trong nước cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm công nghiệp của nước ta còn rất thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Bảng 4. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Giá so sánh 1994) - tỉ đồng Năm 1995 1999 2000 2001 Sơ bộ2002 Tổng số 103374.7 168749.4 198326.1 227342.4 260202.3 KVKT trong nước 77441.5 110234.9 127041.1 147081.4 168296.2 DN nhà nước 51990.5 73207.9 82897 93434.4 104348.2 Trung ương 33920.4 48395.3 54962.1 62118.9 69964.1 Địa phương 18070.1 24812.6 27934.9 31315.5 34384.1 Ngoài quốc doanh 25451.0 37027 44144.1 53647 63948 Tập thể 650 1075.6 1334 1575.1 1874.4 Tư nhân 2277.1 3718 4432.3 5275.8 6067.2 Cá thể 18190.9 21983 23432.3 24956.5 26254.2 Hỗn hợp 4333 10250.4 14945.5 21839.6 29752.2 KVcó vốn ĐTNN 25933.2 58514.5 71285 80261 91906.1 Nguồn: Niên giám thống kê 2002. 1.2.Nông, lâm, ngư nghiệp. Giai đoạn 1986-2000 sản xuất nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 3,9%. Trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, thành tựu lớn nhất: Bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh với quy mô lớn (lúa ở đồng bằng song Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên…). Sản lượnglương thực tăng liên tục từ 18,4 triệu tấn (1986) đến 36,5 triệu tấn (2000) (tốc độ tăng 5%/ năm). Lương thực bình quân đầu người tăng từ 300Kg (1986) đến 450Kg (2000). Điều này không những góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo ra năng lực xuất khẩu. Từ chỗ hàng năm phải nhập từ 0,7-0,8 triệu tấn lương thực, liên tục từ 1989 đến nay, Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Giai đoạn 1986-2000, nước ta xuất khẩu 30 triệu tấn (bình quân 2 triệu tấn/ năm) với tổng giá trị xuất Khẩu trên 6,2 tỉ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ giải quyết được vấn đề lương thực, nước ta đã bước đầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, xoá dần tình trạng độc canh cây lương thực. Cơ cấu diện tích cây trồng thay đổi theo hướng tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các cây phục vụ xuất khẩu như cà phê năm 1986 sản lượng cà phê là 18,5 nghìn tấn, năm 2000 là 698 nghìn tấn (tăng hơn 25 lần). Có thể nói các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh xuất khẩu của nước ta, có sức mạnh tương đối khá như gạo, cà phê, hạt điều đã tạo được chỗ đứng trên trường quốc tế. Trong lâm nghiệp, thành quả lớn nhất là vốn rừng được giữ vững và phát triển. Độ che phủ của rừng đã tăng từ 27,7% năm 1990 lên 33,2% năm 2000. Ngành thuỷ hải sản, việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản đang có xu hướng phát triển ổn định. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi đã có thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt và tăng tỉ trọng chăn nuôi trong khi giá trị tuyệt đối của mỗi ngành đều tăng. Bảng 5. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1994)-tỉ đồng Năm tổng số trồng trọt Chăn nuôi dịch vụ 1995 82307,1 66183,4 13629,2 2494,5 1996 87647,9 70778,8 14347,2 2521,9 1997 93783,2 75745,5 15465,4 2572,3 1998 99096,2 80291,7 16204,2 2600,3 1999 106367,9 86380,6 17337,0 2650,3 2000 112111,7 90858,2 18505,4 2748,1 2001 114989,5 92907,0 19282,5 2800 Sơ bộ 2002 121010,5 96921,2 21199,7 2889,6 Nguồn: niên giám thống kê 2002. Bảng 6. Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 1994-tỉ đồng) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số 5033,7 5630,0 5447,8 5257,4 5624,2 5901,6 6014,0 6029,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2002. Tuy nhiên về cơ bản nông nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, còn nhiều yếu tố lạc hậu, năng suất thấp, cạnh tranh yếu, thị trường nông thôn còn ở giai đoạn đầu của sự hình thành, sản xuất kinh doanh nông nghiệp còn nhiều yếu kém, chưa gắn sản xuất với thị trường nên một số sản phẩm làm ra chưa tiêu thụ được. Bảng 7. Giá trị sản xuất thuỷ sản-tỉ đồng. Năm tổng số Khai thác Nuôi trồng 1994 13028 9121 3907 1995 13523,9 9213,7 4310,2 1996 15369,6 10797,8 4571,8 1997 16344,2 11582,8 4761,4 1998 16920,3 11821,4 5098,9 1999 18252,7 12644,3 5608,4 2000 21777,4 13901,7 7875,7 2001 25359,7 14181 11178,7 Sơ bộ 2002 27441 14498 12943,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2002 1.3.Thương mại và dịch vụ Về tổng thể, tỉ trọng của khu vực này trong cơ cấu kinh tế quốc doanh đã có sự thay đổi lớn. Năm 1985 chiếm 33,06% trong GDP, 1995:42,4%, 2003: 38,23%. Cơ cấu hoạt động thương mại đang chuyển dịch phù hợp với nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế mở từng bước hình thành thị trường hàng hoá dịch vụ, khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng, mở rộng sự giao lưu tro đổi hàng hoá giữa các vùng trong cả nước, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng. Giá cả hàng hoá do thị trường định đoạt, trừ những sản phẩm do nhà nước thống nhất quản lý. Các quyết định của sản xuất kinh doanh, về cơ bản, theo những tín hiệu của thị trường. Hoạt động dịch vụ được coi là một lĩnh vực kinh doanh với nhiều hình thức đa dàng và được chú trọng phát triển. Tiềm năng du lịch được khai thác, bước đầu đã đóng góp vào ngân sách nhà nước và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Nếu trong năm 1990, số du khách nước ngoài đến Việt Nam mới chỉ có 250000 lượt người, thì đến năm 2000 con số này ước lên tới 2100000 lượt người. Lĩnh vực bưu chính viễn thông đã có sự thay đổi đáng kể, góp phần chuyển nhanh hệ thống kinh tế xã hội vốn lạc hậu của nước ta sang hiện đại bằng những bước nhảy vọt phù hợp với xu thế của thời đại và tiếp tục tăng trưởng 35%/năm. Đóng góp GDP hàng năm của ngành tăng từ 0,41% năm 1991 ước lên gần 2% năm 2000. Doanh thu, tài sản, nộp ngân sách năm 2000 tăng 20 lần so với 1991. Việt Nam hiện đạt tốc độ phát triển điện thoại đứng hàng thứ 3 trên thế giới (chỉ sau Hàn Quốc và Trung Quốc). Và là 1 trong 8 quốc gia trên thế giới đạt mục tiêu tổng hoà: tốc độ phát triển nhanh, công nghệ hiện đại và tính phổ cập. Bảng 7. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ (giá thực tế) -tỉ đồng Năm tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1994 93490 93054 446 1995 121160 120560 600 1996 145874 144083 1791 1997 161899,7 159701,6 2198,1 1998 185598,1 183212,1 2386 1999 200923,7 198292,2 2631,5 2000 220410,6 216949,6 3461 2001 245315 241319 3996 Sơ bộ 2002 272793 267844 4949 Nguồn: Niên giám thống kê 2002 Trong giai đoạn 1991-2000, tổng giá trị các loại dịch vụ tăng bình quân 8,2%/năm, trong đó tốc độ lưu chuyển hàng hoá tăng 15%, dịch vụ vận tải tăng 9,5%, dịch vụ tài chính, ngân hàng tăng 8,5%/năm. Năm 2003 tăng trưởng dịch vụ đạt 6,6% cao nhất trong 6 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển đạt 35,6% cao nhất từ trước đến nay. Nhìn chung, so với trước khi đổi mới, sự chuyển dịch cơ cấu tronglĩnh vực dịch vụ thương mại là khá mạnh mẽ, tỉ trọng trong cơ cấu quốc dân không ngừng tăng lên. Thị trường hàng hoá dịch vụ đang từng bước được hình thành và có tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu dùng, cơ cấu hoạt động thương mại chuyển dịch phù hợp với định hướng xuất khẩu. Đây thực sự là một lĩnh vực năng động nhất và góp phần vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Bảng 8:Cán cân thương mại Năm 1995 1997 1998 1999 2000 2001 Cán cân thương mại -2706 -2407 -2140 -201 -1154 -1135 Nguồn: Niên giám thống kê 2002 Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 là 36,44 tỉ USD, tăng 16,8% so với năm 2001. Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2002 đạt 11,31 tỉ USD, chiếm 31% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước và tăng 31% so với năm 2001. Bảng 9. Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Năm Tổng số-triệu Rup-USD Xuất khẩu-triệu USD Nhập khẩu- triệu USD 1994 9880,1 4054,3 5825,8 1995 13604,3 5448,9 8155,4 1996 18399,5 7255,9 11143,6 1997 20777,3 9185,0 11592,3 1998 20859,9 9360,3 11499,6 1999 23283,5 11546,4 11742,1 2000 30119,5 14483,0 15636,5 2001 31247,0 15029,0 16218,0 Sơ bộ 2002 36438,8 16702,8 19733,0 Nguồn: Niên giám thốngkê 2002. Tuy vậy, sự phát triển trong một số lĩnh vực dịch vụ chưa thích ứng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thị trường trong nước chậm được củng cố và tổ chức lại. Chỉ số hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất. Quy mô và năng lực công việc còn hạn chế, mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21116.doc
Tài liệu liên quan