Đề án Lãi suất - Vai trò của lãi suất và đổi mới chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay

Mục lục

 Trang

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

 TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 I. Lãi suất-khái niệm và bản chất. 1

 1. Các lý thuyết kinh tế về bản chất lãi suất

 1.1. Lý thuyết của MAC về lãi suất

 1.2. Lý thuyết của KEYNES về lãi suất

 1.3. Lý thuyết của trương phái trọng tiền về lãi suất

 2. Các phép đo về lãi suất

 3. Phân biệt lãi suất với một số phạm trù kinh tế khác

 3.1. Lãi suất và giá cả

 3.2. Lãi suất và lợi tức

 3.3. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất 4

 1. Của cải-tăng trưởng

 2. Khả năng sinh lợi dự tính của các cơ hội đầu tư

 3. Lạm phát dự tính

 4. Thay đổi mức giá

 5. Hoạt động thu chi ngân sách

 6. Thị trường quốc tế

 7. Tỷ giá hối đoái

 8. Lượng tiền cung ứng

 III. Các quan điểm về chính sách lãi suất 8

 1. Trường phái tự do cổ điển

 2. Trường phái KEYNES

 3. Trường phái lãi suất ổn định

 4. Trường phái chính hiện đại

 IV. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 9

 1. Lãi suất với quá trình huy động vốn

 2. Lãi suất với quá trình đầu tư

 3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm

 4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu

 5. Lãi suất với lạm phát

 6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực

 7. Lãi suất-vai trò của nó đối với các Ngân hàng thương mại

 V. Vai trò của NHTW trong việc điều hành chính sách lãi suất 13

 1. Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong việc điều hành

 chính sách lãi suất

 2. Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW

 

 

 

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH LÃI SUẤT VÀ TÁC ĐỘNG

 CỦA NÓ TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VN

 

 I. Diễn biến lãi suất từ năm 1988 đến 1992 15

 1. Nội dung điều chỉnh

 2. Đánh giá quá trình điều chỉnh

 II. Diẽn biến lãi suất từ năm 1992 đến 1996 15

 1. Nội dung điều chỉnh

 2. Đánh giá quá trình điều chỉnh

 III. Diễn biến lãi suất từ năm 1996 đến nay 18

 1. Nội dung điều chỉnh

 2. Đánh giá quá trình điều chỉnh

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT

 TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

 I. Các mục tiêu hướng tới 19

 II. Những điều kiện trong việc điều chỉnh chính sách

 lãi suất của Việt nam 19

 III. Một số giải pháp trong việc đổi mới chính sách lãi

 suất ở Việt Nam 20

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lãi suất - Vai trò của lãi suất và đổi mới chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền sẽ dịch chuyển sang phải. -Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên. vì đường cầu tiền lúc này sẽ dịch chuyển sang phải. -Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức giá chung tăng lên và kết quả lãi suất cân bằng tăng. -Tác dụng lạm phát dự tính : sự tăng lên lượng tiền cung ứng sẽ làm dân chúng dự tính một mức lạm phát cao hơn trong tương lai. Kết quả là lãi suất tăng lên. Trong 4 tác dụng trên chỉ có tác dụng tính lỏng chỉ ra rằng một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm lãi suất trong khi các tác dụng khác thì ngược lại. Nghiên cứu thực tiễn cho thấy tác dụng thu nhập, mức giá và lạm phát dự tinh vượt trội so với tính lỏng. Vì vậy một sự tăng lượng tiền cung ứng dẫn đến việc tăng lãi suất trong dài hạn. III. Các quan điểm về chính sách lãi suất 1. Trường phái tự do cổ điển Mặc dù đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về lãi suất song trường phái tự do cổ điển như N.W.Senior, Bond, Baweek, Marshall tựu trung đều tin tưởng rằng lãi suất là yếu tố quân bình tự động của định luật cung cầu thông qua cơ chế điều chỉnh của Ngân hàng trung ương (NHTW) và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Trên cơ sở mức cầu về tiền tệ của nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau sẽ được thoã mãn một cách tự nhiên. nếu trong một thời điểm nào đó, ví dụ trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, dữ trữ NHTM đã sử dụng hết cho đầu tư, trong lúc cầu về tín dụng vẫn tăng cao, NHTW sẽ cung cấp tiền cho NHTM bằng cách mua lại trái phiếu hoặc tái chiết khấu thương phiếu của NHTM để cung ứng lượng tiền cần thiết cho nền kinh tế theo sự vận hành của quy luật tối đa hoá lợi nhuận. Các chủ thể kinh tế thoát khỏi tình trạng kẹt vốn đầu tư. Sự gia tăng của mức cầu tiền được nguồn tiền cung ứng tự nhiên đáp ứng sẽ không gây ra sức ép đối với lãi suất tín dụng vì ngân hàng sẽ không quá hao tốn nhiều sức lực cho việc huy động tiền gửi để đầu tư trung và dài hạn. Hạn chế của lý thuyết cổ điển là đã coi lãi suất như nhân tố tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu đầu tư và ý muốn tiết kiệm, là giá cả đơn thuần của nguồn lực có thể đầu tư và coi nhẹ vai trò điều tiết của nhà nước. Lý thuyết lãi suất có xu hướng quân bình tự nhiên của trường phái kinh tự do cổ điển ảnh hưởng đến nhiều nước phương tây vào thế kỷ 19. 2. Trường phái Keynes Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, J.M.Keynes đã phê phán nhược điểm của trường phái "lãi suất bình quân tự động" và chủ trương Nhà nước tham gia vào việc điều tiết lãi suất và tăng chi tiêu khi cần thiết vào cac chương trình mà khu vực kinh tế tư nhân không thể đảm nhiệm để kích thích sự tăng trưởng một cách liên tục. Trường phái này cho rằng việc hạ lãi suất tín dụng luôn là đòn bẩy cho sự phát triển. Keynes lập luận rằng: thay vì gia tăng huy động vốn bằng biện pháp tăng ký thác, NHTW có thể tăng khối lượng tiền tệ để cung ứng cho đầu tư trong những thời kỳ mà mức cầu tiền tệ tăng cao, bằng cách phát hành thêm giấy bạc giảm dự trữ bắt buộc đối với các nhân hàng thương mại. Tổng khối luơọng tiền tệ gia tăng sẽ làm giảm sức ép của mức cầu tiền tệ cho đầu tư và làm giảm lãi suất tín dụng. Lãi suất giảm sẽ làm gia tăng doanh lợi và nâng cao độ an toàn của đầu tư. Hiệu suất biên tế của tư bản sẽ tăng lên , kích thích các doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng trung và dài hạn, tạo sức bật cho nền kinh tế tăng trưởng. Tư tưởng của Keynes ảnh hưởng nền kinh tế châu Âu, Bắc Mỹ, cho đến thập niên 80. Từ thập niên 80 đến đầu thập niên 90 là thời kỳ thoái bộ trong ảnh hưởng của học thuyết hạ lãi suất trong bất kỳ tình huống nào của Keynes. Sự điều tiết lãi suất nhưng không nhấn mạnh đến lượng cung tiền tệ đã dẫn đến tình trạng vừa lạm phát vừa suy thoái trong nền kinh tế các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Lượng cung tiền tệ dư thừa đã dẫn đến tình trạng lạm phát. Lúc đó lãi suất thấp sẽ không còn co ý nghĩa gì trong việc huy động tiết kiệm và kích thích đầu tư. 3.Trường phái lãi suất ổn định Trường phái lãi suất ổn định do Edward shaw đưa vào năm 1950. ông cho rằng một lãi suất biến động dễ tạo ra sự mất ổn định cho tổng khối ký thác của ngân hàng và làm thay đổi các hạng mục đầu tư. Hệ quả cuối cùng là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. E. Shaw chia tổng khối lượng tiền tệ M trong nền kinh tế ra làm hai phần là dự trữ ngân lưu động ( M’) và trữ ngân bất động hay trữ ngân dự phòng ( M") . Theo ông M"/M’=L là hằng số. Thông thường lãi suất có khuynh hướng tăng lên khi mức cầu về trữ ngân luân chuyển (M’) tương đối nhiều hơn so với trữ ngân dự phòng (M") , nghĩa là L thay đổi giảm . Ngược lại lãi suât có xu hướng giảm khi trữ ngân bât động M" tương đối nhiều hơn trong tổng khối tiền tệ, hay L thay đổi tăng . Để ổn định lãi suất Shaw chủ tương phải giữ L là l hằng số thông qua việc duy trì mối tương quan hợp lý giữa M và M" tuỳ theo mức cầu của thị trường. Vấn đề mà trường phái lãi suất ổn định không giải quyết được là : nếu sử dụng lãi suất một cách cố định thì rất có thể chỉ có tác dụng tích cực ở thời kỳ này, nhưng chuyển sang thời kỳ khác với những điều kinh tế-xã hội đã thay đổi lại trở thành "vật cản" kìm hãm, trói buộc đầu tư sản xuất kinh doanh. 4. Trường phái chính hiện đại Trong những năm 50-60 của thế kỷ, hình thành "kinh tế học của trường phái chính hiện đại" và giữ vai trò thống trị ở Mỹ và Tây Âu đến nay. Nếu các nhà kinh tế cổ điển và cổ điển mới say sưa với "bàn tay vô hình" hay "thăng bằng tổng quát" hoặc Keynes với "bàn tay nhà nước" thì Samuelson, đại diện tiêu biểu của trường phái chính hiện đại, chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào hai bàn tay là cơ chế thị trường và Nhà nước. Đến đây, hình như các nền kinh tế Tây Âu, Bắc Mỹ và thị trường hỗn hợp nhất trí rằng, một mức lãi suất tín dụng thực ( đã trừ đi lạm phát dự tính) thấp là đầu mối của quá trình kích thích đầu tư và tăng trưởng. Tuy nhiên Nhà nước phải kiểm soát lượng cung tiền tệ thông qua việc ấn định dự trữ và phát hành tiền để tạo vốn vững chắc cho chính sách lãi suất có hiệu quả. Vì như chúng ta đã biết, nếu lượng tiền cung ứng đột nhiên dư thừa, phần dư thừa sẽ bị chuyển thành tình trạng lạm phát giá cả. Lúc đó lãi suất thấp sẽ không còn ý nghĩa trong việc huy động tiết kiệm và kích thích đầu tư. IV. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 1. Lãi suất với quá trình huy động vốn Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và thời gian. Các nước tư bản phát triển phải mất hàng trăm năm phát triển công nhgiệp và quá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất và tiêu dùng. Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ và sử dụngvốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng trong chiến lược CNH-HĐH nước ta hiện nay. Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc quy định lãi suất : lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể: + Tỷ lệ lạm phát < lãi suất tiền gửi <lãi suất tiền vay<tỷ suất lợi nhuận bình quân + Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay ) 2. Lãi suất với quá trình đầu tư Quá trình đầu tư của các doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trảcho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại. Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư co kế hoạch vẫn bị ảnh hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất của nó cao. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư , sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư. Mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất được thể hiện qua đồ thị sau: Lãi suất Hình 1.8: biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đầu tư và lãi suất I = I - b.i i1 i 2 I1 I2 Đầu tư 3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận: tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập, vấn đề hàng hoá lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụng tích tực tới các nhân tố đó. Khi lãi suất thấp, chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá, nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Ngược lại, khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. 4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác.Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả , thuế quan,năng suất lao động... Ngoài ra trong ngắn hạn tỷ giá còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát tăng (lãi suất thực không thay đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng(tỷ lệ lạm phát không đổi) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi tỷ giá đồng ngoại tệ tăng đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. Tỷ gái rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK). Do vậy , một sự biến động của lãi suất trong nước và ngoại tệ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK : + Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình XNK: Khi lãi suất thực tế tăng lên thì các khoản tiền gửi bằng nội tệ sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ do đó làm tăng giá trị đồng nội tệ so với đồng tiên khác, nghĩa là tỷ giá hối đoái (TGHĐ) tăng lên. TGHĐ cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn ( xet trong trường hợp giá nội địa ở hai nước là không đổi ) dẫn đến giảm xuất khẩu ròng. Mối quan hệ này được biểu diễn ở đồ thị sau: Lãi suất Hình 1.9: với một mức lãi suất thực tế thấp, tỷ giá thấp và xuất khẩu ròng cao với mức lãi suất cao tỷ giá cao và NX=NX(i) xuất khẩu ròng thấp i1 i2 NX1 NX2 + Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng: Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác. e(USD/VNĐ) RETVNĐ RET1 Hình 1.10: lãi suất nước ngoài tăng, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch RET2 chuyển sang phải, và TGHĐ giảm Lợi tức dự tính 5. Lãi suất với lạm phát Lý luận và thực tiễn đã thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Fisher chỉ ra rằng lãi suất tăng cao trong thời kỳ lạm phát. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát , trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông, khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần vào việc khắc phục lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát dược lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãic suất thích hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. 6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường cho thấy , giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phân bổ các các nguồn lực giữa các ngành kinh tế. Như ta đã biết, lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiêu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. để quyết định đầu tư vào một ngành kinh tế một dự án hay hay một tài sản nào đó chúng ta đều phải quan tâm đến sự chênh lệch giữa giá trị tỷ suất lợi tức thu được với chi phí ban đầu. Điều này có nghĩa là phải xem việc dầu tư này có mang lại lợi nhuận hay không và có đảm bảo hiệu quả kinh doanh để trả khoản tiền lãi của số tiền vay cho chi phí ban đầu hay không. Khi dự án kinh doanh nào có tỷ suất lợi tức lớn hơn lãi suất thì nguồn lực sẽ được phân bổ tới đó và đó là sự phân bổ hiệu quả. Thông qua lãi suất, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những ngành sản xuất khác nhau để đầu tư nhằm thu tỷ suất lợi nhuận cao. Như vậy, lại suất là tín hiệu, là căn cứ để phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm trong xã hội, lãi suất là yếu tố cần thiết ban đầu trước khi đi đến quyết định đầu tư. 7. Lãi suất- vai trò của nó đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) NHTM với hai nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh quy mô hoạt động của các NHTM. Với phương châm "đi vay để cho vay" , NHTM huy huy động vố tạm thời nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân cư để cho vay phát triển kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng khác của nhân dân. Để huy động vốn và cho vay có hiệu, NHTM phải nghiên cứu xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay một cách hợp lý. Có như vậy mới thu hút được nguồn vốn to lớn trong nước đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống. Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM và khách hàng. Lãi suất Ngân hàng là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt. Nếu xác định lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất-lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại. Bởi vậy, lãi suất Ngân hàng vừa là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa là công cụ điều hành vi mô của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng, thực hiện phương châm "đi vay để cho vay" NHTM vừa là chủ nợ, vừa là khách nợ. Khi cho vay vốn NHTM đóng vai trò chủ nợ đối với khách hàng đến vay vốn, còn khi nhận tiền gửi của khách hàng thì NHTM đóng vai khách nợ. Nếu lãi suất huy động tiền gửi quá thấp không hấp dẫn thì không khuyến khích các doanh nghiệpvà dân cư gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, sẽ dẫn đến hậu quả là NHTM không đủ vốn cho vay đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại, nếu lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh không còn lãi hoặc lãi quá thấp sẽ thu hẹp sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động để gửi vốn vào ngân hàng hưởng lãi tiền gửi. Khi số tiền huy động được không cho vay hết ( đọng vốn) thì NHTM thật sự trở thành con nợ của các chủ thể sở hữu và nguy cơ phá sản. Chính vì vai trò hai mặt đó buộc Ngân hàng phải xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay hợp lý: vừa bảo đảm lợi ích của người gửi tiền , vừa bảo đảm lợi ích của người vay vốn và lợi ích hợp lý của NHTM. Vì vậy lãi suất ngân hàng hợp lý là đòn bẩy mạnh mẽ trong việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả,đồng thời là công cụ đòn bẩy trong tay Nhà nước để điều tiết vĩ mô. V. Vai trò của NHTW trong việc điều hành chính sách lãi suất Trong nền kinh tế hệ thống ngân hàng có hai cấp NHTW và NHTM, lãi suất NHTW đóng vai trò chủ đạo và hướng dẫn lãi suất trong nền kinh tế. Với tư cách pháp nhân độc quyền phát hành tiền, NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ( dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở...) điều hành lãi suất thị trường và lái các NHTM đi theo định hướng của mình. 1. Nguyên tắc hoạt động của NHTW trong thực hiện chính sách lãi suất Thứ nhất, NHTW không trả lãi tiền gửi cho bất cứ NHTM, tổ chức tín dụng nào. Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW luôn luôn là chủ nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vị trí chủ nợ đó cần thiết để NHTW có thể điều tiết việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng khối lượng cung ứng tiền tệ . Nếu NHTW trả lãi tiền gửi, nghĩa là người nợ của hệ thống NHTM , thì NHTW không có khả năng tác động trực tiếp vào sự gia tăng khối lượng tiền tệ, vì bất cứ lúc nào các NHTM cũng có thể rút tiền gửi của họ. Mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường tiền tệ với thị trường tín dụng bị phá vỡ và NHTW mất khả năng điều tiết của mình. Chính vì lý do đó các NHTM, Kho bạc Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác, không bao giờ được phép gửi tiền có lãi tại NHTW, vì điều đó sẽ chôn vùi vị trí chủ nợ của NHTW. Các NHTM gửi tiền tại NHTW thì đó chỉ thuần tuý là việc dự trữ không có lãi. Nếu muốn hưởng lãi, NHTM có thể mua tín phiếu NHNN hoặc tín phiếu Kho bạc Nhà nước. Thứ hai, NHTW chỉ được phép cho các ngân hàng thương mại vay ngắn hạn. Đây là vấn đề cốt lõi đối với khả năng điều tiết của NHTW và chỉ như vậy NHTW mới có thể phản ứng nhanh với những rối loạn có thể xảy ra trong hệ thống tiền tệ bằng việc thay đổi chi phí cấp vốn. Điều đó có nghĩa chỉ NHTM mới được cấp tín dụng dài hạn. Nếu NHTW có những khoản nợ dài hạn , thì khác nào họ tự đánh mất khả năng điều tiết của mình và thúc đẩy sự bât sổn trong thị trường tiền tệ. 2. Các công cụ điều tiết lãi suất thị trường của NHTW 2.1 Nghiệp vụ thị trường mở Thị trường mở là một trong những của ngõ để NHTW phát hành tiền vào guồng máy kinh tế, hoặc rút bớt khối tiền tệ lưu thông bằng cách mua hay bán các loại tín phiếu ngắn hạn thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Qua nghiệp vụ này NHTW làm tăng (giảm) dự trữ NHTM , tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ , việc thay đổi khối lượng tiền tệ sẽ làm lãi suất thay đổi. Lãi suất Ms Ms’ Hình 1.11: Quan hệ gữa lãi suất và cung tiền là mối quan hệ tỷ lệ nghịch i i’ Md M 2.2 Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW tác động gián tiếp tới lãi suất các NHTM bằng lãi suất tái chiết khấu của mình nhằm điều tiết cung cầu tín dụng.NHTW cho các tổ chức tín dụng vay tiền bằng cách mua các thương phiếu với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trên thị trường. Thông qua việc hạ thấp lãi suất tái chiết khấu tức mà lãi suất mà các ngân hàng phải trả về khoản vay NHTW , NHTW đã gia tăng nguồn vốn cho các ngân hàng trung gian từ đó tác động tới việc cung ứng tiền tệ. Khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu lên sẽ hạn chế các khoản vay của NHTM. Việc tăng lãi suất tái chiết khấu thường đi kèm với việc tăng lãi suất cho vay ngược lại khi NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm giảm lãi suất cho vay. Chương II Khái quát quá trình cải cách lãi suất ở việt nam và tác động của nó tới quá trình phát triển kinh tế của việt nam Có thể nói trước năm 1986 ở nước ta chưa tồn tại một chính sách lãi suất theo đúng nghĩa của nó. Một biểu lãi suất được quy định rất chi tiết đối với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền cho vay, ban hành kèm theo quyết định 85/QĐ-NH ngày 26/10/1982 được áp dụng suốt 4 năm. Chính sách lãi suất là việc áp dụng gần như nguyên mẫu mô hình của Liên Xô (cũ). Nhiều mức lãi suất của ta tồn tại ổn định qua nhiều năm, điều này dường như rất phi lý, nhưng lại rất logic trong điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ. Trong một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, Nhà nước bao cấp toàn bộ thông qua ngân sách, giá cả các mặt hang không thay đổi hàng qua chục năm, không công nhận lạm phát. Vậy dựa vào cơ sở nào để điều chỉnh lãi suất ? Từ khi đất nước ta thực hiện đổi mới kinh tế, quan điểm về tài chính, tín dụng, giá cả, lãi suất đã thay dổi nhiều. Hàng loạt các chính sách lãi suất được đưa ra ở các thời điểm khác nhau và co tác động tích cực đối với nền kinh tế. Để có thể thấy và đánh giá được sự đổi mới trong chính sách lãi suất, ta sẽ đi sâu nghiên cứu tình hình diễn biến lãi suất nước ta từ năm 1988 đến nay. - Từ 1988-1992 : Cải tổ hệ thống ngân hàng- Sự ra đời của hệ thống ngân hàng hai cấp. - Từ 1992-1996 : Thực hiện chính sách lãi suất thực dương. - Từ 1996-đến nay: Từ việc điều hành lãi suất trần cho vay chuyển sang điều hành lãi suất cơ bản. Đồ thị biểu diễn lãi suất thực của Việt Nam Year 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 short rates 16.1 -18 -15 17.1 22 12.7 12.3 11.9 8.6 5.5 10.1 long rates 16.1 -34 -34 5.3 9.7 7.5 7.1 13.3 9.9 6.0 11.2 inflation rates 34.7 67.5 67.6 17.6 5.2 14.4 12.7 4.5 3.6 9.2 0.1 I. Diễn biến lãi suất từ 1988 đến 1992 1. Nôi dung điều chỉnh Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã đấnh dấu một điểm mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng. Từ đây hệ thống ngân hàng từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức của mình: từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Trong giai đoạn này xuất hiện thêm một mối quan hệ mới, quan hệ giữa Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHTM. + Lãi suất tiết kiệm Ngày 16/3/1989 NHNN quyết định nâng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, ổn định sức mua của đông tiền. Tỷ lệ lam phát 2 tháng đầu năm 1989 là 8,5%/tháng. Mức lãi suất được công bố là 9%/tháng đối với tiết kiệm không kỳ hạnvà 12%/tháng với tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng. Chính yếu tố này đã giúp cho ngân hàng nhanh chóng thu hút được lượng tiền mặt khá lớn trong lưu thông, làm lạm phát giảm xuốngcòn 4,3%/tháng vào tháng 4/1989. Sau đó với xu hướng giảm lạm phát, NHNN ra nhiều quyết định để giảm dần mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm. + Lãi suất tiền gửi và cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế. Theo chỉ thị 39/CT đã nêu nguyên tắc điều chỉnh lãi suất ngân hàng: lãi suất bảo đảm bảo tồn vốn cho người gửi và người cho vay, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đọng của chỉ số giá cả thị trường, lãi suất cho vay phải lấy phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả là chính, đồng thời đảm bảo chi phí và hoạch toán ngân hàng có ưu tiên với một số ngành. Việc điều chỉnh lãi suất được tiến hành từng bước theo hướng thu hẹp dần khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và lãi suất tiền gửi các tổ chức kinh tế để tiến tới một lãi suất hợp lý. Ngày 11/7/1991 NHNN quy định lãi suất cho vay tối đa của các NHTM là 6%/tháng, lãi suất huy động vốn tối đa là 2%/tháng. 2. Đánh giá quá trình điều chỉnh Trong giai đoạn này chính sách lãi suất dần thể hiện được vai trò của mình trong công cuộc kiềm chế lạm phát, đã hình thành nên nhiều loại lãi suất phù hợp với yêu cầu thị trường, như lãi suất giữa các ngân hàng...Tuy nhiên, lại có sự khác biệt giữa lãi suất tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế dẫn đến lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay, mặc khác lại có sự phân biệt lãi suất cho vay gữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, gây ra sự bất bình đẳng trong nền kinh tế. Về phía các doanh nghiệp lãi suất cho vay thấp dẫn đến đầu tư tràn lan không hiệu quả. Các daonh nghiệp không trả được nợ ảnh hưởng lớn đến sự đổ bể hàng loạt các tổ chức tín dụng. II. Diễn biến lãi suất từ năm 1992-1996 1. Nội dung điều chỉnh Sang giai đoạn này hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở nên phổ biến. NHNN lần lượt cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia vào hoạt động ngoại hối. Hiện tượng các doanh nghiệp có ngoại tệ gửi ngân hàng và doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ cuả ngân hàng ngày càng phổ biến. Bởi vậy ngoài việc quản lý lãi suất nội tệ NHNN bắt đầu tiến hành việc hoạch định và điều chỉnh lãi suất ngoại tệ trong giai đoạn này. + Đối với lãi suất nội tệ NHNN quyết định điều hành chính sách lãi suất theo phương hướng: - Đảm bảo lãi suất thực tế dương, lãi suất tín dụng ngân hàng không thấp hơn lãi suất tiền gửi. - NHNN chỉ quy định mức cho vay tối đa và mức tiền gửi tối thiểu cụ thể với tưng đối tượng vay vốn, còn mức lãi suất cụ thể sẽ do các NHTM tự quyết định trên cơ sở cung cầu về vốn tín dụng. - Thực hiện chính sách lãi suất bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế. - 11/1994 NHNN quyết định chấm dứt hình thức cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn, thay vào đó hình thức cho vay tái cấp vốn (vay tái chiết khấu) với mức lãi suất do NHNN quy định qua từng lần vay. - Với sự xuất hiện thị trường liên ngân hàng, lãi suất vay mượn lẫn nhau của các tổ chức tín dụng được NHNN quy định: các thành viên thị trường cho vay lẫn nhau theo lãi suất thoả thuận, lãi suất cho vay tối đa là 2,3%/tháng. Nếu đó là vốn từ nguồn huy động kỳ phiếu thì lãi suất bằng lãi suất huy động kỳ phiếu cộng tỷ lệ phí ngân hàng 0,3%/tháng. Ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35106.doc
Tài liệu liên quan