Đề án Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1. Khái niệm và phân loại lạm phát

1.1. Khái niệm về lạm phát

1.2. Phân loại lạm phát

2. Nguyên nhân gây ra lạm phát

2.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ

2.2. Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát do cầu kéo)

2.3. Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy

2.4. Lạm phát dự kiến

2.5. Các nguyên nhân khác

3. Những tác động của lạm phát

CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

1. Lịch sử của lạm phát ở Việt Nam

2. Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay

3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Các quan điểm và biện pháp khắc phục lạm phát

2. Các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay

KẾT LUẬN

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn. Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước ngoài. 3. Những tác động của lạm phát: Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế. Xét trên góc độ tương quan, trong một nền kinh tế mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thể nhìn thấy tác động của nó. * Đối với lĩnh vực sản xuất: Đối với lĩnh vực sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh- sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản lớn. * Đối với lĩnh vực lưu thông: Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá. Các doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay những người vừa mới bán xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng. * Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang có tiền nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá của đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải bằng tiền mặt. * Đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước: Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm….Các ngành, các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được. CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 1. Lịch sử của lạm phát ở Việt Nam: Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1890 trở về trước, lạm phát được biểu hiện giống hoàn toàn định nghĩa của Marx, cho nên chống lạm phát là tìm tòi mọi cách hạn chế việc phát hành tiền vào lưu thông. Thời kỳ 1938 – 1945: Ngân hàng Đông Dương cấu kết với chính quyền thực dân Pháp đã lạm phát đồng tiền Đông Dương để vở vét của cải của nhân dân Việt Nam đem về Pháp đóng góp cho cuộc chiến tranh chống Phát xít Đức và sau đó để nuôi mấy chục vạn quân nhân, bán Đông Dương làm chiếc cầu an toàn đánh Đông Nam Á. Hậu quả nặng nề của lạm phát nhân dân Việt Nam phải chịu giá sinh hoạt từ 1939-1945 bình quân cao hơn 25 lần. Thời kỳ 1946 – 1954: Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã phát hành đồng tài chính thay đồng Đông Dương và sau đó là đồng ngân hàng để huy động sức người, sức của toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp. Thời kỳ 1955 – 1965: Chính phủ tay sai Mỹ kế tiếp nhau ở Miền Nam Việt Nam liên tục lạm phát đồng tiền Miền Nam để bù đắp lại cuộc chiến tranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Mặc dù được Chính phủ Mỹ đổ tiền của vào với khối lượng viện trợ khổng lồ, giá trị hàng trăm tỷ USD cũng không thể bù đắp nổi chi phí. Thời kỳ Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đã lạm phát lên gấp 5 lần với hàng trăm tỷ đồng tiền lưu thông ở Miền Nam năm 1975. Năm 1969 lên tới 600 triệu đồng, giá sinh hoạt tăng hàng trăm lần so với năm 1965. Thời kỳ 1965 – 1975: Ở miền Bắc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ tại miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đã phát hành số tiền lớn gấp 3 lần tiền lưu thông của năm 1965 ở miền Bắc). Nhưng nhờ có sự viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em đã hạn chế được lạm phát trong thời gian này. Thời kỳ 1976 đến nay: Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta thiếu kinh nghiệm trong thời bình nên duy trù quá lâu cơ chế thời chiến tập trung quan liêu bao cấp toàn diện, không mở rộng sản xuất kinh doanh nên đã tự gây cho mình nhiều khó khăn, sản xuất không đủ tiêu dùng, ngân sách không đủ chỉ tiêu, lạm phát tiền giấy liên tục và bùng nổ dữ dội tới 3 con số. Nhưng mấy năm gần đây, mức độ lạm phát chỉ ở mức trên dưới 10%, có thể nói đây cũng là một thành công không nhỏ của nhà nước ta. 2. Nhận dạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay: Thực tế hiện nay ở Việt Nam, lạm phát đang là vấn đề trọng tâm của các chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô. Năm 2007 vừa qua, mặc dù với mức tăng trưởng kinh tế GDP 8,5% đã đạt mức tăng kỷ lục kể từ năm 1992 đến nay vì chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát) cũng đã lên đến hai con số, với mức 12,63%. Từ đầu năm 2008 đến nay, “ cơn bão giá” vẫn tiếp tục tăng mạnh ở hầu hết các mặt hàng từ các hàng hoá chiến lược cho CNH, HĐH đất nước như xăng dầu, vật liệu xây dựng, các hàng hoá có giá trị lớn và vàng. Cho đến các nhu cầu yếu phẩm đời thường cho người dân như thịt cá, rau củ. Vượt qua mọi dự đoán chỉ số CPI tháng 2/2008 vừa qua đã có mức tăng kỷ lục 3,56% so với tháng 1. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi Việt Nam hội nhập vào WTO. Như vậy, nếu tính chung cả 2 tháng đầu năm 2008 thì mức tăng của CPI đã lên tới 6,02% so với tháng 2/2007 khiến cho chỉ số CPI của nước ta đã lên tới 14,89% so với cùng kỳ năm ngoái, và 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2008 dừng chân ở mức 22,97%. Sau đợt tăng mạnh trong ba tháng đầu năm (trong đó “nóng” nhất là tháng năm tăng tới 3,91%), đến tháng sáu chỉ số CPI đã tăng chậm lại do các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ. Đến tháng 10-2008, CPI quay ngược, tăng âm liền trong ba tháng, kéo chỉ số CPI cả năm xuống - trái với các dự báo đầu năm cho rằng CPI 2008 có thể lên đến 25-30%. Chính phủ đã có nhận định kịp thời: “ Chúng ta chưa có chính sách cơ bản về tài chính gắn liền với chính sách đúng đắn về giá cả, tiền tệ, tín dụng. Các khoản chi ngân sách mang nặng tính bao cấp và một thời gian dài vượt qua nguồn thu và việc sử dụng vốn vay và viện trợ kém hiệu quả. Tất cả những yếu tố đó gây ra thâm hụt ngân sách là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát. Trong điều hành vĩ mô phát triển nền kinh tế, mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới chính sách tài chính tiền tệ, chống lạm phát. Đối với nước ta hiện nay, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả đang là một vấn đề lớn đặt ra trong điều hành của Chính phủ, của các cấp, các ngành vì sự phát triển và ổn định. Việt Nam chỉ là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực Châu Á vì GDP của Việt Nam là 70 tỷ USD chỉ tương đương với 1% GDP của khu vực này trừ Nhật Bản. Vì vậy, Chính phủ đã đưa ra tám giải pháp đồng bộ nhằm kiềm chế lạm phát, trong đó quan trọng nhất là đình hoãn các công trình chưa thật cần thiết, cắt giảm 10% chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, thắt chặt chính sách tiền tệ… Kết quả, trên 3.100 công trình dự án với khoảng 37.000 tỉ đồng được đình hoãn, giãn tiến độ 2.700 tỉ đồng chi thường xuyên của các cơ quan đơn vị được cắt giảm. Tháng 12-2008, Chính phủ đưa ra năm nhóm giải pháp chống suy giảm kinh tế, đồng thời dự tính chi 1 tỉ USD kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, làm sống động nền kinh tế. Bên cạnh gói giải pháp này sẽ có một loạt biện pháp khác như giảm, giãn nộp thuế, tổng trị giá gói giải pháp có thể lên tới trên 6 tỉ USD. Lạm phát ở Việt Nam cũng có những biểu hiện chung giống với lạm phát ở các quốc gia khác như: chỉ số giá cả nói chung tăng phổ biến do vậy giá trị của đồng tiền giảm. Song lạm phát ở Việt Nam có đặc trưng riêng do điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể: Lạm phát của một nền kinh tế kém phát triển trong đó khu vực kinh tế nhà nước có địa vị thống trị. Nền kinh tế Việt Nam thuộc loại kém phát triển nhất thế giới, các chỉ tiêu bình quân đầu người rất thấp. Khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam chiếm một tỷ trọng lớn hiếm có trên thế giới. Mặc dù khu vực kinh tế nhà nước chiếm phần lớn số vốn đầu tư và chất xám trong cả nước nhưng lại chỉ có thể làm ra từ 30- 37% tổng sản phẩm xã hội. Các xí nghiệp quốc doanh nhìn chung đã nộp cho ngân sách nhà nước một số tiền thấp rất xa so với tiền nhà nước cung cấp cho nó qua bù lỗ, bù giá, cấp phát tín dụng, lãi suất thấp. Đúng ra khu vực kinh tế nhà nước phải đem lại nguồn thu chủ yếu cho xã hội thì ở đây ngược lại. Khu vực kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả hơn và đóng góp một phần quan trọng trong ngân sách của nhà nước. Chính hoạt động của các hãng kinh tế nhà nước với lãi giả, lỗ thật đã đẩy nền kinh tế lạm phát, thị trượng rối loạn, lỗ lãi khó kiểm tra. Sự giảm sút hiệu quả trong sản xuất kinh doanh đã dẫn đến vòng tròn luẩn quẩn. Hiệu quả giảm dẫn đến thu không đủ bù chi và lạm phát, và lạm phát làm cho hiệu quả kinh doanh giảm sút và cứ như vậy nó làm cho nền kinh tế Việt Nam càng lún sâu vào đói nghèo và lạc hậu. Lạm phát của một nền kinh tế độc quyền mà nhà nước có địa vị thống trị trên mọi lĩnh vực, cơ chế quan liêu bao cấp. Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh ắt phải sinh ra một đế chế chiếm vị trí độc quyền. Để đạt được điều đó, phải tiến hành cải tiến máy móc, trang thiết bị, tổ chức lao động tập trung nguồn vốn….Nhưng khi ở vị trí độc quyền công ty sẽ bóp chết các địch thủ khác và cũng ít chú ý hơn đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn đến sự suy thoái trong kinh doanh. Nếu công ty này nhỏ thì ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế sẽ không có nhiều tác động tiêu cực. Nhưng nếu đó là một công ty lớn thì sự suy thoái này sẽ kéo theo cả nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng.Trên thực tế, độc quyền ở Việt Nam cũng như ở các nước XHCN khác sự ảnh hưởng của nó dã khống chế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chế độ độc quyền nhà nước và cơ chế hoạch định quan liêu, mệnh lệnh đã triệt tiêu mất các quan hệ thị trường ở Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam xa lạ với thị trường. Đây cũng là nguyên nhân đáng chú ý trong việc góp phần làm tăng lạm phát. Lạm phát của một nền kinh tế đóng phụ thuộc một chiều vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Việt Nam đóng cửa nền kinh tế, không quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. Chính sách này ra đời do sự thù địch, cấm vận của Mỹ. Nguyên nhân nữa dẫn đến sự đóng góp của nền kinh tế là do sự đối đầu đông tây mà Việt Nam và một số nước XHCN là một cực. Sự bó hẹp nền kinh tế này đã dẫn đến những khó khăn đáng kể cho nền sản xuất kinh doanh. Ngoài những đặc điểm trên thì lạm phát ở Việt Nam có cơ cấu tổ chức của nó bao gồm những ngành kém hiệu quả có được do sự ưu tiên phát triển. Mọi người đều thấy mất cân đối khi ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Lạm phát ở một nước chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh kéo dài do đó chi phí cho lĩnh vực quốc phòng lớn, tiền trợ cấp gia đình chính sách…. Những khoản này làm tăng thêm thâm hụt ngân sách và thúc đẩy gia tăng lạm phát. Việt Nam là một nước nông nghiệp mà luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch hoạ do đó ngân sách cũng phải trang trải. 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam: Lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làm cho lạm phát càng trở nên phức tạp. *Lạm phát tiền tệ: Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, có thể chưa phù hợp nên việc phát huy tác dụng của chính sách không được như mong muốn. Quản lý yếu kém dẫn tới lượng cung tiền trong lưu thông đã vượt quá lượng tiền cần có trên thị trường nhiều lần do đó dẫn tới lạm phát. Có thể kể ra các nguyên nhân trực tiếp làm lượng cung tiền tăng lên như sau: Thứ nhất, chi tiêu ngân sách ngày càng lớn. Chi tiêu ngân sách năm sau cao hơn năm trước do yêu cầu phát triển tế xã hội đòi hỏi các điều kiện hạ tầng như đường xá, cầu cống, bến cảng, các khu đô thị, khắc phục hậu quả của thiên tai ... Trong đó có nhiều các vụ việc tiêu cực, hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, nhiều công trình kéo dài, tốn kém, hiệu quả thấp. Những khoản chi tiêu ngân sách này đã đưa một lượng tiền mặt lớn ra thị trường. Thứ hai, quản lý tiền mặt kém hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều đơn vị như Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Công ty bảo hiểm, ... liên quan tới công tác lưu hành tiền tệ. Lượng tiền cần có (D) để cân đối với hàng hoá không đồng nhất với lượng tiền mặt thực tế đang có trên thị trường. Lượng tiền này không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mặt thực tế (T) mà còn phụ thuộc vào vòng quay đồng tiền (V), chúng tỷ lệ thuận với nhau theo công thức: D = T . V. Lượng tiền D cân đối với hàng cần phải được kiểm soát chặt và thường ổn định trong một thời gian thích hợp có lợi cho sự phát triển kinh tế. Khi có nhu cầu tăng D, các nhà quản lý thường tăng vòng quay của đồng tiền (V), hạn chế tăng T. Vấn đề này rất quan trọng cả đối với quản lý vĩ mô và quản lý vi mô. Song việc có nhiều thành viên tham gia vào cơ chế lưu hành tiền tệ như trên đã khiến cho công tác quản lý trở nên phức tạp và kém hiệu quả. Nhiều cơ sở ngân hàng, phi ngân hàng tham gia kinh doanh tiền tệ thường chỉ quan tâm tới lợi nhuận, tới vốn. Do vậy vòng quay tiền mặt ít được chú ý, khiến cho việc quản lý V càng khó khăn phức tạp hơn. Khi có nhu cầu tăng D, thay vì việc tìm giải pháp tăng vòng quay đồng tiền (V) lại tăng lượng cung tiền mặt vào lưu thông, làm cho lượng tiền mặt có trong lưu thông (T) thường xuyên tăng lên. Lượng tiền nhiều trong lưu thông khiến cho thu chi tiền mặt dễ dàng, xuất hiện toạ chi ở nhiều doanh nghiệp, vòng quay đồng tiền (V) thực tế đã tăng lên. Điều này khiến cho D càng lớn gây mất cân đối trầm trọng giữa tiền (D) và hàng, làm lạm phát gia tăng đột biến. Thứ ba, ngoại tệ tăng mạnh. Năm 2007 đầu tư nước ngoài vào Việt nam tăng cao, kiều hối cũng tăng đáng kể, riêng hai khoản này cũng đã gần 30 tỷ USD. Với lượng tiền đó đòi hỏi phải có lượng tiền VNĐ lớn tung ra thị trường, làm cho lượng tiền mặt trên thị trường tăng lên. Thứ tư, sức hút của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển mạnh trong thời gian qua đã hút một lượng tiền lớn vào đây. Ngoài lượng tiền nhàn rỗi trong dân được huy động, lượng vốn bằng tiền còn được huy động thông qua vay ngân hàng, rút tiết kiệm, bán tài sản (do thay đổi mục tiêu kinh doanh), từ các nhà đầu tư nước ngoài … Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là tâm lý hoang mang của người dân trước giá cả thị trường tăng cao, đồng tiền giảm giá nhanh chóng. Để bảo toàn vốn của mình, các nhà đầu tư cũng như dân chúng đã chuyển sang mua vàng hoặc kim loại quý, đá quý khác thay vì dùng vốn đó kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm. Do vậy một lượng tiền lớn được tung vào lưu thông đã làm cho lạm phát trầm trọng hơn. Tất cả những nhân tố trên làm cho lượng tiền mặt thực tế có trong lưu thông (T) tăng lên quá nhiều, vượt xa lượng tiền mặt thực tế cần có. * Lạm phát cầu kéo: Lạm phát cầu kéo có nguyên nhân bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế, vì vậy loại lạm phát này thường chỉ diễn ra đối với từng nền kinh tế cá biệt. Lạm phát cầu kéo do tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp, vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế. Nền kinh tế phát triển nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khả năng cung ứng có hạn, mất cân đối này làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao. Năm 2006, 2007 nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng phát triển nóng. Điều này thể hiện rõ nhất ở mất cân đối cao giữa cung cầu, cung luôn thấp hơn cầu (năng lượng, nhân lực chất lượng cao, tắc nghẽn mạch thông tin liên lạc, hạ tầng quá tải, công trình – dự án chậm tiến độ ...). Chính vì chúng đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP cao: 8,5 – 9% trong năm 2008 nên đã dẫn tới mất cân đối cung cầu hơn nữa và sẽ làm lạm phát tăng cao hơn. Và thực tế đã chứng minh lạm phát năm 2008 đạt con số 22,97%. * Lạm phát chi phí đẩy: Lạm phát chi phí đẩy do giá vật tư đầu vào tăng. Trong năm qua, nhiều loại nguyên vật liệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa, … Những loại chi phí tăng lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao đối với nhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng giá bán hàng hoá của mình. Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường tăng mạnh mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát. Năm 2007 và năm 2008, giá dầu tăng cao tác động tới hầu hết các ngành sản xuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ở đầu ra. Trong năm qua, không ngành sản xuất nào trong nước cưỡng lại được xu thế này, bao gồm cả ngành giao thông vận tải, than, khai thác đá, luyện cán thép …, sắp tới là ngành điện. Lạm phát chi phí đẩy mang tính toàn cầu song mức độ diễn ra ở mỗi nước có khác nhau. Những nền kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm sẽ không lạm phát, tăng giá dầu chỉ là yếu tố dẫn tới tăng giá trong nước. Đối với những nền kinh tế tăng trưởng nóng như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phát cao. Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóng cũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó.Thứ nhất, nguyên nhân lạm phat từ trong chính các thể chế kinh tế quan liêu bao cấp mệnh lệnh đóng cửa….thể chế này hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển các ngành có chi phí cao, tách rời nhu câu thị trường, cô lập với thế giới bên ngoài dẫn đến sự mất cân đối giữa cung và cầu, thu chi ngân sách….thể hiện nền kinh tế thích xu hướng phát triển kém hiệu quả, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ….Đó là nguyên nhân sâu xa đưa đến nền kinh tế lâm vào lạm phát. Thứ hai, do điều hành sai lầm của bộ máy nhà nước, như xác định cơ cấu không xuất phát từ hiệu quả. Sự đổi tiền và tăng giá năm 1985 là chính sách phá giá đồng tiền, làm giảm niềm tin của dân chúng vào cách điều hành của nhà nước làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá. Chính sách lãi suất thấp so với mức trượt giá làm cho người dân không muốn gửi tiết kiệm. Sự mất cân đối tài chính gây lạm phát qua kênh tín dụng, ngân hàng nhà nước luôn phải phát hành tiền để cân đối các nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của ngành kinh tế và xây dựng cơ bản ngày càng tăng. Nhà nước lại không chủ động được việc cung cầu hàng hoá, gây ra sự rối loạn trên thị trường, giá cả thay đổi một cách bất hợp lý so với giá quốc tế. Mặt hàng giá cả bị nhích lên do cơn sốt xi măng, thép, dầu, vàng và ngoại tệ. Thứ ba, cho đến nay xương sống của nền kinh tế Việt Nam vẫn là các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này đóng góp 37% vào ngân sách nhà nước. Trong tổng số gần 6000 doanh nghiệp nhà nước thì chỉ riêng 18 tổng công ty lớn với hơn 300 thành viên đã đóng góp trên 70% tổng nộp ngân sách của khu vực kinh tế quốc doanh. Việc làm ăn của nhiều công ty xuất nhập khẩu hàng năm nhà nước phải bù lỗ, bù giá quá lớn có năm chiếm gần 40% tổng số chi cho ngân sách, không những không làm thêm mà còn phải chi ra. Thứ tư, môi trường đầu tư chậm cải tiến, tích luỹ ở trong nước còn ở mức thấp, mới khoảng 35% GDP. Đầu tư những công trình có vốn lớn, thời gian thi công kéo dài quá sức chịu đựng của nền kinh tế trong lúc nguồn thu hạn hẹp, thất thu lớn. Tình hình đó làm cho nguồn tài chính quốc gia bị thâm hụt, không còn cách nào khác buộc nhà nước phải in tiền giấy để bù đắp vì vậy đã gây ra lạm phát tiền giấy. Thứ năm, lạm phát tăng mạnh, khiến ngân hàng trung ương phải phản ứng mạnh bằng các chính sách tiền tệ. Thanh khoản thắt chặt, lãi suất cao. triển vọng tăng trưởng xấu đi, giá cả của những mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tâm lý như chứng khoán và bất động sản giảm nhanh. Đồng nội tệ có thể lên giá hoặc xuống. Nếu chính sách tiền tệ được thắt chặt từ từ và thị trường vẫn tin tưởng vào chính sách vĩ mô, đồng nội tệ có thể lên giá. Thế nhưng từ 2007 – 2008 những bất ổn của nền kinh tế xảy ra, khiến triển vọng tăng trưởng xấu đi và dòng vốn ngoại chảy ra, đồng nội tệ mất gía mạnh. Thứ sáu, các nước đều lấy chỉ số CPI để đo lạm phát và thường tính cho chu ký, chứ không tính so với đầu năm. Mục tiêu ổn định giá bao giờ cũng là mục tiêu trung hạn. Trên thế giới cũng có ít quốc gia nào đưa ra mục tiêu của chính sách kinh tế là “Lạm phát chỉ cần thấp hơn mức độ tăng trưởng kinh tế là được”. Trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng là khá cao. Điều này hàm ý rằng chúng ta theo đuổi một chính sách tiền tệ nới lỏng. Chính sách này có thể có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Nhưng trong trung và dài hạn, chính nó lại là yếu tố làm giảm tăng trưởng kinh tế do lạm phát cao thì lãi suất tăng lên, đầu tư giảm đi hiệu quả của đầu tư cũng giảm. Đặc biệt, ở Việt Nam trong điều kiện lãi suất tăng, vốn ngân hàng sẽ dồn vào các doanh nghiệp lớn, dự án lớn khu vực doanh nghiệp nhà nước (thường là hiệu quả rất thấp). Kết quả là các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng khó tiếp cấn vốn ngân hàng hơn và hiệu quả đầu tư bị giảm sút. Lạm phát 8,4% trong 7 tháng đầu năm 2008 ở Việt Nam là cao hơn so mức trung bình của thế giới và khu vực ( 2,5% - 3,5% ). Hiện nay, chúng ta còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và chính trị đặc biệt là giá dầu thô tăng mạnh làm cho chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng. Lạm phát tăng mạnh, khiến ngân hàng trung ương phải phản ứng mạnh bằng chính sách tiền tệ. Thanh khoản thắt chặt, lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng xấu đi. Giá cả sinh hoạt và giá của các mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố tâm lý như giá chứng khoán và bất động sản giảm mạnh, đồng nội tệ có thể lên gía hoặc xuống giá. Nếu chính sách tiền tệ được thắt chặt từ từ và thị trường vẫn tin tưởng vào chính sách vĩ mô đồng nội tệ có thể lên giá. Đó là những thử thách lớn đối với chúng ta trong quá trình phát triển xã hội. CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Các quan điểm và biện pháp khắc phục lạm phát: Tăng lãi suất ngân hàng cao hơn mức lạm phát. Thuyết tiền tệ Friedman được áp dụng. Muốn khắc phục lạm phát cần phải thi hành chính sách “ hạn chế tiền vay” hay “ khắc khổ” thu, tăng lãi suất tín dụng của ngân hàng Trung ương, hạn chế tăng lương, duy trì thất nghiệp ở mức thấp. Theo cách tiếp cận khác: Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu như đều gắn liền với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, thâm hụt ngân sách lớn…nên cần giảm tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa. Đối với lạm phát vừa phải, cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, biện pháp này kéo theo suy thoái và thất nghiệp một giá đắt nên việc kiểm soát chính sách tiền tệ và tài khoá trở nên phức tạp và đòi hỏi phải thận trọng. Có thể xoá bỏ lạm phát hay không ? Cái giá phải trả của việc xoá bỏ hoàn toàn lạm phát hay không tương xứng với lợi ích đem lại của nó, vì vậy các quốc gia thường thấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hưởng của nó chỉ số hoá các yếu tố chi phí như tiền lương, giá vật tư, lãi suất….Đó là cách làm cho sự thiệt hại của lạm phát là ít nhất. Có nhiều áp lực buộc chính phủ phải tăng chi ngân sách, nhưng ngược lại không lấy sức ép để tăng thêm thu nhập. Bội chi ở mức trên 6% so với GDP năm 1993 và khoảng 6% năm 1994 đã được trang trải bằng vay nợ nước ngoài và trong nước. Tuy nhiên, chính phủ có thể sẽ khó cưỡng lại cám dỗ in thêm tiền một lần nữa khi việc phát hành trái phiếu gặp khó khăn. Khi tiền viện trợ được rót vào, chính phủ sẽ thấy rằng nhiều dự án đòi hỏi phía Việt Nam phải đồng tài trợ bằng tiền trong nước. Những đòi hỏi này rõ ràng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho ngân sách vốn đã eo hẹp (trừ phi tìm được cách thúc đẩy tích luỹ trong nước và kiểm soát được chi tiêu ngân sách) do đó có thể tăng nhanh đầu tư mà không gây lạm phát. Lĩnh vực tài chính tiền tệ đạt được tiến bộ đáng kể, nổi bật nhất là đã chặn được lạm phát cao, từng đẩy lùi lạm phát. Chỉ số hàng tiêu dùng và dịch vụ giảm từ 67,4% năm 1991 xuống còn 17,5% năm 1992. Năm 1993: 5,2% Năm 1994: 14,4% Năm 1995: 12,7% Năm 1996: 4,5% Năm 1997: 3,6% Tuy nhiên, những năm gần đây, lạm phát lại tiếp tục tăng. Sau 2 năm liên tục ở vào mức cao: năm 2004: 9,5% và 8,4% năm 2005 tưởng chừng như đã có dấu hiệu suy giảm khi chỉ còn 6,6% năm 2006. Nhưng áp lực tăng giá lại bùng phát ngay trong đầu năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm 2007, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Nếu so với tháng 6 năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32290.doc
Tài liệu liên quan