MỤC LỤC
A- LỜI MỞ ĐẦU
B- NỘI DUNG
Chương 1: LẠM PHÁT
1.1. Những vấn đề chung về lạm phát
1.1.1. Khái niệm lạm phát
1.1.2. Tỷ lệ lạm phát
1.1.3. Phân loại lạm phát
1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.2.1. Lạm phát do tiền tệ
1.2.1.1. Lý thuyết về lượng của tiền tệ
1.2.1.2. Cung ứng tiền tệ và lạm phát
1.2.2. Lạm phát do nhu cầu
1.2.2.1. Tiền tệ và nhu cầu quá mức
1.2.2.2. Lạm phát cầu kéo
1.2.3. Lạm phát do chi phí
1.2.3.1. Quan điểm về lạm phát do chi phí
1.2.3.2. Lạm phát phí đẩy
1.2.4. Lạm phát do một số nguyên nhân khác
1.2.4.1. Thâm hụt ngân sách và lạm phát
1.2.4.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ
2.1. Lạm phát tác động tới lãi suất
2.2. Lạm phát và thu nhập
2.2.1. Lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập thực tế
2.2.2. Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng
2.3. Tác động của lạm phát đối với công ăn việc làm và ngân sách nhà nước
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT
3.1. Những biện pháp cấp bách trước mắt
3.1.1. Chính sách tiền tệ
3.1.2. Chính sách ngân sách
3.1.3. Kiểm soát giá cả
3.1.4. Chính sách về thu nhập
3.2. Những biện pháp cơ bản chiến lược
C- KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lạm phát và tác động của lạm phát tới nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong cái vườn thú ấy còn phải dành chỗ cho loài dê có những bước nhảy bất thường.
- Bên cạnh đó, người ta cũng tiến hành phân loại lạm phát xét về mặt định tính.
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
+ Lạm phát cân bằng: khi mà tỷ lệ lạm phát tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát không ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
+ Lạm phát không cân bằng: khi mà tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường xảy ra nhất.
Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường
+ Lạm phát dự đoán trước: đó là lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định. Do vây, người ta có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát cho những năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình hình lạm phát đó và người ta đã có những chuẩn bị để thích nghi với tình trạng lạm phát này.
+ Lạm phát bất thường: là lạm phát xảy ra co tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện. Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều chưa thích nghi được. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại.
1. 2 Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.2.1. Lạm phát do tiền tệ
1.2.1.1. Lý thuyết về lượng của tiền tệ
- Hình thức hoá thông thường nhất của lý thuyết đó là công thức Irving Fisher: M. V=P. T
Trong đó M là khối lượng tiền tệ lưu thông
V là tốc độ lưu thông của tiền tệ
P là mặt bằng chung của giá cả
T là khối lượng giao dịch phải bảo đảm
ý nghĩa của công thức đó là mọi sự tăng tiền tệ cao hơn tăng sản xuất thực tế đều được thể hiện (đối với một tốc độ lưu thông không đổi của tiền tệ) ra bằng sự hiệu chỉnh giá cả chung, sao cho giá trị tổng thể của trao đổi bằng giá trị của khối lượng tiền tệ mới đang lưu thông. Trong thời han ngắn hoặc trong trường hợp bộ máy sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tăng lên, biến động của giá cả sẽ tỷ lệ thuận với biến động của khối lượng tiền tệ.
- Một cách diễn đạt mới của quan hệ về lượng được gọi là Phương trình Cambridge _ gắn với các công trình của Marshall: M = k. P. Y
Trong đó M là khối lương tiền tệ lưu thông
Y là thu nhập thực tế của quốc gia
P là mặt bằng chung của giá cả
k là hệ số biểu thị tỉ số giữa khối lượng tiền tệ và thu nhập phụ thuộc vào nhiều yếu tố không đơn thuần là một hệ số kỹ thuật.
Sự tiếp cận này là lý thuyết về lượng với ý nghĩa độ lớn của khối lượng tiền tệ quyết định giá trị của thu nhập quốc gia, nhưng nếu nó tìm cách đưa tiền tệ vào nền kinh tế thì lại bỏ qua các quan hệ giữa cung và cầu của tiền tệ .
1.2.1.2. Cung ứng tiền tệ và lạm phát
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, sự tiếp cận của các nhà tiền tệ học bước vào thời kỳ mới, đặc biệt với công trình của Friedman. Ông đã định rõ nhu cầu tiền tệ nhờ hàm Md/P = f(y, w, RM, RB, RE, Gp, u). Trong đó
Md biểu thị nhu cầu tiền tệ
P là mặt bằng giá
y là thu nhập dự kiến tính bằng bình quân thu nhập hiện tại và quá khứ đã chỉnh lý
w là tỷ lệ giữa thu nhập từ thiết bị và con người
RM, RB, RE là hiệu suất danh nghĩa dự kiến của tiền tệ, trái phiếu và cổ phần.
Gp là tỷ lệ lạm phát dự kiến
u là biến lượng biểu thị tất cả những yếu tố khác có thể giải thích những nhu cầu cá nhân và tiền tệ
Theo ông nhịp điệu tăng trưởng của tiền tệ phải cùng nhịp điệu tăng trưởng của nền sản xuất đích thực duy trì trong một thời gian dài và bảo đảm một nền kinh tế không lạm phát. Nếu làm khác đi, nghĩa là nếu phát hành tiền quá nhiều, những người muốn gửi tiền mặt tồn quỹ xác định bằng sức mua của nó(tiền mặt tồn quỹ thực tế là M/P) và hàm của các biến thành phần ổn định sẽ biến một phần tièn mặt tồn quỹ đó thành nhu cầu của cải để giữ nguyên cấu trúc tài sản của họ. Hiệu ứng tiền mặt tồn quỹ thực tế sẽ gây nên một nhu cầu quá mức, kéo giá cả tăng lên.
Cung ứng tiền tệ và lạm phát tiền tệ
Chúng ta xem xét kết quả của việc cung tiền tệ tăng lên kéo dài ở đồ thị 1. Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1, với sản lượng đạt mức sản lượng tự nhiên Yn, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả P1 (điểm giao nhau của đường tổng cung AS1 và đường tổng cầu AD1). Khi cung tiền tệ tăng lên đều đặn dần dần trong suốt cả năm, thì đường tổng cầu di chuyển sang phải đến AD2. Trong một thời gian rất ngắn, nền kinh tế sẽ chuyển động đến điểm 1’ và sản phẩm tăng lên trên mức tỷ lệ tự nhiên, tức là đạt tới Y1(Y1>Yn). Điều đó đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiê, tiền lương tăng lên và làm giảm tổng cung-đường tổng cung dịch chuyển vào đến AS2. Tại đây, nền kinh tế quay trở lại mức tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm trên đường tổng cung dài hạn. Điểm cân bằng mới 2, mức giá đã tăng từ P1 lên P2. Cung tiền tệ tiếp tục tăng lên, đường tổng cầu lại dịch chuyển ra đến AD3, đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển vào AS3, nền kinh tế đạt mức cân bằng mới là điểm 3. Nếu cung tiền tệ vẫn tiếp tục tăng thì sự dịch chuyển của đường tổng cầu và tổng cung như trên lại tiếp tục diễn ra và nền kinh tế đạt tới mức giá cả ngày càng cao hơn. Khi mà cung tiền tệ còn tăng thì quá trình này sẽ tiếp tụcvà lạm phát sẽ xảy ra. .
Trong cách phân tích này của phái tiền tệ, cung tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất làm di chuyển đường tổng cầu, do vậy không co cái gì nữa có thể làm nền kinh tế chuyển từ điểm 1 sang 2 và 3 và xa hơn. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phái tiền tệ( trong đó có Friedman) , khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho mức giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát.
Theo phân tích của phái Keynes thì ngoài cung tiền tệ còn có những nhân tố khác ảnh hưởng đến đường tổng cầu và tổng cung(như là các chính sách tài chính và các cú sốc cung tiền tệ). Tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế cũng làm tăng tổng cầu do đó đẩy giá lên cao. Nhưng những vấn đề của chính sách tài khoá lại có giới hạn của nó, chính phủ không có thể chi hơn 100% GNP. Vì vây, việc tăng lên của tỷ lệ lạm phát trong trường hợp này chỉ là tạm thời. Phân tích khác là về tác động của những cú sốc tiêu cực lên tổng cung(như việc tăng giá dầu do hậụ quả của lệnh cấm vận dầu mỏ, đấu tranh của công nhân đòi tăng lương) cũng sẽ làm giá cả tăng lên. Song nếu cung tiền tệ không tiếp tục tăng lên để tác động lên tổng cầu thì đến một lúc nào đó, tổng cung lại quay trở lại vị trí ban đầu. Do vậy, tăng giá trong trường hợp này cũng chỉ là một hiện tượng nhất thời mà thôi.
Rõ ràng là quan điểm của phái Keynes và phái tiền tệ tương đối thống nhất nhau. Họ đều tin rằng lạm phát cao có thể xảy ra chỉ với một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao.
1.2.2. Lạm phát do nhu cầu
1.2.2.1. Tiền tệ và nhu cầu quá mức
Quan hệ tiền tệ và nhu cầu quá mức đặc biệt chặt chẽ khi thừa nhận định luật Say cổ xưa. Theo định luật này, sự cung cấp sản phẩm tạo ra nhu cầu chính nó, nghĩa là nhu cầu tổng thể được tạo nên bởi toàn bộ thu nhập được phân phối vào dịp sản xuất. Nhu cầu quá mức chỉ có thể có do sự tăng không kiểm soát được các phương tiện chi trả trong tay những người có nhu cầu.
Tính đặc thù của quan điểm giải thích lạm phát do nhu cầu, so với quan điểm của phái tiền tệ là ở chỗ việc phát hành tiền tệ chỉ dẫn đến lạm phát trong trường hợp bộ máy sản xuất không thể đáp ứng mức tăng của nhu cầu. Thế là hiệu chỉnh cung-cầu được thực hiện bằng giá cả thay cho số lượng. Lạm phát xảy ra khi khi nhu cầu quá mức lại nảy sinh và không có yếu tố nào(năng lực sản xuất vật chất tăng, tuyển thợ mới, thêm nguyên liệu mới) can thiệp vào để làm tăng mức cung ứng tổng thể đủ để thoả mãn nhu cầu.
1.2.2.2. Lạm phát cầu kéo
Trong chính sách kinh tế vĩ mô, Chính phủ vì muốn đạt được mục đích của mình(công ăn việc làm cao) nên phải áp dụng một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao và xảy ra lạm phát. Chính các nhà hoạch định theo đuổi các chính sách làm đường tổng cầu di chuyển ra dẫn đến lạm phát cầu kéo.
Ngay cả khi công ăn việc làm đầy đủ, thất nghiệp lúc nào cũng tồn tại do những xung đột trên thị trường. Vì vậy tỷ lệ thất nghiệp khi có công ăn việc làm ổn định-tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ lớn hơn không. Sự ấn định tỷ lệ thất nghiệp dưới mức tự nhiên dẫn tới diễn biến như thế nào?Chúng ta sẽ chỉ ra điều đó thông qua phân tích đồ thị tổng cung tổng cầu sau đây
Lạm phát cầu kéo
Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1 với mức sản phẩm tiềm năng Yn. Các nhà hoạch định chính sách đưa ra những biện pháp nhằm đạt được chỉ tiêu sản phẩm lơn hơn mức sản lượng tiềm năng, mức chỉ tiêu cần đạt dó là Yt (Yt > Yn). Các biện pháp mà họ đưa ra sẽ tác động lên tổng cầu và làm tăng tổng cầu, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển ra đến AD2, nền kinh tế dịch chuyển đến điểm 1’. Đó là giao điểm giữa đường tổng cầu mới AD2 và đường tổng cung ban đầu AS1. Sản lượng bây giờ đã đạt tới mức Yt, mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đã đạt được. Cũng chính vì vậy tiền lương tăng lên và đường tổng cung sẽ di chuyển vào đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ sang điểm 2’. Nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng ở một mức giá cả P2 cao hơn P1.
Đến lúc này tỷ lệ thất nghiệp lại cao hơn mục tiêu mà các nhà hoạch định cần đạt được. Do đó, họ lại tiếp tục thực hiện các chính sách làm tăng đường tổng cầu. Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục và đẩy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn. Nhưng vì giới hạn của những chính sách tài chính(giới hạn trong tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế) nên họ phải áp dụng chính sách tiền tệ bành trướng, nghĩa là liên tục tăng cung tiền tệ và dẫn tới một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao. Họ không thu được điều tốt của một mức sản phẩm thường xuyên cao mà lại gây nên điều xấu là một cuộc lạm phát. Lạm phát cầu-kéo cũng là một hiện tượng tiền tệ.
1.2.3. Lạm phát do chi phí
1.2.3.1. Quan điểm về lạm phát do chi phí
Theo ý kiến lạm phát do nguyên nhân chi phí sản xuất, lạm phát phát sinh từ chỗ tăng tiền chi cho các yếu tố sản xuất cao hơn khả năng sản xuất của chúng. Sự tăng đó đã kích động các chủ doanh nghiệp tăng giá sản phẩm của họ(hàng hoá hoặc dịch vụ) bán cho các doanh nghiệp, gia đình. Những người này lại có xu hướng tăng giá của họ hoặc yêu cầu tăng tiền lương. Cứ thế từ thời kỳ này qua thời kỳ khác, quá trình lạm phát được hình thành và duy trì. Vậy, nguồn gốc của lạm phát là ở trong quá trình hình thành chi phí và cung cấp.
1.2.3.2. Lạm phát phí đẩy
Tương tự như lạm phát cầu kéo, cũng từ chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao, lạm phát phí đẩy xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoăc do công nhân đòi tăng lương cao hơn gây nên.
Lạm phát phí đẩy
Lúc đầu nền kinh tế ở tại điểm 1, là giao điểm của đường tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS1, với mức sản lượng tự nhiên Y’ và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do mong muốn có được mức sống cao hơn hoặc cho rằng tỷ lệ lạm phát dự tính trong nền kinh tế sẽ tăng cao, những người công nhân đấu tranh đòi tăng lương. Vì tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên nên những đòi hỏi tăng lương của công nhân dễ được chấp nhận. ảnh hưởng của việc tăng lương( cũng giống như ảnh hưởng của những cú sốc cung tiêu cực) làm đường tổng cung AS1 dịch chuyển vào đến AS2. Nền kinh tế sẽ xhuyển từ điểm 1 đến 1’- giao điểm của đường tổng cung AS2 và đường tổng cầu AD1. Sản lượng đã giảm xuống dưới mức sản lượng tự nhiên Y’ ( Y’ < Yn ) và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đồng thời mức giá cả tăng lên đến P1’. Vì mục đích muốn duy trì một mức công ăn việc làm cao hơn hiện tại, Chính phủ sẽ thực hiện các chính điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, làm tăng tổng cầu, lúc này đường tổng cầu AD1 dịch chuyển ra AD2, nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tại điểm cân bằng mới-điểm 2, mức giá cả tăng lên đến P2.
Các công nhân đã được nhượng bộ và được tăng lương vẫn có thể tiếp tục đòi tăng lương lên cao hơn. Đồng thời, những sự nhượng bộ đó đã tạo ra sự chênh lệch mức lương trong tầng lớp công nhân. Tình trạng đòi tăng lương lại tiếp tục diễn ra, kết quả là đường tổng cung lại di chuyển vào AS3, thất nghiệp lại tăng lên cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Chính phủ phải tiếp tục thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động( chính sách điều hoà) làm dịch chuyển đường tổng caàu ra AD3 để đưa nnền kinh tế trở lại mức sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, mức giá cả cũng tăng lên đến P3. Nếu qua trình này cứ tiếp tục được tiếp diễn thì kết quả sẽ là việc tăng liên tục của mức giá cả. Đây chính là tình trạng lạm phát phí đẩy.
Theo cách phân tích của phái Keynes , sự di chuyển đầu tiên của đường tổng cầu đến AD2 chắc chắn có thể đạt được bằng sự tăng lên “ một đợt “ của chi tiêu chính phủ hoặc giảm xuông “ một đợt “ của thuế. Song vì giới hạn của chi tiêu và giảm thuế, chính sách này gây ra những tác động làm tăng tổng cầu trong thời gian ngắn. Việc di chuyển liên tục đường tổng cầu chỉ có thể là việc tăng cung ứng tiền tệ liên tục. Nên lạm phát phí đẩy cũng là một hiện tượng tiền tệ vì nó không có thể xảy ra mà không có chính sách điều hoà, được các nhà chức trách tiền tệ đồng ý một tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao hơn.
1.2.4. Lạm phát do một số nguyên nhân khác
1.2.4.1. Thâm hụt ngân sách và lạm phát
Khi ngân sách của 1 quốc gia thâm hụt, để bù đắp sự thâm hụt này Nhà nước phát hành tiền hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.
Với các nước đang phát triển, thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước là rất khó thực hiện. Chủ yếu là trang trải bằng cách in tiền, làm tăng trực tiếp cơ số tiền tệ do đó tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát. Khi thâm hụt còn dai dẳng quá trình này sẽ tiếp tục và đưa đến lạm phát kéo dài. Nếu thêm hụt tạm thời thì không gây nên lạm phát do chỉ diễn ra “ một đợt “, chỉ gây nên sự tăng lên một đợt trong mức giá cả, lạm phát không mở rộng.
Với các nước có nền kinh tế phát triển giải pháp bù đắp thâm hụt ngân sách thường là phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính để vay vốn trong dân chúng. Một khối lượng lượng lớn trái phiếu chính phủ có thể được bán ra, nguồn vốn vay này sẽ bù vào phần thâm hụt. Tuy nhiên, nếu chính phủ cứ tiếp tục phát hàng trái phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng do đó lãi suất sẽ tăng cao. Để hạn chế việc tăng lãi suất thị trường, Ngan hàng TƯ sẽ phải mua vào các trái phiếu đó, điều này lại làm cho cung tièn tệ tăng.
Như vậy, trong mọi trường hợp tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước nếu cao va kéo dài sẽ là nguồn gốc tăng cung ứng tiền tệ gây lạm phát.
1.2.4.2. Tỷ giá hối đoái và lạm phát
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá. Trước hết nó tác động lên tâm lý của những người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá hối đoái. Đồng thời, tỷ giá tăng cũng khiến giá nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy chi phí về phía nguyên liệu tăng lênm lại quay về lạm phát phí đẩy. Việc tăng giá cả hàng hoá nhập khẩu và nguyên liệu thường gây ra phản ứng dây chuyền. Nó làm tăng giá cả ở rất nhiều hàng hoá khác, đặc biệ là hàng hoá ở những ngành sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau( như nguyên liệu ngành này là sản phẩm ngành kia)
Vậy, nguyên nhân cảu lạm phát rất đa dạng và được hiểu theo nhiều cách nhìn khác nhau. Lạm phát xuất phát từ những nguyên nhân như: nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, sản xuất sút kém, ngân sách quốc gia bị thâm hụt ; bội chi ngân sách cung cấp tiền tệ tăng trưởng quá mức ; hệ thống chính trị bị khủng hoảng làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ bị xói mòn, sức mua và uy tín của đồng tiền bị giảm sút ; nguyên nhân chủ quan là việc nhà nước chủ động sử dụng lạm phát như là một công cụ để thực thi chính sách kinh tế của mình. . . Lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế khách quan, vừa là một công cụ kinh tế. Rõ ràng là lạm phát mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI NỀN KINH TẾ
Lạm phát không phải lúc nào cũng là một tai hoạ, đối với mọi người , đối với mọi quan điểm. Nó cũng có những tác động tích cực tới nền kinh tế. Nó kích khích việc sử dụng nhân công hoặc ít ra cũng trùng với việc ấy, lạm phát kéo theo sự tăng trưởng của các năng lực sản xuất. Lạm phát có tác dụng đòn bẩy với khả năng sinh lợi tài chính. Hiển nhiên, vì nó giảm bớt trọng lượng công nợ nên càng thúc đẩy các doanh nghiệp tìm vốn đầu tư bên ngoài khi tỷ lệ lợi nhuận trong nước cao hơn lãi suất vốn đi vay, vì một tình trạng như vậy nâng cao doanh lợi của tài sản tự có của họ.
Song cái bề mặt sáng sủa chỉ là giả tạo. Ngoại trừ lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải còn có tác động tích cực tới nền kinh tế, nói chung lạm phát gây ra nhiều cái bất lợi nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội.
2.1. Lạm phát tác động tới lãi suất
Lạm phát tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Đáng kể đầu tiên là tác động lên lãi suất. Với hệ thống ngân hàng, để duy trì và ổn định sự hoạt động của mình, nó luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản có. Nghĩa là luôn luôn cần giữ cho lãi suất thực ổn định.
Ta biết rằng Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn giữ cho lãi suất thực ổn định, không còn cách nào khác là lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát. Trong một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường vấn đề lãi suất là cực kỳ quan trọng và có tác đông mạnh mẽ. Tăng lãi suất danh nghĩa dẫn tới hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
2.2. Lạm phát và thu nhập
2.2.1. Lạm phát ảnh hưởng tới thu nhập thực tế
Trong trường hợp thu nhập danh nghĩa không đổi, lạm phát xảy ra sẽ làm giảm thu nhập thực tế của người lao động
Ví dụ như với 600000 đồng tiền lương/ tháng, một công nhân sẽ mua được 2 tạ gạo giá 3000đồng/kg. Vào năm sau nếu tiền lương của người công nhân này không dổi, nhưng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế vào năm sau tăng thêm 50% so với năm trước. Tức là giá gạo tăng lên thành 4500đồng/kg, với số tiền lương nhận được trong 1 tháng, người công nhan này chỉ mau được 133, 3 kg gạo.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của những tài sản không có lãi ( tức tiền mặt ) mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi. Tức là giảm thu nhập thực tế từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Điều đó xảy ra là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao, mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), thu nhập thực(sau khi đã loại trừ tác động của lạm phát) mà người cho vay nhận được giảm đi. Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Từ đó, những hậu quả về chính trị xã hội có thể xảy ra.
2.2.2. Lạm phát khiến phân phối thu nhập không bình đẳng
Nhìn một cách xác thực thì khi lạm phát xảy ra thì người bị thiệt hại là người làm công ăn lương, những người cho vay là bị thiệt hại, còn những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi. Điều này tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay, giữa công nhân và nhà tư bản. Hơn thế nữa, nó còn thúc đẩy những người kinh doanh tăng cường thu hút tiền vay để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy, càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao. Để tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra thì chúng ta phải làm như thế nào, điều đó đã được một số nhà kinh tế đưa ra bài toán lãi suất cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với đúng tỉ lệ lạm phát.
Một cách tổng quan hơn là khi có dự đoán về lạm phát thì người làm ăn kinh tế ngầm dự trữ vàng, đầutư vào bất động sản và ngồi chờ lạm phát xảy ra và nhờ bất động sản đã giàu lên nhanh chóng. . Và ngược lại khi giá vàng bị đẩy lùi trở lại thì những kẻ dự trữ vàng vẫn không bị thiệt hại gìTrong trường hợp lạm phát tăng cao, người thừa tiền và giàu có vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản. Khi ấy, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn. Còn những người làm công ăn lương đã nghèo nay càng nghèo hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá thiết yếu trong khi những kẻ đầu cơ ngày càng giàu có hơn. tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, mức sống giữa người nghèo và người giàu.
2.3. Tác động của lạm phát đối với công ăn việc làm và ngân sách nhà nước
Khi có lạm phát xảy ra nói chung nó có tác động làm tăng trưởng nền kinh tế và tạo ra công ăn việc làm, đó là đối với nền kinh tế thi trường, còn đối với nền kinh tế bao cấp thì sao? Đó sẽ là điều hoàn toàn ngược lại, vì việc sản xuất nhiều hay ít đều do Nhà nước quy định quy định, chỉ tiêu gía cả được Nhà nước ấn định, nên sự thúc đẩy của lạm phát với gia tăng sản xuất là không có. Nhìn chung ở giai đoạn hiện nay mọi người đều có chỗ làm cả nhưng không đủ việc để làm. Đây là một dạng thất nghiệp trá hình.
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát đồng nghĩa với cung tín dụng lớn lên quá nhanh chóng, nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh để đầu tư thêm, công ăn việc làm cũng được tạo ra. Nhưng khi lạm phát giảm thì lao động và vốn bị bỏ không, không sử dụng hết năng lực của nền kinh tế. Lúc này các món nợ của ngân hàng và các chủ nợ khác sẽ dễ dàng thu lại được, nhưng nếu là ngân hàng tư nhân họ sẽ không bị thiệt hại gì cả mà chỉ có người gửi tiền mới bị thệt hại. Nhưng nếu ngân hàng là của Nhà nước chủ yếu hoạt động bằng vốn ngân sách thì thật là một nguy cơ khi có lạm phát, vốn được cấp sẽ bị hao mòn dần, càng bổ sung thêm vốn thì tốc độ lạm phát càng tăng lên nhanh. Tất nhiên lạm phát tăng lên thì có khuynh hướng tăng tiền lương và chi phí sản xuất. Những khoản chi tiêu công( tiền công, tiền lương) thường tăng nhiều và nhanh hơn những khoản thu nhập về thuế. Sự mất cân đối tự phát ấy của ngân sách nhà nước làm tăng sự phồng lên của tiền tệ do những đợt "bơm" tiền mặt kho bạc thực hiện. Trong điều kiện bao cấp do kinh tế phát triển không phù hợp với mức tăng của lạm phát nên tài sản quốc gia sẽ bị mất mát đáng kể và đến khi Nhà nước sử dụng các biện pháp để đẩy lùi lạm phát thì lập tức nhiều món tiền cho vay của Nhà nước khó được hoàn trả (nợ khó đòi tăng lên).
Tất nhiên, nhà nước cũng thấy, qua tính toán thực là số tiền để trả nợ trong nước có nhỏ dần đi. Nhưng tầm quan trọng của sự giảm nhẹ này tuỳ thuộc vào sô tiền nợ so với các khoản thu vào ngân sách. Và lạm phát càng kéo dài thì số nợ này càng bị cán mỏng thêm.
Vậy, lạm phát chỉ lúc đầu mang lại thu nhập cho ngân sách qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân. Sau đó do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của ngân sách (chủ yếu là thuế) ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, nhiều cty giải thể. . . trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề.
Tóm lại: hậu quả mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế là rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của một nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại thu nhập và sản phẩm xã hội trong nền kinh tế qua giá cả đã khiến quá trình phân hoá giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này thu được lợi lộc còn nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho đến cùng gánh nặng lạm phát lại đè lên vai người lao động. Chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LẠM PHÁT
Khi lạm phát đã xảy ra nặng nề và nghiêm trọng thì các Chính phủ của các nước phải tìm cách để chống lại lạm phát nhằm khôi phục lại sức mua của đồng tiền. Nói như vậy có nghĩa là việc thực hiện các biện pháp ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát sẽ trở thành một trong những chính sách lớn trong phát triển kinh tế của các nước.
Ổn định tiền tệ nói chung và kiềm chế lạm phát nói riêng là việc Nhà nước áp dụng các biện pháp về kinh tế và tổ chức và kỹ thuật để ổn định sức mua của đồng tiền tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ổn định tiền tệ ngay nay là ổn định sức mua của tiền giấy trên cơ sở ngăn chặn sự leo thang của giá cả hàng hoá (kể cả vàng) bằng cách giải quyết các vế của mối quan hệ giữa tiền (T) và hàng (H). Nhưng dù có áp dụng biện pháp gì đi nữa thì các mục tiêu cơ bản vẫn phải đạt được, nếu không thì chính sách tiền tệ và kiềm chế lạm phát sẽ không còn đầy đủ ý nghĩa của nó. Những mục tiêu đó là ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm... Như vậy việc áp dụng các biện pháp đó có thể bao gồm các biện pháp có tính chất chiến lược cùng các biện pháp cấp bách trước mắt.
3.1. Những biện pháp cấp bách trước mắt
Biện pháp cấp bách trước mắt để ổn định tiền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4919 .DOC