Đề án Lập chương trình quản lý luận văn của khoa tin học kinh tế bằng Visual FoxPro

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Giới Thiệu về hệ thống thông tin quản lý luận văn của khoa Tin Học kinh tế và lý do chọn đề tài 2

I. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý luận văn trong khoa 2

II. Khảo sát hệ thống 2

1. Một số nguyên tắc trong quản lý luận văn 2

2. Phân tích hệ thống quản lý luận văn cũ 3

3. Những yêu cầu của hệ thống mới 4

III. Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin 4

Giai đoạn I: Đánh giá yêu cầu 4

Giai đoạn II: Phân tích chi tiết 4

Giai đoạn III. Thiết kế lô gíc 5

Giai đoạn IV: Đề xuất các phương án của giải pháp 5

Giai đoạn V: Thiết kế vật lý ngoài 6

Giai đoạn VI: Triển khai kỹ thuật hệ thống 6

Giai đoạn VII: Cài đặt và khai thác 6

Phân II: Phân tích và thiết kế chương trình quản lý luận văn 7

I. Phân tích các chức năng cơ bản của hệ thống 7

1. Các chức năng cơ bản trong hệ thống quản lý luận văn 7

2. Phân loại và gom tụ các chức năng thành các chức năng con của chức năng chính 7

a. Chức năng quản lý luận văn gồm: 7

b. Chức năng quản lý mượn trả gồm: 7

c. Chức năng quản lý bạn đọc gồm: 8

d. Chức năng quản lý thống kê gồm: 8

e. Chức năng tra cứu thông tin gồm: 8

II. Biểu đồ phân cấp chức năng 9

III. Biểu đồ luồng dữ liệu 10

1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 10

2. Sơ đồ luồng thông tin 11

3. Sơ đồ luồng dữ liệu 12

IV. Thiết kế cơ sở dữ liệu 13

1. Các bảng cơ sở dữ liệu 13

a. Bảng luận văn (Table LUANVAN) 13

b. Bảng bạn đọc( Table BANDOC) 13

c. Bảng mượn trả (Table MUON_TRA) 13

d. Bảng thể loại luận văn (Table THELOAI) 13

e. Bảng tên giáo viên hướng dẫn(Table GVHD) 14

f. Bảng khoá học(Table Khoa) 14

2. Sơ đồ quan hệ thực thể giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu 15

V. Một số thuật toán của chương trình 16

1. Thuật toán đăng nhập chương trình 16

2. Thuật toán nhập dữ liệu 17

3. Thuật toán sửa dữ liệu 18

4. Thuật toán tìm dữ liệu thông tin 19

Phần III: Tổng quan về Visual Foxpro và một số giao diện chính của chương trình 20

I. Tổng quan về Visual Foxpro 20

1. Một số ưu điểm của Visual Foxpro Version 6.0 20

2. Một số nhược điểm của Visual Foxpro 23

II. Một số giao diện chính của chương trình 25

1. Giao diện đăng nhập chương trình 25

2. Giao diện chính của chương trình 26

3. Màn hình nhập danh sách luận văn 27

4. Màn hình cho phép nhập thể loại luận văn 28

5. Màn hình nhập thông tin bạn đọc 29

6. Màn hình mượn trả 30

7. Khi có một giáo viên mới vào khoa thì chúng ta có thể nhập tên giáo viên vào cơ sở dữ liệu thông qua form như sau 31

8. Màn hình tra cứu thông tin 32

9. Danh sách luận văn của khoa 33

Phần IV: Kết luận 34

Tài liệu tham khảo 35

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lập chương trình quản lý luận văn của khoa tin học kinh tế bằng Visual FoxPro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nhiều cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm và phải tốn nhiều công sức mà chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi sai sót, nhầm lẫn. Những khó khăn này thể hiện qua các công việc quản lý sau: - Đối với việc phục vụ bạn đọc: Khi bạn đọc mượn một luận văn, cán bộ quản lý luận văn phải kiểm tra xem luận văn đó có còn trong khoa không, nếu còn mới làm thủ tục cho mượn. Công việc này là tất yếu nhưng tốn rất nhiều thời gian để tìm sổ và tra cứu. Nếu có sự sai lệch về thông tin giữa các bảng danh mục luận văn và số lượng luận văn hiện có trong khoa sẽ dẫn đến tình trạng bạn đọc phải chờ đợi rất lâu mới nhận được câu trả lời là đã hết luận văn. Trường hợp bạn đọc không nắm vững những thông tin về luận văn thì việc tìm kiếm càng trở nên khó khăn hơn. - Đối với việc quản lý: Khi cần báo cáo thống kê định kỳ về danh mục các loại luận văn có trong khoa, tình hình bạn đọc ... của khoa sẽ mất rất nhiều thời gian. Tóm lại, việc quản lý theo phương pháp thủ công trong hệ thống cũ là không còn phù hợp ở khoa hiện nay. Những tồn tại trên đây cho thấy việc thiết kế một chương trình quản lý luận văn là rất cần thiết để có thể giải quyết được các tồn tại trên, đáp ứng các yêu cầu bạn đọc. 3. Những yêu cầu của hệ thống mới Công tác quản lý luận văn làm việc với một số lượng lớn luận văn và bạn đọc, nếu không biết sắp xếp và tổ chức công việc hợp lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống quản lý mới phải khắc phục được các nhược điểm của hệ thống cũ, phải giúp được các cán bộ quản lý luận văn làm việc dễ dàng hơn, thuận tiện hơn... giúp bạn đọc được phục vụ tốt hơn và để cho họ chấp hành các quy định của khoa một cách nghiêm túc. Mục tiêu cuối cùng của những cố gắng phát triển một hệ thống thông tin là cung cấp cho các thành viên trong tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Phát triển một hệ thống thông tin bao gồm việc phân tích hệ thống đang tồn tại, thiết kế một hệ thống mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó. Phân tích một hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và chỉnh đốn chúng để đưa ra được chuẩn đoán về tình hình thực tế. Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các mô hình lô gíc và mô hình vật lý ngoài của hệ thống đó. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin. III. Các giai đoạn phát triển một hệ thống thông tin Để phát triển một hệ thống thông tin trong một tổ chức cần phải trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn I: Đánh giá yêu cầu Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này được thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Nó bao gồm các công đoạn sau: Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu Làm rõ yêu cầu Đánh giá khả năng thực thi Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu Giai đoạn II: Phân tích chi tiết Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định những mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ giải quyết định tiếp tục tiến hành hay thôi phát triển một hệ thống mới. Để làm những việc đó giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau: lập kế hoạch phân tích chi tiết Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại Nghiên cứu hệ thống thực tại Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp Đánh giá lại tính khả thi Thay đổi đề xuất của dự án Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết Giai đoạn III. Thiết kế lô gíc Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần lô gíc của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình lô gíc của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra, nội dung của cơ sở dữ liệu, các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện và các dữ liệu sẽ được nhập vào. Mô hình lô gíc sẽ phải được những người sử dụng xem xét và chuẩn y. Thiết kế lô gíc bao gồm các công đoạn sau: Thiết kế cơ sở dữ liệu Thiết kế xử lý Thiết kế các luồng dữ liệu vào Chỉnh sửa tài liệu cho mức lô gíc Hợp thức hoá mô hình lô gíc Giai đoạn IV: Đề xuất các phương án của giải pháp Mô hình lô gíc của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên phải nghiêng về các phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình lô gíc. Mỗi một phương án là một phác hoạ của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng chưa phải là một mô tả chi tiết. Tất nhiên là người sử dụng sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn dựa trên những mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết những chi phí cho việc tạo ra chúng là rất lớn. Để giúp những người sử dung lựa chọn giải pháp vật lý thoả mãn tốt hơn mục tiêu đã định ra trước đây, nhóm phân tích viên phải đánh giá các chi phí và lợi ích cả mỗi phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Một báo cáo sẽ được trình lên những người sử dụng và một buổi trình bày sẽ được thực hiện. Những người sử dụng sẽ chọn lấy một phương án tỏ ra đứng ứng tốt nhất các yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Sau đây là các công đoạn của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp: Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức Xây dựng các phương án của giải pháp Đánh giá các phương án của giải pháp Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp Giai đoạn V: Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật, và tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài là: Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài Thiết kế chi tiết các giao diện Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá Thiết kế các thủ tục thủ công Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn VI: Triển khai kỹ thuật hệ thống Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả hệ thống. Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống là như sau: Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật Thiết kế vật lý trong Lập trình Thử nghiệm hệ thống Chuẩn bị tài liệu Giai đoạn VII: Cài đặt và khai thác Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này gồm các công đoạn sau: Lập kế hoạch cài đặt Chuyển đổi Khai thác và bảo trì Đánh giá Như vậy, kết quả của quá trình phân tích và thiết kế bao gồm hai phần lớn: hệ thống thông tin và tài liệu hệ thống Phần 2 Phân tích và thiết kế chương trình quản lý luận văn I. Phân tích các chức năng cơ bản của hệ thống 1. Các chức năng cơ bản trong hệ thống quản lý luận văn - Nhập luận văn mới - Cập nhật thông tin về luận văn - Xem danh mục luận văn và sách cho mượn luận văn - Tra cứu, tìm kiếm theo tên đề tài luận văn, tên tác giả, tên giáo viên hướng dẫn - Thống kê mượn trả -Thống kê luận văn - Theo dõi thống kê mượn trả của bạn đọc 2. Phân loại và gom tụ các chức năng thành các chức năng con của chức năng chính Sau khi phân loại và gom tụ ta được hệ thống quản lý luận văn với 5 chức năng chính sau: - Chức năng quản lý luận văn - Chức năng quản lý mượn trả - Chức năng quản lý bạn đọc - Chức năng thống kê - Chức năng tra cứu a. Chức năng quản lý luận văn gồm: - Nhập luận văn - Sửa đổi thông tin về luận văn - Huỷ luận văn b. Chức năng quản lý mượn trả gồm: - Mượn luận văn -Trả luận văn - In giấy báo quá hạn c. Chức năng quản lý bạn đọc gồm: - Nhập thông tin bạn đọc - Sửa đổi thông tin bạn đọc - Huỷ thông tin bạn đọc d. Chức năng quản lý thống kê gồm: - Thống kê luận văn có trong khoa - Thống kê bạn đọc của luận văn - Thống kê bạn đọc đang mượn luận văn e. Chức năng tra cứu thông tin gồm: - Tìm kiếm theo mã luận văn - Tìm kiếm theo tên đề tài - Tìm kiếm theo tên giáo viên hướng dẫn - Tìm kiếm theo tên tác giả II. Biểu đồ phân cấp chức năng Qua quá trình phân tích các chức năng trên của hệ thống quản lý luạn văn ta thu được một mô hình chung về quả trình quản lý luận văn dưới dạng biểu đồ phân cấp chức năng sau: Quản lý luận văn của khoa Tin học kinh tế Quản lý luận văn Quản lý mươn trả Quản lý bạn đọc Thống kê Nhập luận văn mới Sửa thông tin về luận văn Mượn luận văn Trả luận văn In quá hạn Nhập thông tin bạn đọc Sửa thông tin bạn đọc Huỷ thông tin bạn đọc Thống luận văn Thống kê bạn đọc Thống kê mượn trả luận văn Tra cứu Theo mã luận văn Theo tên đề tài Theo tên tác giả Theo tên giáo viên hướng dẫn luâ III. Biểu đồ luồng dữ liệu 1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh được xây dựng ở giai đoạn đầu của quá trình phân tích và được dùng để vạch ranh giới hệ thống và buộc quá trình phân tích phải xem xét mọi ràng buộc của hệ thống. Sơ đồ mức khung cảnh sẽ diễn tả mọi tập hợp các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sau, trong tiến hành xử lý, bàn giao thông tin cho nhau. Đây chính là công cụ chính của qú trình phân tích hệ thống, là cơ sở để thiết kế phần trao đổi và phần dữ liệu. Trả lời Bạn đọc Sinh viên mới tốt nghiệp Luận văn Hệ thống quản lý luận văn mới yêu cầu Bạn đọc mượn Ban chủ nhiệm khoa Ban chủ nhiệm khoa Báo cáo kiểm kê luận văn Thông tin chung Trong đó bạn đọc, sinh viên mới tốt nghiệp, ban chủ nhiệm khoa là những tác nhân ngoài hệ thống, các liên kết chỉ các dòng thông tin của hệ thống. Sơ đồ dòng dữ liệu là một trong những dòng công cụ quan trọng nhất trong việc phân tích hệ thống có cấu trúc, nó đưa ra phương pháp thiết kế mối quan hệ giữa các chức năng hoặc quá trình của hệ thống với những thông tin mà chúng sử dụng. 2. Sơ đồ luồng thông tin Thời điểm Sinh viên Nhân viên quản lý Bạn đọc Ban chủ nhiệm khoa cuối mỗi khoá luận văn mới Xử lý dữ liệu thông tin đã xử lý Tra cứu Kho luận văn Nhập luận văn mới yêu cầu Trả lời Báo cáo 3. Sơ đồ luồng dữ liệu Sinh viên mới tốt nghiệp Bạn đọc Thông tin bạn đọc mượn Thông tin về luận văn 1.0 Quản lý luận văn 2.0 Thông tin về luận văn tìm Bạn đọc luận văn Mượn trả Thông tin bạn đọc 3.0 4.0 Tổng hợp bạn đọc Thông tin tồn kho Thông tin trả lời Quản lý mượn trả Thống kê Quản lý bạn đọc 5.0 Tra cứu Thông tin tìm kiếm Thông tin chung Thông tin về luận văn tìm kiếm Ban chủ nhiệm khoa IV. Thiết kế cơ sở dữ liệu 1. Các bảng cơ sở dữ liệu a. Bảng luận văn (Table LUANVAN) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Mô tả 1 Malv Character 7 Mã luận văn 2 Tendetai Character 150 Tên đề tài 3 MaGVHD Character 7 Mã giáo viên hướng dẫn 4 Tacgia Character 30 Tên tác giả 5 Makhoa character 7 Mã khoá học 6 Maloailv character 7 Mã loại luận văn b. Bảng bạn đọc( Table BANDOC) STT Tên Trường kiểu Độ rộng Mô tả 1 Mabd character 7 Mã bạn đọc 2 Hoten Character 30 Họ tên bạn đọc 3 Ngaysinh Date 8 ngày sinh 4 Gioitinh Character 4 giới tính 5 Lop character 10 Thuộc lớp 6 Khoa Character 20 Thuộc khoa 7 Diachi character 50 Địa chỉ c. Bảng mượn trả (Table MUON_TRA) STT Tên trường Kiểu Động rộng Mô tả 1 Malv Character 7 Mã luận văn 2 Mabd Character 7 Mã bạn đọc 3 Ngaymuon Date 8 Ngày mượn luận văn 4 NgayHenTra Date 8 Ngày hẹn trả luận văn d. Bảng thể loại luận văn (Table THELOAI) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Mô tả 1 Maloailv Character 7 Mã luận văn 2 Tenloailv character 50 Tên đề tài e. Bảng tên giáo viên hướng dẫn(Table GVHD) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Mô tả 1 MaGVHD Character 7 Mã giáo viên hướngdẫn 2 TenGVHD Character 30 Tên giáo viên hướng dẫn f. Bảng khoá học(Table Khoa) STT Tên trường Kiểu Độ rộng Mô tả 1 Makhoa character 7 Mã khoá học 2 Tenkhoa character 10 Tên khoá học 2. Sơ đồ quan hệ thực thể giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu V. Một số thuật toán của chương trình 1. Thuật toán đăng nhập chương trình Y N Y N có tiếp tục nữa không Kết thúc Thực hiện công việc đăng nhập vào chương trình chính Kiểm tra tính hợp lệ của tên người sử dụng và mật khẩu Nhập tên người dùng và mật khẩu Bắt đầu 2. Thuật toán nhập dữ liệu Bắt đàu Y N Có tiếp tục nữa không? Kết thúc Tiến hành nhập số liệu Tạo bản ghi trằng 3. Thuật toán sửa dữ liệu Bắt đầu Nhập mã bản ghi cần sửa Có tồn tại bản ghi này không? Hiện bản ghi cần sửa Sửa dữ liệu Cósửa tiếp nửa không? Hiện thông báo Y N N Y Kết thúc 4. Thuật toán tìm dữ liệu thông tin Bắt đầu Nhập thông tin cần tìm kiếm Tìm kiếm Hiện thông tin tìm thấy Kết thúc Y N Thông báo Phần 3 Tổng quan về Visual Foxpro và một số giao diện chính của chương trình I. Tổng quan về Visual Foxpro 1. Một số ưu điểm của Visual Foxpro Version 6.0 Microsoft Visual Foxpro là một môi trường hướng đối tượng mạnh mẽ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu của bạn và phát triển các ứng dụng. Visual Foxpro cung cấp các công cụ bạn cần để tổ chức các Table chứa thông tin, chạy các Query, tạo một hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan thống nhất, hay lập trình một ứng dụng sắp xếp dưc liệu hoàn chỉnh cho người sử dụng. Trong hệ cơ sở dữ liệu Visual Foxpro có 3 khả năng chính: định nghĩa dữ liệu, khai thác và quản trị dữ liệu. Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các khả năng của Visual Foxpro được mô tả: - Lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. - Cho phép người dùng sử dụng ngôn ngữ hỏi đáp SQL. - Có nhiều chức năng trong môi trường đa người sử dụng thông qua mật khẩu, đồng thời có chức năng gán quyền sử dụng cho mỗi cá nhân hay từng nhóm riêng biệt. Điều quan trọng nhất là nó đảm bảo các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu ngay cả khi được phân tán trên mạng và cơ chế khoá cho phép nhất quán khi truy cập trong môi trường đa người dùng. Là một chương trình chạy trên Windows nên giao diện rất quen thuộc, nhiều chức năng trợ giúp thiết kế đơn giản, nhanh, đẹp... Cho phép chia sẻ hay kết nối dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau như Word, Excel hay phần liên kết nhúng đối tượng OLE. Trong version này, có thể thấy điểm mạnh hơn trong project và database. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm code nguồn như Microsoft Visual SourceSafe, cũng có thể kiểm soát những hành vi do ProjectHook Class cung cấp khi thực hiện lệnh Create Class, Create Object (), hay New object (), hoặc sử dụng Application Builder. Database container cho phép nhiều người sử dụng tạo lập hoặc hiệu chỉnh ứng dụng đồng thời trong cùng một database. Phát triển các ứng dụng một cách dễ dàng hơn, trong version này thêm một chức năng mới Application Wizard cung cấp các project Hook Class mới và khả năng nâng cao đặc tính Application Framework làm cho ứng dụng hiệu quả hơn, chúng tôi cũng thêm những tính năng nâng cao kinh nghiệm phát triển ứng dụng và thêm những chức năng tiện lợi cho ứng dụng. Trong version này của Visual Foxpro đã cải tiến nâng cao công cụ Debug, bạn có thể tìm lỗi và kiểm tra những thành phần của ứng dụng một cách dễ dàng hơn. Bạn có chức năng mở công cụ Debug trong cửa sổ chính của Visual Foxpro nơi chúng hiện hữu cùng màn hình giao diện ứng dụng của bạn. Và trong version này chúng ta còn thấy thêm một công dụng nữa tốt hơn những version trước đó là thiết kế bảng và lập từ điển dữ liệu mở rộng dễ dàng hơn. Có thể dễ dàng thêm các Index giống như tạo các Field và chỉ rõ nhiều giá trị mặc nhiên làm cho khi thiết kế Form nhanh hơn và dễ dàng hơn. Có thể định nghĩa một khoá thường (regular index) trên cùng một trang và trên cùng một hàng với Field. Connection Designer làm việc với trình quản trị cơ sở dữ liệu ODBC tạo những kết nối dễ dàng hơn cho việc tạp lập. Nhà thiết kế cũng cung cấp thêm những thuộc tính mặc nhiên cho control class, input Mark, Format. Trong Visual Foxpro 7.0 còn nâng cao tính năng Query và View Designer. Có thể tạo các Outer joint, chỉ định tên gọi cho các cột hoặc chọn một số record thoả một điều kiện nào đó… bằng Query và bằng View Designer. Trong version này còn gia tăng những tính năng cho Form và sẽ dễ dàng trong thiết kế. Theo những nâng cấp cho từ điển dữ liệu trợ giúp trong thiết kế Form, sử dụng Form Designer sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn. Form Designer hổ trợ công cụ Single Document Interface (SDI) và Multiple document (MDI) cho bạn làm những gì bạn muốn trên ứng dụng. Sử dụng SDI, tạo được những cửa sổ ứng dụng bên trong cửa sổ Destop của Window. Shortcut Menu Designer giúp tạo những shortcut sử dụng trong hành vi nhấn nút chuột phải. Một đặc tính khá quan trọng nữa là Visual Foxpro đã gắn ActiveX và OLE chặt chẽ hơn. Visual Foxpro là một server tự động hoá, vì thế các ứng dụng khác có thể gắn vào Visual Foxpro. Trong khả năng của Isimple Frame mở rộng hổ trợ nhiều điều khiển loại ActiveX rộng hơn. Visual Foxpro hổ trợ khả năng tạo những server tự động của riêng bạn để có thể truy xuất dữ liệu từ xa hay tự động. Ngoài ra Visual Foxpro còn một số ưu điểm cụ thể sau: Làm cho cơ sở dữ liệu dễ bảo trì Khi dùng Visual Foxpro, ta có thể làm theo ý mình để tính ra những giá trị theo những công thức. Tạo và điều khiển các đối tượng: dùng Visual Foxpro, ta có thể điều khiển tất cả các đối tượng trong cơ sở dữ liệu và cả bản thân cơ sở dữ liệu nữa. Khi dùng Visual Foxpro ta có thể thiết kế giao diện của chương trình rất đa dạng, phong phú và thuận tiện với người sử dụng vì nó có thể giao lưu với rất nhiều ứng dụng khác. Chính vì những ưu điểm nổi bật như trên của Visual Foxpro mà em đã chọn Visual Foxpro để viết chương trình này. 2. Một số nhược điểm của Visual Foxpro Ngoài những ưu điểm trên của Visual Foxpro thì VisualFoxpro cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định sau: Giới hạn liên quan đến bảng dữ liệu và File Index. Số lượng mẫu tin tối đa trong một bảng là chỉ có 1 tỷ, với kích thước tối đa chưa lên tới 2 gigabytes và số lượng ký tự tối đa trên một record là rất hạn chế 65.500 ký tự, số lượng Field tối đa trên một record chỉ có 255 Field, trong khi đó số lượng bảng dữ liệu tối đa được mở tại một thời điểm là 255 bảng. Số ký tự tối đa trên một Field là 254 ký tự cộng với kích thước tối đa của khoá Index chỉ là 100 nên nhiều khi có bất cập khi thiết kế ứng dụng lớn. Thêm vào đó số File Index mở tối đa trên một bảng là không giới hạn, số lượng File Index mở tối đa trên tất cả các vùng làm việc cũng không giới hạn, số lượng tối đa các mối quan hệ và chiều dài tối đa của biểu thức quan hệ là không giới hạn. Do vậy, nhiều khi chúng ta rất khó khăn trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Các giới hạn liên quan đến biến và mảng Số biến mặc nhiên trong một ứng dụng là 1024 biến, trong khi đó số biến tối đa trong một ứng dụng chỉ lên đến 65000 biến, số mảng tối đa cũng là 65000 mảng, mà số phần tử tối đa trong một mảng chỉ có 65000 phần tử. Giới hạn liên quan đến File chương trình và thủ tục Số dòng lệnh tối đa trong File chương trình là không giới hạn, kích thước tối đa của một Module biên dịch chỉ có 64k, trong khi đó số thủ tục tối đa trên một File là không giới hạn. Mặt khác,số lượng tối đa câu lệnh DO lồng nhau chỉ có 128 và cấp tối đa của lệnh read là 5 và thông số truyền tối đa là 27, nên nhiều khi gây khó dễ cho người thiết kế cơ sở dữ liệu. Giới hạn liên quan đến công cụ report Designer Số lượng Object tối đa là không giới hạn, trong khi đó chiều dài tối đa của Report thì chỉ có 20 inches, số nhóm tối đa chỉ có 128 nhóm cộng với số ký tự tối đa của biến report chỉ có 255 biến. Đó là một số hạn chế nhất định trong report Designer của Visual Foxpro. Các giới hạn khác Trong Visual Foxpro thì số cửa sổ mở tối đa là không giới hạn nhưng số cửa sổ Browse mở tối đa thì chỉ có 255 cửa sổ. Số Field tối đa được chọn trong câu lệnh SQL chỉ có 255 ký tự và số ký tự tối đa của đối tượng Label trên Report thì không được vượt quá 252 ký tự dó đó khi thiết kế những ứng dụng lớn hay gặp phải vấn đề trình trang trí trên Report II. Một số giao diện chính của chương trình 1. Giao diện đăng nhập chương trình 2. Giao diện chính của chương trình 3. Màn hình nhập danh sách luận văn Khi chọn chức năng "Nhập luận văn" thì chương trình sẽ hiện ra Form cho phép người dùng có thể nhập luập văn mới vào cơ sở dữ liệu để lưu trữ. 4. Màn hình cho phép nhập thể loại luận văn Khi chọn chức năng "Nhập thể loại luận văn" thì chương trình sẽ hiện lên Form cho phép người sử dụng nhập thể loại của từng luận văn vào cơ sở dữ liệu. 5. Màn hình nhập thông tin bạn đọc Khi chọn chức năng "Nhập thông tin bạn đọc" thì chương trình sẽ hiện ra Form cho phép người sử dụng nhập những thông tin cần thiết về bạn đọc vào trong cơ sở dữ liệu để lưu trữ lại. 6. Màn hình mượn trả Khi chọn chức năng này chương trình sẽ hiện ra Form, cho phép người sử dụng có thể nhập vào chương trình những bạn đọc đã mượn luận văn và ngày hẹn trả của bạn đọc nếu không trả đúng hạn thì chương trình sẽ in giấy báo quá hạn. 7. Khi có một giáo viên mới vào khoa thì chúng ta có thể nhập tên giáo viên vào cơ sở dữ liệu thông qua form như sau 8. Màn hình tra cứu thông tin Khi chọn chức năng "tra cứu" thì chương trình sẽ hiện lên Form cho phép người sử dụng hay bạn đọc có thể tìm kiếm luận văn với những thông tin ít ỏi như: mã luận văn, tên đề tài, tên giáo viên hướng dẫn, hay tác giả . 9. Danh sách luận văn của khoa Báo cáo này in ra danh sách luận văn có trong khoa hiện nay. Phần 4 Kết luận Trong thời kỳ thông tin hiện đại, việc sử dụng các ứng dụng tin học vào việc xử lý thông tin là một việc không thể thiếu được. Ngoài việc tiếp nhận các phần mềm ứng dụng của nước ngoài chúng ta còn có các chương trình ứng dụng của chính mình. Kết hợp với yêu cầu từng bước tin học hoá việc "Quản lý luận văn", tôi đã xây dựng đề tài "Phân tích, thiết kế hệ thống quản lý luận văn của khoa Tin học kinh tế". Đề tài đã thu được một số kết quả như sau: -Lưu trữ và truy cập dữ liệu một cách an toàn, chính xác - Phục vụ kịp thời các yêu cầu quản lý và tìm kiếm thông tin - Kết quả thống kê được chính xác và nhanh chóng Tuy vậy, do thời gian và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế do đó đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo trong quá thực hiện đề tài này. Tài liệu tham khảo 1.TS. Trương Văn Tú- TS. Trần Thị Song Minh Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, Hà Nội-năm 2000 2.Nguyễn Ngọc Minh (chủ biên)- Nguyễn Đình Tê (hiệu đính) Sử dụng và khai thác Microsoft Visual Foxpro 6.0 Nhà xuất bản Giáo dục-2000 3.Tổng hợp và biên dịch: VN-GUIDE và kỹ sư tin học: Đinh Xuân Lâm Những bài thực hành Visual Foxpro, Nhà xuất bản thống kê Các luận văn tố nghiệp của sinh viên K41 Khoa Tin học kinh tế trường đại ĐHKTQD Mục lục Trang Phụ lục Một số mã nguồn chính của chương trình quản lý luận văn của khoa Tin học kinh tế Mã nguồn Form Nhập luận văn cmdNhap-Click() select luanvan go top =messagebox("Đã về đến bản ghi đầu tiên",20,"Thông Báo")=6 thisform.refresh Cmxem-Click() BROW FONT [.VnArial],12 NOAPPE NODELE NOMODIFY CmdXoa-Click() select luanvan IF MESSAGEBOX('Co chac chan xoa hang nay khong?',36,'Chu y') = 6 DELE if !EOF() skip pack endif if EOF() and !BOF() skip -1 endif ENDIF thisform.refresh cmdThoat-Click() select luanvan if messagebox("Có muốn thoát không?",20,"Thông báo")=6 then thisform.release endif CmDDau-Click() select theloai go top =messagebox("Đã về đến bản ghi đầu tiên",20,"Thông Báo")=6 thisform.refresh CmdKe-Click() select theloai skip -1 if BOF() go top =messagebox("Đã về đến bản ghi đầu tiên",20,"Thông Báo")=6 endif thisform.refresh CmdTiep-Click() select theloai skip 1 if EOF() go bottom =messagebox("Đã về đến bản ghi Cuối cùng",20,"Thông Báo")=6 endif thisform.refresh CmdCuoi-Click() select theloai go bottom =messagebox("Đã về đến bản ghi cuối cùng",20,"Thông Báo")=6 thisform.refresh Mã nguồn Form Nhập thể loại luận văn CmdNhap-Click() select theloai append blank thisform.txtmalv.setfocus thisform.refresh CmdXem-Click() BROW FONT [.VnArial],12 NOAPPE NODELE NOMODIFY CmdXoa-Click() select theloai IF MESSAGEBOX('Co chac chan xoa hang nay khong?',36,'Chu y') = 6 DELE if !EOF() skip pack endif if EOF() and !BOF() skip -1 endif ENDIF thisform.refresh CmdTh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35496.doc