MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
Phần I: Giới thiệu về luật chống bán phá giá của Mỹ 3
Phần II: Thực tiễn vụ kiện bán phá giá tôm 7
1. Diễn biến tình hình 7
2. Động cơ 8
3. Phản ứng của các bên 9
a. Phản ứng của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam 9
b. Phản ứng của các nước cùng bị kiện 10
c. Phản ứng của các tổ chức và người tiêu dùng Mỹ 11
4. Kết quả hiện tại 12
Phần III: Bài học kinh nghiệm và biện pháp đối phó 14
1. Bài học kinh nghiệm 14
2. Biện pháp đối phó 15
Kết luận 18
Danh mục tài liệu tham khảo 19
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Luật chống bán phá giá của Mỹ và vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôm.
Phần III: Bài học kinh nghiệm và giải pháp đối phó.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Ths. Mai Thế Cường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã quan tâm giúp em hoàn thành tốt bản đề án này. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, phê bình, đóng góp của các thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Hà Nội tháng 11 năm 2004
Sinh viên:
Lê Thị Như Trang
Phần I
Giới thiệu về luật chống bán phá giá của Mỹ
Thế nào là chống bán phá giá?
Theo hiệp ước chống bán phá giá (Hiệp ước AD) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) có hiệu lực từ ngày 1.1.1995 thì một món hàng coi như bán phá giá nếu được đưa vào thị trường một nước khác với một giá thấp hơn giá trị bình thường của nó, tức là nếu giá xuất khẩu của mặt hàng đó thấp hơn giá so sánh được với một món hàng tương tự bán trên thị trường của nước xuất khẩu thì mặt hàng đó sẽ bị coi là bán phá giá.
Xét về bản chất việc bán phá giá của các nước có mặt hàng xuất khẩu là sự cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ thương mại. Luật chống bán phá giá nhằm bảo vệ các nghành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu.
ở Mỹ, hàng hóa bị coi là bán phá giá nếu nó được xác định là hàng nước ngoài được bán vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn “giá trị thông thường ”. Thấp hơn giá trị thông thường nghĩa là giá của hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn mức giá của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ ba thay thế thích hợp (trong trường hợp nền kinh tế phi thị trường).
Các thủ tục điều tra về bán phá giá ở Mỹ
Các thủ tục điều tra về phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của của một ngành công nghiệp hoặc do Bộ Thương mại(DOC) tự khởi xướng.
Bộ thương mại và ủy ban thương mại quốc tế(ITC) phải điều tra để xác định xem có hiện tượng bán phá giá hay không và việc bán phá giá có gây tổn thất đến sản xuất nội địa? DOC phụ trách việc xác định xem hàng nhập khẩu có bán phá giá hay không, ITC sau đó sẽ xác định xem nghành công nghiệp liên quan đó của Hoa Kỳ có bị thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu gây ra hay không. Nếu quyết định cuối cùng của DOC là có bán phá giá thì ITC sẽ xem xét vấn đề tổn hại. Sau đó DOC sẽ ra một pháp lệnh chống bán phá giá và ấn định biên độ phá giá. Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định đối với sản phẩm khi việc bán phá giá và thiệt hại được xác định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị bình thường” của hàng hóa đó và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Bộ thương mại sẽ xác định giá trị bình thường của hàng nhập khẩu theo một trong ba cách theo thứ tự ưu tiên là:
Giá bán của hàng hóa đó tại nước xuất xứ
Giá bán của hàng hóa đó tại thị trường thứ ba
“Giá tính toán ” bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản cho lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các chi phí hành chính khác như đóng gói….
DOC khẳng định giá ở Mỹ là giá thị trường. Đối với Việt Nam, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho là nước có nền kinh tế phi thị trường và sẽ lấy một nước thứ ba để tính giá chi phí. Đó là điều bất lợi lớn nhất đối với chúng ta trong vụ kiện lần này. Lần trước khi hiệp hội các chủ cá da trơn Mỹ kiện chúng ta trong vụ cá tra và cá basa, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN(VASEP) đã chọn Bangladesh làm nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất sau đó DOC đã tính toán và ra phán quyết các doanh nghiệp VN bán phá giá cá tra tại Mỹ.
Thủ tục điều tra một vụ bán phá giá của Mỹ như sau:
Nguyên đơn nộp đơn cho cả DOC và ITC cùng một lúc. Nguyên đơn có thể là các nhà sản xuất nội địa, liên đoàn lao động hoặc các hiệp hội thương mại.
Khi có đơn kiện cả DOC và ITC đều tiến hành điều tra nhưng ITC sẽ tiến hành ngay còn DOC sẽ tiến hành trong vòng 20 ngaỳ kể từ ngày nộp đơn sau khi xem xét đơn có đáp ứng yêu cầu hay không?
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp đơn ITC sẽ đưa ra quyết định sơ bộ về việc có bằng chứng nào chứng minh mặt hàng nhập khẩu đang bị kiện bán phá giá gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho nghành sản xuất trong nước hay không.. ITC sẽ tiến hành một buổi điều trần công khai để các bên liên quan trình bày quan điểm của mình và sẽ gửi bảng câu hỏi cho cho các nhf sản xuất Mỹ nhà nhập khẩu Mỹ và các nhà sản xuất nước ngoài.
Quyết định sơ bộ của DOC: DOC sẽ gửi bảng câu hỏi chi tiết về thông tin cơ bản của công ty đó, thực tiễn bán hàng nội địa, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm …..cho các nhà sản xuất nước ngoài có mặt hàng bị kiện bán phá giá. Thời gian để trả lời bảng câu hỏi từ 30 đến 45 ngày. Doc cũng cho phép luật sư của hai phía nguyên đơn và bị đơn trình bày quan điểm về các vấn đề liên quan đến vụ việc.
Quyết định cuối cùng của DOC được đưa ra trong vòng 75 ngày sau khi có quyết định sơ bộ: Nếu quyết định sơ bộ là có bán phá giá thì bị đơn có quyền yêu cầu kéo dài thêm 60 ngày, Nếu quyết định sơ bộ là không bán phá giá thì nguyên đơn có quyền yêu cầu thêm 135 ngày sau khi có quyết định sơ bộ.
Quyết định cuối cùng của ITC: Nếu quyết định cuối cùng của DOC là là có bán phá giá thì ITC sẽ xem xét vấn đề tổn hại và đưa ra phán quyết cuối cùng trong vòng 45 ngày kể từ ngày có quyết định cuối cùng của DOC.
Sau đó, DOC sẽ một pháp lệnh chống bán phá giá, ấn định biên độ phá giá cho các công ty nước ngoài tham gia vụ kiện và một mức khác cho tất cả các công ty khác xuất khẩu cùng một mặt hàng từ nước bị kiện nhưng không tham gia vụ kiện. Sau khoảng 1 năm từ khi có pháp lệnh chống bán phá giá, DOC sẽ ấn định mức thuế chống bán phá giá chính thức.Theo luật chống bán phá giá của Mỹ, DOC sẽ xem xét lại các thuế chống bán phá giá 5 năm sau ngày ban hành.
(Xem sơ đồ trang bên)
Sơ đồ thể hiện trình tự kiện bán phá giá của Mỹ:
Đơn kiện
DOC
ITC
Sau 20 ngày
Điều tra
Sau 45 ngày
Điều tra
Gửi bảng câu hỏi cho các công ty tự trả lời
Quyết định sơ bộ
Điều trần công khai
Quyết định sơ bộ
Trong vòng 75 ngày
Gửi bảng câu hỏi cho các nhà sản xuất
Trong vòng 45 ngày
Quyết định cuối cùng
Pháp lệnh chống
bán phá giá
Quyết định cuối cùng
Phần II
Thực tiễn vụ kiện bán phá giá tôm
1. Diễn biến tình hình
- Ngày 31 tháng 12 năm 2003, liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ(SSA) đã chính thức đệ đơn lên bộ thương mại và ủy ban thương mại quốc tế khởi kiện chống bán phá giá sản phẩm tôm của một số nước trong đó có Việt Nam. Mặt hàng bị khởi kiện trước hết rơi vào nhóm tôm đông lạnh và đóng hộp vai trò của Việt Nam trong vụ kiện này rất lớn bởi so với các nước xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ, Việt Nam là nước có ảnh hưởng đối với họat động nhập khẩu tôm của họ (với tổng kim nghạch nhập khẩu trên 2 tỷ USD).
- Các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bao gồm: công ty chế biến và XNK Cà Mau(Canimex), XN chế biến thủy sản Minh Phú (CM), Công ty cổ phần thủy sản Minh Hải (Searpodex Minh Hải, Bạc Liêu), công ty TNHH Kim Anh (Sóc Trăng).
- Ngày 6 tháng 1 năm 2004 các nước xuất khẩu tôm gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ, Braxin, và êcuado đã ra thông cáo báo chí chung bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về quyết định của một số nhà sản xuất và kinh doanh tôm Mỹ tìm cách thực hiện những biện pháp chống lại các nước xuất khẩu tôm nhằm bảo hộ hoạt động kinh doanh của họ.
- Ngày 17 tháng 2 năm 2004 với tỷ lệ bỏ phiếu 6/0 ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) đã sơ bộ khẳng định nghành công nghiệp đánh bắt tôm nội địa Mỹ đã bị thiệt hại trên thực tế do tôm nhập khẩu từ sáu nước trên.
Lý do kết luận Tôm của các nước trên đang được bán phá giá ở Mỹ:
Thứ nhất là lượng Tôm sáu nước bị kiện xuất vào thị trường Mỹ (2003) có giá trị trên 2,4 tỷ Đô la và chiếm 86,7 % thị phần
Thứ hai là do giá Tôm nhập khẩu thấp hơn Tôm sản xuất trong nước từ 10%đến 20 % làm cho giá Tôm bán ở Mỹ bị đẩy xuống thấp ngang giá những năm 70. Theo điều tra của DOC thì giá Tôm bán của các nước trên hiện nay ở thị trường Mỹ là dưới “mức công bằng”
- Ngày 18 tháng 2 VASEP đã ra thông báo phản ứng lại quyết định sơ bộ của ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong vụ điều tra trên. Thông báo nêu rõ: “ Cộng đồng DN chế biến và xuất khẩu Tôm Việt Nam rất thất vọng về quyết định của USITC và lấy làm tiếc là USITC đã không sớm đình chỉ vụ kiện này. Quyết định đó không những gây thiệt hại cho những người nuôi Tôm các nhà sản xuất chế biến Tôm Việt Nam và các nước bị kiện mà còn gây hại cho quyền lợi người tiêu dùng Mỹ”. VASEP khẳng định các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Tôm Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá Tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Tôm Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn độc lập theo cơ chế thị trường chấp nhận cạnh tranh ngày càng tăng ở thị trường nội địa và ở các thị trường xuất khẩu để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Tôm Việt Nam không nhận bất cứ sự tài trợ nào từ phía chính phủ Việt Nam, hoạt động kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam và theo thông lệ luật pháp quốc tế, tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo quy định của chính phủ, không khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp ở Hoa Kỳ.
- Tháng 7 năm 2004 Bộ thương mại Mỹ đã công bố mức thuế chống bán phá giá Tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ của 38 doanh nghiệp Việt Nam từ 13,1%đến 99,13%, bình quân gia quyền là 53,11%, một số nguồn thông tin đã dự đoán, nếu không có gì khác đây sẽ là mức thuế chính thức.
- Phán quyết cuối cùng đối với Việt Nam dự kiến được đưa ra ngày 24/11/2004. DOC sẽ ban lệnh “ Thuế chống bán phá giá ” và chỉ thị cho Hải quan Mỹ thu tiền đặt cọc đối với Tôm nhập khẩu bị đánh thuế dự kiến vào ngày 15/1/2005.
2. Động cơ
Thứ nhất, do thời gian qua sự bất ổn định về tình hình kinh tế và chính trị ở Hoa Kỳ kéo dài làm cho giá tôm trên thị trường Mỹ sụt giảm liên tục. Tôm của Mỹ không thể cạnh tranh được với hàng hóa từ các quốc gia đang phát triển. Tiến hành vụ kiện lần này họ hy vọng rằng có thể cứu các doanh nghiệp trong nước đang bên bờ vực thẳm của sự phá sản.họ muốn dùng chiêu bài khởi kiện chống bán phá giá để bảo hộ mậu dịch, ngăn chặn hàng nhập khẩu và tranh thủ sự viện trợ từ phía chính phủ Mỹ.
Thứ hai, nước Mỹ đang ở trước thềm bầu cử tổng thống mới, chính quyền Bush có chương trình hỗ trợ giải quyết tranh chấp về bán phá giá nhằm lấy lòng cử tri và giới công nghiệp nên vụ kiện có nhiều khả năng sẽ được ủng hộ từ phía chính quyền Mỹ.
Thứ ba, các luật sư Mỹ muốn khuấy động phong trào bán phá giá Tôm lên để trục lợi, từ các nhà sản xuất Tôm Mỹ đến các nhà sản xuất Tôm Việt Nam đều phải thuê họ tranh cãi.
3. Phản ứng của các bên
a. Phản ứng của chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam
Để đối phó với vụ kiện trên VASEP đã đề nghị bộ Ngoại giao, bộ thương mại. bộ thủy sản và các cơ quan hữu quan của Việt Nam chính thức phản đối Mỹ, yêu cầu hạ viện Mỹ thực thi đúng tinh thần của hiệp định thương mại Việt_ Mỹ, không thông qua dự luật sai lầm có tên gọi “Công bằng tài trợ Tôm”, không làm phương hại đến quan hệ với Việt Nam và các nước khác. VASEP đã đóng góp một khoản tiền 5.000$ cho ASDA để chuẩn bị sách trắng về Tôm và một nghiên cứu kinh tế liên quan đến hoạt động nhập khẩu Tôm vào Hoa Kỳ. Sau đó tiếp tục đóng góp một khoản tiền 50.000$ để cùng với ASDA tiến hành các hoạt động vận động hành lang và các nỗ lực khác nhằm ngăn chăn vụ kiện Tôm xảy ra.
Việt Nam khẳng định rằng hành động này của Mỹ là nhằm bảo hộ mậu dịch trái với tinh thần của hiệp định thương mại Việt _ Mỹ. Việt Nam yêu cầu Chính phủ, Quốc hội và chính giới Mỹ ngăn chặn kịp thời hành động sai trái này, không để sự việc phát triển theo chiều hướng tiêu cực.
VASEP đã quyết định thành lập ủy ban Tôm Việt Nam (VSC) chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến nuôi trồng, chế biến và kinh doanh Tôm.
Như vậy là lần này Việt Nam đã rất hăng hái tham gia vào vụ kiện Tôm.Bất lợi lớn nhất cho phía Việt Nam là trong vụ kiện bán phá giá cá Basa Việt Nam đã bị Mỹ kết luận là nền kinh tế phi thị trường và kết luận đó khó thay đổi trong vụ kiện Tôm lần này. Tuy nhiên, trong vụ kiện lần này lại có thuận lợi là có 6 nước cùng tham gia trong đó có nhiều nước được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Như vậy, ngay cả trong trường hợp xấu nhất giá để dung cho các nước đó cũng phải dùng cho Việt Nam, bản thân Mỹ không thể tùy tiện muốn lấy giá nào cũng được.
VASEP cũng đã phối hợp với các nước để thành lập liên đoàn xuất khẩu thủy sản khối ASEAN+ Trung Quốc+ ấn Độ để đối phó với vụ kiện. Mười quốc gia thành viên của ASEAN đã nhất trí ký vào văn bản chung thể hiện lập trường phản đối hành động của hiệp hội người nuôi Tôm ở 8 bang miền nam nước Mỹ.
b. Phản ứng của các nước cùng bị kiện
Về phía Thái Lan, Bộ thưong mại Thái Lan đã phủ nhận cáo buộc bán phá giá Tôm của 8 bang miền nam nước Mỹ, và tuyên bố sẽ phối hợp với các nước xuất khẩu Tôm yêu cầu chính phủ Bush phải làm sáng tỏ vấn đề này. Thái lan đã gửi thư cho các đại diện thương mại và quan chức cao cấp của DOC để giải thích rằng Tôm nhập khẩu từ Thái Lan không bán phá giá trên thị trường Mỹ. Thủ tướng Thái Lan rất quan tâm và lo ngại vụ việc ảnh hưởng đến doanh số bán mặt hàng Tôm. Vì vậy ông yêu cầu bộ thương mại Thái Lan phải gấp rút tìm biện pháp đối phó. Thủ tướng đã có cuộc gặp không chính thức với tổng thống Mỹ G.W. Bush bên lề hội nghị thượng đỉnh tháng 10 /2003để bàn về cáo buộc bán phá giá Tôm. Ông cũng ký quyết định chi 50 triệu Baht cho các chuyên gia vận động hành lang và thuê các công ty luật bảo vệ cho mình. Chính phủ Thái Lan quyết định hỗ trợ 50% chi phí thuê luật sư để theo đuổi vụ kiện này. Trong thời gian gần đây, ngành Tôm Thái Lan lâm vào cảnh khủng hoảng khi EU áp dụng hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) cho một số nước trừ Thái Lan, làm cho xuất khẩu Tôm Thái Lan sang thị trường EU giảm mạnh.
Về phía ấn Độ, hiệp hội xuất khẩu hải sản ấn Độ kêu gọi hợp tác với các nước cùng bị kiện, các nhà xuất khẩu thủy sản ấn Độ đang quên góp tiền chống lại vụ kiện, khoảng 1,5 triệu $. Hiệp hội đã thuê công ty luật nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Ông Abraham Tharakan chủ tịch hiệp hội cho biết: “ Đây sẽ là một vụ bênh vực luật pháp đắt giá nhất đối với chúng tôi tại Mỹ. Nhưng chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi sẽ chiến đấu và chiến thắng.”
Về phía Braxin, Đại sứ G.R. Prates tại Việt Nam cho biết: “ Những lý lẽ mà Mỹ đưa ra là không có cơ sở và hết sức phi lý. Có những điều rất khác biệt giữa nguyên đơn và bị đơn trong vụ kịên này. Trước hết Mỹ là nước đánh bắt thủy sản, còn chúng ta là những nước nuôi trồng thủy sản. Thứ hai, chi phí mà Mỹ phải bỏ ra là rất cao, điều này ngược lại với chi phí tại 6 nước bị kiện. Thứ ba, không phải mọi người dân Mỹ muốn có vụ kiện này mà đó chỉ là ý kiến của 12 công ty sản xuất và tiêu thụ Tôm. Ngươì tiêu dùng Mỹ không hề muốn có vụ kiện này. hơn nữa 6 nước xuất khẩu Tôm vào thị trường Mỹ với một giá rất cạnh tranh chứ không hề bán phá giá ….Vụ kiện là phi lý vì chính phủ Braxin hay Việt Nam không có đủ tiền để trợ giá cho nông dân.Chính phủ Braxin sẽ làm hết sức để hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt pháp lý
Bên cạnh đó Braxin đã liên hệ với chính phủ Việt Nam cùng các nước khác bị khởi kiện để cùng cộng tác đấu tranh chống lại vụ kiện này. ”
Về phía Trung Quốc, cho đến trước phán quyết của USITC vẫn án binh bất động. Bộ thương mại Trung Quốc đã từ chối bất cứ câu hỏi nào của phóng viên liên quan đến vụ này. Trang wed của họ cũng như hãng tin Tân Hoa xã không hề đả động gì đến vụ kiện này. Đây là một động thái khiến người ta nghĩ đến một cuộc thương lượng bên trong hay một kế hoạch vận động hành lang ở hậu trường của phía Trung Quốc.
c. Phản ứng của các tổ chức và người tiêu dùng Mỹ
Việc tăng thuế nhập khẩu Tôm sẽ dẫn đến tình trạng giá Tôm tăng vọt gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ. Hiệp hội các nhà phân phối thức ăn biển Mỹ (ASDA) – một trong những tập đoàn kinh doanh thực phẩm chế biến từ hải sản lớn nhất thế giới, đã lên tiếng chống đối quyết liệt vụ kiện của SSA: “ Nếu tăng thuế không phải người tiêu dùng nào ở Mỹ cũng đủ khả năng thích mua là mua vì ở Mỹ Tôm vẫn là món ăn hạng sang và họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn. trong khi hiện nay giá cả rất hợp với túi tiền của họ.”. ASDA cũng đã khẳng định rằng “ Chúng tôi đang chờ cơ hội được trình bày trước ủy ban thương mại Hoa Kỳ rằng Tôm nhập khẩu là điều kiện thiết yếu giúp các doanh nghiệp và người lao động Mỹ duy trì việc làm, nguồn thu nhập.” Theo ASDA Tôm của Hoa Kỳ chủ yếu đánh bắt từ thiên nhiên, chi phí đương nhiên cao hơn Tôm nuôi công nghiệp chứ không phải 6 nước trên đã bán phá giá. Chủ tịch nhóm đặc trách Tôm Wally Stevens khẳng định rằng quyết định này cho thấy chính quyền Mỹ đang cố tình áp đặt khoản thuế mới với hàng triệu người tiêu dùng Mỹ. Đây là điển hình của chủ nghĩa bất công, bảo hộ vô lý và thiếu sáng suốt. Vì trên thực tế các nước này không hề bán phá giá Tôm tại thị trường Mỹ, mà là các nhà sản xuất của họ có đủ năng lực tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý và dồi dào về số lượng. Khó khăn của ngành đánh bắt Tôm ở Mỹ chính là bởi cung cách hoạt động của họ không thể cạnh tranh hiệu quả với hàng nhập khẩu.
4. Kết quả hiện tại
Cuối tháng 7 năm 2004 bộ thương mại Mỹ đã công bố mức thuế đối với các nước bị kiện. Việt Nam hiện có 38 doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá trong đó có 4 doanh nghiệp (khoảng 36% kim nghạch), bị áp mức thuế từ 12,1% đến 19,6% - thuế suất bình quân là 15,85%, 17 doanh nghiệp chiếm 22% kim nghạch xuất khẩu bình quân 1 doanh nghiệp đạt 1,29% kim nghạch bị áp mức thuế đến 99,13%. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là biểu thuế quan sơ bộ, Phía Mỹ vẫn chưa ban lệnh “thuế chống bán phá giá”.Như vậy,hiện nay vẫn chưa có một phán quyết cuối cùng nào về kết quả của vụ kiện, điều đó có nghĩa là vụ kiện Tôm vẫn chưa kết thúc.
Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu mức thuế suất cao khiến cho giá trị xuất khẩu Tôm của Việt Nam vào thị trường Mỹ giảm đáng kể, và nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn.
Mới đây, ở Việt Nam công ty Kim Anh (1 trong 4 công ty có giá trị Tôm xuất khẩu lớn và bị kiện trong vụ kiện này) đã từ chối tiếp đoàn kiểm tra có nghĩa là họ sẽ phải chịu mức thuế rất cao. Điều đó đồng nghĩa với việc họ chấp nhận từ bỏ thị trường Mỹ. Cũng như vậy rất nhiều doanh nghiệp Braxin đã chấp nhận từ bỏ thị trường Mỹ. Họ giải thích rằng đó là do chi phí cho vụ kiện quá cao.
Phần III
Bài học kinh nghiệm và biện pháp đối phó
1. Bài học kinh nghiệm
Trải qua hai vụ kiện Cá da trơn và bán phá giá Tôm tại Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhận thấy rằng việc đương đầu với các vụ kiện chống bán phá giá không phải là quá xa mà họ sẽ dễ dàng gặp phải khi có quan hệ với Mỹ, EU, Nhật và các nước khác. Vấn đề tìm hiểu luật và chính sách chống bán phá giá không chỉ đặt ra với các doanh nghiệp mà còn đối với các cơ quan chức năng trong việc tiến hành xây dựng bộ luật chống bán phá giá của Việt Nam.
Vụ kiện trên là một bằng chứng cụ thể về sự bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ, một sự lợi dụng chính sách để cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích chính của SSA không chỉ nhằm đánh thuế cao vào các đối thủ mà còn nhằm vào khoản tiền lớn từ ngân sách liên bang mà họ nghe phong phanh các Bang miền nam được nhận nhằm chống lại con Tôm ngoại. Bởi vì nếu họ chứng minh được rằng nếu sản xuất Tôm của họ đang gặp khó khăn do việc bán phá giá của các nước xuất khẩu gây ra họ sẽ nhận được một khoản bù đắp từ phía Chính phủ.
Qua biểu thuế khác nhau mà Mỹ áp dụng cho các nước bị kiện và các mức thuế khác nhau cho các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể như các doanh nghiệp có khối lượng xuất khẩu lớn, mức độ thiệt hại gây ra lớn hơn lại hưởng mức thuế thấp hơn nhiều lần khiến cho mục đích của việc chống bán phá giá hiển nhiên bị xóa bỏ. Đồng thời Mỹ đã dung lợi ích kinh tế để phân hóa các doanh nghiệp bị kiện, nhằm hạn chế sức mạnh của doanh nghiệp trong việc chống lại vụ kiện.
So với các nước khác như Braxin,Thái Lan, ấn Độ, …..giá trị xuất khẩu Tôm của Việt Nam thấp hơn nhiều, giá bán lại cao hơn, đó là chưa kể đến tình hình xuất khẩu của các nước bị áp thuế chống bán phá giá xuất khẩu vào thị trường này có tốc độ cao hơn nhiều so với xuất khẩu Tôm của Việt Nam, nhưng Việt Nam lại bị đánh thuế cao hơn. Đây chính là một nghịch lý mà chỉ có thể giải thích bằng các nguyên nhân không phải là nguyên nhân kinh tế.
2. Biện pháp đối phó
Trong khuôn khổ của đề án, em xin đưa ra những gợi ý chung nhằm đối phó với vụ kiện và các giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện tình hình hiện tại và tìm được hướng đi đúng trong tương lai
Để đối phó với vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực tìm hiểu về chính sách và luật chống bán phá giá của Mỹ, các quy định về bán phá giá của WTO để có dự kiến bảo vệ và biện hộ cho mình. Trong trường hợp bị kết luận là có bán phá giá thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nộp thuế, nếu đã chấm dứt hành vi bán phá giá doanh nghiệp có thể đề nghị với chính phủ Mỹ phúc thẩm để có thể hủy bỏ các hình thức xử phạt. Đây là điều khoản hoàng hôn trong trong bộ luật AD của Mỹ, các doanh nghiệp cần bám sát vào điều khoản này để có thể đề nghị phúc thẩm nhằm giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phối hợp với nhau trong việc chống lại vụ kiện, tăng cường củng cố sự đoàn kết nhằm tập trung sức mạnh. Vừa qua thông qua áp dụng biểu thuế, Mỹ đã lợi dụng phân hóa các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta cần có biện pháp đối phó hợp lý.Chẳng hạn như trong điều kiện bị áp mức thuế khác nhau để tránh mức thuế cao tận dụng mức thuế thấp các doanh nghiệp Việt Nam nên tổ chức hình thức liên doanh trong xuất khẩu Tôm vào thị trường Mỹ. Tuy rằng còn nhiều khúc mắc nhưng từ đây có thể mở ra hướng đi mới trong kinh doanh xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, để có tiếng nói lớn hơn tác động đến những quyết định về phía Mỹ.
Trên danh nghĩa nhà xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam nên áp dụng các biện pháp sau
Về sản xuất
Tăng cường chất lượng nuôi Tôm:
Chuyển sang nuôi theo phương thức nuôi sinh thái để tạo nên dòng sản phẩm mới – sản phẩm sinh thái có chất lượng cao. Vì người tiêu dùng ngày càng có xu hướng chuộng thực phẩm có chất lượng cao và an toàn. Do đó, thực hiện tốt công tác này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chiếm được cảm tình của nngười tiêu dùng nhằm tạo dựng một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Thực hiện các biện pháp quản lý đồng bộ từ khâu sản xuất nguyên liệu và thu gom chế biến sản phẩm để tạo ra sản phẩm sạch, không nhiễm dư lượng kháng sinh. Tăng cường kiểm tra chất lượng các sản phẩm trung gian và các nguyên liệu đầu vào.
Chuyển dần cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng và giá cả khác nhau. Chú ý nhằm vào nhu cầu của người tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển nuôi giống Tôm the chân trắng đang được nhiều thị trường ưa chuộng. Mặt khác thế giới hiện nay đang có nhu cầu lớn về loại Tôm lớn, Việt Nam lại có kinh nghiệm sản xuất loại Tôm này. Như vậy nếu tập trung sản xuất loại Tôm này và xuất khẩu sẽ tránh được việc phải cạnh tranh.
Chuyển dần từ xuất khẩu Tôm đông lạnh sang sản xuất xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao như Tôm tẩm bột hay Tôm chế biến chín, chế biến sâu….. vốn chưa được nhiều doanh nghiệp khai thác và có tiềm năng tiêu thụ.
Về thị trường
Tìm kiếm các thị trường có tiềm năng xuất khẩu Tôm Việt Nam ngoài thị trường Mỹ như EU, Nhật, Ca-na-da, ….
Cơ cấu tiêu thụ thực phẩm của EU đang có sự chuyển dịch đáng kể từ các sản phẩm truyền thống có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao sang các thực phẩm thủy sản nhất là Tôm.
Bên cạnh đó Ca-na-da đang đảy mạnh việc tiêu dùng Tôm mà điều kiện không cho phép họ mở rộng sản xuất. Mặt khác, Ca-na-da hiện đang áp dụng mức thuế suất 0% đối với chủng loại Tôm mà ta đang có nhu cầu xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam nên khai thác lợi thế này.
Khai thác tốt hệ thống bán lẻ ở các nước và Việt Kiều ở nước ngoài
Mở rộng các kênh phân phối đưa Tôm Việt Nam đến với người tiêu dùng, từng bước tiếp cận nhằm thay đổi tập quán tiêu dùng,đưa các sản phẩm thủy hải sản vào bữa ăn của họ.
Kết luận
Trong những năm gần đây, xuất khẩu tôm của Việt Nam phát triển rất mạnh, do Việt Nam có điều tự nhiên kiện thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào…. Điều đó đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống người dân. Tuy nhiên, hiện nay việc xuất khẩu tôm đang gặp phải rất nhiều khó khăn do phải đối phó với vụ kiện và sự cạnh tranh gay gắt thị trường xuất khẩu.
Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu để tìm những giải pháp tối ưu nhất nhằm đối phó với tình hình hiện nay. Đồng thời qua đây em cũng hy vọng cung cấp một số ý kiến bổ sung giúp các doanh nghiệp tham khảo thêm.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ bản thân có hạn nên chắc chắn những phân tích đánh giá, kiến nghị còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo để tiếp tục nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội tháng 11 năm 2004
Sinh viên
Lê Thị Như Trang
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh doanh quốc tế- PGS. TS. Nguyễn Thị Hường. Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Giáo trình Kỹ thuậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35636.doc