MỤC LỤC:
Nội dung: Trang:
Phần mở đầu 1
Phần 1: Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-lênin
về kinh tế thị trường .
1. Kinh tế thị trường với quá trình hình thành 2
và phát triển của nó .
1.1: Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá. 2
1.2: Sản xuất hàng hoá giản đơn và
kinh tế thị trường. 3
1.3: Các hình thức kinh tế thị trường . 4
1.4: Đặc trưng của kinh tế thị trường . 5
2. Kinh tế thị trường và cơ chế thị trường :
2.1: Thị trường và cạnh tranh. 6
2.2: Cơ chế thị trường và sự vận dụng của nó . 9
a. Cơ chế thị trường 9
b. cung cầu và giá cả thị trường . 9
c. Sự vận dụng cơ chế thị trường . 10
2.3: Vai trò của nhà nước trong cơ chế thị trường . 11
2.4: Kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội. 12
Phần hai : Việt nam với quá trình vận dụng và chuyển
đổi sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
1. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. 17
2. Đặc điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. 20
3. Quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt nam. 21
4. Các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ởViệt Nam 25
Kết luận 29
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3277 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lý luận của chủ nghĩa Mac -Lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nước ta để xây dựng kinh tế thị trường XHCN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc dân . Công cụ quan trọng của chính phủ trong lĩnh vực này là thuế thu nhập , thuê kế thừa . Bên cạnh thuê phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập , trợ cấp , bảo hiểm... cho những người có hoàn cảnh khó khăn , nghèo khổ .
d, ổn định kinh tế vĩ mô :
Từ khi ra đời, CNTB đã từng gặp những thăng trầm chu kỳ của làm phát ( giá cả tăng) và suy thoái ( nạn thất nghiệp cao). Nhà nước có thể sử dụng thận trọng quyền lực về tiền tệ và tài chính để ảnh hưởng đến sản lượng , việc làm và lạm phát . Quyền lực về tài chính của chính phủ và quyền đánh thuê và chi tiêu . Quyền lực tiền tệ bao gồm quyền điều tiết và tiền tệ hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi xuất và điều kiện tín dụng .
Chính phủ thực hiện các chức năng trên đây thông qua ba công cụ : các loại thuế , các loại thuê , các khoản chi tiêu và những quy định hay kiểm soát . Thông qua thuế chính phủ điều tiết tiêu dùng , đầu tư các doanh nghiệp , khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân. Các khoản chi tiêu của chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hay công nhân sản xuất ra một hàng hoá hay dịch vụ và cả việc chuyển tiền nhằm trợ cấp thu nhập ( như bảo hiểm, trợ cấp thấp nghiệp ...). Những quy định hay kiểm soát của nhà nước cũng là nhằm hướng dẫn nhân dân đI vào hoặc từ bỏ những hoạt động kinh doanh nhất định.
2.4: Kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội:
a.Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa :
Trong những năm 60 của thế kỷ này từ giác độ chính trị , các nước xã hội chủ nghĩa chia thế giới thành khu vực các nước xã hội chủ nghĩa bao gồm những nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta , khu vực các nước tư bản chue nghĩa , khu vực các nước thế giới thứ ba (trong đó có một số nước như Mô - dăm bích , Ê-ti- ô-pi-a, Ăng gô-la... được xem như những nước đang phát triển theo con đường “phi tư bản chủ nghĩa” để phân biệt với cac nước
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa mà trong hội thảo người động nhất “phi tư bản với “định hướng xã hội chủ nghĩa”).
ĐạI hội 6 (1986) khẳng định đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn ,mà chỉ là tìm ra phương thức , con đường đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn để đI đến mục tiêu . Thực hiện đường lối đổi mới , cũng như việc đổi mới trên nhiều lĩnh vực khác , trên lĩnh vực kinh tế chúng ta đẩy mạnh quá trình chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cập sang kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường . Nhờ những thành tựu đạt được trong bứoc chuyển đó , nền kinh tế của đất nước có bước phát triển khá , đời sống của hầu hết nhân dân đựơc từng bước thực hiện ... Nhưng cũng qua thực tế phát triển kinh tế thị trường , chúng ta thấy rõ không ít có những yếu tố tiêu cực nảy sinh trên lĩnh vực tư tưởng , đạo đức , lối sống . Trước tình hình đó , một số người muốn sử dụng kinh tế thị trường và những cái phát sinh từ nó.
Mổt khác trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường , bên cạnh những nhận thức và hành động đúng đắn nhờ vậy nhiều mặt của đất nước từng bước được khơỉ sắc , đây đó cũng có một số biểu hiện “ chênh lệch xã hội chủ nghĩa “ trong quá trình đổi mới khiến nó trở thành một trong bốn nguy cơ của quá trình xây dựng chủ nghiã xã hội ở Việt Nam .
Nhìn thấy những vấn đề từ giác độ quốc tế , chúng ta thấy rằng ngay từ cuối những năm 80,chủ nghĩa xã hội ở một số nước Đông Âu sụp đổ , tiếp theo liên bang xô viết cáo chung . Sự “chệch hướng xã hội chủ nghĩa “ trong quá trình cải tổ , cải cách ở các nơi đó không còn là nguy cơ , mà là thành hiện thực .
Để góp phần xác định khuynh hướng có phần nào mang tính tả và hữu khuynh trong quá trình đổi mới ở nước ta , khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa và giữa vững định hướng xã hội chủ nghĩa được ra đời . Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) có viết :”Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa “.
Cũng trong đạI hội đảng 7 , đảng ta đã xem “giữa vựng định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới “ là bài học kinh nghiệm đầu tiên trong năm bài học kinh nghiệm được rút ra sau 5 năm đổi mới . Chính trong văn kiện này đã sử dụng những tập hợp từ “vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa “; “Xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa “.
Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa vốn nói lên mặt tích cực , chủ động của nhân tố chỉ quan trong sự xác định nấc thang trình độ phát triển của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay. Nó có vai trò quản trọng trong việc khắc phục sự tái sản sinh tư tưởng nóng vội, duy ý trí .
Từ sau ĐạI hội 7 , khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa “ được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng , nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội , trong những công trình khoa học ở nước ta .
Theo văn kiện Hội nghị đạI biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá 7”định hướng xã hội chủ nghĩa : tức là phấn đấu hiện thực hoá 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà đạI hội 7 đã thông qua . Trong văn kiện đó có viết :ĐạI hội 7 đã nêu lên 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Đại hội cũng chỉ rõ bảy phương hướng cơ bản để thực hiện trong các thực tế các đặc trưng ấy. Đó là định hướng xã hội chủ nghĩa mà hội nghị trung ương ( khoá bẩy ) đã cụ thể hoá để chỉ đạo thực hiện . Nói cách khác ,”định hướng xã hội chủ nghĩa “ là khái niệm dùng để chỉ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần đạt tới cùng nhưng phương hướng cơ bản để từng bước tiến tới mục tiêu đó .
b. Vấn đề sở hữu thành phần kinh tế:
Vấn đề sở hữu và vấn đề thành phần kinh tế là những vấn đề mấu chốt , chúng liên quan tới vấn đề nền tảng nhất - cơ sơ kinh tế của chủ nghĩa xã hội . Bởi vậy , sự đúng sai trên hai vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp , mạnh mẽ tới việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội chính trị của quá trình đổi mới . Sự vận động của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , xã hội xã hội chủ nghĩa - một nền kinh tế , do tính nội tại của quy luật nhấtđịnh sẽ đạt tới trình độ của nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa .
Trong thực tế , Mac viết như sau “ đây là sự phủ định của phủ định .Nó khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân nhưng dựa trên những thành tựu của thời đạI tư bản chủ nghĩa trên sự hợp tác của những người lao động tự do và sở hữu chung của họ về ruộng đất và về những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra . Dĩ nhiên , việc biến chế độ tư hữu phân tán dựa trên cơ sở lao động của bản thân các cá nhân thành chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài , gian khổ và đau đớn hơn nhiều so với việc biến chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài , gian khổ và đau đớn hơn nhiều so với việc biến đổi chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa thực tế đã dựa trên một quá trình sản xuất xã hội , thành chế độ sở hữu xã hội.Chỉ có thế thôi. Như vậy , tình hình tước đoạt những kẻ tước đoạt được coi như là sự khôi phục chế độ tư hữu cá nhân , trên cơ sở sở hữu xã hội về ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra .
Qua thảo luận , đạI đa số các nhà khoa học khẳng định sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế . Tư duy lý luận không thể không phản ánh thực hiện khách quan đó bằng một hệ thống khái niệm tương ứng . Do vậy việc sử dụng các khái niệm khác nhau , để chỉ nhưng thành phần kinh tế khác nhau đang tồn tại là điều cần thiết và có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn không thể xem thường . Việc tránh đưa ra những chủ trương mang tính tả hay hữu khuynh đối với các thành phần kinh tế nào đó lại là chuyện khác . Không vì những thiếu sót xuất hiện do sự định kiến hay mặc cảm của quá khứ đối với mỗi một thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay .
Song , để tránh nhưng định kiến và mặc cảm sâu sắc trong xã hội gây bất lợi về tâm lý chính trị , không có lợi về sách lược , có thể không dùng thành phần kinh tế mà dùng loại hình kinh tế . Có thể nói ở nước ta đang có nhiều loại hình kinh tế . Về đạI thể chúng bao gồm :
Một là kinh tế nhà nước . Nó có thể tồn tại dưới hình thực 10%là sở hữu nhà nước , nó cũng có thể tồn tại trong nhiều hình thức sở hữu khác . Thứ hai kinh - tế tập thể . Đó là loại sở hữu chung của một số người lao động. Nó trước hết biểu hiện sự tồn tại của mình ở phần không chia trong nền kinh tế .
Thứ ba kinh tế cá thể . Kinh tế hộ vừa thuộc kinh tế cá thể ( có quyền sở hữu trong phân chia vốn không chia ) . Tính quá độ của kinh tế cá thể theo định hướng xã hội chủ nghĩa là như vậy.
Thứ tư kinh tế tư nhân ( bao gồm kinh tế tư nhân và tiểu chủ ...).
Thứ năm kinh tế tư bản nhà nước . Đó là sự liên doanh , liên kết của nhà nước với cả tư nhân trong và tư bản ngoài nước để sản xuất , kinh doanh .
------------------------------
(1). C. Mac- Ph. ăngen: Toàn tập , nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội ,1994,tr20, 186-187.
(2). C.Mac- ph. Ăng -ghen :Sdd , toàn tập, t20,tr388.
Phần 2:Việt nam với quá trình vận dụng và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường .
1.Sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp :
Do nhận thức chủ quan duy ý trí về nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cho nên trong nhiều thập kỷ vừa qua ở nước ta đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Thực tiễn hoạt động kinh tế đã chứng minh mô hình này có nhiều nhược điểm . Nó gần như đối lập với kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường .
Hai cơ chế cũ và mới ( cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được gọi là cơ chế cũ , còn cơ chế thị trường được gọi là cơ chế mới ) có nhiều điểm khác nhau , trong đó điểm căn bản khác nhau là ở chỗ :cơ chế cũ hình thành trên cơ sở thu hẹp hoặc gần như xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ , làm cho nền kinh tế bị hiện vất hoá . Cơ chế mới được mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ . ở cơ chế cũ , đó là cơ chế lệnh kế hoạch , kèm theo lệnh giá cả , tài chính tiền tế theo quy tắc cấp phát , giao nộp nhằm thực hiện kế hoạch . ở cơ chế mới là cơ chế kế hoạch kinh doanh , giá cả kinh doanh , tài chính kinh doanh , tín dụng kinh doanh phục vụ nhu cầu buôn bán của các chủ thể sản xuất theo nguyên tác hạch toán kinh tế . Như vậy , trong cơ chế các phạm trù giá cả , tài chính , lưu thông tiền tệ là những phạm trù vốn có được sử dụng nhưng chỉ là hình thức .
Về quan hệ kinh tế , cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thể hiện quan hệ giao nộp thu mua cấp phát . Sản xuất và kinh doanh được tiến hành gần như khu vực hành chính sự nghiệp hay hậu cần quan đội . Hởu quả của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp hết sức nặng nề . Điều này được thể hiện: Một là làm mất sức mạnh của tổ chức thống nhất theo kế hoạch trước hết đối với kinh tế nhà nước . Sự chỉ huy tập trung và theo nhiều mối đã gây ra sự gò bó , vướng mắc . Từ đó cơ chế tập trung chở thành bất lực và buong lỏng cho thực tế tự phát . Hai là ,
làm suy yếu , triệt tiêu động lực kinh tế , thậm chí gây tác động như khuyến khích sự ỉ lại , dựa dẫm lười biếng gây thiệt hại cho những người tích cực , tạo môi trường cho lãng phí , gây thất thoát cho tài sản quốc gia . Ba là mục tiêu ổn định , cải thiện đời sống phát triển sản xuất . Trong điều kiện tồn tại cơ chế giao nộp và cấp phát , dù có nói nhiều đến bao nhiêu về quy luật giá trị thì cũng chỉ là hình thức .
Việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá là một tất yếu lịch sử , cho nên sự hạn chế quan hệ hàng hoá tiền tệ và quy luật giá trị trở thành sự cản trở tiến bộ kinh tế , kìm hãm nhân tố mới , do đó làm chủ những quá trình kinh tế khách quan mặc dù trong tay nhà nước có thực lực kinh tế to lớn . Vì vậy đạI hội lần thứ bẩy 7 của đảng đã khẳng định :”Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp , hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật , chính sách và công cụ khác . Xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng , vật tư dịch vụ tiền vốn sức lao động ... thực hiện giao lưu kinh tế thông suốt trong cả nước và với thỉ trường thế giới .
Thực trạng nền kinh tế Việt Nam khi bước sang nền kinh tế thị trường :
Xuất phát từ lợi thế và khả năng thực tế trong nước , phương hướng mở rộng kinh tế quốc tế nên tập trung vào những vấn đề cơ bản :
Nhà nước cần có tính chất bảo hộ mẫu dịch hợp lý nhằm khuyến khích các nhành kinh tế phát triển , thu hút những sản phẩm quý hiếm và sản phẩm khoa học từ bên ngoài , ngăn chặn việc nhập khẩu những hàng hoá trong nước có khả năng sane xuất .
Nhà nước cần duy trì sự ổn định về mặt chính trị kinh tế và xã hội nhằm tạo ra môi trường và hành lang cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế hoạt động , qua đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển .
2.Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Thứ nhất , nền kinh tế giữa trên cơ sơ cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu , trong đó sở hữu nhà nước làm chủ đạo . Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần , trong đó kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo .Trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản :sở hữu toàn dân , sở hữu tập thể , sở hữu tư nhân . Từ ba loại sơ hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sản xuất kinh doanh . Do đó không chỉ không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu , mà còn phải khuyến khích phất triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu , các đơn vị kinh tế tư doanh , các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngơài nước, các hình thức đan xen và thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường bình đẳng .
Trong cơ cấu kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta , kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo . Việc xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường các nước khác . Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quy định kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần . Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có cơ sơ kinh tế tương ứng với nó , kinh tế nhà nước nói đúng ra kinh tế dựa trên chế độ công hữu gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác , tạo cơ sơ kinh tế cho chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa .
Việc vin vào tình trạng kém hiệu quả của kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua để phủ định sự cần thiết kinh tế nhà nước trong thời gian vừa qua để phủ định sự cần thiết kinh tế nhà nước phải giữa vai trò chủ đạo là sai lầm về lý luận . Vờn đề chủ yếu không phải là phủ định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước , mà là cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và đổi mới cơ bản cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước để chúng hoạt động có hiệu quả . Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp cơ bản để cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và cả thiện căn bản cơ chế quản lý doanh nghiệp . Nhà nước thông qua chế độ tham dự cổ phần để khống chế hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng của nhà nước .
---------------------------
(1). Văn kiện hội nghị đạI biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá 7, tr 23,24.
Thứ hai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập :phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế , phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh ,và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội , trong đó phân phối theo kết quả lao động giữ vai rò nòng cốt , đI đôI với chính sách điều tiết thu nhập một cách hợp lý . Chúng ta không coi bất bình đẳng xã hội như là một trật tự tụ nhiên , là điều kiện của sự tăng trưởng kinh tế , mà thực hiện mỗi bước tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân , với tiến bộ và công bằng xã hôi .
Như đã biết , mỗi chế độ xã hội có một chế độ phân phối tương ứng với nó . Chế độ phân phối do quan hệ sản xuất thông trị , trước hết là quan hệ sơ hữu quyết định. Phân phối có liên quan đến chế độ xã hội , đến chính trị . Dưới chủ nghĩa tư bản , phân phối theo nguên tắc giá trị :đối với người lao động theo giá trị sức lao động , còn đối với nhà tư bản theo giá trị tư bản . Như vậy theo thu nhập của người lao động chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động mà thôi . Chủ nghĩa xã hội có đặc trưng riêng về sơ hữu , do đó chế độ phân phối cũng có nhưng đặc trưng riêng ; phân phối theo lao động là đặc trưng riêng cảu chue nghĩa xã hội . Thu nhập của người lao động không phải chỉ giới hạn ở giá trị sức lao động , mà nó phải vượt qua đạI lượng đó , nó phụ thuộc chủ yếu vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế .
Tuy nhiên,việc đo lường trực tiếp lao động là một vấn đề quá phức tạp và khó khăn, nhưng trong nền kinh tế thị trường , có thể thông qua thị trường để đánh giá kết quả lao động , sự công hiến thực tế và dựa vào đó để phân phối .
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta gồm nhiều thành phần kinh tế . Vì vậy , cần thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập . chỉ có như vậy mới khai thác đượckhả năng của cơ cấu kinh tế nhiều phần, huy động được nhiều nguồn lực của đất nước vào phát triển kinh tế .
Thứ ba là cơ chế vận hành của nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Điều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận động theo những quy luật kinh tế nội tại của nền kinh tế thị trường nói chung , thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế . Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế , khắc phục những thất bại của thị trường , thực hiện các mục tiêu xã hội , nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đưa đến nhứng hậu quả quan trọng về mặt xã hội. Ngay từ năm 1848 , trong “Tuyên bố của đảng cộng sản “ Cac-mac và Phăng - angen đã chỉ ra rằng :xã hội tư bản không để lại giữa người và người có một quan hệ nào khác , ngoài mối lợi lạnh lùng và lối trả tiền ngay không tình nghĩa .Ngày nay chính một nhà nghiên cứu ohương tây Êgát Mo- ring đã đưa ra nhận xét chua chát “ trong nền kinh tế văn minh được gọi là phát triển của chúng ta tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá , trí não đạo đức và tình người . Vì vậy nền kinh tế thị trường ở nước ta không phải là kinh tế thị trường tự do , thả nổi mà nền kinh tế có định hướng mục tiêu xã hội ----------------------------------
(1). Văn kiện hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BCHTƯ ( khoá 8), NXB chính trị quốc gia , Hà Nội ,1999,tr26-27.
(2). C.mac : Tư bản ,NXB Sự thật , Hà Nội , 1984, tập thứ nhất ,(Q1)phần 1,tr 221.
(3). Xem : đạI điển kinh tế thị trường , viện nghiên cứu và phổ biến tri thức khoa học , Hà nội , tr 107.
chủ nghĩa .Sự phát triển kinh tế thị trường đượ xem là phương thức , con đường thực hiện mục tiêu của chủ nghĩad xã hội : dân giàu nước mạnh , xã hội cônh bằng văn minh .
Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hết sức quan trọng . Sự quản lý của nhà nước bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao , đặc biệt là bảo đảm sạu công bằng và tiến bộ xã hội . Không có ai ngoài nhà nước lại có thể giảm được chênh lệnh giữa giầu và nghèo , giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp , giữa các vùng của đất nước. Tuy vậy cần nhấn mạnh rằng , sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế phải sao cho thích hợp với thị trường .Vì vậy nhà nước sử dụng các biệm phát kinh tế chính để điều tiết nền kinh tế .
Thứ 4 nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở , hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực , thị trường trong nước gắn với thị trường khu vực , thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới , thực hiện những thông lệ trong những quan hệ quốc tế,nhưng vẫn giữa được độc lập và bảo vệ được lợi ích quốc gia , dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.Thực ra đây không phải là đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường định hướng , mà xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay .Trong nền kinh tế hiện nay chỉ có mở cửa nền kinh tế , hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực mới thu hút được vốn kỹ thuật và công nghệ hiện đại,kinh nghiệp quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng và thế mạnh của ta ,thực hiện phata triển kinh tế thị trường theo kiểu rút ngắn .Thực hiện mở cửa nền kinh tế theo hướng đa phương hoá và đa đạng hoá các hình thức kinh tế đối ngoại , hướng mạnh về xuất khẩu , đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước có hiệu quả .
Để thực hiện thành công phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải: Một là , giữa vựng và tăng cường bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta :Nhà nước của dân, do dân , và vì dân , tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa . Hai là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đạI hoá để xây dựng cơ sở vất chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội . Ba là , kinh tế dựa trên chế độ công hữu bao gồm kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải được củng cố và mở rộng , kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần . Bốn là tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước , đặc biệt là thông qua chính sách phân phối thu nhập để đạt được sự tiến bộ và công bằng xã hội.
3. Quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Thực tiễn hơn 10 năm đổi mới kinh tế , chúng ta đã khẳng định những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội . Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao,Viêt nam dã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và đang bước vào thời kỳ mới như ĐạI hội đảng toàn quoóc lần thứ 8 đã chỉ rõ: thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đạI hoá , thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh , vững ----------------------------------------
(1).Cốc thư Đường: lý luận mới về kinh tế học xã hội chủ nghĩa,NXB Chính trị quốc gia,Hà nội,1997 tr 129-137.
bước đI lên chủ nghĩa xã hội . Để thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng vững bước đI lên chủ nghĩa xã hôi chúng ta phai giả quyết một loạt những vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề lựa chọn mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng đắn xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH-HĐH như cơ cấu ngành ,cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ , xây dựng và thực hiện đông bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thao định hướng XHCN. Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng là vững bước đI lên XHCN, chúng tôi cho rằng quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cần được tiêns hành trong 3 giai đoạn
1. Giai đoạn thứ nhất là phát triển các vùng , tỉnh ,thành phố , bbộ phận nhân dân có điều kiện thuận lợi đạt trình độ khá giàu có nhanh. Muốn vậy, cần khuyến khích mạnh để phát huy nội lực, thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế nhanh , cho phép để cho một số vùng , một số tỉnh , một bộ phận nhân dân có điều kiện thuận lơị có lợi so sánh giàu nhanh hơn , sớm hơn các vùng , tỉnh và một bbộ phận nhân dân ở các vùng khó khăn , vùng cao ,vùng sâu và vùng xa .Sự giàu có nhanh hơn ,sớm hơn của một số vùng, một số tỉnh và một bộ phận nhân dân phải theo nguyên tắc bảo đảm cho nước mạnh . Xem xét một cách đông bộ chúng ta thấy một mặt đây là xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường , do quan hệ cung cầu và giá cả thị trường quyết định mà chúng ta đang chấp nhận , nhưng mặt khác chúng ta thấy nền kinh tế thị trường vốn có những khuyết tật ; có mặt trái như con dao”hai lưỡi”, cho nên nền kinh tế thị trường của chúng ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thao định hưưóng xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm đó , trong khi thực hiện chính sách ưu tiên, tập trung đầu tư của nhà nước , khuyết khích đầu tư của nước ngoài và nhân dân để phát triển kinh tế nhằm cho phé một số vùng , tỉnh, một bộ phận nhân dân giầu lên nhanh hơn sớm hơn chúng ta cần coi trọng đúng mức đến nhu cầu cần thiết , tối thiểu về đầu tư trong việc phát triển ở các vùng khó khăn, vùng cao, vùng sâu và vùng xa, trước hết là các xã, các hộ đặc biệt khó khăn ở đồng bằng trung du miền núi, vùng sâu, vùng cao , vùng xa. Trong giai đoạn một phải xoá được đói , giảm được nghèo và xây dựng được đội ngũ cán bộ cho giai đoạn phát triển . Nhưng phai nhấn mạnh rõ ràng tập trung ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát triển một số vùng , tỉnh và một bộ phạn dân cư giàu có sớm hơn nhanh hơn chính là thúc đẩy , lôi cuốn , hỗ trợ , hợp tác để các vùng , tỉnh ,bộ phận nhân dân đang gặp khó khăn và đặc biệt khó khăn ngày càng khá dần lên về cả kinh tế và xã hội . Làm như vậy chính là từng bước thực hiện mục tiêu định hướng XHCN ngay trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong việc thực hiện giai đoạn này cần phải chú ý đúng mực đến công bằng văn minh , văn minh cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người phát triển toàn diện . Nếu không thực hiện đúng của bước đI nói trênthì không thể từng bước dân giàu nước mạnh xã hội công bằng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý luận của chủ nghĩa Mac -lênin về kinh tế thị trường và sự vận dụng nó ở nớc ta để xây dựng kinh tế thị trường XHCH.DOC