Đề án Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 2

CHƯƠNG1. 4

CƠSỞLÝLUẬN. 4

1. Kháiquátchung vềnguồn tiền gửitrong NHTM. 4

1.1. Kháiniệmvàđặcđiểmtiền gửitrong cácNHTM. 4

1.2. Vaitrò củatiền gửitrong NHTM. 8

2. Phân loạitiền gửitrong cácNHTM. 9

2.1. Tiền gửikhông kỳ hạn. 9

2.2. Tiền gửicó kỳ hạn. 13

2.3. Tiền gửitiếtkiệm. 16

3. Chiphíđốivớicácloạitiền gửi. 17

3.1. Chiphíhuy động tiền gửi. 17

3.2. Cácphương pháp định giátiền gửi.18

4. Cơcấu tiền gửitrong mộtNHTM. 25

4.1. Cácyếu tố quyếtđịnh cơcấu tiền gửitrong mộtNHTM. 25

4.2. Cơcấu tiền gửitrong NHTM. 25

5. Quản lý nguồn tiền gửi. 29

5.1. Quản lý lãisuất:. 30

5.2. Quản lý quy mô vàcơcấu. 35

5.3. Quản lý kỳ hạn .36

5.4. Phân tích tính thanh khoản củanguồn vốn. 40

CHƯƠNG2. 49

LIÊNHỆTHỰCTIỄN. 49

1. Tình hình huy động vàquản lý tiền gửitạicácNHTMViệtNam.49

1.1. Thựctrạng huy động tiền gửitạicácNHTMViệtNam. 50

1.2. Thựctrạng quản lý tiền gửitạicácNHTMViệtNam. 56

2. Khảnăng ứng dụng cácmô hình quản lý tiền gửitạiNHTMViệtNam. 56

2.1. Quản lý lãisuất . 57

2.2. Quản lý quy mô vàcơcấu. 58

2.3. Quản lý kỳ hạn .60

2.4. Phân tích tính thanh khoản củanguồn vốn . 60

DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO.63

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất nhỏ thậm chí là không phải trả lệ phí nếu số dư tiền gửi bình quân của họ cao hơn một mức nhất định hoặc khách hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn nếu số dư tài khoản trung bình thấp hơn mức giới hạn. Do đó, mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ thuộc vào việc anh ta sử dụng tiền gửi như thế nào Giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi thay đổi trên cơ sở một hoặc một số những yếu tố sau: + Số lần giao dịch thực hiện qua tài khoản (số séc được viết, số tiền gửi vào, số lần chuyển tiền, số lệnh ngừng trả hay số lần thấu chi). + Số dư tài khoản trung bình trong một thời kỳ nhất định (thường là một tháng). + Kỳ hạn của tiền gửi theo ngày, tuần, hoặc tháng. Khách hàng phải lựa chọn ngân hàng và xây dựng kế hoạch tiền gửi sao cho mức lệ phí là thấp nhất và (hoặc) nhận được thu nhập cao nhất trên cơ sở dự kiến về số séc viết, số tiền gửi vào và rút ra cũng như số dư trung bình của tài khoản. Đương nhiên khách hàng cũng phải xem xét tới các khía cạnh khác như mức độ an toàn và sự sẵn có của các dịch vụ. SVTH: Phạm Quang Hải 23 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 3.2.5. Định giá mục tiêu trọng điểm. Một số ngân hàng, nhất là những ngân hàng ở các thành phố lớn, có nhiều tài khoản tiền gửi với số dư lớn, ổn định, thường mạnh dạn sử dụng phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm. Các chương trình quảng cáo công phu ở họ thường hướng những người có địa vị trong xã hội và các gia đình khá giả tới những dịch vụ của ngân hàng. Đối với những tài khoản khác, đặc biệt là các tài khoản có số dư thấp, ít ổn định, việc định giá có thể nhằm vào mức hòa vốn hoặc ngân hàng có thể hạn chế các tài khoản này bằng việc định giá cao hơn. Chiến lược này thường được kết hợp với chương trình nhà ngân hàng cá nhán (personal banker), theo đó mỗi khách hàng lớn được một cán bộ ngân hàng chịu trách nhiệm đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng. “Điều tra ở New England do Crane và Reilly Murphy và Mandell thực hiện cho thấy một số khách hàng - đặc biệt là khách hàng lớn - có phản ứng rất nhanh đối với sự thay đổi về giá cả tiền gửi.”7 Ngày nay, trên các thị trường tiền gửi, sức cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng với việc ngày càng nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm đã khiến cho khách hàng được thông tin tốt hơn và nhạy cảm hơn với giá tìm được cho mình những điều khoản có lợi nhất. 3.2.6. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng. Với ý tưởng nhằm tranh thủ những khách hàng tốt nhất, ngân hàng đã tiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng. Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có quan hệ hạn chế với các ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao. Nhà quản lý cho rằng việc sử dụng một số lượng lớn các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến cho khách hàng gặp 7 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 512, NXB Tài chính. SVTH: Phạm Quang Hải 24 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN nhiều khó khăn hơn khi muốn tìm kiếm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền gửi cũng như phí dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 3.2.7. Định giá tiền gửi để đạt mục tiêu của ngân hàng. Chính sách định giá tiền gửi nên được sử dụng với mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng. Với công cụ này, ngân hàng không nên chỉ hướng vào mục tiêu đơn thuần là thu hút khách hàng hay chiếm đoạt thêm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Thật vây, khi ngân hàng đưa ra một công cụ tiền gửi mới, cơ hội cho sự thành công nằm trong tay các khách hàng hiện tại của ngân hàng. Các khách hàng này sẽ không tự động trả giá cao hơn cho các dịch vụ tiền gửi. Họ sẽ không trả cho ngân hàng nhiều hơn những gì họ nhận được từ tài khoản tiền gửi. Chắc chắn rằng khách hàng sẽ tìm tới những ngân hàng khác khi lợi ích mà họ nhận được giảm xuống thấp hơn giá cả của dịch vụ tiền gửi. 4. Cơ cấu tiền gửi trong một NHTM. 4.1. Các yếu tố quyết định cơ cấu tiền gửi trong một NHTM. Nhu cầu của công chúng đối với các loại hình dịch vụ nhận và tiền gửi là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định cấu trúc (cơ cấu) nguồn vốn tiền gửi của một ngân hàng. Yếu tố quan trọng thứ hai là chính sách huy động vốn (fund raising policy), bao gồm việc thu phí dịch vụ tương quan lãi suất giữa các loại tiền gửi khác nhau, sự tích cực trong hoạt động quảng cáo thời gian và quy mô vốn đầu tư vào việc thu hút và duy trì các khách hàng gửi tiền. 4.2. Cơ cấu tiền gửi trong NHTM. SVTH: Phạm Quang Hải 25 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN Bảng 1.1 Sự thay đổi trong cơ cấu tiền gửi ở Mỹ (đơn vị %) Khoản mục tiền gửi 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1996 Tiền gửi không hưởng lãi 37,9 22,3 20,5 19,9 17,9 20,8 19,8 Tiền gửi hưởng lãi 62,1 77,7 79,5 81,0 82,1 79,2 80,2 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 Tiền gửi giao dịch 31,9 32,5 32,3 29,9 29,7 33,4 29,3 Tiền gửi phi giao dịch 68,1 67,5 67,7 70,1 70,3 66,6 70,7 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 Tiền gửi giao dịch 24,5 25,1 22,9 20,6 19,1 20,2 22,1 Tiền gửi tiết kiệm* 30,2 32,8 36,2 33,5 38,3 41,2 39,8 Tiền gửi kỳ hạn 44,4 42,1 40,9 45,9 42,6 38,6 38,1 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 * Tiền gửi tiết kiệm bao gồm cả tiền gửi trong tài khoản trên thị trường tiền tệ (MMDA) Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi liên bang, thống kê ngân hàng _ Trong những năm gần đây, loại hình tiền gửi mà ngân hàng sẵn sàng cung cấp nhất là tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Như bảng trên thể hiện, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn chiếm xấp xỉ 4/5 toàn bộ tiền gửi trong nước tại các ngân hàng tài khoản được bảo hiểm ở Mỹ (US - Insured Commericial Banks) vào cuối nam 1993. Thật không có gì đáng ngạc nhiên khi mà tiền gửi liệt kiệm và tiền gửi kỳ hạn chiếm phần lớn trong nguồn vốn tiền gửi tại mọi ngân hàng. Ngược lại, tiền gửi không hưởng lãi đã giảm dáng kể và chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng lượng tiền gửi ở Mỹ. Nhìn chung, nếu được phép tự quyết định cho bản thân mình về cơ cấu tiền gửi tối ưu, các ngân hàng sẽ hướng về một tỷ trọng cao đối với tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn lãi suất thấp. Các tài khoản này thuộc những nguồn vốn có chi phí thấp nhất của ngân hàng và thường chiếm một tỷ lệ lớn trong lượng tiền gửi cơ sở (core deposits). Đây là cơ sở vốn tiền gửi ổn định ít nhạy cảm với những biến động của lãi suất trên thị SVTH: Phạm Quang Hải 26 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN trường và thường được duy trì tại ngân hàng. Mặc dù, phần lớn tiền gửi cơ sở (như tiền gửi tiết kiệm) có thể bị rút ngay lập tức nhưng kỳ hạ thực tế của các tài khoản này thường kéo dài nhiều năm. Thực tế là ngân hàng nhỏ có thể nắm giữ một khối lượng lớn tiền gửi cơ sở và điều này góp phần giải thích tại sao trong những năm gần đây ngân hàng lớn và các Công ty sở hữu ngân hàng đều nỗ lực vào việc giành quyền sở hữu các ngân hàng nhỏ nhằm tiếp cận tới những cơ sở tiền gửi ổn định hơn với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên tác động tổng thể của lạm phát, của việc giảm bới các quy định quản lý, của tình trạng cạnh tranh gay gắt và trình độ nhận thức cao hơn của khách hàng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn đối với cấu trúc nguồn tiền gửi của ngân hàng. Chi phí cho hoạt động phục vụ các tài khoản gửi tiền đã tăng mạnh trong những năm gần đây. “Ví dụ, chi phí trả lãi tiền gửi của tất cả các ngân hàng thương mại được bảo hiểm ở Mỹ đạt mức 10,5 tỷ USD năm 1970 tương đương 38% tổng chi phí hoạt động, nhưng chi phí này đã tăng lên hơn 100 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng chi phí hoạt động của ngân hàng vào những năm 90”8. Đồng thời, sự phát triển của các loại hình tiền gửi mới mang lãi suất cao hơn và nhạy cảm hơn với những thay đổi của lãi suất đã buộc ngân hàng phải nâng mức lãi suất cho các khoản tiền gửi mà nó huy động. Những ngân hàng không theo kịp mặt bằng lãi suất thị trường sẽ phải tăng cường dự trữ để đối phó với sự tăng lên trong nhu cầu thanh khoản - tiền gửi bị rút ra và những biến động trong lượng tiền gửi vào. Đối đầu với một áp lực lớn về chi phí trả lãi, ngân hàng buộc phải tìm mọi cách nhằm cắt giảm các chi phí khác, nâng cao hiệu quả hoạt động. Bảng 1.2 Thay đổi trong cơ cấu sở hữu tiền gửi của các ngân hàng Mỹ (Đơn vị %) Nhóm sở hữu 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1996 8 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 465, NXB Tài chính. SVTH: Phạm Quang Hải 27 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN tiền gửi Cá nhân và công ty 73,5 75,2 77,0 80,3 82,2 89,2 88,5 Chính phủ Mỹ 0,2 0,2 0,3 0,2 0,3 0,3 0,3 Chính quyền bang và các tổ chức chính trị 4,5 4,8 4,5 4,3 3,7 3,5 3,7 Tiền gửi của các cơ quan nước ngoài 16,7 15,2 14,6 12,2 11,3 4,1 4,5 Các khoản tiền gửi khác 5,1 4,6 3,6 3,0 2,5 2,9 3,0 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 Như bảng 1.2 đã trình bày, tiền gửi tại các ngân hàng trong nước Mỹ chủ yếu thuộc khu vực tư nhân (bao gồm cá nhân, công ty), chiếm tới 4/5 tổng lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Lượng tiền gửi lớn thứ hai thuộc về Chính quyền Liên bang và chính quyền địa phương (dưới 5% tổng tiền gửi), đây là những quỹ do chính quyền các thành phố, và các cơ quan chính quyền địa phương tích luỹ. Các khoản tiền gửi này biến động thất thường với biên độ lớn, tăng mạnh trong kỳ từ thuế hay khi trái phiếu được phát hành, giảm nhanh khi chính phủ phải trả lương hay khi các công trình công cộng bắt đầu được xây dựng. Mặc dù không mang lại mức lợi nhuận cao nhưng các ngân hàng thường chấp nhận tiền gửi của chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương như hình thức dịch vụ cho cộng đồng nơi ngân hàng hoạt động. Ngân hàng thương mại cũng nắm giữ một số lượng nhỏ tiền gửi của chính phủ MỸ. Trên thực tế, Kho bạc Mỹ gửi phần lớn vốn hoạt động tại các ngân hàng trong nước trên tài khoản "Thuế và nợ của Kho bạc" (Treasury Tax and Loan Account - TT&L). Khi thu thuế hay khi bán các chứng khoán Kho bạc, Chính phủ trung ương luôn gửi thẳng tiền vào tài khoản TT & L, nhằm mục đích giảm thiểu tác động của những hoạt động này đối với hệ thống ngân hàng. Kho bạc sau đó sẽ rút tiền định kỳ (chuyển SVTH: Phạm Quang Hải 28 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN tiền vào tài khoản tại Ngân hàng dự trữ liên bang) khi có nhu cầu chi tiêu. Hiện nay Kho bạc trả phí quản tiền gửi và hưởng lãi trên số dư tiền gửi tại các ngân hàng. Một khoản mục tiền gửi quy mô lớn khác là tiền gửi của chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Phần lớn lượng tiền gửi này được huy động thông qua các chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài. Tiền gửi của các tổ chức nước ngoài tăng mạnh trong suốt thập kỷ 60 - 70, lên tới 1/5 tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ trong năm 1980. Con số này thể hiện sự tăng trưởng chóng mặt trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế của các công ty Mỹ. Tuy nhiên, tỷ trọng của tiền gửi nước ngoài trong nguồn vốn của ngân hàng đã giảm bởi vì lãi suất nội địa trong những năm gần đây đã giảm đáng kể. Hơn nửa cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới và việc nền kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh hơn đã khiến các ngân hàng Mỹ giảm quy mô của kế hoạch bành trướng ra nước ngoài. Khoản mục tiền gửi quan trọng cuối cùng là Tiền gửi của các ngân hàng khác, bao gồm tiền gửi của ngân hàng đại lý - đây là tiền gửi mà các ngân hàng nắm giữ của nhau thanh toán cho các dịch vụ đại lý. Ví dụ một ngân hàng tại khu trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu, vi tính hoá hoạt động ghi sổ, tư vấn các vấn đề thuế và đầu tư, tham gia cho vay, thanh toán bù trừ và thu séc cho các tổ chức nhận tiền gửi nhỏ ở nông thôn và ở những khu xa trung tâm. Khi nhận tiền gửi từ các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ ghi vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng khác (deposits due to banks) thuộc bên nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng sở hữu khoản tiền gửi đó sẽ ghi vào bên tài sản tại tài khoản Tiền gửi tại ngân hàng khác (deposits due from banks) 5. Quản lý nguồn tiền gửi. Có 4 nội dung quản lý: SVTH: Phạm Quang Hải 29 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 5.1. Quản lý lãi suất: Giá trong kinh doanh NH chủ yếu bao gồm phí và lãi suất, tạo nên thu nhập và chi phí của NH khi thực hiện việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi và cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm NH thực hiện rất phong phú và đa dạng. Việc định giá cho các sản phẩm này là một vấn đề phức tạp và khó khăn, vì một mặt NH phải đảm bảo duy trì được lợi nhuận, mặt khác phải đảm bảo giá của sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Có thể nói, yếu tố cấu thành giá của sản phẩm tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng là lãi suất. Nói cách khác, lãi suất là yếu tố cơ bản để huy động vốn và cho vay ngân hàng. 5.1.1. Định nghĩa: Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợ với yêu cầu sinh lợi của NH. 5.1.2. Nguyên nhân phải quản lý lãi suất: Hiện nay, hầu hết các NH ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh thu hút khách hàng về phía mình trong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi, một loại nguồn vốn chủ yếu của NH. Một mặt, NH phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao bởi điều này sẽ làm giảm mức thu nhập tiềm năng của NH. NH thường phải lựa chọn giữa 2 mục tiêu tăng trưởng và khả năng sinh lời. Trả lãi quá cao cho các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác giúp cho NH tăng trưởng nhanh, nhưng chiến lược cạnh tranh này khiến cho lợi nhuận của NH suy giảm nghiêm trọng. Do đó phải quản lý lãi suất và đưa ra được mức lãi suất phù hợp. NH không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoán chắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất. Nói cách khác, NH không thể là người “tạo SVTH: Phạm Quang Hải 30 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN giá” mà chỉ là người “chấp nhận giá”, chấp nhận và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hướng vận động của lãi suất. Quá trình chuyển hoá tài sản bao gồm việc sử dụng vốn và huy động vốn thường không cân xứng nhau về kỳ hạn và độ thanh khoản, làm NH phải chịu rủi ro nhiều về lãi suất hoặc có thể nâng cao được lợi nhuận. Lãi suất thực sự là giá cả của tiền tệ được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường. Đây là điều kiện để các NHTM nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm NH, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường. Giá cả (lãi suất) chính là công cụ mà mỗi NH có thể chọn để nâng cao khả năng sinh lợi và các mục tiêu khác, dù rằng mỗi NH không thể tự quyết định giá mà là do thị trường dẫn dắt. Một lãi suất hợp lý (cao hoặc thấp) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của DN. Khi lãi suất quá cao, các DN sẽ không dám vay vốn của NH, nhiều dự án có hiệu quả cao sẽ không được thực thi, nhiều cơ hội kinh doanh của DN sẽ bị mai một mất. Khi đó nguồn vốn NH sẽ ứ đọng, dẫn đến giảm sút lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ. Ngược lại, nếu lãi suất quy định quá thấp, các DN sẽ dễ dàng vay được vốn, thậm chí vay vốn không sử dụng đúng mục đích, dẫn đến sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả. Sự rủi ro của DN sẽ kéo theo sự rủi ro của NH và ảnh hưởng không ít đến cả sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, NH cần phải có sự quản lý lãi suất. Với một lãi suất hợp lý cho phép các DN tính toán được lợi nhuận thu về từ các dự án khả thi vì vậy sẽ chiếm lĩnh được cơ hội kinh doanh. Đồng thời với một lãi suất hợp lý, DN sẽ có lợi nhuận sau khi trừ chi phí lãi tiền vay, kích thích các DN mở rộng danh mục đầu tư, thực hiện tái sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động của DN. 5.1.3. Mục tiêu quản lý: SVTH: Phạm Quang Hải 31 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN Mục tiêu quản lý lãi suất là nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập do sự thay đổi của lãi suất thị trường, hay nói cách khác khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi và giá trị vốn chủ sở hữu. Các nhà quản lý thường sử dụng hệ số chênh lệch lãi ròng để đo lường và so sánh sự thay đổi của thu nhập khi có biến động của lãi suất thị trường. Nhiệm vụ của quản lý rủi ro lãi suất là kiểm soát quy mô của hệ số thu nhập lãi ròng bằng cách tác động đến cấu trúc của danh mục tài sản nợ và nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng. 5.1.4. Nội dung của quản lý lãi suất: * Thực hiện đa dạng hoá lãi suất: Do các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của mỗi hệ thống NH là khác nhau nên quan điểm điều hành lãi suất của mỗi nhà quản lý ngân hàng cũng khác nhau. Vì vậy, lãi suất ở các hệ thống ngân hàng cũng không dập khuôn, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng để gửi tiền và vay tiền. Để có thể huy động được vốn, lãi suất của mỗi loại tiền gửi cũng phải khác nhau. Cụ thể như sau: - Lãi suất tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán). Lãi suất tiền gửi thanh toán dùng trong các doanh nghiệp không được hưởng lãi trực tiếp mà người gửi chỉ hưởng lãi gián tiếp thông qua các dịch vụ thanh toán miễn phí của NH. Tài khoản tiền gửi thanh toán dùng cho cá nhân được NH trả lãi, nhưng lãi suất cho loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi định kỳ. - Lãi suất tiền gửi phi giao dịch ( tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) SVTH: Phạm Quang Hải 32 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN Khác với tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc tiền để dành của cá nhân. Vì vậy, mục đích gửi tiền vào NH là nhằm tìm kiếm lãi. Đối với NH, tiền gửi định kỳ là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh. Do đó, NH thường trả lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất chi trả cho tiền gửi thanh toán của cá nhân. Hình thức áp dụng tiền gửi có kỳ hạn tại các NH rất đa dạng, có loại kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… Thời hạn càng dài, lãi suất càng cao. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn có thể tính theo phương pháp lãi suất đơn hoặc lãi suất tích hợp và áp dụng lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì thường lấy lãi suất thị trường liên NH làm cơ sở cho việc xác định lãi suất. NH còn trả lãi cho các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Riêng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngoài lãi suất được hưởng, người gửi còn có thể được thưởng dưới hình thức bằng tiền hoặc hiện vật, thông qua xổ số theo định kỳ. Ngoài ra, NH còn phát hành các giấy nợ dưới hình thức kỳ phiếu (hoặc trái phiếu). Lãi suất đối với những khoản tiền có quy mô lớn sẽ được áp dụng khác với lãi suất những khoản tiền có quy mô nhỏ. Nhìn chung, tiện ích mà NH cung cấp cho người gửi tiền và người cho vay càng cao thì lãi suất càng thấp. Một số nguồn tiền lãi suất NH trả bằng 0 và người gửi phải trả phí để được hưởng tiện ích của NH. Một NH có thể đưa ra lãi suất danh nghĩa cao hơn các NH khác, tức là đã tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp khác nhau như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước. Khi trả lãi nhiều lần trong kỳ, lãi suất tương đương (A) sẽ lớn hơn lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng cam kết trả. A (NEC) = (1 + i/n)n – 1 i: lãi suất danh nghĩa trong kỳ n: số lần trả lãi SVTH: Phạm Quang Hải 33 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN Khi trả lãi trước: B = 1/ (1 – i) i : lãi suất trả trước NH thường dùng phương pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả lãi trong kỳ. => Tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của các NHTM. Việc duy trì và mở rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của NH. Do vậy, quản lý lãi suất tiền gửi và các chính sách có liên quan phù hợp sẽ tạo điều kiện cho NH tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội với chi phí thấp nhất. Lãi suất NH luôn đổi mới theo hướng đa dạng hoá, linh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tối thiểu hoá chi phí đầu vào, hạ thấp chi phí đầu ra, góp phần tối đa hoá lợi nhuận. Không nên có bảng lãi suất cố định cho tất cả mọi khách hàng. Điều đó sẽ không thu hút được các khách hàng làm ăn tốt vì thông thường, khách hàng làm ăn tốt sẽ mang lại nhiều khoản lợi tức ngoài lợi tức cho vay. 5.1.5. Các cách quản lý lãi suất: * Cố định lãi suất Đây là cách làm cổ điển nhất. NH đưa ra thang lãi suất đã lập sẵn để thông báo cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn từ NH hoặc gửi tiền cho NH. - Ưu điểm: + Ngân hàng ước tính được khá chính xác lợi nhuận từ mỗi khoản cho vay + Chủ động tính được lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản nợ khác - Nhược điểm: SVTH: Phạm Quang Hải 34 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN + Việc làm này, ngân hàng đã tự hạn chế mình về khả năng cho vay và đầu tư -> xảy ra tình trạng thừa vốn mà không thể hoặc không dám đầu tư. + Làm mất khả năng thương lượng vốn giữa người vay và người muốn cho vay (NH) + Ngân hàng phải chạy theo khách hàng + Khả năng rủi ro trong cho vay lớn hơn + Khó đầu tư vào chứng khoán vì lãi suất chứng khoán do cung cầu quyết định * Thả nổi lãi suất: Khi NH thực hiện thả nổi lãi suất, NH quản lý được tài sản và lợi nhuận theo hướng thương lượng giữa NH và khách hàng. Sẽ có nhiều khách hàng tìm đến với NH hơn và NH sẽ có nhiều cơ hội tạo lợi nhuận hơn. * Kết hợp cả 2 phương pháp quản lý trên 5.2. Quản lý quy mô và cơ cấu Quản lý quy mô và cơ cấu nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất. Gia tăng nguồn theo chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của NH, là điều kiện để NH mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NH. 5.2.1. Nội dung quản lý: * Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại. Công tác thống kê nguồn sẽ cho các nhà quản lý nghiên cứu mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng cũng như thấy được đặc tính của thị trường nguồn của NH. SVTH: Phạm Quang Hải 35 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN Trong điều kiện cụ thể, các nguồn của NH có thể có tốc độ và quy mô thay đổi khác nhau. Các NH lớn có quy mô nguồn lớn và tốc độ tăng trưởng nguồn có thể không cao như các NH nhỏ. Những NH ở trung tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với NH ở xa. * Phân tích kỹ các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng). Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của nguồn tiền thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đây là cơ sở để NH đưa ra quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu nguồn tiền. Vào gần dịp Tết, quy mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống tương đối, hoặc nếu NH phục vụ chủ yếu cho các DN xây dựng, tiền gửi của họ tăng giảm nhiều phụ thuộc vào mùa xây dựng. Từ thực tế đó, các nhà quản lý NH cần chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn. Các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn được đặc biệt chú ý, các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng phục vụ kèm theo cần phải được nghiên cứu cụ thể. Các nhà quản lý cũng cần xem xét thị phần nguồn tiền của các NH khác trên địa bàn và khả năng cạnh tranh của họ. * Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng. Kế hoạch nguồn cần được xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm kế hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu cầu chi trả cho các DN và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị… 5.3. Quản lý kỳ hạn SVTH: Phạm Quang Hải 36 Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 5.3.1. Định nghĩa: Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. 5.3.2. Nội dung quản lý: Bao gồm 3 nội dung. * Xác định kỳ hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng - Định nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan