Đề án Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NÓI CHUNG VÀ CÁC CHAEBOL CỦA HÀN QUỐC 4

1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế và một số đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế 4

1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế (TĐKT) 4

1.1.2. Một số đặc điểm chung của các tập đoàn kinh tế 6

1.2. Chaebol 9

1.2.1. Khái niệm 9

1.2.2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của các Chaebol 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ CHAEBOL HÀN QUỐC 14

2.1. Đặc trưng của Chaebol Hàn Quốc 14

2.2. Cơ cấu quản lý trong các Chaebol Hàn Quốc 15

2.2.1. Về cơ cấu sở hữu 15

2.2.2. Về cơ cấu quyền lực 16

2.2.3. Về cơ chế điều hành 16

2.3. Xu hướng đa dạng hóa trong các Chaebol Hàn Quốc 17

2.3.1. Tính tất yếu phải đa dạng hóa 17

2.3.2. Đặc trưng trong đa dạng hóa của các Chaebol Hàn Quốc 17

2.3.3. Nguyên nhân đa dạng hóa 19

2.4. Vai trò của các Chaebol đối với kinh tế Hàn Quốc 22

2.5. Mối liên hệ giữa Chaebol và chính phủ 30

2.6. Những điểm yếu của Chaebol 31

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CHAEBOL 37

3.1. Những giải pháp được chính phủ Hàn Quốc áp dụng 37

3.2. Đề xuất một số giải pháp 39

3.2.1. Các giải pháp từ phía chính phủ 39

3.2.2. Các giải pháp từ phía Chaebol 40

CHƯƠNG 4: TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 41

4.1. Chính sách phát triển TĐKT ở Việt Nam 41

4.1.2. Thực trạng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay 45

4.1.3. Đánh giá về tập đoàn kinh tế của Việt Nam hiện nay 48

4.1.3.1. Thành tựu 48

4.1.2.2. Những bất cập trong mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 52

4.2. Đối chiếu giữa mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam với mô hình Chaebol của Hàn Quốc 56

4.2.1. Những điểm tương đồng giữa các tập đoàn kinh tế của Việt Nam và các Chaebol Hàn Quốc 56

4.2.2. Những khác biệt giữa tập đoàn kinh tế của Việt Nam và Chaebol của Hàn Quốc 59

4.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình Chaebol Hàn Quốc 61

4.3. Các TĐKT Việt Nam trước áp lực hội nhập 64

4.4. Giải pháp phát triển mô hình tập đoàn ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập 67

4.3.1. Giải pháp từ phía Chính phủ 67

4.3.2. Giải pháp từ phía tập đoàn 69

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế Hàn Quốc phải chuyển dần từ chế tạo sang dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn và lao động, từ các đại công ty nặng nề sang các doanh nghiệp nhỏ năng động, từ cung cách quản lý gia tộc khép kín sang các tổ chức toàn cầu, minh bạch và quản lý chuyên nghiệp thì các Chaebol không đáp ứng được. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn rất thấp, người tài khó có cơ hội phát triển ở các Chaebol, nơi chỉ coi trọng lòng trung thành, quản lý gia trưởng, độc đoán. Khi các cơ sở sản xuất lớn chuyển dần từ các nước công nghiệp hóa sang Trung Quốc để tận dụng nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ khổng lồ, người Hàn Quốc chợt nhận ra rằng họ không có doanh nghiệp dịch vụ nào có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Các Chaebol với quy mô to lớn rất khó xoay trở trước tình hình mới. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH CHAEBOL 3.1. Những giải pháp được chính phủ Hàn Quốc áp dụng Những nhược điểm trong mô hình Chaebol đã được bộc lộ rõ trong khủng hoảng về tài chính tiền tệ xảy ra ở Hàn Quốc vào năm 1997-1998. Điều đó cho thấy các Chaebol luôn đóng vai trò hạt nhân trong mọi vấn đề về kinh tế. Chính vì thế ngay sau khủng hoảng Chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu các Chaebol phải cải cách để tổ chức tốt hơn việc kinh doanh. Cụ thể là Chính phủ đã đề ra 5 quy định ban đầu và 3 quy định bổ sung (gọi là quy tắc 5+3) bắt buộc các Chaebol phải tuân theo. Năm quy định ban đầu: - Củng cố năng lực kinh doanh để giữ vai trò hạt nhân trong nền kinh tế - Cải thiện chất lượng vốn. - Xóa bỏ tình trạng bảo đảm vay nợ - Tăng tính minh bạch trong quản lý. - Nâng cao trách nhiệm giải trình trong quản lý. Chính phủ cũng coi 5 quy định này giữ vai trò chủ chốt trong việc khôi phục lại nền kinh tế sau khủng hoảng. Ba quy định bổ sung: - Giảm bớt những quyền sở hữu không cần thiết - Ngăn ngừa việc chống cạnh tranh trong nhóm tập đoàn và tình trạng gian lận trong nội thương. - Ngăn ngừa hành vi trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế. Sự thụt lùi về kinh tế của Hàn Quốc thời kỳ 1989 – 1993 làm cho người ta tin rằng khủng hoảng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Hàn Quốc là do kết quả của sự đa dạng hóa quá mức và đầu tư quá mức của các Chaebol. Do đó đầu năm 1993 Chính sách chuyên môn hóa được tăng cường với các biện pháp can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào các hoạt động đầu tư của các Chaebol như: điều chỉnh tài sản đầu tư, thông qua Luật Thương mại tự do, hạn chế giới hạn các khoản vay tín dụng, tăng cường sự kiểm soát của Ủy ban giám sát tài chính và các ngân hàng đối với các Chaebol. Chính phủ cũng yêu cầu 30 Chaebol hàng đầu mỗi Chaebol lựa chọn 3 ngành công nghiệp cốt lõi (các công ty cốt lõi), từ đó sẽ được hưởng những ưu đãi của Chính phủ để nhanh chóng trở thành các công ty mạnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sau khủng hoảng tài chính năm 1997 vấn đề tập trung vào kinh doanh cơ bản lại được đặt ra với 30 Chaebol hàng đầu. Tháng 7/1998 Chính phủ và các nhà lãnh đạo công nghiệp Hàn Quốc ( tổ chức bảo vệ quyền lợi của Chaebol) đã quyết định thực hiện chính sách “Big Deal” mà nội dung chủ yếu là thực hiện hợp nhất hoặc là mua lại các công ty của 5 Chaebol hàng đằu nhằm hạn chế đầu tư quá mức và đầu tư trùng hợp làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Hàn Quốc. Việc sáp nhập có thể thực hiện theo 3 cách: một công ty của một Chaebol sáp nhập vào một công ty của một Chaebol khác; thành lập một công ty mới trên cơ sở các công ty của các Chaebol; hoặc các Chaebol bán công ty của mình cho một công ty thuộc sở hữu Nhà nước và công ty này sẽ được tư nhân hóa ngay sau khi mua lại xong các công ty của các Chaebol. Thực hiện yêu cầu này của Chính phủ đến 9/1998, 5 Chaebol hàng đầu đã sáp nhập các kinh doanh của mình trong 7 ngành công nghiệp (hóa dầu, động cơ thủy, lọc dầu, chất bán dẫn…). Ví dụ: trong lĩnh vực bán dẫn Hyundai Electric.Ind đã hợp nhất với LG Semicon của Chaebol LG; trong lĩnh vực ôtô Hyundai Motor đã mua lại Kia Motor.Co. Đối với các Chaebol xếp hạng 6 đến 30 Chính phủ cũng yêu cầu các Chaebol phải thu hẹp phạm vi kinh doanh. Chính phủ đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho các Chaebol tổ chức lại hoạt động kinh doanh như quy định về thủ tục phá sản, sửa đổi lại luật lao động. 3.2. Đề xuất một số giải pháp Nhóm giải pháp được Chính phủ Hàn Quốc đưa ra sau khủng hoảng chỉ khắc phục được phần nào những bất cập tồn tại trong mô hình Chaebol. Cho đến bây giờ việc khắc phục hoàn toàn những căn bệnh cố hữu trong mô hình này vẫn còn là bài toán khó. Các nhà kinh tế đã đưa ra một số những giải pháp sau đây: 3.2.1. Các giải pháp từ phía chính phủ Thứ nhất, khi chính sách của Chính phủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hoạt động của Chaebol thì việc Chính phủ tham gia vào khắc phục trong hoàn cảnh nhất định là cần thiết nhưng một sự bảo trợ quá mức sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh của tập đoàn. Ở đây Chính phủ cần thay đổi về cơ bản mối quan hệ với các Chaebol bằng cách xây dựng các thể chế trên cơ sơ kinh tế thị trường và chấm dứt ưu đãi đối với những Chaebol lớn. Vấn đề điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật pháp là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó Chính phủ cũng phải thực hiện các biện pháp giám sát, đồng thời yêu cầu các Chaebol phải minh bạch hóa các hoạt động của mình. Thứ hai, tạo dựng thị trường vốn hiệu quả và thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty thuộc Chaebol và các công ty không thuộc Chaebol trên thị trường sẽ điều chỉnh chính sách ứng xử của các Chaebol thay thế tác động điều tiết của Chính phủ. Thứ ba, tăng cường hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để vừa tăng tính cạnh tranh, vừa đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào các Chaebol. Để thực hiện điều này bên cạnh việc Chính phủ phải giảm bớt những ưu đãi đặc biệt về vốn cho các Chaebol thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty không thuộc Chaebol về vốn, điều kiện tự nhiên, R&D… để tăng sức cạnh tranh của các công ty thuộc khu vực này với các Chaebol để tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. 3.2.2. Các giải pháp từ phía Chaebol Thứ nhất, tăng tính minh bạch trong hoạt động quản lý và kinh doanh. Sở dĩ các Chaebol phải thực hiện điều này vì chính sự không minh bạch trong hoạt động quản lý của Chaebol là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tiêu cực trong hoạt động của Chaebol thời gian qua. Tăng tính minh bạch không chỉ giúp cho các nhà lãnh đạo Chaebol cẩn trọng trong hoạt động của mình mà còn giúp cho Chính phủ có thể giám sát dễ dàng, nhân dân có thể theo dõi tình hình hoạt động của Chaebol. Do vậy có thể giảm được phần nào những tiêu cực, đặc biệt là củng cố được lòng tin của nhân dân đối với vai trò của Chaebol trong nền kinh tế. Thứ hai, giảm nguồn vốn vay bằng cách giảm dần đa dạng hóa chỉ tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tình trạng vay vốn quá nhiều của các Chaebol trong thời kỳ trước là một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cùa một số Chaebol trong khủng hoảng tài chính năm 1997. Giảm nguồn vốn vay, thay vào đó là đầu tư vốn vào các ngành chủ yếu, thế mạnh của Chaebol là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thứ ba, tăng tính năng động trong hoạt động quản lý. Bộ máy quản lý của Chaebol đã bộc lộ nhiều hạn chế trong thời đại và nền kinh tế nhiều biến động, đòi hỏi những phản ứng kịp thời trước những biến động đó. Sự thay đổi trong cơ chế quản lý theo hướng tinh giản, giảm dần cơ chế mệnh lệnh độc đoán là phù hợp với yêu cầu hiện tại của Chaebol và xu thế chung của thế giới. CHƯƠNG 4 TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 4.1. Chính sách phát triển TĐKT ở Việt Nam Các TĐKT trên thế giới được hình thành theo hai con đường chủ yếu là: con đường phát triển truyền thống và tập đoàn hình thành trên cơ sở một công ty Nhà nước có quy mô rất lớn. Ở Việt Nam hiện nay, các tập đoàn đang được hình thành theo con đường thứ hai. Sự phát triển các tập đoàn ở Việt Nam xuất phát từ sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống các Tổng công ty Nhà nước, không phù hợp với cơ chế thị trường và quá phụ thuộc vào các mệnh lệnh hành chính. Chính vì thế TĐKT ở Việt Nam là kết quả của quá trình tập trung, cạnh tranh và liên kết. Quyết định số 91/QĐ - TTG của chính phủ ban hành 7/2/1994 chính thức đưa ra ý tưởng phát triển các Tổng công ty lớn thành các TĐKT. 5 Tổng công ty lớn được lựa chọn để thực hiện mô hình này là: Tổng công ty bưu chính viễn thông, than khoáng sản, công nghiệp tàu thủy, dệt may và tài chính bảo hiểm Bảo Việt. Đến năm 1995, mô hình và cơ chế hoạt động của Tổng công ty chính thức được đưa vào Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù tinh thần của quyết định 91 là thành lập các tập đoàn kinh doanh nhưng thời điểm năm 1994 mô hình tập đoàn ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Vì thế các doanh nghiệp được thành lập theo hình thức nói trên không gọi là các tập đoàn ngay mà gọi là các Tổng công ty 91. Cho đến năm 2006 thì các Tổng công ty 91 mới bắt đầu chuyển thành những tập đoàn thực sự. Quyết định số 91 cho thí điểm thành lập TĐKT ở mỗi Bộ, ngành quản lý kinh tế kỹ thuật và thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn là một pháp nhân, do Nhà nước thành lập gồm gồm nhiều doanh nghiệp với các tiêu chí như: phải có ít nhất 7 doanh nghiệp, được hoạt động đa ngành nghề nhưng phải có một số doanh nghiệp hoạt động chủ đạo và được thành lập một công ty tài chính để huy động vốn và cho vay các doanh nghiệp thành viên; tập đoàn kinh doanh được thành lập trong phạm vi toàn quốc, khu vực và địa phương; Hội đồng quản trị phải có từ 7 đến 9 thành viên do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Đây có thể được coi là cơ sở pháp lý về TĐKT ở Việt Nam. Sau khi có quyết định trên Chính phủ đã lần lượt ban hành quyết định thành lập 18 tổng công ty bao gồm: Tổng công ty dệt may Việt Nam hiện nay đã chuyển thành Tập đoàn dệt may Việt Nam. Tổng công ty điện lực Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi thành Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tổng công ty dầu khí Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi thành Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Tổng công ty than Việt Nam và tổng công ty khoáng sản Việt Nam đã biên nhập vào với nhau hiện nay chuyển thành Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. Tổng công ty cao su Việt Nam hiện nay đã chuyển thành Tập đoàn cao su Việt Nam. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam hiện nay đã chuyển đổi thành Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam. Tổng công ty hóa chất Việt Nam hiện đang xin Chính phủ phê duyệt để chuyển đổi thanh Tập đoàn hóa chất Việt Nam vào năm 2008. Tổng công ty giấy Việt Nam Tổng công ty thép Việt Nam Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Tổng công ty hàng không Việt Nam Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam Tổng công ty lương thực miền Bắc và tổng công ty lương thực miền Nam đang có kế hoạch sáp nhập làm một. Tổng công ty cà phê Việt Nam Tổng công ty đường sắt Việt Nam Tổng công ty hàng hải Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi thành tập đoàn hàng hải Việt Nam vào năm 2010. Mục tiêu của mô hình Tổng công ty nhà nước là nhằm xóa bỏ dần cơ chế chủ quản hành chính, tách hẳn quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước liên kết, tập hợp lại với nhau trong “ngôi nhà” Tổng công ty để trở thành những “quả đấm thép” của nền kinh tế. Một cách cụ thể, nếu như trước đây các cơ quan Nhà nước như UBND các cấp, các sở, các bộ, ban ngành (cơ quan chủ quản) trực tiếp quản lý các doanh nghiệp Nhà nước thì giờ đây chức năng ấy được chuyển giao cho các Tổng công ty. Cả nước có khoảng 96 tổng công ty 90, 91. Một số Tổng công ty đã tận dụng được thế mạnh của mình để trở thành những thương hiệu lớn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ không ít bất cập. Trong rất nhiều Tổng công ty, sự phối hợp giữa các thành viên tỏ ra rất rời rạc, lỏng lẻo. Để khắc phục những nhược điểm trên, từ năm 2001 Nhà nước đã đưa ra giải pháp thí điểm chuyển các Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con. Điểm mấu chốt của mô hình này so với Tổng công ty 90, 91 là sự thay đổi cơ bản trong mối quan hệ giữa Tổng công ty (mẹ) và các thành viên (con). Trong đó, công ty mẹ do các công ty tự đầu tư thành lập và đồng thời công ty mẹ đầu tư bằng tài chính vào các công ty con (đầu tư 100% vốn hoặc giữ quyền chi phối hoặc có một phần vốn góp không chi phối ở công ty con). Sau một thời gian thí điểm được báo cáo là có kết quả tốt, mô hình công ty mẹ-con tiếp tục được luật hóa bởi Nghị định 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Có thể nói, mô hình công ty mẹ-con đã tạo ra một bước tiến mới trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước. Các Tổng công ty 90, 91 từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính (cấp trên - cấp dưới) và cơ chế giao vốn đã chuyển sang mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện và cơ chế đầu tư vốn. Theo một báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sau hơn một năm thực hiện chuyển đổi theo Nghị định 153, doanh thu của 11 Tổng công ty trên địa bàn thành phố đã hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con tăng bình quân 48%; lợi nhuận tăng 24%... Tuy vậy, mô hình công ty mẹ-con vẫn bộc lộ một số hạn chế. Theo các chuyên gia, trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện mô hình này là tình trạng thiếu vốn và yếu về năng lực quản lý. Vì thiếu vốn nên “mẹ” không đủ sức đầu tư, nuôi nấng các “con” trong khi rất nhiều “con” cũng đói vốn, khát vốn. Báo cáo của UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng xác nhận rằng bộ máy nghiệp vụ của công ty mẹ chưa theo kịp yêu cầu để thực hiện hai chức năng đầu tư tài chính và tự sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu tạo ra những doanh nghiệp “xương sống” của nền kinh tế, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập thí điểm 8 tập đoàn kinh tế nhà nước. Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 3 khóa IX đã chỉ rõ: “Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty Nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành nghề, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp chặt chẽ giữa khoa học và đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”. Thực hiện Nghị quyết trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 04/CT – TTG ngày 8/2/2002 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tại điẻm 4 quy định về thí điẻm mô hình tổ chức quản lý mới: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, các Tổng công ty nhà nước chọn một số doanh nghiệp đã chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thống nhất với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố, và các Tổng công ty trình chính phủ quy định một số doanh nghiệp cần tiến hành thí điểm thực hiện mô hình công ty mẹ - công ty con. Thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh dầu khí, điện lực, viễn thông, xây dựng. Trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, trước áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, nhất là sau khi Việt Nam thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (VN – US BTA) và chuẩn bị gia nhập WTO, và trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam sức cạnh tranh còn yếu kém, thì chủ trương của Đảng và Nhà nước thành lập các TĐKT là một chủ trương đúng đắn. 4.1.2. Thực trạng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ đã quyết định thành lập 8 TĐKT Nhà nước bao gồm: tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tập đoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam. Những tập đoàn này lấy nòng cốt là các Tổng công ty nhà nước hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm có tính chất chi phối tới nền kinh tế. Chính phủ đã chuyển các Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ - công ty con với sự liên kết về vốn để thành lập các TĐKT, các công ty con đăng ký kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tài chính với công ty mẹ và ký hợp đồng trách nhiệm với công ty mẹ để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó; công ty mẹ chỉ quản lý các công ty con với tư cách là chủ sở hữu về vốn. Hiện đã có những công ty mẹ - công ty con hoạt động có hiệu quả như Constrexim (là Tổng công ty thí điểm mô hình công ty mẹ - con đầu tiên), Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro). Tuy nhiên, không phải mọi Tổng công ty 91 chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con đều hoạt động có hiệu quả do sự tập trung quá lớn, trong khi khả năng quản trị, điều hành chưa đủ khả năng thích ứng, dễ dẫn đến rủi ro. Theo công bố báo chí, 8 tập đoàn kinh tế quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước), cả nước có 18 Tổng công ty 91 và 73 Tổng công ty 90 mang dáng dấp tập đoàn kinh tế quốc doanh hoặc công ty mẹ - công ty con. Toàn bộ các đơn vị kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân sách trong tổng số 5.970 doanh nghiệp Nhà nước hiện nay (khu vực kinh tế quốc doanh) Hiện nay nước ta đang có xu hướng đôn lên hoặc sáp nhập, hoặc tổ chức lại các Tổng công ty 90 và 91 để thành lập các TĐKT quốc doanh. Theo xu thế này nếu gộp các công ty 90, 91 và các tập đoàn kinh tế quốc doanh vào một nhóm thì nhóm này chiếm khoảng 25 đến 30% vốn kinh doanh của cả nền kinh tế (chưa kể tài sản cố định), khoảng 30% vốn đầu tư của toàn xã hội, đóng góp khoảng 14% vào thu ngân sách Nhà nước. Văn kiện đại hội IX, phần nói về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 có ghi: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế... Doanh nghiệp nhà nước giữ vững những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và xã hội và chấp hành pháp luật”. Tuy nhiên, nếu bám sát những điều dù còn chung chung và chưa đầy đủ như vậy đã được ghi vào nghị quyết, có thể nói nghị quyết chưa được thực hiện nghiêm túc. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, trong vài ba năm trở lại đây nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng, bất động sản luôn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường chứng khoán sôi động trên cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần đã đạt kết quả cao: tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng gần 3 năm qua đạt 40-50%, tốc độ tăng nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng tăng 50% so với năm 2006; lợi nhuận thu được từ các dịch vụ truyền thống và chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường phi chính thức luôn cao trên chục lần giá niêm yết. Cổ tức nhiều cổ phiếu đạt trên 20% thậm chí 40% so với mức lợi nhuận của các ngành kinh tế khác. Điều này đã thu hút các nhà đầu tư nhất là các TĐKT thành lập ngân hàng riêng nhiều khi để vay vốn tại ngân hàng của mình. Ví dụ là EVN hay Tập đoàn công nghiệp và khoáng sản Việt Nam có xu hướng đầu tư vào những ngành không thuộc chuyên môn của mình, số vốn đầu tư đã lên tới 117.000 tỉ đồng. Tập đoàn này còn muốn sản xuất cả máy tính, máy tính xách tay thương hiệu EVN; hay tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ cũng dự định mở rộng sang lĩnh vực hàng không... Hiệu quả của việc kinh doanh điện thoại, đất đai, ngân hàng chưa tới đâu thì đã thấy hàng loạt công trình điện lực bị chậm tiến độ, nhiều công trình hư hỏng nhưng chậm được sửa chữa dẫn đến tình trạng thiếu điện trở thành căn bệnh kinh niên. Trong một cố gắng để có nguồn nguyên liệu (than) phục vụ các công trình nhiệt điện, cuối năm 2007, tập đoàn này lên kế hoạch mua một số mỏ than từ Úc và Indonesia về. Nhưng với đặc tính cố hữu của cách làm việc hành chính, lề mề kiểu doanh nghiệp nhà nước, chưa kịp ký hợp đồng thì các mỏ này đã bị các tập đoàn, doanh nghiệp của Thái Lan, Trung Quốc mua mất. Tình hình cũng tương tự với Tập đoàn Dầu khí. Trong buổi làm việc của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải với lãnh đạo tập đoàn này cuối năm trước, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí đã báo cáo: do tình trạng nguồn dầu mỏ trong nước ngày càng cạn kiệt, tập đoàn dầu khí cũng đã tiến hành thương thảo, tìm kiếm các mỏ để thăm dò, khai thác nhưng cũng thất bại. Hiện nay, gần một nửa trong số 70 Tổng công ty 90&91 đã và đang đầu tư vào những lĩnh vực “nóng” như: chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản mà giá trị lên tới 27000 tỉ đồng. Bên cạnh các tập đoàn kinh tế quốc doanh và các Tổng công ty 90,91 còn một loạt các tập đoàn tư nhân mới được thành lập. Các tập đoàn này cùng với các tập đoàn kinh tế quốc doanh đang dần chi phối nền kinh tế đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Một loạt các tập đoàn kinh tế tư nhân tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh, Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên, Bitis… Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. Các mô hình tập đoàn này đều có điểm chung như sau: Hầu hết được hình thành trong 10 năm trở lại đây. Hầu hết các mô hình đều có điểm xuất phát là mô hình công ty gia đình hoặc nhóm nhà đầu tư thân cận. Các mô hình tập đoàn này đều có xu hướng muốn mở rộng mô hình, ngành nghề, tăng cường liên kết, sáp nhập, đẩy nhanh cổ phần hóa, chuyên nghiệp hóa. 4.1.3. Đánh giá về tập đoàn kinh tế của Việt Nam hiện nay 4.1.3.1. Thành tựu Một là: phát huy được phần nào vai trò chủ yếu của mình trong nền kinh tế Mục đích của Chính phủ khi thành lập các tập đoàn kinh tế để nhằm tạo ra một công cụ thực sự giúp Chính phủ can thiệp hiệu quả vào nền kinh tế. Trên thực tế từ khi thành lập cho đến nay đã có một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước bắt đầu đi đúng hướng và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát cao. Bên cạnh đó, các TĐKT đóng góp khá lớn cho nền kinh tế quốc dân: Cả nước có 18 tổng công ty 91 và 73 tổng công ty 90 mang dáng dấp các TĐKT quốc doanh hoặc công ty mẹ - công ty con, toàn bộ các đơn vị kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân sách trong tổng số 5.970 DNNN hiện nay (khu vực kinh tế quốc doanh). Trong năm 2007, các DNNN đã đạt tổng doanh thu hơn 577 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 108,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10 % so với năm 2006. Trong đó, nhiều Tập đoàn đạt mức doanh thu cao như: Công nghiệp tàu thủy tăng 98,6%, Lương thực miền Nam, Thép, Công nghiệp Xi măng tăng hơn 50%; Cà phê, Hóa chất, Than – Khoáng sản, Hàng hải… tăng 20- 30%; chỉ có ít DNNN thua lỗ. Về đầu tư mở rộng, chủ yếu góp vốn công ty trực thuộc và hoạt động đa ngành, với số vốn 164.637 tỷ, tăng 26% so với 2006. Theo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2008 của các Tập đoàn, Tổng công ty trong Khối Doanh nghiệp Trung ương, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đứng thứ 3 về doanh thu và đứng thứ 2 về nộp Ngân sách nhà nước (tương đương trên 3.000 tỷ đồng). Sáu tháng đầu năm nay đã diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất lợi, diễn biến khó lường, đồng đôla Mỹ suy yếu, giá xăng dầu, nhân công, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị, lãi suất vay vốn,... các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng cao đi đôi với diễn biến không thuận lợi của thời tiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, tập trung phát triển sản xuất, tăng cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội, giữ vững vai trò chủ đạo, vị trí then chốt trong nền kinh tế. Bên cạnh việc đảm bảo nghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách nhà nước, VNPT còn góp phần kiềm chế lạm phát, giảm giá cước nhiều dịch vụ, trong khi hầu hết các mức giá đầu vào sản xuất đều tăng cao. Để đạt được điều này, VNPT đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế.  Nộp Ngân sách Nhà nước của Tập đoàn Dầu khí trong giai đoạn này đạt 166 nghìn tỷ đồng, bằng 82% kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Biểu 4.1 Đóng góp của các TĐKT Nhà nước vào Ngân sách (giai đoạn 2000-2006) Đơn vị: % Nguồn : Tổng cục thống kê Hai là: Tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đang trở thành hạt nhân kinh tế mới Sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân cả về quy mô và chất lượng đã khiến không ít những doanh nghiệp đã phát triển thành nhóm doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau về vốn, kỹ thuật và quản trị, kinh doanh trên nhiều ngành nghề và không giới hạn phạm vi. Thực tế, đã xuất hiện những tên tuổi lớn và được xem là tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Không giống như các tập đoàn kinh tế của Nhà nước được hưởng nhiều đặc quyền từ phía Chính phủ, các tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của doanh nghiệp và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào. Đây chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21364.doc
Tài liệu liên quan