MỤCLỤC
Trang
Mở đầu---------------------------------------------------------------------------- 1
Chương I – Lý luận chung về tập đoàn kinh tế------------------------------- 4
I.Khái niệm và phân loại về tập đoàn kinh tế (TĐKT)
1.Khái niệm về TĐKT----------------------------------------------------- 4
2. Phân loại TĐKT----------------------------------------------------------- 6
II. Đặc điểm và chu kỳ phát triển của TĐKT--------------------------------- 7
1. Đặc điểm ----------------------------------------------------------------------- 7
2. Chu kỳ phát triển--------------------------------------------------------------- 10
III. Một số mô hình tổ chức quản lý các TĐKT trên thế giới--------------- 14
1. Mô hình của Mỹ---------------------------------------------------------------- 14
2. Mô hình của Nhật--------------------------------------------------------------- 14
3. Mô hình của Trung Quốc------------------------------------------------------- 15
IV. Ví dụ về một số TĐKT nổi tiếng trên thế giới----------------------------- 15
1. Tập đoàn General Motor------------------------------------------------------- 15
2. Tập đoàn Sam Sung------------------------------------------------------------- 17
V. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam------------------------------ 17
Chương II – Thực trạng phát triển mô hình TĐKT ở Việt Nam-------------- 19
I. Mô hình TĐKT ở VN----------------------------------------------------------- 19
1. Phương thức hình thành TĐKT ở VN----------------------------------------- 19
2. Loại hình TĐKT ở VN---------------------------------------------------------- 21
3. Cơ cấu tổ chức quản lý TĐKT ở VN------------------------------------------- 23
II. Thực trạng hoạt động của các TCTy nhà nước theo hướng tập đoàn------- 24
1. Về tích tụ và tập trung vốn------------------------------------------------------- 24
2. Về liên kết trong nội bộ TCTy nhà nước--------------------------------------- 24
3. Về quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với TCTy nhà nước------------------ 25
4. Về năng lực kinh doanh----------------------------------------------------------- 26
III. Thực trạng thí điểm thành lập một số TĐKT ở VN-------------------------- 26
1. Tập đoàn bưu chính viễn thông--------------------------------------------------- 26
2. Tập đoàn xi măng VN------------------------------------------------------------- 35
IV. Phương hướng và giải pháp phát triển Tập đoàn kinh tế ở Việt nam-------
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mô hinh tập đoàn kinh tế ở Việt nam- Thực trạng và phương hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô hình tổ chức quản lý các tđkt trên thế giới
1.Mô hình của Mỹ
Là mô hình thống nhất ngang, có đặc trưng là:
Chỉ có hội đồng giám đốc bao gồm nhiều giám đốc phụ trách theo các tiêu thức khác nhau về khách hàng, khu vực, bộ phận...
Chú trọng lợi ích chủ đầu tư và lợi ích người lao động .
Thực hiện theo nguyên tắc giám đốc , mức độ luật định thấp.
Yếu tố chính phủ: Duy trì môi trường ổn định để các thị trường tụ do hoạt động, tuy nhiên tự do trong khuôn khổ.
Công đoàn tham gia tự nguyện và yếu
Quyền cổ đông: Sở hữu rộng rãi và việc chi trả cổ tức cá nhân được ưu tiên hàng đầu khi công ty phá sản.
Quyền người lao động: Bị hạn chế và hầu như không được tham gia điều hành công ty.
Thị trường chứng khoán đóng vai trò rất lớn trong việc cấp vốn và giám sát hoạt động của công ty.
Vai trò của ngân hàng bị hạn chế trong việc sở hữu và kiểm sát công ty.
2. Mô hình của Nhật
Là mô hình thống nhất ngang mở rộng có đặc trưng:
Thành lập ban giám đốc và có uỷ ban quản lý.
Chú trọng lợi ích của gia đình lên trên hết.
Yếu tố chính phủ: Can thiệp mạnh vào nền kinh tế , thực thi chính sách ủng hộ và định hướng phát triển , quan chức chính phủ và giới kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ.
Công đoàn hoạt động chủ yếu và chịu ảnh hưởng của giới chính trị .
Quyền cổ đông: Các cổ đông có vai trò ngang nhau .
Quyền người lao động: Có nhiều ảnh hưởng bởi họ làm việc lâu dài và gắn bó với công ty.
Thị trường chứng khoán đóng vai trò vừa phải .
Vai trò ngân hàng: Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cấp vốn nhưng kém quan trọng trong việc quản lý.
3.Mô hình của Trung Quốc.
Là mô hình tách rời ngang có đặc trưng.
Thành lập hội đồng quản trị và ban giám đốc, ban giám sát trên cơ sở sử lý hài hoà mối quan hệ dữa “ba hội mới” và “ba hội cũ” ( Ban chấp hành đảng bộ , Ban chấp hành công đoàn và Đại hội công nhân viên chức ). Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch hội đồng quản trị do một người kiêm nhiệm.
Đẩy mạnh việc phát triển công tycó nhiều chủ đầu tư thông qua việc đa đạng hoá và quyền cổ phần nhằm hình thành cơ cấu quản trị có pháp nhân công ty.
Mối quan hệcủa cá nhân, hành vi, tổ chức là sự kết hợp vừa mang tính lịch sử với các cơ chế chính thức .
Yếu tố chính phủ: Phi tập trung hoá quyền lực , xoá bỏ sự can thiệp thoái quá của nhà nước, hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang mầu sắc Trung Quốc.
Các TĐKT trong các mô hình trên phát triển và vận hành theo các nguyên tắc cốt lõi của nền kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh, phát triển sở hữu tư nhân gắn với lợi ích cá nhân, sự diều tiết và quản lý nhà nước linh hoạt có chủ đích trong một số ngành nghề nhất định. Thực tế các tập đoàn phát triển không theo một mô hình, thể chế cứng nhắc hoặc khuôn mẫu nào mà nó thay đổi linh hoạt dựa trên nhu cầu phát triển của tập đoàn trong từng giai đoạn.
IV. Ví dụ về một số tđkt nổi tiếng trên thế giới.
1.Tập đoàn General Motor( G.M)
G.M thành lập năm 1908 , có nhiêm vụ ban đầu là sản xuất ôtô . Năm 1920 G.M đã trở thành một công ty lớn gồm 5 công ty sản xuất ôtô con và 1 công ty xe tải. Ngày nay G.M là một tập đoàn kinh tế đa quốc gia , đa ngành lớn nhất nước Mỹ .G.M có một hệ thống chi nhánh gồm 136 công ty ở gần khắp các nước trên thế giới. Từ năm 1926 công ty thực hiện phi tập trung hoá quản lý( các công ty trở thành những công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tập đoàn thực hiện quản lý tập trung toàn bộ hoạt động kế hoạch hoá, tài chính), đầu tư của tập đoàn. Năm 1985 G.M mua lại hãng hàng không Hughes , năm 1986 mua tiếp công ty sử lý máy tính hàng đầu nước Mỹ. Hoạt động của tập đoàn đã mở rộng sang mọi lĩnh vực khác. Hiện nay G.M là một Conglomerate hùng mạnh.
Như vậy, bắt đầu khởi sự từ hoạt động sản xuất ôtô, G.M đã nhanh chóng mở rộng sản xuất sang các lĩnh vực khác .Thực chất nó là một Conglomerate đa quốc gia , đa ngành nghề nhưng hoạt động chính vẫn là sản suất ôtô. Quản lý phi tập trung là phương thức có hiệu quả đối với tập đoàn . G.M chuyển dao quyền tự chủ cho các thành viên nhưng vẫn thực hiện quản lý tập trung thống nhất về chiến lược phát triển , tài chính, đầu tư.
Tích tụ và tập trung sản xuất là con đường cơ bản trong việc hình thành và phát triển của tập đoàn G.M .So với các tập đoàn khác , tích tụ đóng vai trò quan trọng hơn vì từ kết quả của hoạt động trong ngành sản xuất ôtô tập đoàn đã đầu tư mới xây dựng nhiều công ty sản xuất ôtô cùng ngành khác.
G.M đã thành công trong việc áp dụng phương thức quản lý tiên tiến.Trong khi dữ vững ngành chuyên môn hoá truyền thống, tập đoàn đã từng bứơc tiến hành các hoạt động đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh .G.M hoạt động trong một môi trường rất thuận lợi do chính phủ tạo ra vì chính phủ Mỹ luôn nhận thức rằng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ phụ thuộc chặt chẽ vào sự thành công của các công ty khổng lồ vì thế luôn có sự gắn bó rất chặt chẽ giữa chính phủ và các tập đoàn.
2. Tập đoàn SAM SUNG
Tập đoàn Sam Sung thành lập năm 1938 với nhiệm vụ chính là mua bán nông sản.Trải qua quá trình phát triển tập đoàn đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang các lĩnh vực khác như: sản xuất chế biến đường , gỗ vào những năm 50 và tiếp đó chuyển sang các sản phẩm mũi nhọn công nghệ cao như điện tử, phân bón , bảo hiểm thân thể. Do những sản phẩm cảu tập đoàn trong từng giai đọan luôn phản ánh và phục vụ quá trình công nghiệp hoá đát nước nên tập đoàn Sam Sung đã được khuyến khích, hỗ trợ tích cực của chính phủ. Nhờ những phương hướng chiến lược đúng đắn, phương pháp quản lý tiên tiến, tận dụng được những cơ hội trong và ngoài nước và được sự hỗ trợ tích cực của chính phủ nên ngày nay Sam Sung đã nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc . Tập đoàn gồm 32 công tyliên kết lại với một mạng lưới chi nhánh rộng khắp gồm 180 văn phòng ở 90 thành phố thuộc 54 nước trên thế giới.Cơ cấu kinh doanh hiện nay cấu kinh doanh hiện nay của tập đoàn gồm 32% trao đổi mậu dịch; 25% hoạt động tài chính, bán lẻ; 7% máy móc thiết bị; 5% hoá chất; 4% xây dựng và còn lại thuộc các hoạt động khác.
Hiện nay Sam Sung đi đầu trong việc phát triển các chíp bán dẫn, phát triển máy tính thế hệ mới, sản xuất máy bay , phát triển và nghiên cứu kỹ thuật vũ trụ, kỹ nghệ di truyền.Thực tế Sam Sung còn đang dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất dụng cụ gia đình. Một trong những phương hướng chính của tập đoàn là tăng cường quá trình quốc tế hoá, sẵn sàng chấp nhận và tham gia cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới trở thành một tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh.
Từ chuyên môn hoá trong lĩnh vực thương mại, chỉ sau một thời gian ngắn SamSung đã nhanh chóng trở thành một tập đoàn kinh doanh hùng mạnh dưới hình thức một Conglomerate, kinh doanh rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ những sản phẩm đơn giản nhất đến máy móc công nhiệp nặng, sản phẩm công nghệ cao. Trong suốt quá trình phát triển, tập đoàn rất chú trọng đến nghien cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Tập đoàn đóng vai trò là một trung tâm nghiên cứu chuyển dao công nghệ cho các công ty thành viên với mụch đích đưa vào khai thác, sử dụng nhanh nhất và có hiệu quả nhất tiến bộ khoa hoc công nghệ mà bản thân mỗi công ty thành viên không thể đảm đương nổi.
Tập đoàn luôn tìm cách đổi mới tổ chức quản lý, thực hiện một kiểu tổ chức quản lý phi tâp trung dựa trên cơ sở đa dạng hoá sản phẩm để đối phó kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu và sự đa dạng của thị trường. Các công ty thành viên vân dữ tính độc lập pháp lý nhưng chiến lược phát triển chung của tập đoàn luôn được dữ vững.
Trong suốt quá trình phát triển luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ và tương đồng giữa chính sách công nghiệp hoá của đất nước với phương hướng phát triển của tập đoàn và một trong những trọng tâm chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của tập đoàn là tập trung vào đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu ngoại thương. Trong giai đoạn hiện nay khi chính sách công nghiệp hoá chuyển mạnh sang khuyến khích phát triển thị trường trong nước thì các hoạt động kinh doanh của tập đoàn bắt đầu chú ý vào tăng cường các hoạt động nhập khẩu.
Thành công của SamSung còn là vì tập đoàn có một chiến lược kinh doanh táo bạo. Chiến lựơc đó một mặt đưa vào nghiên cưú dự đoán nhu cầu của thị trường trong tương lai, mặt khác tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi và những cơ hội do chính sách phát triển công nghiệp hoá của chính phủ đưa lại.
V. Những bài học kinh nghiệm :
1. Con đường hình thành:
Hình thành tập đoàn kinh doanh là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, vốn kinh doanh. Nguồn vốn tự tích luỹ đóng vai trò cơ bản trong việc hình thành các tập đoàn kinh doanh. ở các nước tư bản phát triển quá trình thành lập các tập đoàn là quá trình tập trung sản xuất, tập trung vốn. Quá trình này diễn ra theo các phương thức khác nhau bằng con đường thôn tính thông qua việc mua lại các công ty nhỏ yếu hơn biến chúng thành một bộ phận không thể tách rời của công ty mẹ hay theo con đường tự nguyện sát nhập với nhau để hình thành những công ty lớn hơn. Trong khi đó ở các nước công nghiệp hoá đi sau, các tập đoàn được hình thành và phát triển chủ yếu bằng tích tụ và liên doanh nhằm tăng vốn, khả năng sản xuất, khả năng chuyển giao công nghệ nước ngoài và khả năng cạnh tranh. Dù hình thành bằng cách nào thì tập đoàn cũng được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn tự tích luỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân các công ty.
Các tập đoàn kinh tế của Nhật Bản chủ yếu khởi đầu từ lĩnh vực thương mại hoặc ngoại thương các tập đoàn này thường chuyên môn hoá trong các hoạt động thương mại với một số sản phẩm nhất định. Qua quá trình hoạt động, phát triển, quy mô và cơ cấu kinh doanh dần được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh
Đối với Mỹ và một số nước Châu Âu, các tập đoàn lại bắt đầu từ các hoạt động sản xuất. Thông qua kết quả của các hoạt động sản xuất mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng... Có sự khác biệt này là do những nét đặc thù của môi trường kinh doanh ở mỗi nước quy định.
Đối với các nước kém phát triển, khởi điểm bắt đầu từ các doanh nghiệp sản xuất có vai trò rất lớn đến xây dựng và hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
2. Mô hình tổ chức
2.1 Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ liên kết kinh tế
Nhìn chung tập đoàn kinh tế là một hình thức tổ chức kinh tế lỏng vì phần lớn chúng không có tư cách pháp nhân. Trong tập đoàn luôn có một công ty mẹ và các công ty thành viên. Công ty mẹ và các công ty thành viên có mối quan hệ phụ thuộc, hỗ trợ về mặt chiến lược, tài chính, tín dụng. Các công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các thành viên chủ yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế được điều khiển bởi các hợp đồng hoặc thoả thuận kinh tế.
2.2 Phương thức quản lý
Hầu hết các TĐKT đều áp dụng chính sách quản lý theo kiểu phi tập trung hoá. Có một ban quản trị chung để quản lý tập đoàn và trụ sở thường nằm ở công ty mẹ. Ban quản trị tập đoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế, còn các thành viên hoàn toàn tự chủ trong quyết đình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ở các công ty thành viên có ban quản trị, ban giám đốc riêng để lãnh đạo. Kiểu quản lý này vừa phát huy được tính năng động tự chủ của các công ty thành viên, vừa tạo sự thống nhất chung trong tập đoàn
3. Các loại hình tập đoàn
3.1 Theo tính chất sở hữu
Các tập đoàn tư bản lớn ngày nay có nguồn gốc từ những công ty sở hữu gia đình. Từ sở hữu của tư bản cá biệt chúng chuyển dần thành sở hữu của tập thể các nhà tư bản độc quyền. Nhìn chung chúng mang sắc thái của sở hữu tư nhân nhưng lại gắn bó chặt chẽ với chính phủ các nước và đại diện cho sức mạnh kinh tế của nước đó (ở Mỹ). Hình thức hỗn hợp dưới dạng công ty cổ phần là một hình thức được ưa chuộng vì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời phản ánh được lợi ích của nhiều bên tham gia trong tập đoàn (ở Châu Âu)
3.2 Theo tính chất ngành nghề
Các tập đoàn liên kết những công ty trong cùng một ngành nhưng hình thức này hiện nay không còn phổ biến.
Loại hình tập đoàn theo liên kết dọc giữa các ngành trong cùng một dây truyền công nghệ vẫn còn là phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Các tập đoàn này hoạt động có hiệu quả cao và bành trướng hoạt động sản xuất kinh doanh sang hầu hết các nước trên thế giới.
Để thành lập một tập đoàn kiểu này cần phải:
Có được một công ty đủ lớn, có uy tín để quản lý và kiểm soát các công ty khác, đồng thời có thể đảm bảo kiểm tra tài chính và sự lệ thuộc của các công ty thành viên.
Có được một ngân hàng có quy mô và khả năng cần thiết để có thể đảm bảo phần lớn tín dụng cho tập đoàn.
Có những mối liên hệ nhiều mặt với nhà nước
Một trong những điều kiện hết sức quan trọng để thành lập và phát triển loại hình tập đoàn này là cần phải có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hệ thống thông tin toàn cầu...Ngày nay một TĐKT mạnh thường có cơ cấu sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành nghề và mô hình đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng chính hiện nay có cơ cấu gồm một ngân hàng, một công ty thương mại, và các công ty sản xuất công nghiệp.
4. Vai trò của nhà nước
Nhà nước có vai trò cực kỳ to lớn với sự tồn tại, phát triển của các TĐKT, thể hiện qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường kinh tế xã hội cần thiết cho các tập đoàn hoạt động. Vai trò của nhà nước được thể hiện trên các mặt sau:
Nhà nước duy trì trật tự, ổn định xã hội
Nhà nước xây dựng môi trường pháp luật đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các tập đoàn phát triển nhưng cũng đảm bảo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động ( ví dụ như luật chống độc quyền)
Nhà nước định hướng đúng xu hướng phát triển làm tiền đề cho các quyết định của các tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác. Phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các tập đoàn.
chương II : thực trạng phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở việt nam.
I. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.
1 – Phương thức hình thành TĐKT ở Việt Nam:
Các TĐKT Việt Nam có thể hình thành theo những phương thức sau:
Thứ nhất, dựa vào một số TCT91 có quy mô tương đối lớn, trình độ quản lý tương đối cao, trang thiết bị công nghệ cao có sự liên doanh liên kết với nhiều đối tác trong và ngoài nước để tập trung sức xây dựng thành TĐKT. Để làm được điều đó thì quan trọng nhất là thực hiện cổ phần hoá các DN thành viên mà TCT nắm cổ phần khống chế, chi phối từ 51% - 100% vốn điều lệ. Tuy vậy, đối với các TĐKT được hình thành theo cách này cần phải có tổ chức tài chính độc lập và bộ phận nghiên cứu triển khai.
Thứ hai, thành lập TĐKT từ những doanh nghiệp, công ty hiện có, hình thành các công ty mẹ, công ty con thuộc thành phần kinh tế khác. Quá trình đổi mới, sắp xếp và phát triển các DNNN, quá trình triển khai thực hiện luật DN, luật đầu tư nước ngoài hiện nay là cơ hội tốt để hình thành các TĐKT.
Quá trình phát triển này sẽ dần hình thành:
Công ty mẹ: Có quy mô lớn về doanh thu, máy móc thiết bị và lao động, hiệu quả kinh doanh cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất lớn, có chiến lược phát triển lâu dài...
Các công ty con (công ty thành viên): Là những công ty thuộc mọi thành phần kinh tế mà công ty mẹ có cổ phần lớn, có tác động quyết định đến chiến lược phát triển của công ty con. Các công ty con có thể được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện tham gia tập đoàn và có quyền lựa chọn, đăng ký với công ty mẹ để tham gia.
Các DN sản xuất kinh doanh độc lập, các đơn vị nghiên cứu triển khai, đơn vị dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế liên kết lại với nhau thành lập TĐKT để thực hiện một chiến lược kinh doanh thống nhất, tích tụ, tập trung vốn, tạo thế cạnh tranh mạnh nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn.
Các DNNN có tiềm lực kinh tế mạnh được trang bị kĩ thuật, công nghệ hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến đầu tư vào các DN khác (như thông qua mua cổ phần...) và biến các DN này thành các công ty con của mình.
Như vậy, việc thành lập TĐKT cho dù bằng cách nào thì cũng cần phải có một môi trường vĩ mô thông thoáng, hệ thống luật lệ đồng bộ và hoàn chỉnh có thể mới tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của các TĐKT.
2. Loại hình TĐKT ở Việt Nam
Mô hình ĐTKT ở Việt Nam sẽ có những điểm cơ bản giống với ĐTKT trên thế giới: quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề trong đó có ngành nghề kinh doanh chủ đạo và cơ cấu sở hữu, cơ cấu tổ chức tương tự. Nhưng trong bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội ở nước ta thì TĐKT cũng có điểm khác biệt. Do vậy, TĐKT ở Việt Nam có các hình thức sau:
+Về sở hữu có:
- TĐKT sở hữu hỗn hợp (đa sở hữu) gồm có DNNN, các CTy TNHH, CTy CP và các đơn vị thành viên có thể là đơn vị hạnh toán độc lập, phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp.
TĐKT có một sở hữu là TĐKT gồn các DNNN hoặc TĐKT nhà nước
+Về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh:
Có TĐKT đa ngành, đa lĩnh vực, sản phẩm nhưng trong đó có một ngành, một lĩnh vực chuyên môn hoá giữ vị trí then chốt và có TĐKT chuyên ngành.
+ Về liên kết kinh tế:
- TĐKT được hình thành dựa trên các liên kết theo chiều dọc tức là những tập đoàn được tập hợp trên cơ sở hợp nhất những công ty, xí nghiệp có liên hệ với nhau bởi quy trình công nghệ thống nhất từ khâu khai thác nguyên liệu, chế biến gia công, hoàn chỉnh sản phẩm, tiêu thụ trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính, mỗi công ty đảm nhiệm sản xuất một bộ phận, một công đoạn nhưng vẫn giữ tính độc lập về hình thức tổ chức của các đơn vị thành viên. TĐKT này sẽ hoạt động trong các ngành luyện kim, dệt may, nông nghiệp, công nghiệp chế biến...
- TĐKT hình thành dựa trên cơ sở các mối quan hệ liên kế ngang tức là các công ty hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực hợp nhất lại trên cơ sở xác lập thống nhất về tài chính còn các thành viên thì vẫn duy trì sự độc lập tương đối về hình thức tổ chức.TĐKT này sẽ hoạt động trong các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng...), cơ khí chế tạo...
- TĐKT hình thành dựa trên cơ sở các mối liên kết hỗn hợp tức là gồm các công ty sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.
+ Về hình thức tổ chức
TĐ tổ chức theo mô hình một pháp nhân độc lập còn tất cả các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc
TĐ tổ chức theo mô hình phân tán. Khi đó, TĐ sẽ là một pháp nhân độc lập đồng thời các đơn vị thành viên cũng có thể là một pháp nhân độc lập.
TĐ tổ chức theo mô hình hỗn hợp: Khi đó TĐ là một pháp nhân, đơn vị thành viên vừa là pháp nhân độc lập vừa là pháp nhân phụ thuộc.
3 – Cơ cấu tổ chức quản lý TĐKT ở Việt Nam
* Cơ cấu tổ chức chung nhất của TĐKT ở Việt Nam là một tổ hợp các DN liên kết với nhau theo mô hình “công ty mẹ, công ty con” . Công ty mẹ có thể là một công ty cổ phần, CTy TNHH hoạt động theo luật DN, có thể có vốn góp của nhà nước (dưới dạng cổ phần chi phối – trên 51% hoặc cổ phần khống chế – ít hơn 50% nhưng có quyền quyết định các vấn đề tổ chức, nhân sự, chiến lược của công ty mẹ) hoặc nhà nước sở hữu 100% vốn. Công ty con là CTy CP, CTy TNHH có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật DN. Công ty con bị công ty mẹ nắm giữ 100% vốn theo điều lệ hoặc ít hơn.
TĐKT có thể có tổ chức tài chính – ngân hàng cổ phần, công ty tài chính, đơn vị sự nghiệp, viện nghiên cứu triển khai, trường đào tạo...
Cơ cấu tổ chức của TĐKT gồm có: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Bộ máy điều hành, Giám đốc và các đơn vị thành viên.
* Cơ chế quản lý của TĐ chủ yếu được xây dựng trên mối quan hệ liên kết theo kiểu “công ty mẹ – công ty con” và các quan hệ hợp đồng kinh tế . Công ty mẹ là một DN giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn vào các công ty con theo nhiều cấp độ, chi phối các công ty con tuỳ theo tỉ lệ vốn đầu tư vào công ty con. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít thể hiện trên các mặt: Quan hệ về tổ chức; quan hệ về vốn và tài sản; quan hệ về kinh tế, tài chính; quan hệ về kế hoạch hoá đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật; và quan hệ về tổ chức nhân sự.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong TĐ chủ yếu là mối quan hệ về lợi ích kinh tế được điều khiển bằng các hợp đồng, thoả thuận kinh tế.
Ngoài ra, trong mô hình tổ chức các TĐKT ở Việt Nam thì nhà nước cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của TĐ mà chỉ điều tiết hoạt động của tập đoàn thông qua các chính sách, đòn bẩy kinh tế.
Quan hệ giữa các bộ với TĐKT là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với các tổ chức kinh doanh trong ngành, lĩnh vực đó. Các bộ đề ra chiến lược và kế hoạch phát triển ngành, định mức kinh tế kĩ thuật, chính sách, chế độ... chung thống nhất cho mọi DN kinh doanh trong ngành, thực hiện sự kiểm tra giám sát hoạt động của DN theo pháp luật.
Nhà nước quản lý phần vốn của mình trong các TĐKT thông qua đại diện chủ sở hữu nhà nước trong hội đồng quản trị của tập đoàn.
Các mối quan hệ này được cụ thể ở mô hình sau:
Mô hình tổ chức các tập đoàn kinh tế của Việt Nam
chính phủ
công ty đầu tư tài chính nhà nước thuộc mọi TPKT
các chi nhánh
các bộ, ngành, ubnd tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Tổng công ty(Cty mẹ) 100% vốn nhà nước hoặc (vốn ngoài nhà nước)
CTy tài chính
DNNN
độc lập, hoặc
DNTN
CTy TNHH 1 thành viên
CTy TNHH >= 2 thành viên
Các Đơn vị sự nghiệp:
_Viện
_Trường
CTy liên doanh
CTy cổ phần
-Đa sở hữu về vốn
-Có sự gắn bó chặt chẽ dữa TCT và DN thành viên
-TCT và DN thành viên hoàn toàn tự chủ sxkd
-Điều hành bằng cơ chế tài chính
II. thực trạng hoạt động của các tctnn theo hướng tđ
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng chủ trương thành lập một số TĐKT mạnh trên cơ sở các TCTNN. Đây là vấn đề rất mới trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta, là một bước tiến lớn trong sắp sếp đổi mới DNNN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế. Thế nhưng qua hơn 10 năm thực hiện, các TCT vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra và chủ trương xây dựng tập đoàn vẫn còn đang trong giai đoạn thí điểm.
Hoạt động của các TCT theo hướng TĐ trong những năm qua tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều mặt yếu kém, chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành các TĐKT ở nước ta, điều đó được thể hiện trên các mặt sau:
1.Về tích tụ và tập trung vốn:
Quy mô vốn là một tiêu chí quan trọng thể hiện sức mạnh của tập đoàn. Bình quân vốn kinh doanh năm 2001 của các TCT 91 là 5.515,2 tỷ đồng; đến tháng 6/2003 là 7.040,3 tỷ đồng. Tổng vốn kinh doanh của TCT 91 năm 2002 là 124.665,2 tỷ đồng, tức tăng 33% sao với năm 2001. Đến tháng 6/2003 nhiều TCTNN đã có những bước tiến vượt bậc về quy mô vốn( 18 TCT 91 số vôn kinh doanh đã lên tới 126.724,6 tỷ đồng chiếm 49% , vốn tự bổ sung đạt 33.828,5 tỷ đồng chiếm 26%, nguồn khác là 30.834,9 tỷ đồng chiếm 24,4%.), Các TCT có vốn tự bổ sung lớn nhất là BCVT( 12.433,3 tỷ), Hàng không (2.434 tỷ), Điên lực (3.210 tỷ ), Xi măng (2.088 tỷ ), Dầu khí (6.626 tỷ)...Trong năm 2003 doanh thu của các TCT 91 đạt 202.652 tỷ chiếm 43,66% tổng doanh thu của DNNN và nộp ngân sách là 36.915,5 tỷ đồng và lợi nhuận là 14.528,2 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn nhà nước là 14,21%.
Tuy nhiên tốc độ tích tụ và tập trung vốn thấp hơn nhiều so với các tập đoàn trong khu vực và yêu cầu phát triển của bản thân các TCTNN theo hướng TĐ , chẳng hạn, tổng giá trị tài sản trung bình của 503 tập đoàn nhà nước ở trung quốc là 24.800 tỷ đồng thì nước ta chỉ có 3 TCT là BCVT, Điện lực và Dầu khí có tổng giá trị tài sản lớn hơn mức trung bình của trung quốc.
Trong điều kiện nứơc ta hiện nay thì để hoạt động sản suất kinh doanh có hiệu quả, phát huy được thế mạnh thì một tập đoàn cần có mức vốn tối thiểu là 7500 tỷ đồng( 500 triệu $)
2. Về liên kết trong nội bộ TCTNN:
Mối liên kết đặc trưng và phổ biến trong tập đoàn là khả năng chi phối và mối quan hệ ràng buộc về lợi ích tài chính trên cơ sở đầu tư vốn thông qua cấu trúc công ty mẹ-công ty con. Tuy nhiên, mối quan hệ trong các TCTNN hiện nay vẫn là quan hệ trên dưới theo cấp hành chính, đều thuộc một chủ sở hữu duy nhất đó là nhà nước và tài sản hiện lằm trong các DN thành viên chứ không lằm trong TCT. Điều này một mặt gây khó khăn trong điều hành của các TCTđối với DN thành viên, vì cơ sở pháp lý của việc sủe dụngn, đinh đoạt cũng như quản lý và luân chuyển vốn chưa rõ ràng. Mặt khác những quan hệ hành chính không phải quan hệ giữa chủ đầu tư và đối tượng được đầu tư là không phù hợp trong môi trường kinh doanh, không tạo được cơ sở vững chắc cũng như liên kết chặt chẽ giữa các thành DN viên., quan hệ giũa các DN thành viên cũng không chặt chẽ , khó phối hợp chiến lược chung, do không có sự chỉ đạo thống nhất, thiếu cơ sở kinh tế, thậm chí còn sảy ra tình trạng cạnh tranh nội bộ giữa các DN thành viên.
3. Về quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với TCTNN.
Trong TĐKT thì cần phải tách rời quyền sở hữu và quyền quản lý, dó là cơ sở cần thiết nhằm xử lý mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước và đại diện sở hữu nhà nước tại TCTNN đồng thời dúp phân định rõ chúc năng , quyền hạn của TGĐ là người quản lý và CTHĐQT là người đại diện chủ sở hữu, thế nhưng mối quan hệ này trong các TCTNN vẫn chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74530.DOC