Chưa hoạch định được một chiến lược và quy hoạch phát tiển lâu dài làm khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển nói chung, tạo định hướng cho công tác quản lý vĩ mô và cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. Do đó đầu tư chiều sâu thiếu căn cứ đánh giá một cách toàn diện hiệu quả KTXH của dự án
Chưa tạo được khuôn khổ pháp lý phù hợp khuyến khích và hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư theo đúng định hướng phát triển. Trong đó chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ để quản lý các dự án đầu tư chiều sâu, gây ra hiện tượng thất thoát lãng phí. Thực tế đó là: qua điều tra, các công ty Nhật Bản đã nói đến những tồn tại lớn nhất của Việt Nam là cơ sở hạ tầng kém phát triển, thể chế pháp luật vận hành chưa rõ ràng. Trong đó cơ sở hạ tầng với hai vấn đề chính là: thiếu điện năng và đường sá yếu kém được các nhà đầu tư nhấn mạnh.
Tiếp đến đó là chưa tạo ra được một môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu tăng nhanh năng lực sản xuất như chính sách tín dụng, lãi suất, chế độ miễn giảm thuế, chính sách công nghệ hoặc sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đầu tư.
53 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...
2. Đầu tư chiều sâu
Ưu điểm
Đầu tiên phải kể đến là sản phẩm của đầu tư chiều sâu có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh lớn.
Để sản xuất được sản phẩm có chất lượng tung ra chiếm lĩnh trên thị trường, tăng thị phần xuất khẩu, các doanh nghiệp đã phải lao tâm khổ tứ, vất vả trên từng bước đường xây dung uy tín, chất lượng cho sản phẩm của mình trong môi trường cạnh tranh. Hướng đến hội nhập, khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp dân doanh đã chủ động mở rộng đầu tư sản xuất kể cả quy mô lẫn chiều sâu. Bởi lẽ nếu không thay thế đồng bộ hệ thống máy móc cũ kĩ thì các sản phẩm được đưa ra “trình làng” rất khó được khách hàng chấp nhận khi chất lượng thấp mà giá thành lại cao.
Nhờ mạnh dạn đầu tư, hệ thống trang thiết bị máy móc đã dần dần đồng bộ với yêu cầu của từng loại sản phẩm nên hiệu quả sản xuất cùng với uy tín chất lượng sản phẩm đã được nâng lên. Theo từng giai đoạn, giá trị sản xuất công nghiệp luôn vượt mức kế hoạch đã định. Tính chung 9 tháng đầu năm năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 365 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 22%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19,5% (Dầu mỏ khí đốt giảm 4%).
Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác mỏ tăng thấp, chỉ tăng 3,4% so với 9 tháng năm 2005 do sản lượng dầu thô khai thác giảm 7,5%; công nghiệp điện, khí đốt và nước tăng 12,2%; công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng cao nhất với 18,6%.
Hầu hết các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đều đã đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiêp 9 tháng khá cao, đó là: Hà Nội tăng 18,3%; Hải Phòng tăng 18%; Vĩnh Phúc tăng 17,6%; Hà Tây tăng 22,9%; Hải Dương tăng 23,3%; Quảng Ninh tăng 17,5%; Bình Dương tăng 19,4%; Đồng Nai tăng 18,4%; Cần Thơ tăng 21,2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,7%.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9-2006 đạt 3,3 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch 9 tháng đầu năm 2006 lên 29,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 12,29 tỷ USD, tăng 20,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 10,63 tỷ USD, tăng 32,6%.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, trị giá dầu thô 9 tháng đạt 6,47 tỷ USD tương đương 12,5 triệu tấn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng trị giá xuất khẩu với 22%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ hai với 4,46 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng trị giá xuất khẩu, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2005 và vẫn giữ được thị trường tương đối ổn định, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là EU, Nhật Bản…Xuất khẩu giày dép đạt 2,64 tỷ USD, tăng 21,4%, trong bối cảnh thị trường EU có xu hướng chững lại do nhiều doanh nghiệp từ chối các hợp đồng xuất khẩu nhưng thị trường Ôx-trây-lia đang có nhiều thuận lợi, đặc biệt trong 3 tháng gần đây, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Ôx-trây-lia đạt bình quân 4 triệu USD/tháng.
Một số mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vẫn giữ mức tăng trưởng tương đối cao: Điện tử, máy tính đạt 1,22 tỷ USD, tăng 19,1%; thuỷ sản đạt 2,33 tỷ USD, tăng 19,2%; sản phẩm gỗ đạt 1,35 tỷ USD, tăng 23,8%, trong đó thuỷ sản có khả năng cạnh tranh mạnh với các nước trong khu vực và đang tiếp tục khai thác để mở rộng sang các thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc …. Riêng gạo xuất khẩu chỉ đạt 4,1 triệu tấn, giảm 8,4% về lượng và 7,2% về trị giá. Các nông sản khác như cà phê, cao su, hạt tiêu đều được lợi về giá nên trị giá xuất khẩu tăng cao hơn so với mức tăng về lượng: Cà phê giảm 8,2% về lượng, tăng 37,2% về trị giá; cao su tăng 32,5% về lượng và tăng 97,1% về trị giá; hạt tiêu tăng 22,3% về lượng và tăng 35,4% về trị giá.
Tiếp theo là việc sử dụng vốn và nguồn lực có hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động. Độ mạo hiểm của các dự án đầu tư chiều sâu thấp, khả năng tự động hoá cao.
Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định thành lập đến nay gần 3 năm. Trong 3 năm qua các chỉ tiêu cơ bản như mức đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, mức nộp ngân sách, lợi nhuận, thu nhập của người lao động… đều tăng cao so với trước.
Sau chuyển đổi, các chính sách khuyến khích ưu đãi đã tạo nên luồng sinh khí mới ở doanh nghiệp này. Ý thức làm chủ của các cổ đông, nhất là các cổ dông là người lao dộng của Công ty được nâng cao.Cứ sau mỗi kỳ đại hội thường niên, các phương án sản xuất kinh doanh mới, các giải pháp nhằm phát huy năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp đã kích thích nâng cao năng suât, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trước đó, nên Ban lãnh đạo doanh nghiệp điều hành công ty khá tốt. Các phương án sản xuất kinh doanh đều đảm bảo tính tối ưu, đều giảm chi phí giá thành sản phẩm.
Ngay sau khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp bỏ ra gần 2 tỷ đồng đầu tư mới một cụm vít xoắn tuyển quặng, công suất 6000tấn/năm và hệ thống thiết bị phụ trợ đặt tại mỏ (Cát Thành-Phù Cát). Sau khi đầu tư xây dựng trạm biến áp để có thể nhận điện trực tiếp từ lưới điện Quốc gia, doanh nghiệp tự chế tạo và sản xuất thêm 2 cụm thiết bị tuyển ướt và tyển tinh, nâng cao công suất ở toàn bộ quy trình sản xuất. Tại Cát Thành, doanh nghiệp xây dựng thêm một nhà xưởng quy mô, thực hiện cả hai khâu: tuyển ướt và tuyển tinh, cho 70 người làm việc tại đây. Trước đây, khi chưa có nhà xưởng này, gần như toàn bộ số quặng cần tuyển tinh phải chở từ mỏ về Quy Nhơn, số quặng này chỉ có hàm lượng quặng có ích dưới 60%. Nhờ vác hệ thống vít tuyển này, trong hơn 2 năm qua, lượng quặng chở về Quy Nhơn đạt quặng có ích trên 70%. Chỉ riêng ở khâu này, chi phí sản xuất đã giảm trên 10%. Tại Quy Nhơn, doanh nghiệp hoàn thành việc xây dựng thêm 600m2 nhà xưởng, nâng tổng diện tích ở đây lên 2.200m2. Trong đó, doanh nghiệp cho thay dần những thiết bị tuyển tinh cũ đồng thời gia tăng đầu tư các hệ thống thiết bị phụ trợ, theo hướng giảm tối đa lao động thủ công. Mục tiêu nhắm đến của công việc này là nâng cao năng suât lao động và chât lượng sản phẩm, giảm tối đa giá thành sản phẩm.
Hạn chế
Đầu tư chiều sâu còn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả, chưa triệt để tận dụng được vốn từ các nguồn vốn đầu tư
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp ngành Nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, bình quân khoảng 20-25%/năm. Năm 2000, sản lượng của các doanh nghiệp ngành Nhựa đạt 950.000 tấn, thì năm 2005 đã đạt 1.760.000 tấn. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, một số DN Nhựa đã đầu tư máy móc thiết bị công nghệ cao, thiết bị số hoá, nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới mới chỉ đạt ở mức trung bình, và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các DN chưa cao. Tính chung 10 năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 4,44 %, trên vốn đạt 7,2%, so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (các chỉ số tương ứng là 14,6% và 11,6 %) thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu so với mức bình quân của cả nước (5,3% và 4,5%) thì tỷ suất trên doanh thu của ngành Nhựa thấp hơn, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn. Điều này cho thấy, các DN nhựa vẫn có lợi thế thu hút vốn đầu tư. Các dự án đầu tư của các DN nhựa trong thời gian vừa qua, chủ yếu là đầu tư chiều sâu, qui mô vốn đầu tư nhỏ, thời gian thực hiện dự án ngắn, công tác nghiên cứu và lập dự án đầu tư sơ sài và thiếu khoa học, dẫn đến việc thực hiện các dự án thường phải điều chỉnh, sửa đổi hoặc không thực hiện được, gây lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư; một số công trình hoàn thành chưa được khai thác hết công suất, sản phẩm được tạo ra có sức cạnh tranh chưa cao, do đầu tư không đúng, dẫn đến nguy cơ phá sản. Trong khi đó, các dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng (chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài), vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dự án dài, chi phí cho nghiên cứu khả thi cao, đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư yêu cầu phải có năng lực, trình độ tốt, do tính phức tạp của dự án, nhưng do các thủ tục hành chính trong đầu tư thường rất rườm rà, dẫn đến việc thực hiện các dự án thường phải kéo dài, gây ứ đọng, lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư, làm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, công trình hoàn thành chậm so với dự kiến, gây thiệt hại về kinh tế cũng như khả năng thâm nhập thị trường hạn chế, nhiều trường hợp chủ đầu tư phải chuyển nhượng vốn đầu tư cho cổ đông khác. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển Ngành.
Tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và quản lý:
Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương vừa đưa ra kết quả khảo sát về tình hình sử dụng thiết bị - công nghệ và tư vấn công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. 100 doanh nghiệp ở Hà Nội và Tp.HCM đã được khảo sát và thực trạng yếu kém trong lĩnh vực trên của doanh nghiệp đã thể hiện rõ: Mức đầu tư cho đổi mới thiết bị - công nghệ của doanh nghiệp chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. Cũng theo kết quả khảo sát, đa số sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước, 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu, 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Số cán bộ, kỹ thuật có chuyên môn của doanh nghiệp cũng chỉ đạt 7%.
Việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn rất chậm, thụ động và chỉ mang tính tình huống là chính. Đặc biệt, ngành dệt may thiếu thông tin nghiêm trọng, trong khi ngành này rất cần một địa chỉ tin cậy để thẩm định về nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị... nhưng hầu như chưa có. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Nhơn Hữu, giải thích: “Ý thức về tầm quan trọng của công nghệ, thiết bị đối với sự sống còn của doanh nghiệp chưa cao. Sau hơn 4 năm Luật doanh nghiệp ra đời, có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được khai sinh nhưng mức đầu tư cho thiết bị mới vẫn gần như giẫm chân tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà khoảng cách giữa các công ty tư vấn công nghệ và doanh nghiệp nói chung ngày càng lớn. Phải đến 20 năm nữa chúng ta mới có thị trường tư vấn đúng nghĩa”.
Theo kết quả điều tra mới đây của 2 tổ chức Swiss Contact (Thụy Sĩ) và GTZ (Đức) tiến hành trên 1.200 doanh nghiệp tại Việt Nam, chỉ có khoảng... 0,1% doanh nghiệp có sử dụng tư vấn khi đầu tư mua sắm công nghệ. Các chuyên gia kinh tế nhận định, chậm đổi mới công nghệ, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, những thua thiệt về khả năng phát triển thị trường xuất khẩu sẽ không còn là nguy cơ nữa mà đang trở thành một thực tế khó tránh khỏi.
Đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chưa được chú trọng đúng mức. Tuy tổng số lao động của cả nước nói chung và cho công nghiệp nói riêng đều tăng, nhưng chất lượng lao động vẫn còn nhiều bất cập, phần lớn lao động công nghiệp là lao động phổ thông hoạt động trong các ngành dệt may, giày da, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản…nên giá trị gia tăng tạo nên chưa cao. Một số lao động được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng ít có cơ hội tìm được việc làm phù hợp với nghề nghiệp được đào tạo, nên chưa phát huy đựơc năng lực.
Bên cạnh đó trong lĩnh vực quản lý của Nhà nước về đầu tư chiều sâu còn tồn tại một số bất cập là:
Chưa hoạch định được một chiến lược và quy hoạch phát tiển lâu dài làm khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển nói chung, tạo định hướng cho công tác quản lý vĩ mô và cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. Do đó đầu tư chiều sâu thiếu căn cứ đánh giá một cách toàn diện hiệu quả KTXH của dự án
Chưa tạo được khuôn khổ pháp lý phù hợp khuyến khích và hướng dẫn các thành phần kinh tế đầu tư theo đúng định hướng phát triển. Trong đó chưa tạo ra được một hệ thống chính sách đồng bộ để quản lý các dự án đầu tư chiều sâu, gây ra hiện tượng thất thoát lãng phí. Thực tế đó là: qua điều tra, các công ty Nhật Bản đã nói đến những tồn tại lớn nhất của Việt Nam là cơ sở hạ tầng kém phát triển, thể chế pháp luật vận hành chưa rõ ràng. Trong đó cơ sở hạ tầng với hai vấn đề chính là: thiếu điện năng và đường sá yếu kém được các nhà đầu tư nhấn mạnh.
Tiếp đến đó là chưa tạo ra được một môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu tăng nhanh năng lực sản xuất như chính sách tín dụng, lãi suất, chế độ miễn giảm thuế, chính sách công nghệ hoặc sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đầu tư.
Trong cơ cấu đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước chưa có chính sách ưu tiên thỏa đáng cho vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi làm nền tảng cho sự phát triển của các ngành, vùng và các thành phần kinh tế trong cả nước cũng như để bổ sung cho sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư nói chung và đầu tư chiều sâu nói riêng.
Các nhà quản lý cho rằng, trước những hạn chế nêu trên cần có sự quan tâm thích đáng không chỉ từ phía nhà nước, mà bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải có những nỗ lực không ngừng để trước hết là nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, khẳng định chỗ đứng và vị thế trên thị trường, tạo lợi nhuận lớn và sau đó là để tăng trưởng, phát triển nền kinh tế, nâng cao mức sống cho người lao động, đưa nền kinh tế hoà cùng một nhịp chung với nền kinh tế thế giớí. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam mới ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, chúng ta có thêm nhiều cơ hội mới nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đó là: cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn; sự phân phối lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều; khi hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên; hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tùy thuộc vào khả năng tận dụng của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Bởi vậy sự nỗ lực không ngừng của mỗi doanh nghiệp là điều rất quan trọng!
II.Thực trạng về vấn đề kết hợp đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong doanh nghiệp hiện nay.
Sự cần thiết kết hợp đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu trong doanh nghiệp hiện nay.
Đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu có mối quan hệ mật thiết với nhau: đầu tư chiều rộng là nền tảng cơ sở để đầu tư chiều sâu, đồng thời đến lượt đầu tư chiều sâu lại tiếp tục tạo ra những tiền đề để đầu tư chiều rộng ở những phương diện mới.
Vấn đề chúng ta đặt ra hiện nay là chú trọng đầu tư chiều sâu song liệu có phải là đúng đắn khi đổi mới công nghệ trên một nền tảng cơ sở hạ tầng yếu kém, sử dụng những công nghệ tự động hóa cao gắn liền với việc giảm lao động trong điều kiện nước ta là một nước có nguồn nhân lực dồi dào?... Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp hơn. Bởi vậy, không thể tách rời đầu tư chiều sâu với đầu tư chiều rộng, đó là điều tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Những kết quả mà các doanh nghiệp đã đạt được thông qua sự phối kết hợp hoạt động đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng.
Đầu tư chiều sâu đúng hướng kết hợp với đầu tư chiều rộng một cách hợp lý, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường cùng với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chất lượng tốt.
Công ty Trường Hải là một ví dụ điển hình: chỉ trong một thời gian ngắn sau khi gia nhập Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô (Vama), tên của công ty Trường Hải thường xuất hiện trên vị trí dẫn đầu về số lượng bán ra hàng tháng (chỉ chịu đứng sau Toyota VN) và đang ngày càng tăng lên, bỏ xa các doanh nghiệp lớn khác, gây không ít bất ngờ cho nhiều người. Sự lớn mạnh đó xuất phát từ việc đầu tư chiều sâu gắn kết giữa đầu tư về thiết bị, máy móc công nghệ với phát triển, đào tạo con người...
Từ đầu tư chiều sâu: Đến thời điểm hiện nay, ngay chính các nhà sản xuất ôtô không chỉ của VN mà trong khu vực đều khẳng định, nhà máy lắp ráp ôtô Chu Lai - Trường Hải được đầu tư lớn bài bản, có hệ thống trang thiết bị thuộc dạng hiện đại nhất hiện nay. Tọa lạc trên diện tích hơn 38 ha với số vốn đã đầu tư vào khoảng 300 tỷ đồng, công suất dự kiến khoảng 25.000 xe/năm. Đặc biệt, thiết bị của nhà máy được nhập về từ những quốc gia có nền công nghệ sản xuất ôtô tiên tiến trên thế giới như Đức, Hàn Quốc, Mỹ. Tất cả các công đoạn sản xuất xe đều được thực hiện trên dây chuyền hiện đại. Đặc biệt, hệ thống dây chuyền nhúng sơn tĩnh điện với số vốn đầu tư hơn 7 triệu USD và đường thử của nhà máy thuộc dạng hiện đại nhất trong ngành sản xuất ôtô tại VN hiện nay. Bên cạnh việc đầu tư hợp lý vào công nghệ, thiết bị với mong muốn trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong "làng" ôtô VN, điều quan trọng nhất đối với Trường Hải vẫn là đầu tư về con người. Chất lượng sản phẩm là quan trọng, nhưng để có được điều đó thì chất lượng hệ thống mới là yếu tố mang tính quyết định-Trường Hải đã làm được điều đó. Và xa hơn, Trường Hải đã tạo ra sự gắn kết giữa việc học và thực hành, biến những kiến thức trở thành hữu dụng, không lãng phí. Nhiều chuyên gia khẳng định đó là yếu tố quyết định trong đầu tư chiều sâu đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ôtô. Đầu tư chiều sâu nhưng gắn với thực tế, gắn với tính cụ thể, chuyên nghiệp: Đó cũng là một trong những nét khác biệt của Trường Hải đối với nhiều doanh nghiệp ôtô khác, nhất là những doanh nghiệp có cùng những chủng loại sản phẩm tương tự. Chỉ đơn cử một yếu tố tiêu chuẩn của đại lý có thể khẳng định điều đó. Tất cả các đại lý, chi nhánh của Trường Hải đều phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo do chính doanh nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, đối với tiêu chí của Trường Hải, điều đó quan trọng, nhưng vẫn chỉ là hình thức. Kết hợp với sự thể hiện đó là những hệ thống dịch vụ bán hàng, sau bán hàng, bảo hành bảo dưỡng, cung cấp thiết bị, phụ tùng chính hiệu đang được mệnh danh là “Number One” đối với các dòng xe tải, xe khách (xe thương mại) tại VN. Tất cả các đại lý phải đạt được các tiêu chí đó, có Showroom, có xưởng dịch vụ với hệ thống máy móc, thiết bị thuộc loại tiêu chuẩn cao nhất, tiên tiến nhất hiện nay. Quan trọng hơn là hệ thống nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng...
Đến đa dạng hóa sản phẩm: Chính nhờ đầu tư chiều sâu, nên việc đa dạng hoá sản phẩm đối với Trường Hải đã diễn ra một cách dễ dàng. Nhiều người cho rằng có được điều đó là nhờ chữ tín. Đúng! Từ việc phát triển, làm nhà lắp ráp, phân phối hãng Kia - một trong những loại xe khách, tải quá quen thuộc đối với thị trường VN. Đến nay, Trường Hải đã hợp tác với nhiều hãng ôtô sản xuất, lắp ráp nhiều loại sản phẩm phù hợp với thị trường VN như các loại xe Ben, tải mang nhãn hiệu Thaco có tải trọng từ 560 - 17 tấn, giá hợp lý, nhiều tính năng nổi bật với mức tiêu hao nhiên liệu thấp, nội ngoại thất đẹp. Hay như dòng xe khách Thaco với hàng loạt chủng loại, mẫu mã, từ 28 - 51 chỗ ngồi. Chính vì vậy, mục tiêu sản xuất và tiêu thụ hơn 7000 xe tải và 500 xe khách trong năm 2006 của Trường Hải đã được hoàn thành (chiếm khoảng hơn 30% thị phần xe thương mại tại thị trường VN - tính cả việc kinh doanh các loại xe cũ). Ngoài việc đa dạng hoá các chủng loại, sản phẩm ôtô cụ thể, một trong những mục tiêu của Trường Hải là mở rộng các lĩnh vực kinh doanh như đầu tư vào lĩnh vực tàu biển, vận tải vừa vận chuyển hàng hoá ngoài, vừa vận chuyển linh, phụ kiện cho công ty, giảm giá thành sản phẩm, đầu tư vào bất động sản, ngân hàng...
Có thể nói, sự lớn mạnh của Trường Hải đang diễn ra từng ngày xuất phát từ quan điểm đầu tư chiều sâu về hệ thống công nghệ, thiết bị, nhà xưởng, đào tạo, trọng dụng và sử dụng nhân tài hợp lý, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư với sự gắn kết, bổ trợ hợp lý.
Đầu tư chiều rộng kết hợp với đầu tư chiều sâu đã giúp cho trình độ của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao và được đào tạo chuyên sâu, đã có những chế độ ưu đãi đối với “hiền tài” của đất nước:
“Trong những năm gần đây, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước có tốc độ ứng dụng và phổ cập thông tin nhanh nhất thế giới”. Đó là khẳng định trong tờ trình Dự án Pháp lệnh Công nghệ cao do Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thực hiện. Dự án này được thảo luận trong phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, diễn ra hôm 30/1. Để khuyến khích phát triển sử dụng nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao, dự thảo Pháp lệnh Công nghệ cao quy định, kỹ sư mới tốt nghiệp đại học làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ được trợ cấp để mức lương hàng tháng không dưới 3 lần mức lương tối thiểu trong 3 năm đầu kể từ ngày bắt đầu làm việc nếu nơi sử dụng không có thoả thuận khác; và được ưu tiên xét tuyển trong các chương trình đào tạo, thực tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp trong nước và ngoài nước
Những vấn đề tồn tại cần khắc phục để sự phối kết hợp hoạt động đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng đạt hiệu qủa cao.
Tại Đại hội Đảng lẩn thứ 8, Đảng đã nhận định nước ta còn tồn tại một số mặt yếu kém về đầu tư là: tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư còn thấp, nền kinh tế rất thiếu vốn; đầu tư của ngân sách nhà nước còn dàn trải, bị lãng phí, thất thoát, hiệu quả thấp; đầu tư của nhân dân vào sản xuất còn ít; nguồn tài trợ cho phát triển và đầu tư nước ngoài thực hiện chậm.
Tới Đại hội Đảng lần thứ 9, nước ta còn tồn tại đó là đầu tư còn phân tán, làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhất là vốn từ ngân sách chưa cao. Trong nông nghiệp ít chú ý đầu tư vào khâu nghiên cứu, ứng dụng giống mới có năng suất và giá trị hàng hoá lớn. Trong công nghiệp, chưa tập trung đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại; chưa đầu tư đúng mức cho phát triển ngành cơ khí chế tạo. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ chưa phát huy tốt thế mạnh của từng vùng, nhất là những vùng có tiềm năng nhưng chưa có điều kiện khai thác.
Tới Đại hội Đảng lần thứ 10, Đảng ta nhận định: Cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, chưa hướng mạnh vào đầu tư chiều sâu, vào các ngành có giá trị tăng thêm cao và tạo nhiều việc làm. Đầu tư từ ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn dàn trải, thất thoát, hiệu quả thấp. Một số công trình lớn, quan trọng cấp quốc gia không hoàn thành theo kế hoạch. Năng lực sản xuất của một số ngành và sản phẩm quan trọng, thiết yếu tăng chậm.
Qua đó ta thấy rằng vấn đề đầu tiên là đầu tư theo chiều sâu chưa gắn kết và làm cơ sở cho sự phát triển mở rộng sản xuất. Việc mở rộng sản xuất diễn ra nhanh nhờ có sự tham gia liên doanh của đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là ở khu vực dịch vụ và công nghệ, trong khi đó đầu tư theo chiều sâu nhằm đổi mới công nghệ diễn ra rất chậm. Công nghệ đưa vào sản xuất chủ yếu ở trình độ trung bình. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng sản xuất ở một quy mô lớn hiện đại hơn.
Tuy phát triển đầu tư theo chiều rộng cả ở thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, nhưng lại thiên về xu hướng tăng tỷ trọng đầu tư chiều rộng ở kinh tế ngoài quốc doanh. Trong khi đó, đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ diễn ra nhanh hơn ở thành phần kinh tế quốc doanh nhờ nhũng ưu đãi nhất định của Nhà nước.
Nhìn chung, trong đầu tư chiều sâu chưa có sự thay đổi cơ bản về trình độ công nghệ ở phần lớn các trang thiết bị, đầu tư chiều sâu chưa thực sự là cơ sở, là bàn đạp cho sự phát triển của đầu tư chiều rộng.
Thứ hai, cơ cấu giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đó là việc đầu tư chiều rộng được chú trọng hơn đầu tư chiều sâu quá nhiều: “Lâu nay trong chiến lược phát triển công nghiệp, chúng ta quá chú trọng đến đầu tư theo chiều rộng, hàng ngang, mà chưa chú tâm đến đầu tư theo chiều sâu, dẫn tới việc nếu bây giờ có ai hỏi sản phẩm nào là mặt hàng chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam, cũng đành chịu...”. Đây là lời bộc bạch của ông Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Công nghiệp tại các kỳ hội thảo, hội nghị của ngành.
Quý I năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) trên địa bàn cả nước chỉ tăng 14,4% so với cùng kỳ, đạt khoảng gần 102.000 tỉ đồng. Với việc tăng thấp hơn so với mức bình quân hơn một năm trở lại đây của ngành, đã đẩy nền kinh tế đứng trước nguy cơ không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8- 8,5% (tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm từ 37- 42%).
Bước sang tháng 4, ngành công nghiệp đã dần lấy lại được phong độ, với mức tăng trưởng GTSXCN đạt 16,41% so với cùng kỳ. Với mức tăng này, tính chung trong 4 tháng đầu năm, GTSXCN đạt mức tăng trưởng khoảng 15,1%, tuy thấp hơn kế hoạch đề ra 16%. Góp phần vào sự tăng trưởng đó chủ yếu dựa vào các ngành khai thác than tăng 27,1%, điện phát ra tăng 12,7%, xe máy các loại tăng 24,4%, động cơ điện tăng 21,8%... Và một số địa phương như Vĩnh Phúc tăng tới 46,2%, Bình Dương tăng 34,3%, Cần Thơ tăng 30,3%, Hà Nội tăng 24,4%, Quảng Ninh tăng 19,1%, Đồng Nai tăng 21,3%... Như vậy, để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế trong năm 2005 với mức tăng trưởng 7,5-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATV1060.doc