MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
B.PHẦN NỘI DUNG
Phần I:Lý luận chung về TSHH và TSVH trong doanh nghiệp 2
I.TSHH và TSVH trong doanh nghiệp 2
1. Tài sản trong doanh nghiệp 2
2.Tài sản hữu hình 3
3.Tài sản vô hình 5
II.Đầu tư vào TSHH và TSVH trong doanh nghiệp 7
1.Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp 7
2.Đầu tư vào TSHH trong doanh nghiệp và tác động của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp 8
3.Đầu tư vào TSVH trong doanh nghiệp và tác động của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp 9
III. Mối quan hệ giữa đầu tư vào TSHH và TSVH trong doanh nghiệp 12
1.Đầu tư vào TSHH tác động tới đầu tư vào TSVH trong doanh nghiệp 12
2.Đầu tư vào TSVH tác động tới đầu tư vào TSHH trong doanh nghiệp 13
3.Tác động của hoạt động đầu tư vào TSHH và TSVH tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 14
Phần II: Thực trạng đầu tư vào TSHH và TSVH trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 16
I.Thực trạng đầu tư vào TSHH của doanh nghiệp 16
1.Đầu tư vào tài sản cố định 16
1.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 16
1.2.Đầu tư công nghệ,máy móc thiết bị 17
1.3.Đầu tư vào phương tiện vận chuyển hàng hoá 18
1.4.Đánh giá hiệu quả,nguyên nhân 19
2.Đầu tư vào hàng tồn trữ 22
II. Thực trạng đầu tư vào TSVH của doanh nghiệp 24
1.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 24
2.Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động công nghệ 27
3.Đầu tư vào thương hiệu 31
III.Mối quan hệ giữa đầu tư vào TSHH và TSVH trong doanh nghiệp Việt Nam 36
1.Tác động của hoạt động đầu tư vào TSHH đối với hoạt động đầu tư vào TSVH 36
2.Tác động của hoạt động đầu tư vào TSVH đối với hoạt động dầu tư vào TSHH 38
3.Tác động của sự phối hợp giữa hoạt động đầu tư vào TSHH và TSVH đối với sự phát triển của doanh nghiệp 39
Phần III: Giải pháp nâng cac hiệu quả đầu tư vào TSHH và TSVH 42
I.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào TSHH 42
1.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tảI 42
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào máy móc thiết bị 43
II.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào TSVH 43
1.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào thương hiệu 43
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào khoa học công nghệ 43
3.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào vấn đề sở hữu trí tuệ 45
4.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nhân lực 46
C, KẾT LUẬN
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ trang bị tài sản cố định thì số doanh nghiệp có tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm 86%. Tài sản cố định của doanh nghiệp như trên là thấp nhưng nếu nếu xét trên tiêu chí tài sản cố định trên mỗi lao động lại càng thấp hơn, bình quân 1 lao động chỉ đạt 153 triệu đồng. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước khả dĩ nhất là 239 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 221 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đứng thấp nhất 66 triệu đồng/lao động.
+ Những hạn chế tồn tại:
Tài sản cố định của doanh nghiệp thường không chứng minh được nguồn gốc chủ sở hữu. Có những tài sản được mua từ trước khi hình thành doanh nghiệp, mang tên chủ sở hữu cá nhân của chủ doanh nghiệp, sau đó được đưa vào sử dụng cho doanh nghiệp và ghi vào sổ sách kế toán là tài sản của doanh nghiệp. Những tài sản này về mặt pháp lý sẽ không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và càng có giá trị lớn nếu như tài sản đó là đất đai, nhà cửa hay quyền sử dụng đất.
Việc đánh giá lại tài sản cố định cũng được thực hiện một cách không chính thức, cơ sở đánh giá lại không tin cậy và không được các chuẩn mực kế toán của Việt Nam công nhận. Ngoài ra, có nhiều trường hợp tài sản cố định được dùng làm tài sản thế chấp cho ngân hàng mà không được khai báo với nhà đầu tư.
Công ty TNHH Acecook Việt Nam được thành lập ngày 15/12/1993 có vốn đầu tư 4 triệu USD, sau hơn 10 năm thành lập đến nay công ty Acecook Việt Nam đã phát triển và xây dựng được 5 nhà máy sản xuất mì ăn liền trên toàn quốc.
Tổng quan về chuỗi sản phẩm: sản phẩm đầu tiên của công ty là Mì và phở cao cấp gồm phở bò phở gà và mì gà được tung ra thị trường phía Nam đã để dấu ấn tin tưởng mang tính đột phá trong lĩnh vực ẩm thực. Lần đầu tiên phở truyền thống được sản xuất công nghiệp.
Luôn phấn đấu ngày càng thoả mãn nhu cầu của mọi tầng lớp tiêu dùng, không ngừng nghiên cứu và phát triển ẩm thực, công ty liên tục cho ra thị trương những sản phẩm mang tính đột phá cao như: Hoành Thánh, Lẩu Thái, Kim Chi…Các dòng sản phẩm trên được người tiêu dùng và các nhà chuyên môn đánh giá cao.
Tiếp sau đó sản phẩm Hảo Hảo ra đời vào năm 2000, đây là một dấu mốc quan trọng trong chuỗi phát triển của công ty, sau đó là hàng lọat các sản phẩm như mì Đệ Nhất, miến Phú Hương…Tính đến đầu năm 2004, Acecook Việt Nam đã nghiên cứu đưa ra thị trường hơn 50 chủng loại sản phẩm với đầy đủ hương vị, cấp giá và dành cho mọi đối tượng người tiêu dùng. Acecook Việt Nam được đánh giá là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản phẩm mới.
Công ty TNHH Acecook Việt Nam thực hiện chính sách quản lí nhất quán, triệt để nhằm ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi truờng và an toàn thực phẩm. Để đạt được chính sách trên công ty đã cam kết:
• Đầu tư thiết bị công nghệ thích hợp và hạng mục công trình cần thiết để nâmg cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
• Thực hiện đầy đủ các yêu cầu pháp lý liên quan đến chất lượng, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
• Đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc kiểm soát chặt chẽ toàn bộ qui trình sản xuất cung ứng.
• Quan tâm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
• Đào tạo thường xuyên, liên tục về chuyên môn và nghiệp vụ cho nhân viên công ty để đủ khả năng thực hiện công việc.
• Cải tiến thường xuyên hệ thống quản lí của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phương châm của công ty là “Học hỏi, cải tiến và phát triển liên tục” để trở thành nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới.
Bên cạnh những doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào TSHH làm tăng doanh thu,tăng lợi nhuận, thì còn có nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa hay vẫn đang duy trì nhưng trong tình trạng thua lỗ khó trả hết nợ. Việc đánh giá sai qui mô,vị trí cũng như chất luợng sản phẩm là một yếu tố chủ quan quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
2. Thực trạng đầu tư bổ sung hàng tồn trữ
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với bài toán nan giải: giải quyết lượng hàng hóa, tài sản tồn kho, chậm luân chuyển. Hàng tồn kho có thể là hàng dự trữ, hàng thừa từ việc xuất khẩu, hàng bán trái mùa, hàng bán bị trả lại… Mặc dù, doanh nghiệp đã cố gắng làm tốt ở khâu cung ứng, Marketting nhưng do vốn tồn đọng, chi phí, mất mát nên trở thành mối quan ngại lớn.
GDP: tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng tích lũy TS
177.983
217.434
253.686
298.543
347.900
Thay đổi tồn kho
11.155
12.826
15.818
22.702
28.880
Cơ cấu (%)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng tích lũy TS
33,2
35,4
35,5
35,6
35,7
Thay đổi tồn kho
2,1
2,1
2,2
2,7
3,0
Các khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản của doanh nghiệp con số này cho thấy việc để một số lượng lớn tồn kho là điều thực sự khiến cho các doanh nghiệp lo lắng, đặc biệt trong vấn đề xoay vòng nguốn vốn mở rộng đầu tư của doanh nghiệp.
Có một lượng tồn trữ các doanh nghiệp còn phải cân nhắc về chi phí trông coi bảo quản lượng tồn kho đó, bên cạch đó là vấn đề khấu hao mất mát với những tài sản của công ty đang tồn trữ, ứ đọng, việc áp dụng chế độ kế toán để tính toán khấu hao của lượng tồn kho sẽ xảy ra sai số, khó bảo quản.
Các hình thức mà doanh nghiệp hay sử dụng với hàng tồn kho là hình thức bán thanh lý tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn so với kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thông tin bán hàng hạn hẹp, số lượng người mua ít ỏi, tính cạnh trang thấp dẫn tới giá trị hàng bán không cao, hiệu quả thu hồi vốn thấp.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải những khủng hoảng về sản xuất và bán hàng. Khi chiến lược doanh nghiệp bị động, việc sản xuất không bắt kịp với nhu cầu bán hàng hoặc ngược lại khi bán hàng không tiêu thụ kịp với tiến độ sản xuất dẫn đến thiếu hàng, hết hàng hoặc tồn kho vượt quá mức an toàn... Tình trạng này sẽ đẩy doanh nghiệp đến nhiều tình thế khó khăn, nan giải. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp chủ quan không quan tâm đến thông tin nghiên cứu thị trường khi họ đang kinh doanh phát đạt củng là một khủng hoảng âm thầm chờ ngày doanh nghiệp phải đối mặt.
Nhìn chung, trước khi đầu tư vốn vào TSHH có ba vấn đề chính mà doanh nghiệp cần phải giải quyết. Trước hết đó là vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng như việc xây dựng nhà xưởng, máy móc, khả năng cung cấp điện nước của khu vực cũng như đường xá giao thông ở khu vực đó, bên cạnh đó cần quan tâm đến đời sống văn hóa, tập quán để có thể không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân sốnh lân cận. Khi đã có mặt bằng tốt, thì cần phải mua sắm máy móc thiết bị cho phù hợp. Việc mua mới hay nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn mà Bộ khoa học và công nghệ đặt ra sao cho phù hợp nhất. Đổi mới và mua sắm công nghệ ngoài việc tạo ra những sản phẩm tốt thì cũng cần tạo ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Nhà nước ta luôn khuyến khích đối với các công nghệ không gây hại cho môi trường, có thể mang lại lợi ích cho xã hội, vì mục tiêu phát triển đất nước. Không nên vì ham rẻ mà nhập những công nghệ, máy móc lạc hậu, cũng như quá hiện đại, phải phù hợp với trình độ kiến thức cũng như nhu cầu của từng sản phẩm. Các doanh nghiệp muốn phát triển tốt cũng cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước đầu tư, bỏ vốn cải thiện giao thông, đường xá giúp cho việc vận chuyến hàng hoá, nguyên liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhưng tuy vậy, với việc đánh thuế cao các mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn trong việc tự đầu tư lấy phương tiện vận tải mà thay vào đó là phải đi thuê với giá đắt hơn…
II. Thực trạng đầu tư cho tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tài sản vô hình của doanh nghiệp có hình thái biểu hiện ngày càng đa dạng, nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chủng loại của tài sản vô hình càng phong phú. Theo số liệu của Liên đoàn quốc tế các nhà kế toán (IFAC), năm 1998 khoảng 50-90% giá trị do một công ty tạo ra là nhờ vào việc quản trị các tài sản vô hình. Như vậy các tài sản hữu hình chỉ tạo được từ 10-50% giá trị. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một thực thể khách quan. Năm 1996, toàn bộ giá trị tài sản của tập đoàn Microsoft là 86 tỷ USD nhưng toàn bộ những tài sản hữu hình bao gồm bất động sản,máy móc thiết bị…chỉ chiếm 1 tỷ USD. Phần khổng lồ 85 tỷ USD còn lại là giá trị những tài sản vô hình không thấy được. Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, các tài sản vô hình chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của tư nhân. Ở Thụy Điển tỷ lệ đó là 20%. Cũng trong năm 1992, tại Mỹ vốn đầu tư cho các tài sản vô hình đã vượt vốn đầu tư cho các tài sản hữu hình. Một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2003 lấy mẫu từ 284 doanh nghiệp của Nhật Bản đã cho thấy các tài sản trí tuệ chiếm tới 45,2% giá trị của doanh nghiệp.
Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trò của tài sản vô hình.Khi định giá doanh nghiệp,các công ty Việt Nam thường chú ý đến phần tài sản hữu hình như đất đai nhà xưởng thiết bị… mà chưa chú ý đến những tài sản vô hình như uy tín tên tuổi của công ty, thương hiệu, các quyền sở hữu trí tuệ, địa thế thuận lợi…Thậm chí các công ty Việt Nam chưa hề để ý tới các vấn đề này và cho đó là chuyện không cần lưu ý. Song trên thực tế, giá trị tài sản vô hình của các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp rất lớn, thậm chí lớn hơn cả giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Mặt khác môi trường pháp lí để bảo hộ tài sản vô hình đang còn nhiều bất cập, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đã mất những tài sản khổng lồ.
1. Đầu tư phát triển nguồn lực
*/ Về đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực. Hiện nay, hoạt động đào tạo này đang theo hướng cầu của thị trường lao động.
Với việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp, mỗi năm có hàng chục ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh được thành lập với nhiều loại hình sở hữu và hình thức hoạt động. Theo Tổng cục thống kê, đến nay đã có trên 240.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số lao động làm việc đạt gần 12triệu người. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, dẫn tới nhu cầc về lao động qua đào tạo nghề cũng như của các ngành kinh tế là rất lớn. Nhận thức được vai trò của việc đầu tư cho hoạt động này, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho các doanh nghiệp, công tác dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển. Có thể nêu một số kết quả đạt được:
- Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạy nghề hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu.
- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về loại hình sở hữu và đào tạo. Đến nay trong cả nước có 2052 cơ sở dạy nghề. Số lượng dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. (Hiện có 789 cơ sở dạy nghề ngoài công lập).
- Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên. Quy mô đào tạo nghề tăng nhanh, năm 2007 ước tính tuyển sinh được 1.436.500 người, trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người.
- Cơ cấu ngành nghề được đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp. Các cơ sở dạy nghề đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu.
- Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có từng bước chuyển tích cực. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; trong đó loại khá giỏi chiếm 29%; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, tỷ lệ này đạt trên 90%. Qua điều tra của tổng cục dạy nghề tại gần 3.000 doanh nghiệp, đa số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp đã được sử dụng có hiệu quả. Đa số lao động qua đào tạo nghề được các doanh nghiệp sử dụng phù hợp với trình độ đào tạo cua họ (khoang 85% so với số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp). Theo đánh giá của người sử dụng lao động, khoảng 30% số lao động qua đào tạo nghề có kỹ năng nghề đạt loại khá trở lên.
Nhìn chung dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất của doanh nghiệp; lao động Việt Nam đã đảm nhiệm được hầu hết những vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, kể cả các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp, góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá.
Việc dạy nghề được phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linh hoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Đặc biệt mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp được triển khai trong những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến nay, cả nước có 143 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp; hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường dạy nghề để chủ động tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn đã tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng, chuyển giao công nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cũng đã đào tạo nghề tại chỗ khá tốt, không những đáp ứng được nhu cầu về tác động kỹ thuật phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề sản xuất kinh doanh và trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mà còn chia sẻ trách nhiệm đối với Nhà nước, thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng và tay nghề của đội ngũ lao động nước ta.
Ngoài việc tuyển dụng lao động có tay nghề, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho lao động sau khi tuyển dụng là một vấn đề cần thiết. Qua khảo sát gần 10.000 lao động trong các doanh nghiệp, có 36,6% số lao động được đào tạo, đào tạo lại sau khi tuyển dụng để phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Điều này không có nghĩa là dạy nghề chưa đáp ứng được mà vì để thích ứng với công nghệ, nên các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại cho phù hợp.
Điều đáng chú ý là trong thời gian qua, bước đầu đã có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề. Như: Thành phố Hồ Chí Minh có 10 trung tâm đào tạo công nghệ thông tin liên kết với nước ngoài; trung tâm thiết kế điện tử EDTC hợp tác với tập đoàn Cadence; trung tâm đào tạo Java với tập đoàn Sanmicrosgten. Nhiều công ty tập đoàn lớn đã có kế hoạch tìm nhân tài ngay từ khi những đối tượng này còn ngồi trên ghế nhà trường. Như: từ năm 2000, công ty Unilever đã thường niên tổ chức ngày hội quản trị viên tập sự, thu hút khoang 2.000 sinh viên; Proter & Gamble co chương trinh Careercamp, huấn luyện nghề nghiệp và học bổng học tập; công ty Pricewaterhousr Coopers tổ chức ngày hội giao lưu với sinh viên năm cuối.
Tuy nhiên, việc dạy nghề theo địa chỉ và tại doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của yêu cầu; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới, thiếu lao động kỹ thuật cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm. Chất lượng dạy nghề vẫn còn thấp chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Mối quan hệ trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ cả về pháp lý và trách nhiệm xã hội.
Hàng năm có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường song chỉ một phần nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung, cao cấp của thị trường lao động. Nguồn lao động chất lượng cao, hiện vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu về chất lượng, gần 70% lao động chưa qua đào tạo, một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc sử dụng không đúng ngành nghề đào tạo hoặc phải đào tạo lại mới có thể đào tạo trong các doanh nghiệp, thiếu nghiêm trọng lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng…). Mặt khác, hầu hết lao động của nước ta còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp kém, kiến thức kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Nguồn nhân lực bậc cao mới chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu của các công ty. Nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh nhưng nguồn lao động hiện hành không thể đáp ứng được nhu cầu, còn việc tuyển dụng người lao động chất lượng cao từ bên ngoài khó khăn. Do thiếu lao động nên một người phải đảm nhiệm công việc nhiều hơn dẫn đến chất lượng công việc giảm.
*/ Điều kiện, môi trường làm việc: Các doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, thiếu hẳn cơ chế tổ chức rõ ràng để thu hút và giữ chân nhân tài dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám. Lúng túng trong việc xử lý những tranh chấp lao động phát sinh do khung pháp lý chưa hoàn thiện, do cơ chế và quá trình giải quyết tranh chấp chưa thật rõ ràng, chưa phát huy vai trò của các tổ chức trung gian. Về hệ thống giao dịch việc làm, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80% tổng số giao dịch).
*/ Trả lương: Cách trả lương của một số doanh nghiệp không theo tiêu chí rõ ràng và không theo kết quả công việc nên hạn chế về mức độ cống hiến của nhân viên trong doanh nghiệp. Cách chính sách về tiền lương, tiền công nói chung chưa phản ánh được giá trị theo quy luật của thị trường, chưa khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng và chưa thực hiện được chức năng kích cầu để sản xuất phát triển
2. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ
*/ Đầu tư vào công nghệ
Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.
Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ.
53% phần mềm cài đặt trên máy tính trong năm 2003 là phần mềm không có bản quyền, gây tổn thất khoảng 7,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất.
Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm được công bố là 92% theo điều tra của BSA, song mức thiệt hại về tài chính chỉ khoảng 40,8 triệu USD, thua xa so với các nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc (3.822,5 triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệu USD), hay Mỹ (1,96 tỷ USD).
Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả, hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD, chiếm 5 - 7% giá trị khối lượng hàng hóa thế giới
*/Về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ
Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa coi sở hữu trí tuệ là một loại tài sản có giá trị và trong nhiều trường hợp là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vẫn còn tâm lí là khi nào doanh nghiệp ăn nên làm ra thì mới quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó là tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng sao chép lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ ở những qui mô khác nhau thể hiện sự không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Mặt khác, ý thức tôn trọng quyền SHTT của các DN vẫn còn rất thấp. Nhiều DN đã cố tình vi phạm quyền vì mục đích vụ lợi, cũng còn nhiều DN do hiểu biết kém đã vô tình vi phạm quyền SHTT của người khác, điều đó đã làm nên một bức tranh thực thi quyền SHTT chưa thật sáng sủa
Theo nghiên cứu của Liên minh Doanh nghiệp phần mềm, mặc dù đã giảm nhưng Việt Nam hiện là nước đứng đầu trong 10 nước vi phạm bản quyền phần mềm lớn nhất thế giới. Năm 2005, thị trường Việt Nam bị thiệt hại 38 triệu USD do phần mềm trái phép. Con số này năm 2004 là 55 triệu USD. Nguyên nhân chắc không gì khác ngoài lý do pháp luật chưa nghiêm khắc với nạn sao chép lậu.
Trong thực tế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thường được thông qua các quy định về xử lý hành chính hơn là kiện cáo trước tòa do cách này dễ thực hiện, nhanh chóng về thủ tục và ít tốn kém dù nó có một nhược điểm là tính răn đe và hiệu quả chưa cao. Thêm nữa, doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý “né tránh”, ngại kiện cáo trong khi thủ tục tố tụng về sở hữu trí tuệ còn thiếu càng làm cho số vụ tranh chấp giải quyết qua con đường tòa án ít đi. Mặt khác, hệ thống văn bản pháp luật về chuẩn mực kế toán và hướng dẫn hạch toán phục vụ cho việc kinh doanh quyền sở hữu trí tuệ còn rất bất cập, không theo kịp nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Ví dụ, theo Quyết định số 149/2001 của Bộ Tài chính, các tài sản cố định vô hình không được ghi nhận là tài sản. Hay Quyết định số 206/2003 của Bộ Tài chính chưa có quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình nên chưa có hướng dẫn để hạch toán.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế là với mức tuyên truyền về SHTT ngày càng được tăng cường và trước hàng loạt thông tin về việc các đối tượng SHTT của cá nhân, tổ chức VN bị đăng ký ở nước ngoài (nhãn hiệu Vinataba, Trung Nguyên, kiểu dáng công nghiệp võng xếp của Duy Lợi...) hoặc những cảnh báo về hậu quả có thể xảy ra đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT sau khi VN gia nhập WTO đã tác động tích cực đến nhận thức về vấn đề SHTT. Một trong những bằng chứng là lượng đăng ký về quyền sở hữu trí tuệ tăng khá nhanh nhất là khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới: Năm 2000 có khoảng 10.000 nhãn hiệu đăng ký, năm 2005 trên 20.000 nhãn hiệu được đăng ký. Lượng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp cũng tăng hơn. Đặc biệt, số nhãn hiệu tăng hơn 25%/năm so với trước đây, các nhãn hiệu của nước ngoài trước chiếm áp đảo khoảng 70% đến 80% thì hiện giờ ngang nhau. Điều này chứng tỏ ý thức của doanh nghiệp về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có sự cải thiện đáng kể.
Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN:
Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004
Năm
Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi
Người nộp đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
1981 - 1988
453
7
460
1989
53
18
71
1990
62
17
79
1991
39
25
64
1992
34
49
83
1993
33
194
227
1994
22
270
292
1995
23
659
682
1996
37
971
1008
1997
30
1234
1264
1998
25
1080
1105
1999
35
1107
1142
2000
34
1205
1239
2001
52
1234
1286
2002
69
1142
1211
2003
78
1072
1150
2004
103
1328
1431
Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp từ 1984 đến 2004
Năm
Số Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho
Người nộp đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
1984 - 1989
74
7
81
1990
11
3
14
1991
14
13
27
1992
19
16
35
1993
3
13
16
1994
5
14
19
1995
3
53
56
1996
4
58
62
1997
0
111
111
1998
5
343
348
1999
13
322
335
2000
10
620
630
2001
7
776
783
2002
9
734
743
2003
17
757
774
2004
22
676
698
Thủ tục đăng ký về quyền sở hữu trí tuệ được đơn giản, ví dụ trước đây quy định đăng ký 1 sáng chế mất 18 tháng, nay còn 12 tháng; 1 kiểu dáng công nghiệp 12 tháng, nay còn khoảng 9 tháng. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì đăng ký nhãn hiệu sở hữu trí tuệ cũng từ 12 tháng còn 9 tháng. Đây là một cố gắng nhưng có thể chưa thật thoả mãn người đăng ký nhưng vì Việt Nam còn là thành viên của một loạt thoả ước quốc tế nên việc cấp nhanh hơn rất khó khăn. Tuy vậy, điều này phần nào khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ .
3. Về vấn đề thương hiệu:
Tài sản thương hiệu là yếu tố làm gia tăng sự khác biệt cho doanh nghiệp. Một khảo sát cho thấy 90% người tiêu dùng quyết định mua hàng hay dịch vụ chính là thương hiệu. Trong lĩnh vực tài chính cũng vậy, thương hiệu có tầm quan trọng r
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24925.doc