Đề án Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và pháp luật xã hội cho nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam

 

MỤC LỤC

 

Trang

Mở đầu 1

Nội dung 2

Chương I : Những vấn đề lí luận cơ bản 2

I/ Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và PLXH . 2

 

1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế , phát triển kinh tế và mối quan hệ . 2

2. Các chỉ tiêu phản ánh. 3

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và PLXH . 4

II/ Sự lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống , PLXH trong quá trình phát triển kinh tế của các nước . 6

1. Quan điểm tăng trưởng trước , bình đẳng sau. 6

2. Quan điểm ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng . 7

3. Quan điểm tăng trưởng đi liền với công bằng. 7

III/ Kinh nghiệm rút ra từ một số nước. 8

IV/ Quan điểm của Đảng về vấn đề tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống và PLXH cho nhân dân. 9

Chương II : Thực trạng về tăng trưởng kinh tế và đời sống vật chất , PLXH cho người dân ở Việt Nam. 11

I/ Đánh giá thực trạng . 11

1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế . 11

2. Thực trạng về đời sống và PLXH . 11

II/ Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống vật chất, PLXH ở nước ta. 17

1. Những thành tựu đạt được . 17

2. Những hạn chế và nguyên nhân. 19

Chương III : Phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất , PLXH ở nước ta. 23

I/ Phương hướng và mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam trong kế hoạch 2001-2005. 23

1. Các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế . 23

2. Các mục tiêu xã hội . 23

II/ Giải pháp 23

1. Phương hướng để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và PLXH . 23

2. Các giải pháp chủ yếu. 25

Kết luận . 29

 

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và pháp luật xã hội cho nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Các vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh, cao hơn mức bình quân chung, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của cả nước và lôi kéo , hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển . Tăng trưởng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng . * Tăng trưởng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ , đẩy mạnh giáo dục và đào tạo , phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hoá , hiện đại hoá và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về kinh tế và công nghệ , tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm chủ lực . * Phát huy nhân tố con người , mở rộng cơ hội cho mọi người đều có điều kiện phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng những thành quả phát triển; đồng thời có trách nhiệm góp sức thực hiện dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh , giữ gìn và phát triển nền văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn , ở , đi lại , phòng và chữa bệnh , học tập , làm việc , tiếp nhận thông tin , sinh hoạt văn hoá. * Phát triển kinh tế , xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên và xã hội . Chủ động phòng tránh và khắc phục tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và giải quyết hậu quả chiến tranh còn để lại đối với môi trường sinh thái . Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội ; tăng cường quản lí Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức của mọi người dân. Chương II THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PLXH Ở VIỆT NAM I/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 1)Thực trạng tăng trưởng kinh tế . Thời kỳ 1976-1985 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thấp (2%) trong khi tốc độ tăng dân số bình quân là 2,4%, làm không đủ ăn , chủ yếu dựa vào nước ngoài , phân phối thu nhập đầu người rất thấp. Tại Đại hội VI Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế , chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cơ chế quản lý kinh tế . Sau 15 năm đổi mới nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt . Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 91-95 là 8,2% , 96-2000 là 6,7%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi : nếu như năm 1990 tỉ trọng công nghiệp /GDP là 22,7% , nông nghiệp là 38,7% , dịch vụ là 38,6% thì đến năm 2000 lần lượt là 36,9%, 24,2% , 38,9%, tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Toàn bộ tích luỹ tài sản so với GDP được nâng từ 27,1% năm 1995 lên 29% năm 2000 (bình quân 5 năm 1996-2000 là 28,4%). Tỉ lệ tiết kiệm trong nước so với GDP từ 17,2% năm 1995 tăng lên 25% năm 2000. Tổng quỹ tiêu dùng tăng bình quân hàng năm hơn 5% , tiêu dùng bình quân đầu người tăng hàng năm gần 4%. Trong nông nghiệp sản lượng lúa tăng nhanh và vững chắc. Năm 1998 đạt 29,1 triệu tấn , tăng 4 triệu tấn so với năm 1995. Mức lương thực đầu người từ 280 kg năm 1987 tăng lên 408 kg năm 1998. Năm 1998 , sản lượng lương thực cả nước đạt gần 34,25 triệu tấn , bảo đảm an ninh lương thực tăng dự trữ và xuất khẩu. Năm 1999 , sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 440 kg. Cùng với sản xuất lương thực , các mặt hàng khác trong ngành trồng trọt , chăn nuôi đều có mức tăng trưởng khá. Trong công nghiệp , tăng trưởng bình quân 5,9% giai đoạn 86-90 tăng lên 13,7% những năm 91-97 và 10,4% năm 1999. Các ngành thương mại , dịch vụ , vận tải , y tế , giáo dục cũng có tốc độ tăng trưởng cao. 2)Thực trạng về đời sống và PLXH . 2.1 Thực trạng về đói nghèo Tổng số hộ đói nghèo năm 1998 là 2387050 hộ chiếm 15,7% tổng số hộ trên toàn quốc . Phần lớn số hộ nghèo sống ở vùng nông thôn (91,5%) trong đó tập trung đông nhất là ở khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh, đồng bào dân tộc thiểu số. Bảng 1 : Số hộ nghèo đói theo vùng Vùng 1997 % 1998 % 1.Miền núi phía Bắc. 2.Đồng bằng sông Hồng. 3.Bắc Trung Bộ 4.Duyên hải miền Trung 5.Cao nguyên Trung Bộ 6.Đông Nam Bộ 7.Đồng bằng sông CửuLong. Cả nước 638400 302460 544926 358260 180400 103900 493750 2622906 25,32 9,81 27,84 22,44 27,84 5,50 15,65 17,68 570445 272160 500225 291815 171915 91400 489090 2387050 22,39 8,38 24,62 17,80 25,65 4,75 15,37 15,70 Nguồn : Bộ Lao động thương binh và xã hội. Phân tích số hộ đói nghèo theo các vùng cho thấy vùng 1,3 và 5 có tỉ lệ hộ đói nghèo năm 1998 còn trên 22%. Cả nước có 1715 xã đặc biệt khó khăn (trên 40% hộ nghèo trở lên và thiếu hoặc yếu kém hạ tầng cơ sở). Để phản ánh mức độ đói nghèo và phát triển không đều giữa các vùng , có thể thông qua chỉ số phát triển theo vùng dựa trên các chỉ tiêu về số người đến trường, tuổi thọ bình quân và thu nhập ở các vùng, như sau(coi bình quân của toàn quốc là 100). Bảng 2 : Chỉ số phát triển theo vùng Vùng Chỉ số 1.Miền núi phía Bắc 2.Đồng bằng sông Hồng 3.Bắc Trung Bộ 4.Duyên hải miền Trung 5.Tây Nguyên 6.Miền Đông Nam Bộ 7.Đồng bằng sông Cửu Long 89 114 88 96 99 128 93 Chỉ số này cho thấy rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh và kém phát triển ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ so với vùng miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng trù phú. Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra mức sống nhóm hộ có thu nhập cao so với nhóm hộ có thu nhập thấp chênh nhau 7,3 lần năm 1996 và tăng lên 11,26 lần (năm 1998) . Hệ số chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn hiện nay khoảng 5-7 lần. Mức thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn hiện nay mới chỉ bằng 50% thu nhập của dân cư thành thị. Các chỉ tiêu về cải thiện đời sống còn rất thấp so với mục tiêu đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (năm 1998 số trẻ suy dinh dưỡng còn 36,68% , tỉ lệ phát triển dân số còn ở mức 1,7%, miền núi phía Bắc , Tây Nguyên còn rất cao 2,5-3% , tỉ lệ biết chữ ở các vùng sâu , vùng xa chỉ vào khoảng 50% , ở nông thôn chỉ có 43% số hộ gia đình được dùng nước sạch ...) Hàng năm số người phải cứu tế đột xuất do thiên tai, mất mùa vào khoảng từ 1-1,5 triệu người (1998 có 2,3 triệu người thiếu đói, trong đó đói gay gắt là 0,3 triệu) . Tỉ lệ tái đói nghèo năm 1998 khoảng 3,5-5% tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo. Năm 1999, cả nước vẫn còn 34 vạn hộ nghèo. Theo chuẩn mực nghèo đói được công bố 1997, nước ta hiện còn khoảng 2,65 triệu hộ nghèo đói, chiếm tỉ lệ 17,7%, trong đó có300000 nghìn hộ thường xuyên thiếu đói ( chiếm 2%). Tổng số người nghèo đói là khoảng 14 triệu. Về xã nghèo ( có 40% số hộ nghèo đói trở lên ),hiện còn khoảng 1498 xã và 1168 xã thiếu hoặc chưa có các công trình cơ sở hạ tầng: điện , đường , trường học , trạm y tế , chợ , nước sạch . Khoảng 1,2 triệu người ở 987 xã cần được định canh định cư và 15 vạn đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ trực tiếp. Thu nhập bình quân theo đầu người thành thị hàng tháng cao hơn nhiều lần so với nông thôn (năm 1995 là 2,6 lần , năm 1996 là 2,7 lần , năm 1997 là 2,8 lần . Nếu so sánh giữa thành phố lớn và nông thôn thì tỉ lệ trên là 3,3 lần, 3,5 lần , 3,7 lần). Khoảng cách thu nhập giữa 20% số hộ giàu và 20% số hộ nghèo bình quân hàng năm là 6,39 lần. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, ở thành thị khoảng 7-9%. Tình trạng đói nghèo ở nông thôn và các vùng ở nông thôn và các vùng bị thiên tai, rủi ro dẫn tới dòng người đi lang thang kiếm sống ở các thành phố và khu công nghiệp tăng lên. 2.2 Thực trạng về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng Vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và tiềm ẩn không ít nguy cơ. Sản lượng lương thực của chúng ta tăng đều qua hàng năm, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư hàng triệu tấn để xuất khẩu. Thế nhưng một bộ phận gia đình nghèo, thu nhập thấp vẫn không có đủ lương thực để ăn. Tỉ lệ gia đình bị thiếu ăn kinh niên vẫn còn cao, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi , vùng dân tộc ít người. Nhìn chung, bữa ăn của người việt Nam hiện nay còn thiếu về số lượng( dưới ngưỡng cần thiết 2300 kcalo/người/ngày) và mất cân đối về chất lượng. Lượng tiêu thụ thức ăn động vật rất thấp, lượng sữa, hoa quả chín không đáng kể.Tỉ lệ ăn gạo quá cao và sự thiếu thực phẩm đa dạng trong bữa ăn dẫn đến thiếu đạm, thiếu nhiều chất dinh dưỡng(vitaminA,sắt ,iốt...).Ngược lại, một bộ phận các gia đình( chủ yếu là các đô thị ) bắt đầu giầu lên, có mức sống cao nhưng do thiếu kiến thức dinh dưỡng cần thiết nên ăn theo những khẩu phần không hợp lí . Tình hình vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang ở mức báo động. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không theo đúng qui định không những ảnh hưởng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững mà còn làm ô nhiễm nguồn nước và để lại dư lượng hoá chất độc hại trong lương thực , thực phẩm. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm tra thú y . Việc sản xuất các loại thức ăn chế biến sẵn, sản xuất các loại bánh kẹo , nước giải khát... bung ra không kiểm soát nổi về chất lượng.Các quầy hàng ăn uống mọc lên khắp nơi nhưng không bảo đảm những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. 2.3 Thực trạng về văn hoá-giáo dục Có thể nói giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, nó quyết định tốc độ và chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về vai trò của giáo dục -đào tạo, Nghị quyết TW2 (khoá VIII) khẳng định : “Giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí , đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học , trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu KT-XH và an ninh, quốc phòng.” Qua 3 lần mở chiến dịch chống nạn mù chữ : lần 1 (1945-1954) có 10 triệu người được xoá mù chữ, lần 2(1955-1959) ở miền Bắc đã xoá xong mù chữ,93% dân số từ 12- 50 tuổi biết đọc , biết viết, lần 3 (1975-1979), chủ yếu thực hiện ở miền Nam đã có 85% dân số trong độ tuổi biết chữ. Năm 1989, giáo dục phổ thông đã thống nhất trong cả nước bao gồm 12 năm. Một chương trình quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học được triển khai từ năm 1990. Ngân sách dành cho giáo dục tăng từ 6,21%(năm 1985) lên 9,4% (năm 1994) , 13%(năm 1999), đào tạo được 273 ngành trong số 579 ngành cần đào tạo sau đại học ; năm 1999 cả nước có hơn 9000 tiến sĩ và phó tiến sĩ, hơn 900000 người có trình độ đại học , cao đẳng, gần 4 triệu cán bộ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, có 4000 thợ bậc 7. Năm học 1997-1998 có 47 tỉnh , thành phố trong cả nước đạt chuẩn quốc giavề phổ cập giáo dục tiểu học; cả nước có 130 trường đại học , cao đẳng, 244 trường trung học chuyên nghiệp ,174 trường dạy nghề chính quy, hơn 500 trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, 200 trường lớp dạy nghề dân lập , tư thục, 15 trường đại học dân lập với hơn 50000 sinh viên chiếm6,5% tổng số sinh viên cả nước. Trong vòng hơn 10 năm(1986-1998) số sinh viên các trường đại học tăng hơn 6,6 lần, riêng quy mô đào tạo không tập trung tăng hơn 10 lần. Riêng năm 1999, có 420000 học sinh tốt nghiệp PTTH, 100000 tốt nghiệp bổ túc văn hoá và 20000 thí sinh tự do thi vào đại học, cao đẳng. Năm học 1997-1998, cả nước có khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên từ mầm non đến đại học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học , cao đẳng từ 10475 người (năm học1976-1977) đã tăng lên 23500 người (năm học1997-1998). Năm 1998, số học sinh nghèo được miễn phí là 682999 người với 1692638 triệu đồng, số học sinh được cấp sách giáo khoa là 352043 người với kinh phí 5782 triệu đồng. Theo ước tính , hàng năm có khoảng 50 vạn sinh viên đại học , cao đẳng , 10 vạn học sinh THCN và hơn 40 vạn học sinh học nghề ra trường, mỗi năm cung cấp cho xã hội khoảng 1 triệu lao động qua đào tạo ... Nước ta có thành tích xoá mù chữ, nhưng nếu vào năn 1989 tỉ lệ biết chữ cả nước đối với nam là 93%, nữ 84% thì năm 1993 con số tương ứng là 91,4%, 82,41%. Như vậy tỉ lệ mù chữ mấy năm nay không giảm mà lại có chiều hướng tăng lên. Khi các chi phí cho việc học tập của con cái tăng, sự bao cấp của Nhà nước giảm , nhiều gia đình không có tiền để đóng góp lại đông con, nên phải cho con bỏ học , đặc biệt là các em gái. Hiện tượng bỏ học thường ở những năm chuyển cấp. Theo niên giám thống kê 1992, số học sinh trong nước đã giảm từ 13,3triệu(năm học 1986-1987) xuống còn 12,2 triệu(năm học 1989-1990), sau đó tăng lên 12,8 triệu(năm học 1991-1992) trong khi dân số hàng năm tăng và số trẻ em đến tuổi đi học các cấp đều tăng. Năm 1991 tỉ lệ bỏ học cấp I là 13,4%, cấp II là 32%. Các bậc cha mẹ cũng mong muốn con cái được học tập, có trình độ văn hoá để có cuộc sống đỡ khổ nhưng “lực bất tòng tâm”, họ không tạo được điều kiện, thời gian cho con cái học tập được vì trình độ văn hóa bị hạn chế và bận làm ăn, do đó các con cái của họ học kém , dốt, sẵn sàng bỏ học làm việc nhà .Như vậy, trình độ học vấn của người dân nhìn chung kém đi so với sự gia tăng dân số. 2.4 Thực trạng vấn đề bất bình đẳng . Thứ nhất, về bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trên toàn quốc. Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn , tỉ trọng nông nghiệp trong GDP cao và tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng trong xuất khẩu cao, Việt Nam là một nước nông nghiệp với mức bất bình đẳng ở nông thôn thấp và thấp hơn ở thành thị. Sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn nhỏ , hệ số Gini của nông thôn và thành thị ước tính tương ứng là 0,29 và 0,30 (năm 1998). Thứ hai , bất bình đẳng giữa các vùng kinh tế –sinh thái cho nhiều điều đáng chú ý. Trước hết, sự chênh lệch giữa các vùng khá cao, từ 0,25 đến 0,37 đối với các vùng thuộc nông thôn và 0,25 đến 0,41 đối với các vùng thuộc thành thị (bảng 3). Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế , trong khi các yếu tố khác không đổi, những vùng kinh tế năng động , có nhiều thuận lợi trong tiếp cận và huy động các nguồn lực tăng trưởng , sẽ đi trước. Bảng 3 cho thấy quan hệ thuận giữa tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số Gini. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng giữa các vùng ở khu vực nông thôn là rõ ràng. Đối với khu vực thành thị , quan hệ đó không rõ lắm. Tuy nhiên nếu liên hệ bất bình đẳng với mức độ năng động kinh tế của vùng (đo bằng tỉ lệ xuất khẩu của vùng/GDP) thì xu hướng trên vẫn được giữ vững (bảng 4): Tỉ lệ xuất khẩu /GDP đồng biến với hệ số Gini. Bảng 3: Bất bình đẳng và tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 1992-1993 Hệ số Gini Tăng trưởng GDP (%, 1993) Nông thôn Trung du Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Thành Thị Trung du Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung Đông Nam Bộ Đồng Bằng sông Cửu Long Việt Nam 0,25 0,26 0,25 0,31 0,30 0,37 0,30 0,25 0,31 0,31 0,31 0,33 0,41 0,36 3,08 4,60 2,50 6,28 11,34 14,3 7,73 3,08 4,60 2,50 6,28 16,15 7,73 8,1 Nguồn :WB (1995) Bảng 4: Tỷ lệ xuất khẩu trong GDP, 1992 Tỷ lệ xuất khẩu trong GDP (%) Hệ số Gini nông thôn Hệ số Gini thành thị Trung du BắcBộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 0,4 0,9 1,0 2,6 1,6 5,9 4,9 0,25 0,26 0,25 0,31 0,30 0,37 0,30 0,25 0,31 0,31 0,31 - 0,33 0,41 Nguồn :TCTK (1997),WB(1995). II/ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TTKT VỚI NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ PLXH Ở NƯỚC TA. 1) Những thành tựu đạt được . 1.1 Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khá cao nhờ đó đời sống của nhân dân nói chung được cải thiện rõ rệt so với trước. a/.Về công tác xoá đói giảm nghèo . Việc xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh (tỉ lệ hộ đói nghèo giảm từ 20% năm 1995 còn 11% năm 2000), đạt được mục tiêu đề ra và nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỉ lệ nghèo đói tốt nhất. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn và ngay trong những năm kinh tế giảm sút, chúng ta đã thực hiện mạnh mẽ hơn các chính sách bảo đảm xã hội (nâng lương tối thiểu , tăng phụ cấp hưu trí ...), mức sống của cán bộ viên chức , người về hưu, gia đình có công với cách mạng đã được nâng lên một bước. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Mức tiêu dùng bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 2,6 triệu đồng năm 1995 lên 4,3 triệu đồng năm 2000. Mỗi năm tạo thêm 1,2-1,3 triệu việc làm mới . Tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn của nước ta) giảm từ trên 30% xuống 11%. b/.Về công tác y tế – sức khoẻ cộng đồng. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ , đặc biệt là trong lĩnh vực y tế dự phòng. Các chỉ số sức khoẻ cộng đồng được nâng lên . Chúng ta đã giảm hẳn được tỉ lệ mắc các thể suy dinh dưỡng nặng như suy dinh dưỡng thể phù , thể teo đét, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A gây mù loà....Các thể suy dinh dưỡng vừa và nhẹ cũng giảm rõ rệt . Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 38% (năm 1995) xuống 33-34% (năm 2000). So với các nước như Thái Lan , Trung Quốc thì ta không bằng nhưng so với nhiều nước Nam á (mà ấn Độ , Bănglađet là chính) thì ta khá hơn. Các bệnh bại liệt , uốn ván sơ sinh cơ bản được thanh toán vào năm 2000. Các bệnh sốt rét , bướu cổ năm 2000 đã giảm gần 60% so với năm 1995. Một số bệnh viện được nâng cấp , cải tạo hoặc xây dựng mới ; hầu hết các xã đã có trạm y tế. Trung tâm y tế chuyên sâu ở Hà Nội và T.p Hồ Chí Minh được hình thành bước đầu, trang thiết bị y tế đã được nâng cấp ở các tuyến. Các chính sách về bảo hiểm y tế và chế độ thu một phần viện phí đã góp phần khắc phục những khó khăn của ngành. c/.Về văn hóa-giáo dục. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng , hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. Từ một nước có hơn 95% số người mù chữ đến nay chỉ còn 9% dân số mù chữ. Đến hết năm 2000 có 100 tỉnh , thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập THCS. Qua 3 lần cải cách giáo dục (1950,1956,1979) đến nay, hệ thống giáo dục quốc dân đã bao gồm đủ các bậc học : tiền học đường , tiểu học , trung học, đại học và sau đại học. Quy mô học sinh tiếp tục tăng ở tất cả các bậc học , ngành học , đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của nhân dân . Phong trào học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật , nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ tăng nhanh đặc biệt là ở những vùng trước đây chưa phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp , cải thiện. Hầu hết các xã , kể cả các xã vùng cao đã có trường tiểu học, phần lớn các xã ở đồng bằng có trường THCS. Hệ thống các trường dân tộc nội trú tỉnh, huyện được củng cố và mở rộng. Mạng lưới các trường đại học , cao đẳng , các trường chuyên nghiệp , dạy nghề đang từng bước được tổ chức , sắp xếp lại . Chất lượng giáo dục-đào tạo có chuyển biến bước đầu. Số đông học sinh , sinh viên có năng lực tiếp thu nhanh các kiến thức. Tỉ lệ giáo viên phổ thông đạt tiêu chuẩn tăng lên. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo dục được cải tiến. Tóm lại: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao đời sống xã hội đã làm giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội, sự tiến bộ của con người thể hiện một cách rõ rệt: năm 1996 chỉ số HDI của Việt Nam là 0,54 xếp thứ 121/174, nhưng đến năm 1999 chỉ số HDI là 0,664 đã tăng 11 bậc so với năm 1996 tức là đứng thứ 110/174 nước, trong khi đó chỉ số HDI của 3 nước đứng đầu và cuối là: Canada 0,932 Nauy 0,927 Mỹ 0,927 Xiera 0,254 Nigie 0,298 Etiopia 0,298 Như vậy chỉ số HDI của Việt Nam là ở mức trung bình so với nước xếp hạng. 1.2 Tăng trưởng kinh tế đã đi đôi với vấn đề phân phối thu nhập. Theo kết quả khảo sát do Viện Xã hội học ( Trung tâm KHXH & NVQG) tiến hành từ tháng 10-1992 đến tháng 11-1994 tại một số địa phương thì tình hình phân phối thu nhập như sau: Bảng 5: Hệ số Gini và thu nhập trung bình đầu người một tháng ở các địa phương. Địa phương Hệ số Gini Thu nhập trungbình (đ) Thành phố Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Cần Thơ Thành phố Đà Nẵng Thị xã Hải Dương Nông thôn Cần Thơ Nông thôn Quảng Nam-Đà Nẵng Nông thôn Hải Hưng Chung 0,44 0,35 0,32 0,29 0,25 0,40 0,70 0,27 0,34 224520 491390 265580 148300 181900 188430 135370 100590 165000 Với chỉ số Gini là 0,34 , mặc dù báo cáo khảo sát không nói rõ phương pháp cụ thể để tính toán chỉ số này, nhưng cũng gần sát với kết quả tính toán hệ số Gini toàn quốc theo Tổng điều tra mức sống của Tổng cục thống kê là 0,36; có thể xem đây là mức chênh lệch tương đối thấp về phân phối thu nhập.Kết quả này về cơ bản cũng phù hợp với báo cáo của Oxfam International qua khảo sát số liệu của thời kỳ 1980-1993 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: Tăng trưởng và công bằng – Một so sánh quốc tế. Nước Tăng trưởng thu nhập/người (%/năm-1980-1993 Hệ số Gini (Trung bình từ năm 1980-nay) Đông á 6,2 0,36 Hàn Quốc Trung Quốc Đài Loan Việt Nam Xingapo Thái Lan Inđônêxia Malaixia Philippin Ấn §é B¨ngla®Ðt Mü Latinh 8,2 7,8 6,1 6,1 6,4 6,6 5,4 5,5 -1,4 3,0 2,0 -0,2 0,29 0,28 0,32 0,34 0,37 0,43 0,30 0,41 0,47 0,33 0,35 0,52 H¹ Sahara -1,2 0,44 Theo b¸o c¸o nµy ,râ rµng lµ ViÖt Nam thuéc vµo nhãm c¸c n­íc võa cã tèc ®é t¨ng tr­ëng cao , l¹i võa cã ®é chªnh lÖch thÊp trong ph©n phèi thu nhËp (hÖ sè Gini nhá h¬n 4). 2) Những hạn chế và nguyên nhân: 2.1 Những hạn chế. Bên cạnh những thành tựu vẫn còn những mặt yếu kém , bất cập , chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của nhân dân và đất nước. - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế mấy năm gần đây chậm dần. Năm 2000 có chiều hướng tăng lên nhưng chưa đạt được tốc độ tăng trưởng cao như giữa thập kỷ 90. Nền kinh tế còn kém hiệu quả và sức cạnh tranh. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế và sức mua trong nước còn thấp , cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý. Xu hướng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Hệ thống kế hoạch , tài chính, ngân hàng đổi mới và phát triển chậm, chất lượng thấp , chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Cơ chế , chính sách phân phối còn nhiều mặt chưa hợp lý, chưa tạo được động lực thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư phát triển. - Sự nghiệp giáo dục-đào tạo nước ta đang đứng trước những khó khăn , mất cân đối và mâu thuẫn cần khắc phục. Đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu học của xã hội với khả năng đáp ứng của ngành , giữa nhu cầu phát triển với kinh phí Nhà nước và sự huy động các nguồn lực cho giáo dục-đào tạo , giữa cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, giữa cơ cấu giáo dục và cơ cấu KT-XH , giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo và sử dụng,....Trình độ học vấn ở một số vùng còn quá thấp. Các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục vẫn còn nhiều, nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa tuy có phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Chi phí học tập còn cao so với khả năng thu nhập của dân cư, quy chế đóng góp chưa rõ ràng, hợp lý là trở ngại lớn đối với học sinh, nhất là các gia đình nghèo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới ở mức dưới 20% (so với 50% trở lên ở nhiều nước ) làm cho khả năng tiếp thu kỹ thuật , công nghệ mới gặp nhiều khó khăn. - Nhiều vấn đề xã hội đặt ra rất bức xúc. Lực lượng lao động tăng tự nhiên mỗi năm khoảng 1,2 triệu người, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn ở mức 7,4% ( khoảng 1 triệu người ) và tình trạng thiếu việc làm nông thôn còn khá cao, đang trở thành vấn đề gay gắt , nổi cộm nhất hiện nay. Bất bình đẳng trong thu nhập ở nông thôn và thành thị khá cao( khoảng 7 lần). Đời sống của nhân dân ở một số vùng sâu , vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn rất khó khăn. Vấn đề dinh dưỡng hiện nay còn nhiều thách thức: Một là các vấn đề sức khoẻ do thiếu dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm như suy dinh dưỡng trẻ em, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu vitamin A, iốt , sắt,...) ; hai là sự gia tăng nhanh các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như béo phì , đái đường , một số bệnh tim mạch,... trong điều kiện nền kinh tế phát triển. Tỷ lệ đói nghèo trong toàn quốc mấy năm gần đây tuy đã giảm mạnh nhưng chưa vững chắc, nếu gặp thiên tai , mất mùa thì nhiều hộ vẫn có thể rơi vào tình trạng đói nghèo trở lại. Tình trạng buôn lậu , gian lận thương mại và tệ tham nhũng không giảm. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, nhất là nạn ma tuý, tiếp tục tăng và lan rộng đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng lớn đến trật tự , an toàn xã hội. Cuộc đấu tranh chống các thói hư , tật xấu , nọc độc văn hoá, hủ tục mê tín dị đoan, thoái hoá đạo đức,... còn mang nhiều tính hình thức, chậm đưa lại hiệu quả thiết thực. Cơ sở vật chất của ngành y tế tuy có được cải thiện nhưng vẫn thiếu thốn và lạc hậu, nhất là ở tuyến huyện , xã. Tình hình dịch bệnh cục bộ vẫn xảy ra ở một số nơi, số người nhiễm HIV tiếp tục tăng. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vẫn là vấn đề nổi cộm hiện nay. Môi trường đô thị, khu công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng. Cơ chế chính sách về môi trường còn bất cập , nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế. 2.2 Nguyên nhân: - Tiềm lực kinh tế còn yếu k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc nâng cao đời sống vật chất và PLXH cho nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan