Đề án Mối quan hệ giữa tăng trưởng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Liên hệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1996 đến nay

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 5

I. Các khái niệm 5

1. Tăng trưởng kinh tế. 5

2. Phát triển kinh tế. 6

3. Khái niệm về cơ cấu ngành của một nền kinh tế. 6

4. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 8

II. Mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9

1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9

2. Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển 11

3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình tăng trưởng và phát triển 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY 13

I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1996 đến nay 13

1. Nền kinh tế nước ta đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định 13

2. Tăng trưởng kinh tế đã dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, từng bước hội nhập vào sự phân công của nền kinh tế khu vực và thế giới 13

3. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đã đưa đến nâng cao trình độ và chất lượng sống của các tầng lớp dân cư. 15

4. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. 16

II. Thực trạng về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng giai đoạn 1996 đến nay 17

1. Những thành tựu đã đạt được 17

1.1. Cơ cấu ngành kinh tế dần chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH 17

1.2. Công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu tạo cho nền kinh tế mức tăng trưởng ngày càng cao 19

1.3. Đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chiếm tỷ trong cao 20

1.4. Cơ cáu kinh tế đã chuyển dịch dần theo hướng hướng vào xuát khẩuđòng thời thay thế nhập khẩu 22

2. Những bất cập còn tồn tại 22

3. Nguyên nhân 24

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRI ỂN Ở VIỆT NAM 25

I. Xác định mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu trong mối quan hệ với tăng trưởng trong giai đoạn nhất định. 25

1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải tiến tới một cơ cấu hợp lý, đó là một cơ cấu đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm mũi nhọn. 25

2. Kết hợp tối ưu giá cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế 25

3. Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 26

II. Một só giải pháp thúc đảy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta 27

1. Cần lựa chọn mô hình phát triển hợp lý, nâng cao chất lượng các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành. 27

2. Phát triển mạnh mẽ thị trường. 27

3. Đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. 28

4. Đổi mới và phát triển công nghệ. 28

5. Về cơ sở hạ tầng: 28

6. Về chính sách vĩ mô: 28

7. Về quan hệ quốc tế: 28

C. KẾT LUẬN 30

Tµi liÖu tham kh¶o 31

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4612 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mối quan hệ giữa tăng trưởng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Liên hệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1996 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hịp tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ lệ đầu tư vào các ngành khác nhau cũng mang lại sự chuyển dịch lớn về cơ cấu của GDP vì mỗi ngành sẽ có sự đóng góp khác nhau vào nhịp tăng GDP của vốn. Quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thường được xem xét như là một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người. Mặc dù có nhiều thay đổi trong quan niệm về phát triển và tăng trưởng nhưng chỉ tiêu trên vẫn được coi trọng và làm thước đo cho sự phát triển kinh tế. Một xu hướng mang tính quy luật là cùng với sự phát triển của kinh tế là một quá trình thay đổi về cơ cấu kinh tế, tức là một sự thay đổi tương đối về mức đóng góp, tốc độ phát triển của từng thành phần, từng yếu tố riêng về cấu thành nên toàn bộ kinh tế. Một trong những cơ cấu kinh tế được quan tâm và nghiên cứu nhiều trong mối liên hệ với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là cơ cấu ngành. Ngay từ cuối thế kỷ 19, nhà kinh tế học người Đức E.Engle đã phát hiện ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế (thu nhập bình quân tăng lên) với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Theo E.Engle, khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra là tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật E.Engle được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho việc nghiên cứu tiêu dùng các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là các sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là sự tiêu dùng cao cấp. Qua quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với thu nhập, còn chi tiêu cho tiêu dùng cao cấp tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, tức là tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế đã có sự thay đổi Như vậy, quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engle đã làm rõ tính xu hướng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng trong quá trình phát triển. 2. Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển Cơ cấu kinh tế là nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế các nước. Một nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi nó có một cơ cấu kinh tế hợp lý tiên tiến, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại Cơ cấu kinh tế hợp lý tạo động lực cho việc khai thác hiệu quả mọi nguồn lực trong nước và quốc tế Các khu vực , địa phương cần phải có được chính sách cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển đất nước Bảo đảm tăng cường sức mạnh về quốc phòng và an ninh, góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị của đất nước. Tạo điều kiện cho nền kinh tế nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình tăng trưởng và phát triển Sự chuyển dịch cơ cấu này mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu người tăng lên thì tỉ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định, tỉ trọng của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỉ trọng của công nghiệp. Sự gia tăng của loại ngành, loại sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng nhanh, giảm dần tỷ trọng các ngành sản có dung lượng lao động cao. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu, hàng tiêu dùng là sản phẩm lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là hàng tiêu dùng cao cấp. Thực tế phát triển của các nước đã chỉ ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỉ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tốc độ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng tiêu dùng cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn. Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. kết quả là, để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng lao động như cũ, có nghĩa là tỉ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm.ngược lai, tỉ lệ lao động được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sản phẩm của hai khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để thay thế lao động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ. Tóm lại, các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiện nay là: - Giảm lỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. - Tốc độ tăng của dịch vụ có xu hướng ngày càng nhanh hơn so với tốc độ tăng của công nghiệp, nông nghiệp. - Tăng tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao. - Xu hướng “mở” trong cơ cấu kinh tế là cơ cấu sản xuất. Cơ cấu “mở” bao gồm các ngành có dấu hiệu lợi thế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1996 đến nay 1. Nền kinh tế nước ta đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định Nhiều năm liên tục, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao và tương đối ổn định. GDP tăng bình quân trên 7% năm, riêng năm 2006 là 8,2% đứng thứ hai ở châu Á và năm 2007 là 8,5%. Việt Nam cũng đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay đã có gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 8.000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD, riêng năm 2006 Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 50% so với 2005. Năm 2007, con số này là gần 13 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 tương đương trên 60% GDP của cả nước. Bảng : Tăng trưởng GDP từ năm 1995-2007 năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP (%) 9.54 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79 6.89 7.08 7.26 7.96 8.43 8.17 8.5 Nguồn: 2. Tăng trưởng kinh tế đã dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, từng bước hội nhập vào sự phân công của nền kinh tế khu vực và thế giới Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông – lâm - thuỷ sản đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995, 24,5% năm 2000, năm 2005 xuống 20,9%, và đến năm 2006 còn 20,4%; Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%, năm 1995 đã tăng lên 28,8%, năm 2000 là 36,7%, năm 2005 là 41% và đến năm 2006 đã tăng đến 41,6%; Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%, năm 1995 là 44,0%, năm 2000 là 38,8% năm 2005 là 38,07% và đến năm 2006 là 38,08% Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ XK/GDP ngày càng tăng, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001 và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng KNXK 5 năm 2001-2005 đã đạt 111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm), khiến cho năm 2005 bình quân KNXK/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm 2006, KNXK tiếp tục đạt mức cao 40 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2005. Năm 2007, KNXK 9 tháng đầu năm đã đạt khoảng 35,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2006. Tổng KNXK năm 2007 đạt tới 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2006, đưa tỷ lệ XK/GDP lên đến 67,4%. Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản... đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001: vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỷ USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỷ USD; 2003: 3,2 tỷ USD; 2004: 4,5 tỷ USD; 2005: 6,8 tỷ USD; 2006: 10,2 tỷ USD; và 9 tháng đầu năm 2007 đã đạt 9,6 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2006. Theo dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam), kết thúc năm 2007 này các thủ tục hành chính cấp phép triển khai thuận lợi, nhanh chóng, kịp với nhu cầu các nhà đầu tư thì có thể vốn FDI vào Việt Nam sẽ đạt tới con số kỷ lục là 13 tỷ USD). Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Nếu như năm 1996, lực lượng lao động trong ngành nông-lâm-thuỷ sản còn chiếm đa số lực lượng lao động xã hội (73%) thì đến năm 2000 giảm xuống còn 68,2% và đến năm 2006 còn khoảng 56,8%; Tỷ lệ lao động công nghiệp năm 1996 là 11,2%, năm 2000 là 12,1%, năm 2006 khoảng 17,9%; Tỷ lệ lao động trong các ngành dịch vụ năm 1996: 15,6%, năm 2000: 19,7, năm 2006: 25,3%. Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới, chiếm 38,4% GDP vào năm 2006 và đang chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó kinh tế hợp tác và HTX phát triển khá đa dạng, chiếm 6,8% GDP. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp 15,9 % GDP của cả nước năm 2006 3. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đã đưa đến nâng cao trình độ và chất lượng sống của các tầng lớp dân cư. Việc đánh giá trình độ và chất lượng dân sinh của các quốc gia, lãnh thổ có thể được căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, song thông thường có tính phổ biến ngày nay người ta vẫn dùng tiêu chí chỉ số phát triển con người (HDI) là một thước đo tổng hợp về nhiều khía cạnh trình độ và chất lượng dân sinh. Theo Báo cáo hàng năm của Liên hiệp quốc, chỉ số HDI của Việt Nam đã liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 0,671 điểm (năm 2000) đã tăng lên 0,688 điểm (2003), tăng lên 0,704 điểm (2005) và có khả năng đạt tới 0,750 điểm vào năm 2010 như mục tiêu Chiến lược Dân số đã đề ra. Đáng lưu ý là, từ năm 1995 đến nay, xếp hạng HDI của Việt Nam trong khu vực đã được nâng lên từ thứ bậc 7 lên thứ bậc 6; ở Châu Á từ thứ bậc 32 lên thứ bậc 28 và trên thế giới từ thứ bậc 122 lên thứ bậc 108 so vớí 177 nước trên thế giới. Để thấy rõ một cách chi tiết về trình độ và chất lượng sống của các tầng lớp dân cư Việt Nam đã ngày càng nâng cao hơn, nên xem xét tổng thể các tiêu chí cơ bản sau đây: +) Đời sống các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập GDP bình quân/người của cả nước đã tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tương đương 640 USD (tăng 12,1%/năm và 1,75 lần sau 5 năm). Năm 2007, ước tính đạt 835 USD. +)Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng từ 65,2 tuổi năm 1995 lên 70 tuổi năm 2003 và lên 71,5 tuổi năm 2005. +) Xếp hàng chỉ số giới của Việt Nam cao hơn xếp hạng về HDI và GDP bình quân đầu người, đứng thứ 89 trên 144 nước năm 2005 +)Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng có nhiều tiến bộ +) Sự nghiệp phát triển giáo dục - tạo có bước phát triển mạnh. Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đến năm 2005, có 31/64 tỉnh, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 94%, trong khi đó trung bình của thế giới là 79%, các nước thu nhập thấp là 61%, các nước thu nhập trung bình là 90%, các nước châu Á – Thái Bình Dương là 90%. Đến hết năm 2006, số học sinh đi học bậc tiểu học đạt 97,5%, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 15,1%/năm, dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm. Cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục và đào tạo ở các cấp được tăng cường. Nhiều tỉnh đã xây dựng được trường chuẩn quốc gia. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo tăng lên. Năm 2007, chi cho giáo dục và đào tạo đã đạt tới 18% tổng chi ngân sách nhà nước. +) Đời sống văn hoá không ngừng nâng cao. Tính đến năm 2006, đã có khoảng 95% số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam, 90% số hộ được xem truyền hình Việt Nam. Đáng lưu ý, có nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình. Đến năm 2007, đã có 650 cơ quan báo chí, vớí 713 ấn phẩm, có70 tờ báơ điện tử và hàng trăm ngàn trang tin điện tử. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao đều tiếp tục phát triển mạnh, cơ sở vật chất được tăng cường. Nước ta dã tổ chức hành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 và Đại hội thể thao của người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 2, gây ấn tượng tốt trong khu vực và quốc tế. 4. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở thu nhập GDP bình quân đầu người nước ta đã không ngừng tăng lên, từ 220 USD những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, đã tăng lên 400 USD năm 2000, tăng 1,8 lần, 483 USD năm 2003, đến năm 2005 đã là 640 USD, và đến năm 2007 là 835 USD. Đáng lưu ý là công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt kết quả rất khả quan, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Là một trong những quốc gia có kết quả giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất. đến cuối năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ còn 7% (kế hoạch là 10%; năm 2001 là 17,5%). Theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kỳ họp thứ 12, Quốc hội khoá XII (Nhân dân, 23/10/2007), đến nay đã có gần 4 triệu hộ nghèo và 1,7 triệu người có hoàn có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn thuộc 10 chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18% năm 2006 xuống còn 14,7% (theo chuẩn mới) năm 2007. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đã hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ xoá đói nghèo đến năm 2015 trước 10 năm II. Thực trạng về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng giai đoạn 1996 đến nay 1. Những thành tựu đã đạt được 1.1. Cơ cấu ngành kinh tế dần chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong những một trong những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hoá tập trung,quan liêu,bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý chí chủ quan, bất chấp quy luật, kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí, kinh tế Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp. Sau đổi mới, nhất là từ thập kỷ 90 trở lại đây, cùng với những thành tích tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô cũng ngày càng thể hiện rõ xu hướng tiến bộ. Với những chính sách phát triển nhiều thành phần, đa dạng hoá, đa phương hoá nền kinh tế đã thúc đẩy các hoạt động CN, XD, đặc biệt các hoạt động thương mại, DV phát triển với tốc độ nhanh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CN hoá. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, thể hiện ở bảng: (Đơn vị tính: %) Năm 1990 1995 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 N-L-TS 38,74 27,18 25,77 24,53 23,24 23,03 22,54 21,8 20,9 CN-XD 22,67 28,76 32,08 36,73 38,13 38,49 39,47 40,2 41,0 DV 38,59 44,06 42,15 38,73 38,63 38,48 37,99 38,0 38,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê Xét trong từng ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều bước tiến bộ, đi đúng hướng, đã khai thác được lợi thế cây, con và vùng lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu phát triển. Trong khi giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng, thì tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm (xem bảng). Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 19,3% (năm 2000) lên đến 21,6% (năm 2004) và 23,4% (năm 2005); còn tỷ trọng trong trồng trọt lại giảm từ 78,2% (năm 2000) xuống còn 75,4% (năm 2003), nhưng tăng nhẹ tới 76,3% (năm 2004) và 74,5% (năm 2005). Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn. Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP (năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ 78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên 5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta. Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu, như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết yếu cho nhân dân. Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1% 1.2. Công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu tạo cho nền kinh tế mức tăng trưởng ngày càng cao Công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu vừa qua đã tạo cho nền kinh tế từ mức tăng trưởng 4% năm 1987 lên 9% năm 1996, 8,5% năm 2005. Cuối cùng năm 1997 nền kinh tế gặp khó khăn song ước vẫn đạt 8-9%. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng 5%/năm, từ 100 USD năm 1987 lên 300 USD năm 1996 và 545 USD năm 2004. Tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về khối ngành công nghiệp (9-16%/năm), tiếp đến là dịch vụ (7-8%/năm), nông nghiệp là ngành đặc trưng, khoảng 4,8%. Nếu so sánh các nước có tôc độ tăng trưởng như vừa qua có thể xem là thành tựu đáng kể (xem biểu đồ ) Biểu đồ : Tốc độ tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế (%) Nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 21- 22% GDP, đã vượt qua tình trạng thiếu lương thực và trở thành nươc xuất khẩu thưc 3 thế giới. Sau khi giải quyết tốt về lương thực, thực phẩm, cơ cấu nông nghiệp được chuyển hướng mạnh sang phát triển cây công nghiệp điển hình là tốc độ gia tăng cây Cà phê, cao su năm 1996. Hải sản và các ngành nông nghiệp phi truyền thống tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Công nghiệp chiếm khoản 37 – 38%GDP và luôn dẫn đầu tăng trưởng và ở mức 13-16% trong thời gian qua. Tăng trưởng của công nghiệp chủ yếu do đầu tư của các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, những năm gần đây biến đổi thất thường, năm 2002 là 14,5%, năm 2003 là 10,34%; năm 2004-2005 là 16% Dịch vụ: chiếm khoảng 42% GDP và hiện nay tiếp tục tăng. Khu vực ngân hàng, giao thông vận tải và các dịch vụ liên quan là khu vực phát triển mạnh nhất; dịch vụ máy tính bảo hiểm, thương mại, kiểm toán, thanh toán cũng phát triển tương đối tốt. Tuy nhiên, dịch vụ tài chính, luật pháp, quản lý, nghiên cứu và triển khai và dịch vụ công nghiệp cơ khí còn bị hạn chế. 1.3. Đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chiếm tỷ trong cao Qua số liệu ước tính cả năm 2006, hầu hết các chỉ tiêu báo cáo ra Quốc hội đều đạt và vượt. Nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá, tăng gần 8,2%. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung: giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17%, cao hơn mức kế hoạch; chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp được nâng cao; các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt động viễn thông được mở rộng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2006 như sau: Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nứơc (GDP) 8,4 8,17 Trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản 4,0 3,4 Công nghiệp, xây dựng 10,6 10,37 Dịch vụ 8,5 8,29 2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất Trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản 4,9 4,4 Công nghiệp, xây dựng 17,2 17,0 3. Cơ cấu ngành kinh tế theo GDP Trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản 20,89 20,40 Công nghiệp, xây dựng 41,04 41,52 Dịch vụ 38,07 38,08 4. Cơ cấu ngành kinh tế theo lao động Trong đó: Nông, lâm, thuỷ sản 56,8 55,7 Công nghiệp, xây dựng 17,9 19,1 Dịch vụ 25,3 25,2 (1) Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Cả năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 490,8 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước (năm 2005 tăng 17,2%); trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 9,1% (Trung ương tăng 11,9%, địa phương tăng 2%), khu vực ngoài quốc doanh tăng 23,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8%. Trong năm 2006, các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước là: than sạch tăng 18,7%, thủy sản chế biến tăng 17,2%; thuốc ống các loại tăng 17%; xà phòng các loại tăng 17,9%; sứ vệ sinh tăng 17,3%; xe máy các loại tăng 16,9%;... Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của nhiều địa phơng khá tốt, có tới 10/15 tỉnh, thành phố có tỷ trọng lớn duy trì được tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với năm trước như thành phố Hà Nội tăng 16,6%; Hải Phòng tăng 18,1%; Vĩnh Phúc tăng 25,6%; Bình Dương tăng 25,3%; Hà Tây tăng 23,3%; Hải Dương tăng 23,2%; Đồng Nai tăng 22%; Cần Thơ tăng 22%; Quảng Ninh tăng 18%; Khánh Hòa tăng 16,1%... (2) Sản xuất nông nghiệp Mặc dù năm 2006 có nhiều khó khăn do bão lũ, mưa đá; dịch bệnh... nhưng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển. Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 4,4%, trong đó: nông nghiệp tăng 3,6% (trồng trọt tăng 2,7%, chăn nuôi tăng 7,3%, dịch vụ tăng 2,7%); lâm nghiệp tăng 1,2% và thủy sản tăng 7,7% (nuôi trồng tăng 13%, khai thác tăng 0,1%). (3) Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển Khu vực dịch vụ năm 2006 duy trì được mức tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ước đạt 8,29%. Một số ngành dịch vụ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2005, nh khách sạn, nhà hàng tăng 12,42%; vận tải, bưu chính - viễn thông, du lịch tăng 10,13%; thương nghiệp tăng khoảng 8,55%; giáo dục đào tạo tăng 8,42%; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,18%... Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng chút ít so với năm 2005, chiếm 38,08% GDP. 1.4. Cơ cáu kinh tế đã chuyển dịch dần theo hướng hướng vào xuát khẩuđòng thời thay thế nhập khẩu Trong mấy năm trở lại đây, tốc độ tăng xuất khẩu bất ngờ và ngoạn mục (xem biểu đồ ). Biểu đồ : Kim ngạch xuất khẩu qua các năm giai đoạn 1991-2004 Đơn vị: tỷ USD Song tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thô vẫn còn cao, năm 2003 là 49,5%. Hàng nhập khẩu quan trọng là nhiên liệu, sắt thép, phân bón, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, xe máy... Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam vẫn mang nặng tính chất hướng nội, thay thế nhập khẩu nhưng về mặt chủ trương và biện pháp thực hiện đã coi trọng hướng vào xuất khẩu. Từ năm 1991 đến năm 2004 bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt 16, 9 tỷ USD. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 20, 176 tỷ USD. Năm 2004 xuất khẩu đạt 26 tỷ USD vượt kế hoạch 15,2% và tăng 23,1% so với 2004 Cơ cấu hàng xuất khẩu biến đổi theo hướng tăng chút ít tỷ lệ hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, hàng công nghệ và khoáng sản. Tóm lại, cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua đã có sự chuyển dịch đúng hướng, đẩy nhanh hội nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời phù hợp với quá trình phát triển, cụ thể là tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Những bất cập còn tồn tại Tuy các kế hoạch đã được thực hiện g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22448.doc
Tài liệu liên quan