MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung 3
Chương I: Những vấn đề chung về thị trường và thị trường của doanh nghiệp hương mại 3
I- Cơ sở lý luận về phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 3
1. Khái niệm 3
2. Phân loại thị trường. 4
3. Vai trò và chức năng của thị trường. 5
4. Các hình thái của thị trường. 8
II. Thị trường của doanh nghiệp thương mại. 10
1. Thị trường của doanh nghiệp thương mại. 10
2. Vai trò của việc mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 10
3. Nội dung chủ yếu của việc phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại 11
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường của doanh nghiệp thương mại. 14
1. Các nhân tố vi mô . 15
2. Các nhân tố vĩ mô 17
Chương II: Thực trạng thị trường của DNTM ở Việt Nam. 19
I- Khái quát về thị trường của doanh nghiệp thương mại. 19
II Thực trạng thị trường của doanh nghiệp thương mại. 20
1. Thị trường trong nước. 20
2. Thị trường quốc tế. 23
3. Thông tin về thị trường. 26
IV- Đánh giá chung về thị trường doanh nghiệp thương mại. 27
1. Những ngành tiêu thụ đã đạt được. 27
2. Những mặt tồn tại và khó khăn. 27
Chương III: Một số biện pháp mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 29
I- Triển vọng về thị trường của doanh nghiệp thương mại. 29
II- Phương hướng phát triển của thị trường doanh nghiệp thương mại. 30
III-Biện pháp phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại. 31
1. Về phía các doanh nghiệp thương mại. 31
2. Về phía chính phủ. 32
3. Một số kiến nghị 33
Kết luận 35
Danh mục tài liệu tham khảo. 36
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số biện pháp để mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và tiêu thụ. Phát triển và mở rộng thị trường sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chiến thắng trong cạnh tranh nâng cao số lượng sản phẩm bán ra.
3. Nội dung chủ yếu của việc phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại
Để làm tốt công tác phát triển và mở rộng thị trường,các doanh nghiệp thương mại phải làm tốt các công việc sau:
* Nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.
Nghiên cứu về hàng hoá, nhu cầu sản phẩm để giải đáp các vấn đề như đặc điểm của hàng hoá,nhu cầu thị trường,Khả năng và các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh.Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.Khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường do nhiều yếu tố tạo nên:Trước hết là do trình độ kỹ thuật sản xuất ra hàng hoá đó,chất lượng cải tiến kỹ thuật sản xuất ,mức độ đổi mới phú hợp với thị hiếu.Giá cả các hàng hoá và dịch vụ bán hàng và sau khi bán hàng.Yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất là giá cả,nó được coi là yếu tố cổ điển.Ngày nay yếu tố cạnh tranh không bằng giá ngày càng được quan tâm hơn trong các vấn đề quan trọng là:Chất lượng và dịch vụ hàng hoá, dịch vụ sau bán hàng gồm cả mạng lưới dịch vụ,kỹ thuật cung cấp phụ tùng thiết bị.Đặc điểm của sản phẩm cần chú ý bề ngoài bao bì đóng gói,trang trí, thị hiếu người tiêu dùng.Cần xem xét, đánh giá và so sánh giá hàng hoá của công ty so với giá của công ty cạnh tranh khác.Thời hạn giao hàng phải đúng lúc.
* Nghiên cứu về dung lượng thị trường:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá mà thị trường có thể giao dịch trong một thời gian nhất định.Dung lượng không cố định mà thay đổi tuỳ tình hình,nhất là thay đổi tình hình cung và cầu. Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của thị trường tìm hiểu các công ty về bán hàng”ở thị trường khả năng sản xuấttại chỗ,triển vọng thay đổi dung lượng,khả năng cạnh tranh của hàng nội địa và hàng nhập khẩu.
- Nghiên cứu các hình thức và biện pháp tiêu dùng hàng để biết các điều kiện chính trị thương mại của các nước khác,các mối quan hệ và các điều kiện về hiệp định thương mại của chính phủ nước đó với các nước khác,hệ thống luật pháp.
- Nghiên cứu điều kiện vận tải để lựa chọn hình thức vận chuyển giá cước vận chuyển góp phần không nhỏ vào khả năng cạnh tranh.
- Nghiên cứu tìm hiểu các công ty có khả năng ký kết hợp đồng, tìm hiểu tình hình tài chính của họ.
- Nghiên cứu giá cả thị trường hàng hoá trong nước và quốc tế. Xác định các thị trường chủ yếu của mặt hàng và theo dõi diễn biến giá cả của thị trường đó.Dự đoán xu hướng biến động của giá cả bằng cách phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.
* Chiến lược mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu và thăm dò thị trường,để phát triển thị trường của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần một chiến lược thích hợp.Phải nêu ra được nhu cầu của người tiêu dùng.Biến những nhu cầu đó thành lực lượng sản xuất của doanh nghiệp biến những kết quả tiếp thu được thành chất hữu dụng mà người tiêu dùng đòi hỏi,Và thông tin ngược lại người tiêu dùng.
Lựa chọn thị trường mục tiêu,có thể tiếp cận thị trường bằng các cách như sau:
+Tiếp cận thị trường trọng điểm đơn giản:
+Tiếp cận thị trường trọng điểm phức tạp.
+Tiếp cận thị trường trọng điểm hỗn tạp.
Xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp để đạt đến các mục tiêu tiếp thị.Việc xác định có ý nghĩa là cách lựa chọn đúng đắn phối hợp của sản phẩm, giá cả,phân phối để đáp ứng nhu cầu,lợi ích và giá trị những đặc trưng khác nhau của thị trường mục tiêu đã chọn.
* Bảo vệ thị trường.
Bảo vệ và phát triển thị trường phải đổi mới thông qua sự nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm vì thực chất của phát triển thị trường là việc đưa các sản phẩm hiện tại vào bán trong các thị trường mới.Chu ký sống của sản phẩm là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường kể từ thời điểm nó xuất hiện cho tới khi không bán được nữa.Người ta chia chu kỳ sống của sản phẩm thành 4 pha,dựa vào những đặc điểm từng pha mà có giải pháp thích hợp để đổi mới sản phẩm,Doanh thu cao gián tiếp bảo vệ và phát triển thị trường thông qua các cách sau:
Bảo vệ thị trường bằng hàng dào ngăn cản.Các yếu tố cấu thành hàng rào ngăn cản bao gồm:Kỹ thuật,chất lượng,giá cả sản phẩm.
Muốn bảo vệ thị trường các doanh nghiệp cần chú ý các yếu tốt trên.Tăng cường nghiên cứu khoa học kỹ thuật,không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm.
Bảo vệ thị trường thông hệ thống dịch vụ. Dịch vụ là yếu tố quan trọng để bán được hàng hoá,tăng doanh thu.Thực hiện tốt các dịch vụ (bảo hành,sửa chữa,vận tải..)là phương thức tốt nhất để duy trì và phát triển thị trường.
Bảo vệ thị trường bằng cách tạo niềm tin của khách hàng chỉ cóđược khi trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp luôn coi chữ tín làm đầu.Đó là sự tín nhiệm sản phẩm tác phong và sự phục vụ trong kinh doanh.
Với các cách trên doanh nghiệp có thể được thị trường của mình.Nhưng một doanh nghiệp mạnh không chỉ bảo vệ riêng thị trường của mình mà còn phải đảm bảo phát triển thị trường.Việc phát triển thị trường được thể hiện qua ba phương thức sau:
- Mở rộng thị trường thông qua chuỗi sản phẩm.Việc cải tiến sản
Phẩm,phát triển đường dây sản phẩm và tung sản phẩm vào thị trường ít nhất cũng cho thấy một phương diện hay,một tính chất của thị trường là đang trên đà phát triển.Đối phương luôn tìm điểm yếu của mình trên thị trường nên nếu đứng im tại chỗ có nghĩa là tự giết mình.Doanh nghiệp nào cũng vậy muốn thành công lâu dài thì phải cải tiến sản phẩm và thu hút thị trường hiện tại cũng như thị trường mới trong tương lai.
- Mở rộng thị trường thông qua mạng lưới bán hàng. Tăng số lượng các cửa hàng,Nâng cao hiệu quả hoạt động tại các cửa hàng để chiếm lĩnh thị trường bằng cách.
+ Nâng cao trình độ nhân viên bán hàng về chuyên môn lẫn thái độ phục vụ khách hàng.Nhân viên không những bán được hàng mà còn bán được thông tin về công ty cho khách hàng.
+ Phân bố các địa điểm phục vụ khách hàng sao cho thuận tiện nhất nhằm thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Các phương tiện máy móc phục vụ cho việc bán hàng được thuận tiện kịp thời.
- Mở rộng thị trường bằng cách tấn công vào thị trường và sản phẩm của đối phương. Muốn tấn công vào thị trường của đối thủ. Doanh nghiệp phải ý thức được điểm mạnh của mình về phương diện thị trường hàng hoá từ đó củng cố và phát huy thế mạnh của mình trong cuộc cạnh tranh đã và đang diễn ra trong tương lai với một nguyên tắc không lùi bước hoặc dừng lại ở bất kỳ thời điểm nào.Bên cạnh đó còn xúc tiến kế hoạch phát triển sản phẩm và thị trường hàng hoá của mình tận dụng điểm yếu và ngăn chặn thời cơ của đối thủ.
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường của doanh nghiệp thương mại.
Xét ở góc độ tổng doanh nghiệp thị trường là môi trường tồn tại trực tiếp của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, mọi hoạt động của doanh nghiệp phải gắn chặt với thị trường. Chính vì vậy mà mọi hoạt động của quá trình lập kế hoạch trên các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đều phải bắt đầu từ thị trường do đó thị trướng là:”
- Nơi doanh nghiệp xác định lĩnh vực kinh doanh về mặt địa lý, khách hàng, mặt hàng…
- Cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh qua hệ thống thông tin thị trường.
- Thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi được thị trường chấp nhận các yếu tố đầu ra của mình.
- Thị trường là nơi sát hạch khả năng cạnh tranh thực tế của doanh nghiệp, quyết định xem doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được không. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thị trường của doanh nghiệp.
1. Các nhân tố vi mô .
Đó là các nhân tố nội tại của công ty, các kênh điều phối, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, người cung cấp, các tổ chức kinh doanh.. Trong chừng mực nhất định, doanh nghiệp có thể tác động để cải thiện thị trường của mình.
*Các yếu tố và lực lượng bên trong của doanh nghiệp.Chúng là những nhân tố thể hiện khả năng và thế lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kiểm soát được các nhân tố này, tạo ra và duy trì những điểm tích cực, có lợi cho việc duy trì và mở rộng thị trường đồng thời hạn chế loại bỏ những yếu tố tiêu cực, không có lợi. Các nhân tố đó bao gồm:
- Khả năng tài chính của các doanh nghiệp
- Trình độ quản lý và các chính sách, chiến lược biện pháp trong quản lý, điều hành doanh nghiệp.
- Hệ thống thông tin
- Công nghệ máy móc thiết bị
- Lực lượng lao động
Trước hết xét về khả năng tài chính của doanh nghiệp.Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cần tính đến khi ra các quyết định về thị trường, ngành hàng, khu vực kinh doanh các hình thức cạnh tranh…Chi tiết hơn nữa các yếu tố này tạo ra khả năng để thực hiện các hoạt động marketing: Quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường, xác định thị trưòng, mục tiêu của… doanh nghiệp, xác định các chiến lược cạnh tranh, khuếch trương đặc biệt là cạnh tranh bằng giá. Khả năng tài chính đảm bảo cho các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra cho đầu ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp dựa vào khả năng tài chính của mình để ra các quyết định về mọi vấn đề.
Yếu tố trình độ hiện nay đang trở thành vấn đề quan trọng và tập trung sự chú ý rất lớn trình độ quản lý thể hiện ở quá trình hoạh định chiến lược, chính sách, các biện pháp quản lý và quá trình thực thi các quyết định trong quản lý kinh doanh. Trong điều kiện cạnh tranh, các vấn đề thị trường cần được giải quyết dựa theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Những yếu ấy quyết định khả năng phản ứng của doanh nghiệp trước những thay đối của thị trường và do đó quyết định tới việc duy trì mở rộng hoặc thu hẹp thị trường của doanh nghiệp.
* Những người cung ứng
Là các doanh nghiệp hoặc cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần thiết cho công ty và các đối thủ cạnh tranh để có thể kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ nhất định.
Bất kì một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng sớm hay muộn trực tiếp hay gián tiếp đều gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay hoạt động mở rộng và phát triển thị trường của doanh nghiệp.
*Các trung gian môi giới
Là các tổ chức dịch vụ các doanh nghiệp và cá nhân giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của mình tới người tiêu dùng cuối cùng.
*Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ đồng thời là yếu tố quýet định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng quyết định quy mô thị trường. Khách hàng sẽ bao hàm nhu cầu, bản thân nhu cầu sẽ không giống nhau giữa các nhóm khách hàng và thường xuyên biến đổi. Nhu cầu và sự biến đổi của nhu cầu lại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố đồng thời nhu cầu và sự biến đổi của nó lại có ảnh hưởng đến toàn bộ quyết định của doanh nghiệp cũng như quyết định duy trì mở rộng hoặc hạn chế thị trường của doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên có mối quan hệ với khách hàng và nắm bắt được những biến đổi về nhu cầu của hộ. Để có được thông tin về khách hàng, doanh nghiệp thương tập trung vào 5 loại thị trường sau:
- Thị trường người tiêu dùng
- Thị trường khách hàng là các doanh nghiệp
- Thị trường mua bán trung gian
- Thị trướng các cơ quan đảng và nhà nước
- Thị trường quốc tế.
*Đối thủ cạnh tranh
Nhìn chung mọi doanh nghiệp đều phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh khác nhau. Nó bao gồm đối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất), Các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và kinh doanh những sản phẩm có khả năng thay thế) mọi hoạt động của đối thủ cạnh tranh đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến quyết định của doanh nghiệp về việc phát triển thị trường, đố là quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, tổ chức quản lý, lợi thế cạnh tranh, nhãn hiệu hàng hoá của đối thủ cạnh tranh đều có thể ảnh hưởng đến thị trường của doanh nghiệp.
2. Các nhân tố vĩ mô
Sự tác động của các nhân tố này nên thị trường của doanh nghiệp không phụ thuộc vào doanh nghịep.Doanh nghiệp có thể phản ứng lại các tác động này bằng cách lợi dụng chúng để duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Các nhân tố của mình có thể chia thành các nhóm sáu:
* Đương nối phát triển kinh tế của nhà nước, các luật các chính sách các chế độ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
*Đường lối phát triển kinh tế của nhà nước khi yêu tiên nhằm phát triển vào ngành hàng hoá nào thì các doanh nghiệp trong ngành hàng hoá đó sẽ có cơ hội phát triển kinh doanh của mình. Ngược lại nhưng ngành bị hạn chế sẽ có cơ hội đứng vững,duy trì vị trí của mình.Sự tác động này có thể diễn ra trên một vùng, một khu vực hay một phạm vi nào đó trong một quốc gia.Thậm chí tư tưởng này còn được thấy trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia,khi mà các quốc gia này ưu tiên cho nhau những cơ hội để gia nhập thị trường.
Những yếu tố thấp hơn như các luật,các quy định,chính sách của nhà nước cũng có tác động tương tự nhưng chúng trực tiếp và cụ thể hơn.Đó là những công cụ để nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh,sự phát triển của thị trường.
* Bối cảnh chung của nền kinh tế.
Bối cảnh chung của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.Các quan hệ kinh tế giữa các ngành,các doanh nghiệp với các lực lượng khác sẽ bị thay đổi khi mà chính các lực lượng đó bị thay đổi.Trong thời kỳ suy thoái kinh tế các doanh nghiệp hầu hết bị giảm hoạt động sản xuất kinh doanh thị trường bị co lại.Còn thời kỳ phát triển hoàn cảnh thuận lợi môi trường kinh tế sẽ khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh,mở rộng thị trường.
* Nhân tố khoa học kỹ thuật.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tạo ra những khả năng đáp ứng nhu cầu ngáy cành cao.Tốc độ phát triển đó ngày càng nhanh làm cho việc ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý.Điều này trước hết tạo ra những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng cũng chính nó đẩy cường độ cạnh tranh ngày càng cao.Sự phát triển đó cũng đưa doanh nghiệp đến vấn đề là lựa chọn đầu tư cho có hiệu quả nhất định vì sự áp dụng khoa học kỹ thuật đã làm phát sinh chi phí mà chưa thể chắc chắn về hiệu quả của nó.Những biến đổi về sản xuất kinh doanh do nhân tố này có ảnh hưởng lớn tới thị trường của doanh nghiệp khiến cho hiện nay nó trở thành những vấn đề quan trọng nhất.
*Nhân tố văn hoá xã hội.
Yếu tố cầu trên thị trường luôn gắn liền với chuẩn mực xã hội.ở những khía cạnh như quan niệm,các lối sống, phong tục tập quán…. Thông thường thì những yếu tố này có tính ổn định tương đối.Doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thị trường thì không thể trái với những chuẩn mực đó.
Chương II: Thực trạng thị trường của doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam.
I- Khái quát về thị trường của doanh nghiệp thương mại.
Trong công cuộc đổi mới toàn diện về nền kinh tế – xã hội ở nước ta mở đầu từ đại hội VI (1986) Trải qua hơn 10 năm.Từ đó tới nay nước ta có những thay đổi lớn và sâu sắc.Đại hội VI đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế nói chung, thị trường và thương mại, dịch vụ nói riêng.
Thực hiện nền kinh tế mở cửa, thị trường được mở rộng quan hệ thương mại cũng được mở rộng,theo hướng đa dạng hoá,đa phương hoá, hàng hoá Việt Nam có mặt ở 150 nước trên thế giới.Và có hiệp định thương mại với 65 nước trên thế giới.Đặc biệt hiện nay tham gia vào AFTA là bước đi đầu tiên của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nó đặt nền móng cho quá trình hội nhập APEC và chuẩn bị cho sự gia nhập WTO một cách hiệu quả.Trong quá trình hội nhập AFTA thì lĩnh vực thương mại là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh gay gắt nhất trong khu vực điều đó vừa tạo thuận lợi đồng thời cũng gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam,ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.Sức cạnh tranh thương mại được hiểu là khả năng mở rộng các quan hệ thương mại,nhằm mở rộng thị trường.
Thập kỷ 90 thay vì cung giữ vai trò quyết định nhịp độ phát triển kinh tế trong nửa đầu thập kỷ,thì trong nửa cuối thập kỷ cầu đã vươn lên giữ vai trò đó.Và sự tăng lên của sức mua ở các thị trường đó là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại.Tuy nhiên ở thị trường trong nước khả năng tăng trưởng nhanh có lẽ còn khó do vẫn còn nhiều yếu tố trở ngại ngoài những yếu tố thuận lợi.
II Thực trạng thị trường của doanh nghiệp thương mại.
Năm 2000 đã qua đi với những kết quả đáng phấn khởi về tăng trưởng kinh tế của cả nước.Trong đó hoạt động thương mại đống góp một phần không nhỏ.Về thị trường :
1. Thị trường trong nước.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Năm 2000 so với năm 1999 tăng 6,7% so với 4,8%.Nhu cấu tiêu thụ nhiên liệu,nguyên vật liệu xây dựng của ngành tăng vững.Trong khi giá xăng dầu nguyên vật liệu trên thị trường thế giới tăng mạnh cáng tác động làm giá cả nhiều loại vật tư tăng vững.Ngược lại so với giá của nhiều loại hàng nông sản của Việt Nam như gạo cà phê,đường năm 2000 giảm mạnh do cung dư thừa,sản lượng tăng cao giá xuất khẩu giảm mạnh cùng xu thế giá của thị trường thế giới.Đối với thị trường của một số mặt hàng trong nước.
- Giá gạo trong nước giảm mạnh :Theo đánh giá của tổng cục thống kê,mặc dù phải đối phó với hạn hán cục bộ ở các tỉnh phía Bắc,mưa bão ở các tỉnh Trung Bộ,lũ lụt sớm và kéo dài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng sản xuất nông nghiệp năm 2000 vẫn đặt khá dẫn đến giá bị giảm mạnh làm tăng sức cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường gạo.Điều đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi có các chính sách sao cho có thể tiêu thụ hết lượng lúa gạo hàng hoá đồng thời bảo vệ lợi ích cho người nông dân.
-Bên cạnh gạo còn có hai mặt hàng nông sản khác cũng trong tình trạng tương tự là đường và cà phê.Nguồn cung dư thừa giá đường giảm mạnh.Còn giá cà phê thì giảm kỷ lục.ở khu vực nông thôn do giá của nhiều loại nông sản giảm sút kéo theo sức mua của nông dân giảm làm cho nhu cầu tiêu thụ của một số mặt hàng khác giảm theo.Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn cũng khó tăng lên.Còn nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở các thành phố lớn đã bão hoà.Giá thịt lợn năm qua giảm đáng kể ở cả hai miền Nam- Bắc.
Ngược lại còn những mặt hàng có xu hướng phát triển khả quan giá cả tăng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
- Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh theo giá thế giới.
Năm 2000 giá xăng dấu trên thế giới đã liên tục tăng với tốc độ cao.Giá vồn nhập khẩu xăng dầu cũng tăng kỷ lục.Trước tình hình này,để đảm bảo các hoạt động của các ngành kinh tế trong nước diễn ra bình thường không bị tác động đột ngột của giá xăng dầu thế giới tăng cao.Năm 2000 thủ tướng chính phủ cho phép 4 lần điều chỉnh giá bán tối đa xăng dầu theo nguyên tắc:Nhà nước gánh chịu một phần(giảm thuế thu nhập đối với xăng dầu,bù lỗ cho doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh xăng dầu) doanh nghiệp chịu một phần và người tiêu dùng cùng chia sẻ tăng giá có mức độ.
Cho đến cuối năm 2000 giá bán xăng dâu tăng 800 đồng /lít (tăng 18,6%) lên 5100 dồng/1lít.Dầu do tăng 400đ/l (11,1%) lên 4000 đ/l dầu hoả tăng 100 đ/l (2,7%) lên 3800 đ/l,dầu ma dút tăng 700 đ/kg (38,9%) lên 2500 đ/kg.
-Nhu cầu tăng mạnh nhưng giá xi măng vẫn ổn định.Theo tổng công ty xi măng Việt Nam,Năm 2000 nhu cầu xi măng đã tăng khá mạnh,đạt tới 13,7 triệu tấn,cao hơn 1,2 triệu tấn so với dự đoán đầu năm.Nhu cầu tiêu thụ clinker của các trạm nghiền của địa phương tăng nhanh.9 tháng đầu năm 2000 toàn ngành xi măng hầu như đã tiêu thụ hết xi măng tồn kho từ năm 1999.Quý IV năm 2000 ước tính lên tới 3,8-:- 4 triệu tấn,vượt khả năng sản xuất 0,3 -:- 0,5 triệu tấn.Trong bôi cảnh này chính phủ đã cho phép nhập khẩu dinker cho các trạm nghiền nhằm cân đối cung cầu.Ước tính sản lượng xi măng năm 2000 tăng lên 30% so với năm 1999 lên 13,5 triệu tấn.Cùng với tồn kho năm 2000 lớn,nguồn cung xi măng đáp ứng được nhu cầu,làm cho giá cả ổn định.Hiện nay đối với xi măng.Nhà nước vẫn quy định giá giới hạn tối đa ở một số thị trường chính là Hà Nội,Đà Nẵng và TPHCM giá bán lẻ xi măng PC30 năm 2000 là 770 đ/kg 900-:- 940 đ/kg,vẫn thấp hơn.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của cả nước (ước tính năm 2000).
Ước tính tổng mức năm 2000(tỉ đồng)
Cơ cấu
(%)
Ước tính năm 2000 so với năm 1999 (%)
Tổng số
A.Phân theo khu vực và thành phần kinh tế
Khu vực kinh tế trong nước
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Hỗn hợp
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
B.Phân theo ngành hoạt động
Thương nghiệp
Hàng lương thực –thực phẩm
Hàng phi lương thực –thực phẩm
Khách sạn-Nhà hàng
Khách sạn
Nhà hàng
Dịch vụ
Du lịch
Cớ sở trực tiếp bán lẻ
219400
216300
40000
1580
16000
146920
11800
3100
155200
46300
108900
26730
3730
23000
10700
1850
24920
100,0
98,6
18,2
0,7
7,3
67,0
5,4
1,4
70,7
21,1
49,6
12,2
1,7
10,5
4,9
0,8
11,4
109,1
107,3
115,6
117,5
108,0
108,9
117,5
118,7
108,9
109,3
107,0
109,9
109,2
110,1
110,8
118,1
106,4
Số liệu trích trong :Tạp chí con số-sự kiện Số 28/2000
Giá bán lẻ tối đa 200 – 500 đ/kg
-Thị trường vàng trầm lặng giá tiếp tục giảm:
Chỉ số vàng giảm 1,7% năm 2000.C0s hai nguyên nhân làm cho giá vàng trong nước tiếp tục giảm.Một là giá vàng thế giới tiếp tục giảm và duy trì ở mức thấp.Hai là tình trạng thiểu phát tiếp tục diễn ra.Năm 2000 mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng nhanh hơn.Nhưng chỉ số giá tiêu dùng cả năm vẫn tiếp tục giảm 0,5% sau khi đã giảm 0,1% năm 1999.Trong khi đó giá đô la Mỹ năm 2000 đã tăng 3,4% không chỉ làm nhu cầu mua vàng của dân cư hầu như không còn mà người dân còn tăng bán vàng thỏi ra để chuyển sang vốn đô la Mỹ hoặc VNĐ điều này càng làm cho thị trường vàng trầm lặng hơn.
2. Thị trường quốc tế.
Năm qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.Tổng kim nghạch xuất khẩu năm 2000 đạt 14,3 tỷ USD,nhập khẩu đạt 15,2 tỷ USD vượt xa chỉ tiêu năm 2000.Mặc dù chưa xuất hiện thêm thị trường mới nhưng kim ngạch xuất khẩu với nhiều nước đã tăng nhanh.Trong số các thị trường đã có thì châu á vẫn là khu vực có nhiều bạn hàng lớn của nước ta như Nhật Bản (kim nghạch xuất nhập đều khoảng 2 tỷ USD) Trung Quốc, Singapo, Thái Lan Hồng kông, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Inđônêxia…Đây vừa là lợi thế vừa là khó khăn. Lợi thế là bạn hàng trong khu vực dễ hiểu, buôn bán đường gần,nhanh quay vòng,giảm chi phí vận chuyển, cùng chung nhiều chính sách trong hội nhập khu vực.Song do lợi thế này là không phải của bất cứ quốc gia nào mà là chung của tất cả các quốc gia trong khu vực nên nó lại trở thành khó khăn và thách thức.
Với thị trường Châu Âu chúng ta ngày càng có quan hệ mở rộng hơn với các mặt hàng lớn như là:Dệt may, giày dép,hải sản.Kim nghạch hai chiều với nhiều nước gia tăng nhanh chóng như :Pháp, Hà Lan,Đan Mạch,Italia,ucraina… Nhưng với các bạn hàng truyền thống của những năm trước như Nga,Ba Lan,Hungari,Bungari..Thì quan hệ thương mại mới chỉ là bước đầu khôi phục.
Nước ta cũng có quan hệ buôn bán với nhiều nước Châu Phi,Châu Mỹ nhưng giá trị các giao dịch còn nhỏ và chưa ổn định.Riêng Mỹ có thể còn xem là tiến bộ đáng kể trong hai năm 1999-2000 (Theo số liệu 10 tháng năm 2000 kim nghạch hai chiều với Mỹ 939 triệu USD.Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được quốc hội hai nước phê chuẩn năm 2000 sẽ tạo ra những cơ hội lớn trong quan hệ buôn bán giữa hai nước,chúng cũng đòi hỏi sự vươn lên nhanh chóng của hàng hoá Việt Nam trong cạnh tranh thâm nhập thị trường.Cụ thể đối với một số mặt hàng chủ lực của nước ta.
Giá gạo trên thị trường thế giới giảm,thị trường gạo thế giới trì trệ,giá trào bán gạo của Việt Nam năm qua giảm 19-20% đến thang 12 chỉ còn 147 USD/tấn.FOB(5% tấn);153 USD/tấn FOB (25% tấn) giảm 22,4% so với năm 1999.
-Cà phê: Sự giảm giá cà phê thế giới làm cho kim nghạch xuất khẩu cà phê năm 2000 ước tính chỉ đạt 489 triệu USD giảm 17% mặc dù vậy thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển,Cà phê Việt Nam hiện được xuất khẩu sang 50 nước và khu vực trên thế giới.Đặc biệt xuất khẩu của cà phê Việt Nam vào thị trường Mỹ đã tăng kỷ lục đua Mỹ thành nước nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam sau Thuỵ sĩ (khoảng 24% tổng lượng cà phê xuất khẩu),Đức 10%,Singapo 9%,Anh 8%,Hà Lan7%...
Nhìn chung năm 2000 kim nghạch xuất khẩu ngoài hai mặt hàng chính là gạo và cà phê giảm mạnh thì các mặt hàng khác đều có xu hướng tăng.Đặc biệt là rau quả tăng 95,2%,dầu thô 71,2%,hải sản 51,9%.
Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta được thể hiện ở bảng sau:
Xuất nhập khẩu của cả nước
(Triệu USD)
Ước tính
T12/2000
Ước tính Năm
2000
Ước tính năm
2000/1999 (%)
Tổng giá trị xuất khẩu
Khu vực kinh tế trong nước,
Khu vực có vốn đầu tư NN.
+ Dầu thô
+ Các sản phẩm khác
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Dầu thô
Dệt may
Hải sản
Dày dép
Điện tử,máy tính
Gạo
Cà phê
Thủ công mỹ nghệ.
Rau quả
Cao su
Hạt tiêu
Hạt điều
Than đá
Chè
Lạc
Tổng giá trị nhập khẩu
Khu vực kinh tế trong nước
Khu vực có vốn đầu tư NN
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Máy móc TB,Dụng cụ phụ tung
Xăng dầu
Nguyên phụ liệu Dệt,may,da
Điện tử,máy tính và linh kiện
Sắt thép
Trong đó:Phôi thép
Xe máy
Phân bón
Trong đó:urê
Chất dẻo
Vải
Hoá chất
Tân dược
Sợi dệt
Ôtô
Thuốc trù sâu
Bông
1300
648
652
345
307
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35156.doc