Đề án Một số biện pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH. 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3

1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH 3

1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH 3

1.2. Vai trò của BHXH 5

2. Bản chất của BHXH 6

2.1. Khái niệm 6

2.2. Bản chất của BHXH 8

3. Quỹ BHXH_Hạt nhân của tài chính BHXH 9

3.1. Quỹ BHXH và sử dụng quỹ BHXH 9

3.2. Đặc điểm quỹ BHXH 10

3.3. Nguồn hình thành 11

II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 13

1. Vai trò của chế độ thai sản trong hệ thống các chế độ BHXH 13

2.Theo ILO( International Labour Oganiration) 14

2.1. Giới thiệu về tổ chức ILO 14

2.2. Mục đích 15

2.3. Đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản 16

2.4. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản 16

3. Chế độ trợ cấp tại một số phát triển trên thế giới 18

3.1. Điều kiện nhận trợ cấp 18

3.2 Thời gian hưởng và mức hưởng 18

4. Nội dung chế độ thai sản ở Việt Nam hiện nay 20

4.1 Mục đích 20

4.2 Đối tượng hưởng trợ cấp thai sản lần thứ nhất, thứ hai bao gồm: 21

4.3 Thời gian nghỉ: 21

4.4 Mức hưởng trợ cấp thai sản. 21

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 23

I. Những thành tựu 23

II. Những hạn chế 24

1. Đối với người lao động: 24

2. Đối với nhà nước 27

3. Đối với các doanh nghiệp 28

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31

1. Giải pháp thực hiện chế độ thai sản ở Việt Nam trong thời gian hiện nay. 31

1.1. Đối với người lao động: 31

1.2. Đối với nhà nước 31

1.3. Điều kiện thực hiện những giải pháp đó ở Việt Nam 32

2.TÌnh hình chi trả chế độ thai sản ở một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam. 33

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc39 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số biện pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH… Bảng 1.2.1: Mức đóng BHXH ở một số nước trên thế giới Tên nước Chính phủ Tỷ lệ đóng góp của người lao động so với tiền lương(%) Tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động so với quỹ lương CHLB Đức Bù thiếu 14,8 –18,8 16,3 – 22,6 CH Pháp Bù thiếu 11,82 19,68 Inđônêxia Bù thiếu 3,0 6,5 Philipin Bù thiếu 2,85 – 9,25 6,85 – 8,05 Malaixia Chi toàn bộ chế độ ốm đau, thai sản. 9,5 12,75 (Nguồn : BHXH ở một số nước trên thế giới) Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH. Vì vậy, quỹ này phải được tính toán một cách khoa học. Khi xác định phí BHXH phải đảm bảo các nguyên tắc: Cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất. Phí BHXH xác định theo công thức: P= f1 + f2 + f3 Trong đó: P - Phí BHXH; f1 - Phí thuần túy trợ cấp BHXH; f2 - Phí dự phòng; f3 - Phí quản lý. Phí thuần túy trợ cấp BHXH cho cả chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn thường là 1 năm) như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ… Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chế độ BHXH dài hạn như: Hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng… quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế, ngoài phí thuần túy phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn. + Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH, chi phí cho sự nghiệp BHXH và chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. Trong cơ cấu chi BHXH thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất vì đây là mục tiêu cơ bản nhất của BHXH: đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức. + Ngoài việc chi trả trợ cấp theo chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi phí quản lý như: tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm… +Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ. Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: An toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế -xã hội. II. CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 1. Vai trò của chế độ thai sản trong hệ thống các chế độ BHXH Trong hệ thống các chế độ BHXH có thể nói chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng và được thực hiện sớm nhất. Theo quy định của ILO một quốc gia chỉ coi là có hệ thống BHXH chỉ khi có ít nhất một trong 3 chế độ là: Ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN được thiết lập. Vai trò của nó thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, Đối với người lao động: + Góp phần ổn định cuộc sống người lao động và gia đình khi họ trong thời gian họ sinh đẻ, không thể tham gia lao động. + Góp phần ổn định tâm lý cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ khi họ có nhu cầu có con, xin con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc con cái bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khi không tham gia lao động. + Thông qua chế độ thai sản, thể hiện sự quan tâm của những người lao động với nhau, đặc biệt là lao động nam đối với lao động nữ vì thường chế độ này chỉ thể hiện đối với lao động nữ. Thứ hai, Đối với người sử dụng lao động: + Nếu chính sách thực hiện tốt góp phần thu hút lao động nữ vào các doanh nghiệp, mà hiện nay lực lượng nữ tham gia lao động ngày càng lớn, có tay nghề và trình độ ngày càng cao trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ. + Thông qua chính sách này người sử dụng lao động thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động và đối với toàn xã hội, nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ thu hút được một lực lượng lớn lao động. Thứ ba, Đối với nền kinh tế: + Nếu thực hiện tốt chế độ thai sản sẽ góp phần tái tạo lực lượng lao động lớn cho nền kinh tế trong tương lai. + Góp phần dung hòa mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động giúp cho việc sản xuất diễn ra liên tục giúp tăng trưởng nền kinh tế. Thứ tư, Đối với xã hội: + Thực hiện tốt chế độ thai sản góp phần ổn định cuộc sống cho xã hội, đảm bảo thực hiện chính sách xã hội của mỗi quốc gia. 2.Theo ILO( International Labour Oganiration) 2.1. Giới thiệu về tổ chức ILO ILO( International Labor Organiration) thành lập ngày tháng 4 năm 1919 theo quy định của hội nghị hòa bình Paris họp tại Vecxay( cộng hòa Pháp). Vai trò của ILO + ILO đã thiết lập, xây dựng được các chương trình và chính sách quốc tế về an sinh xã hội nhằm mục đích lớn nhất là cải thiện đời sống và làm việc cho người dân trên phạm vi toàn thế giới. + Tổ chức lao động quốc tế còn nghiên cứu và đào tạo các chuyên gia ASXH cho nước nếu các nước yêu cầu. + Hỗ trợ rất nhiều mặt kỹ thuật cho các nước và thực hiện hợp tác quốc tế. - ILO đã thiết lập, xây dựng các chương trình liên quan đến chế độ BHXH thai sản: 1. Công ước 102 : Công ước về quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội năm 1952 2. Công ước 118: Công ước bình đẳng trong cư xử, năm 1958 3. Công ước 183: Công ước sửa đổi công ước về bảo vệ thai sản , năm 2000 4. Khuyến nghị số 191: Khuyến nghị sửa đổi khuyến khích bảo vệ thai sản, năm 2000. 2.2. Mục đích Trong tổng số lao động xã hội, lao động nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Ngoài xã hội, họ tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong gia đình, họ là người chăm sóc tế bào của xã hội, đó là gia đình và thực hiện thiên chức làm mẹ. Hầu hết phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng đều phải qua thời kỳ mang thai, sinh nở và nuôi con nhỏ. Việc này làm cho sức khỏe của lao động nữ bị suy giảm, thu nhập từ lao động bị gián đoạn, tác động không nhỏ đến đời sống của họ và gia đình họ. Nhằm góp phần bảo vệ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, các quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến chế độ thai sản, coi đây là một chương trình an sinh xã hội quan trọng. Chế độ trợ cấp thai sản có mục đích là bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập bị mất cho lao động nữ khi thai nghén, sinh đẻ và nuôi con nhỏ( kể cả trường hợp sinh con nuôi là trẻ sơ sinh). Sự hỗ trợ về tài chính này giúp họ nhanh chóng khôi phục sức khỏe để tái hòa nhập vào quá trình hoạt động xã hội và yên tâm hơn trong cuộc sống. Hơn nữa, mục đích của chế độ trợ cấp thai sản nhằm góp phần thực hiện bình đẳng đối với tất cả mọi phụ nữ trong lực lượng lao động và an toàn sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, giúp lao động nữ thực hiện tốt quyền làm mẹ của mình. Đồng thời, thực hiện công bằng về cơ hội và đối xử đối với lao động nam và lao động nữ trong lao động. Điều 49, công ước số 102 nói về mục đích của chế độ này là “nhằm bảo toàn, phục hồi hoặc cải thiện sức khỏe của phụ nữ được bảo vệ, và khả năng làm việc, khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân của họ”. 2.3. Đối tượng được hưởng trợ cấp chế độ thai sản Diện bảo vệ của chế độ trợ cấp thai sản bao gồm mọi phụ nữ là lao động làm công ăn lương với số lượng tham gia tối thiểu là 50% hoặc toàn bộ phụ nữ hoạt động kinh tế thường trú trong nước với số lượng tham gia tối thiểu là 20%; hoặc toàn bộ dân cư thường trú trong nước với số lượng tham gia tối thiểu là 50%. Đối với các quốc gia có nền kinh tế và phương tiện y tế chưa phát triển đủ mức và có bản tuyên bố được phê chuẩn việc thực hiện chưa đầy đủ các khuyến cáo theo công ước 102 thì diện bảo vệ bao gồm những người lao động làm công ăn lương nhưng tối thiểu là 50% số người làm việc trong các cơ sở công nghiệp sử dụng ít nhất 20 lao động. 2.4. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản Điều 47, Công ước số 102 chỉ rõ: “Trường hợp bảo vệ bao gồm thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo, và sự gián đoạn thu nhập nảy sinh như pháp luật của quốc gia quy định”. Đồng thời, để tránh lạm dụng chế độ trợ cấp thai sản, có thể bổ sung quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản là phải có một khoảng thời gian tham gia BHXH tối thiểu, gọi là thâm niên BHXH. Thời gian này được quy định theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. 2.5. Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp Lao động nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú không phải làm việc tại các địa điểm hay thực hiện các công việc được xác định là có hại cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đối với trường hợp thai nghén, sinh đẻ và các hậu quả của sự kiện này( nếu có), Người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp y tế về thai sản. Đó là sự chăm sóc y tế trước, trong và sau khi đẻ do thầy thuốc hoặc người hộ sinh có bằng cấp thực hiện; các dịch vụ hỗ trợ y, dược, khám thử, chăm sóc răng; kể cả giải phẫu và nằm viện khi cần thiết. Các quốc gia đều khuyến khích lao động nữ sử dụng các dịch vụ y tế chung của cơ quan và dịch vụ y tế công cộng. Trong trường hợp gián đoạn thu nhập vì các lý do trên, lao động nữ sẽ được trợ cấp bằng tiền thoe định kỳ. Mức trợ cấp phải đảm bảo nuôi sống chính mình và con mình trong điều kiện sức khỏe đảm bảo và mức sống phù hợp. Theo công ước 102, tỷ lệ trợ cấp thai sản tối thiểu là 45% nhưng công ước 183 mở rộng quy định mức trợ cấp không được thấp hơn 2/3 thu nhập trước đó của người lao động nữ. Bổ sung cho công ước 183, khuyến nghị số 191 yêu cầu nâng mức trợ cấp lên bằng mức lương trước đó của họ. Mức chi trả định kỳ có thể thay đổi trong thời gian hưởng trợ cấp. Thực tế, các quốc gia trên thế giới vận dụng vấn đề này rất linh hoạt. Thời gian trợ cấp là toàn bộ thời gian được bảo vệ và không được ít hơn 12 tuần( công ước số 102). Công ước số 183 quy định thời gian nghỉ thai sản bao gồm 6 tuần nghỉ bắt buộc sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nếu có chênh lệch giữa ngày sinh dự kiến và ngày sinh thực tế và thời gian nghỉ mang thai sẽ được nới rộng tương ứng mà không bị thời gian nghỉ bắt buộc sau khi sinh. Tổng thời gian nghỉ việc chế độ tối thiểu cũng được mở rộng ra 14 tuần. Nếu lao động nữ bị đau ốm trong quá trình mang thai hoặc nảy sinh những vấn đề phức tạp ngoài việc mang thai hoặc sinh nở thì thời gian nghỉ sẽ được kéo dài. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ốm tối đa sẽ được giới hạn và quy định theo điều kiện cụ thể của mỗi nước. Các quốc gia đều bảo trợ việc làm và không phân biệt đối xử đối với lao động nữ. Họ được đảm bảo trở lại vị trí cũ hoặc một vị trí công việc tương tự với mức lương tương đương ngay sau khi bình phục hoặc hết thời gian nghỉ chế độ. Ngoài ra, trong thời gian nuôi con nhỏ, phụ nữ có quyền nghỉ một hoặc một số lần hay giảm thời gian làm việc để cho con bú. Thời gian nghỉ, số lần nghỉ hoặc giảm giờ làm việc được quy định cụ thể tùy theo mỗi quốc gia. Nhưng thời gian này tính vào thời gian làm việc và do đó, người lao động nữ vẫn được tính lương đầy đủ. Khuyến nghị số 191 còn quy định các hình thức nghỉ liên quan như sau: Trường hợp người mẹ tử vong trước trước khi hết thời gian nghỉ sau khi sinh thì người cha đang làm việc phải được quyền nghỉ một thời gian tương đương với thời gian nghỉ sau sinh mà người mẹ chưa nghỉ hết để chăm sóc trẻ sau khi sinh của quy luật hiện hành 3. Chế độ trợ cấp tại một số phát triển trên thế giới 3.1. Điều kiện nhận trợ cấp Điều kiện tham gia BHXH nói chung và chế độ thai sản nói riêng là: +Những người đang mang thai hoặc sinh đẻ thì có tham gia BHXH. +Phải có tham gia tối thiểu trước khi sinh, thông thường yêu cầu đóng góp của các nước là từ 6 đến 12 tháng cuối cùng trước khi sinh. Bảng 1: Điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu trước khi sinh tại một số nước: STT Tên nước Thời gian yêu cầu 1 Achentina 10 tháng đóng góp liên tục sau khi nghỉ thai sản hoặc đã có 6 tháng đóng góp trong 12 tháng trước khi sinh trong đó có một tháng làm việc ngay trước khi sinh. 2 Trung Quốc Không có quy định thời gian tối thiểu 3 Pháp Có 200 giờ làm việc trong 3 tháng cuối cùng trước khi sinh 4 Đức Có 12 tuần tham gia BHXH hoặc có thời gian làm việc từ 4 đến 10 tháng trước khi sinh. 5 Nhật Bản Tất cả những người có việc làm trong diện tham gia bảo hiểm xã hội. 6 Mêhico Có 30 tuần đóng góp trong 12 tháng cuối cùng trước khi sinh. 7 Balan Những người hiện tại đang làm việc ở những nơi thuộc phạm vi tham gia BHXH. 8 Nga Không quy định thời gian đóng góp tối thiểu 9 Nam Phi Có 13 tuần đóng góp trong 12 tuần trước khi sinh 10 Thái Lan 7 tháng đóng góp trong 15 tháng trước khi sinh( chỉ giới hạn trong hai lần sinh). 3.2 Thời gian hưởng và mức hưởng Tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội của từng quốc gia và khả năng hồi phục sức khỏe của lực lượng lao động của quốc gia đó mà người ta quy định thời hưởng, mức hưởng khác nhau. Hiện nay trên thế giới có hai hình thức trợ:tiền và chăm sóc y tế. + Chăm sóc y tế: Hầu hết các nước trên thế giới có những chính sách trợ cấp đối với lao động nữ trong thời gian mang thai và sinh con sử dụng dịch vụ y tế trước và sau khi sinh. Dịch vụ y tế thông thường gồm: chăm sóc ban đầu, một số dịch vụ và thuốc men thiết yếu, những dịch vụ đặc biệt, phẫu thuật, chăm sóc thai sản, đặc biệt ở một số quốc gia có cả trợ cấp đi lại, chăm sóc y tế tại nhà. + Việc chi trả chi phí chăm sóc y tế hiện nay có 3 phương án cơ bản: chi trả trực tiếp cho người cung cấp dịch vụ trong các cơ sở y tế của nhà nước, hoàn trả chi phí cho bệnh nhân; chi trả theo các điều khoản trực tiếp về chăm soc y tế. - Đối với người nhận trợ cấp thai sản bằng tiền mức trợ cấp và thời gian trợ cấp của thai sản của các nước khác nhau. Thông thường mức trợ cấp thai sản bằng 100% lương và thời gian trợ cấp là 6 tháng trước khi sinh và 6-8 tuần sau khi sinh. Ngoài mức trợ cấp kể trên thì mỗi lần sinh con người mẹ còn được trợ cấp nuôi con với mức 20-25% mức trợ cấp thai sản trong thời gian từ 6 tuần trở lên. Cũng có một số nước thực hiện tiền hỗ trợ tiền sắm sửa tã lót và trợ cấp thai sản một lần. Bảng 2. Thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của một số quốc gia trên thế giới: STT Tên nước Thời gian hưởng và mức hưởng 1 Achentina Thời gian trợ cấp là 90 ngày trên một lần sinh( người lao động có hai cách lựa chọn: 1. 30 ngày trước khi sinh và 60 ngày trướ khi sinh. 2. 40 ngày trước khi sinh và 45 ngày sau khi sinh). Mức hưởng là 100% thu nhập của tháng trước sinh. 2 Trung Quốc Thời gian trợ cấp là 90 ngày cho một lần sinh và 42 ngày đối với nạo thai, phá thai. Hai trường hợp trên đểu hưởng 100% thu nhập( chi phí này do chủ sử dụng lao động tự chịu trách nhiệm.) 3 Pháp Thời gian trợ cấp thai sản là 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh đối với sinh con lần 1, lần 2. 8 tuần trước khi sinh và 18 tuần sau khi sinh đối với con thứ 3. Song thai là 12 và 22 tuần trước và sau khi sinh, mang thai ba 24 tuần trước và 22 tuần sau khi sinh. Mức trợ cấp là 100% thu nhập ròng. 4 Đức Thời gian trợ cấp là 6 tuần trước và 8 tuần sau khi sinh. Đối với người không đủ điều kiện trợ cấp như trên thì nhậ trợ cấp một lần bằng 150DM cho một lần sinh. Mức trợ cấp là 100% mức lương bình quân. 5 Nhật Bản 42 ngày trước (98 ngày nếu đa sinh ) và 56 ngày sau sinh. Mức lương 60% mức lương bình quân 6 Mêhico Thời gian hưởng trợ cấp thai sản 42 ngày trước và 42 ngày sau( sau 42 ngày lao động nữ không hồi phục trở lại thì được trợ cấp ốm đau. Mức trợ cấp là 100% mức lương bình quân. 7 Balan Thời gian trợ cấp 16 tuần trước đối với lần 1, 18 tuần đối với lần 2, 26 tuần đối với trường hợp sinh ba. Mức trợ cấp là 100% thu nhập. 8 Nga Thời gian nghỉ trợ cấp 10-12 tuần trước khi sinh, và 10-16 tuần sau khi sinh. Những người nghỉ việc để trông con dưới 18 tháng tuổi, được nhận mức trợ cấp hàng tháng 200% mức lương tối thiểu. Mức trợ cấp là 100% thu nhập. 9 Nam Phi Thời gian trợ cấp 18 tuần trước và 8 tuần sau khi sinh. Mức trợ cấp là 45% thu nhập tuần. 10 Thái Lan Thời gian trợ cấp là 90 ngày 1 lần sinh, trợ cấp một lần là 400 BAT. Mức trợ cấp là 50% thu nhập 4. Nội dung chế độ thai sản ở Việt Nam hiện nay Nội dung của chế độ thai sản ở Việt Nam được quy định rất chi tiết và đầy đủ trong luật: 4.1 Mục đích Trợ cấp thai sản được quy định nhằm hỗ trợ cho bản thân người lao động nữ và trẻ em trước và sau khi sinh để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và trẻ em. Lao động nữ có thai, sinh con lần thứ nhất, thứ hai khi nghỉ việc được trợ cấp thai sản. 4.2 Đối tượng hưởng trợ cấp thai sản lần thứ nhất, thứ hai bao gồm: Lao động nữ sinh con lần thứ nhất một con, lần thứ hai hai con; Lao động nữ sinh con lần hai hai con trở lên; Lao động nữ sinh con lần thứ nhất hai con trở lên; Lao động nữ đã có con riêng sau đó lấy chồng thì được hưởng trợ cấp sinh con lần đầu tiên với người chồng đó; Lao động nữ chưa có con riêng, nếu lấy chồng đã có con riêng thì được trợ câp sinh con lần thứ nhất; Lao động nữ không có chồng mà có con thì trợ cấp sinh con lần thứ nhất. Trường hợp sinh con lần thứ nhất, thứ hai thuộc các đối tượng trên mà con chết thì lần sinh sau được trợ được tính hưởng trợ cấp thai sản theo quy định, lao động nữ có thai, sảy thai được hưởng các quyền lợi như sau: 4.3 Thời gian nghỉ: Trong thời gian có thai được nghỉ việc để đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở xã, cơ sở y tế, hoặc người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được hưởng trợ cấp hai ngày cho mỗi lần khám thai. Trong trường hợp bị sảy thai thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng , 30 ngày nếu từ 3 tháng trở lên. 4.4 Mức hưởng trợ cấp thai sản. - Mức hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ theo quy định bằng 100% mức đóng góp BHXH trước khi nghỉ. Mức trợ cấp thai sản được tính như sau: Trợ cấp khi nghỉ Tiền lương làm căn cứ Việcđi khám thai, = đóng BHXH của tháng * 100% * số ngày nghỉ sảy thai trước khi nghỉ Trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ bao gồm: Lương theo cấp bậc, chức vụ hợp đồng, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu, phụ cấp chức vụ , phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có) Thời gian nghỉ được hưởng trợ cấp thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con như sau: 4 tháng tuổi trong điều kiện làm việc bình thường : 5 tháng đối với người làm việc các ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại làm việc theo chế độ ba ca, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0.5 đến 0.7; 6 tháng đối với người làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1, người làm nghề hoặc công việc đặc biệt danh mục do Bộ Lao Động – thương binh xã hội ban hành. Mức trợ cấp thai sản: Trợ cấp nuôi Tiền lương làm căn cứ Con nuôi = đóng BHXH của tháng * 100% * số ngày nghỉ sơ sinh trước khi nuôi Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ thao quy định , bằng 100% mức tiền lương đóng góp BHXH trước khi nghỉ. Mức trợ cấp thai sản được tính theo công thức: Trợ cấp Tiền lương làm căn cứ đóng Nghỉ việc = BHXH của tháng * 100% * số ngày nghỉ Sinh con trước khi sinh Trong đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ bao gồm: Lương theo cấp bậc, chức vụ hợp đồng, thâm niên chức vụ bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu, phụ cấp chức vụ , phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có). Ngoài ra, khi sinh con lao động nữ được hưởng trợ cấp một lần bằng một tháng tiền lương đóng góp BHXH. Ngoài lao động nữ nếu nuôi con sơ sinh theo quy định của luật hôn nhân và gia đình được nghỉ việc và hưởng trợ cấp cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ THAI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Những thành tựu Tình hình thực hiện chế độ thai sản của Việt Nam từ năm 2000 đến nay.  Sau gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI vạch ra, chúng ta đã thu được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng cả về kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội và đối ngoại. Hàng năm số việc làm mới tăng nhiều bổ sung vào lực lượng lao động, đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện, ổn định chính trị - xã hội được giữ vững, quốc phòng - an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và phát triển. Từ những thuận lợi đó, chính sách bảo hiểm xã hội được ban hành trên cơ sở chuyển từ cơ chế bao cấp trước đây sang cơ chế thị trường, định hướng XHCN, thành lập quỹ BHXH hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước, mở rộng BHXH ra khu vực ngoài quốc doanh, tách chức năng quản lý Nhà nước về BHXH ra khỏi chức năng tổ chức thực hiện và trong quá trình thực hiện có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp đã tạo điều kiện cho việc thực hiện được tốt hơn. Cùng với chính sách đổi mới, Chính phủ đã quyết định thành lập BHXH Việt Nam có chức năng giúp Chính phủ quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ BHXH cho người tham gia. Với chức năng, nhiệm vụ được giao và căn cứ vào quy định pháp luật về BHXH, trong gần 15 năm qua, BHXH Việt Nam đã tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH đối với người tham gia BHXH nói chung, trong đó có chính sách BHXH đối với lao động nữ. Cụ thể tình hình thực hiện chính sách BHXH từ năm 2000 đến nay: Đảng và nhà nước đã thực hiện được chế độ BHXH thai sản cho phần lớn người lao động trong cả các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân cụ thể: - Tất cả lao động nữ làm việc trong nhà nước đều được hưởng chế độ thai sản rất tốt theo đúng quy định của pháp luật, điều này góp phần không nhỏ vào cuộc sống của lao động nữ và gia đình họ nói riêng và cuộc sống cả cộng đồng nói chung. - Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước: Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN đã tổ chức một đợt khảo sát về thực hiện chính sách đối với LĐ nữ với quy mô lớn. Địa bàn khảo sát gồm 10 tỉnh ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, với 34 DN, phần lớn là DN có sử dụng đông LĐ nữ (từ 70% trở lên trong tổng số LĐ). Các nghề tập trung chủ yếu chủ yếu: Dệt may, da giày, chế biến thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng... Cùng với việc khảo sát là xây dựng 1.500 phiếu tham khảo ý kiến của người sử dụng LĐ, NLĐ và CBCĐ. Một trong những nội dung của chương trình này là quan tâm tới việc thực hiện chế độ thai sản và liên quan tới chăm sóc sức khoẻ của LĐ nữ. Qua số liệu tổng hợp cho thấy 77,6% LĐ nữ được khám sức khoẻ định kỳ; 45,8% được khám phụ khoa; 80% DN có phòng y tế, có tủ thuốc dự phòng thông thường. Đặc biệt DN may Thông Dụng tỉnh Bình Dương có trang bị phòng y tế khá đầy đủ tiện nghi, kể cả phòng lưu bệnh nhân. DN Green River Wood trợ cấp cho LĐ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi với mức 50.000 đồng/tháng. DN Good Top ở TP.Hồ Chí Minh trợ cấp nuôi con nhỏ mức 100.000 đồng/tháng. Đây là những kết quả khá thành công sau những năm thực hiện chế độ thai sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận thì mặt hạn chế của nó là rất lớn, những hạn chế này chủ yếu xảy ra đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những hạn chế Từ việc nghiên cứu các văn bản pháp luật về chế độ thai sản và những quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ là rất ưu việt, nhưng việc thực hiện gặp không ít khó khăn, vướng mắc: 1. Đối với người lao động: + Chế độ thai sản đã quy định rất rõ trong Luật Bảo hiểm xã hội, bộ Luật Lao động cũng như hệ thống các tờ rơi, áp phích quảng cáo, trên đài , sách báo, trên mạng internet, tuy nhiên sự hiểu biết của người lao động vẫn gặp nhiều hạn chế. Đa phần những người lao động phổ thông khi được hỏi về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia Bảo hiểm xã hội và được hưởng Chế độ thai sản thì hầu như họ không biết, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động đối với chế độ thai sản cũng như Bảo hiểm xã hội, một số doanh nghiệp tư nhân thực hiện sai quy định đối với họ, làm mất quyền lợi của người lao động. Không chỉ những người lao động phổ thông mà chính những người lao động có trình độ trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng, theo suy nghĩ của họ có việc làm trong thời gian này cũng là khó khăn nên hầu như những quy định về việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động, mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mức lương, nâng lương, điều kiện, môi trường lao động, chế độ thai sản ít được họ quan tâm nhiều. Chính điều này càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm trái những quy định của pháp luật. + Hiện nay trong các doanh nghiệp thường đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật là đóng theo lương tối thiểu, chính việc này làm cho các công ty hạn chế trả lương cơ bản cho công nhân viên để tránh chi phí cho doanh nghiệp, khi người lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản thì được trả thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hưởng chế độ thai sản của người lao động. Hầu hết đại diện các doanh nghiệp khi hỏi về chế độ thai sản là những người phụ trách hành chánh, nhân sự, kế toán... của doanh nghiệp. Rất nhiều người thắc mắc về mức đóng BHXH và yêu cầu được đóng trên mức lương cơ bản, không bao gồm các loại phụ cấp. Ai cũng biết, mức lương cơ bản hiện nay rất thấp và doanh nghiệp quy định mức lương này để giảm tối đa chi phí đóng BHXH cho người lao động. Nguyên tắc của BHXH là hưởng trên mức đóng: nếu đóng ở mức lương cao thì các chế độ liên quan: trợ cấp thai sản, trợ cấp BHXH... cũng được hưởng cao. Kiến nghị giảm mức đóng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số biện pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay.DOC
Tài liệu liên quan