MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TÍNH TẤT YẾU VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
1-/ TÍNH TẤT YẾU CỦA CẠNH TRANH TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 3
2-/ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH: 4
3-/ CÁC HÌNH THÁI CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
THƯƠNG MẠI: 6
3.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: 6
3.2. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: 6
3.3. Thị trường độc quyền: 7
PHẦN II: VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GẠO, THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
GẠO VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI 8
1-/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU GẠO TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: 8
2-/ VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI: 9
2.1. Xuất khẩu: 9
2.2. Nhập khẩu: 12
3-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM: 14
3.1. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam: 14
3.2. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. 14
3.3. Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam 15
4-/ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GẠO VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG GẠO QUỐC TẾ: 17
4.1. Thị trường gạo xuất khẩu: 17
4.2. Khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam
trên thị trường quốc tế. 19
5-/ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM: 28
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM 31
1-/ NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG: 31
1.1. Đối với thị trường ngoài nước: 31
1.2. Đối với thị trường trong nước: 32
2-/ NHÓM GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT
VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM: 32
KẾT LUẬN 37
Tài liệu tham khảo 38
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu gạo nói riêng và lương thực nói chung.
Iran: khác với 2 nước trên, Iran nhập khẩu gạo khá ổn định trong nhiều năm nay, trung bình đạt gần 1 triệu tấn/năm. Lượng nhập khẩu 1,1 và 1,3 triệu tấn năm 1993 và 1995 là những mức cao điển hình của nước này. Từ năm 1990 - 1993, Iran thường xuyên đứng đầu thế giới trong nhập khẩu gạo. Ngoài hai năm 1994, 1995 nhập khẩu gạo của Iran gần đây (1996, 1997, 1998) lại tiếp tục duy trì ở mức cao. Trong tương lai xét về sản xuất lương thực và dân số trong nước với gần 70 triệu người, Iran vẫn là nước nhập khẩu chủ yếu, tương đối ổn định, khả năng thanh toán khá cao.
Bangladesh: Suốt 6 năm liên tục từ 1989 - 1994 do có những cố gắng trong sản xuất, nước này chỉ nhập khẩu trung bình từ 0,2 - 0,3 triệu tấn gạo mỗi năm. Do sản lượng lúa trong nước giảm trên 2 triệu tấn trước đó nên năm 1995 nhập khẩu gạo của Bangladesh tăng vọt lên mức 1,3 triệu tấn. Sang năm 1996 nhập khẩu gạo của nước này lại giảm nhiều chỉ còn 0,5 triệu tấn. Cho đến năm 1998 thì nhập khẩu lại tăng lên 1,8 triệu tấn và dự đoán sẽ giảm xuống còn 0,5 triệu tấn trong năm 1999.
Nếu xét chi tiết hơn về tình hình sản xuất lương thực trong nước và dân số, mức nhập khẩu gạo trung bình hiện tại và trước mắt của nước này cũng chỉ ở mức 0,5 triệu tấn. Như vậy nếu nhìn chung các năm nhập khẩu gạo của Bangladesh vẫn đứng sau Iran và cả ảrậpxêút.
ảrậpxêút: Suốt nhiều năm qua, nhập khẩu gạo của nước này không khá ổn định và có xu hướng tăng từ 0,7 đến 1 triệu tấn. Trong cơ cấu tiêu dùng lương thực của ảrậpxêút, lúa gạo (hầu hết nhập khẩu) chiếm khoảng 40%, còn lại lúa mì (tự sản xuất) chiếm 60%. Với dân số gần 20 triệu người nhưng diện tích canh tác lương thực rất hạn chế (dưới 1 triệu ha), chủ yếu trồng lúa mì, sản lượng khoảng 2 triệu tấn, cho nên nhập khẩu gạo của nước này thể hiện tính phụ thuộc rất rõ nét và ít thay đổi. Mặt khác khả năng tài chính cho việc nhập khẩu gạo được đảm bảo khá cao. Dự đoàn năm 1999 mức nhập khẩu gạo vẫn được duy trì từ 0,9-1 triệu tấn.
Braxin: Cùng với 5 nước Châu á trên, Braxin là nước duy nhất ở Tây Bán cầu có mức nhập khẩu gạo khá lớn. Đặc điểm nổi bật của Baraxin là nhập khẩu gạo mang tính ổn định và có xu hướng tăng. Sở dĩ như vậy là do triển vọng sản lượng thu hoạch lúa gạo và cả lúa mì năm nay ít khả quan, không đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho mức dân số là 164 triệu người.
Ngoài ra, một số đông những nước khác cũng nhập khẩu gạo nhưng số lượng nhỏ hơn. ở Châu á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore (mức nhập khẩu 0,4-0,5 triệu tấn/năm). Xrilanca, lãnh thổ Hồng Công (0,3 triệu tấn/năm),... Châu Phi có Cốtđivoa, Vênêgan với mức nhập 0,4-0,5 triệu tấn/năm,... ở Châu Mỹ, Mêhicô, Pêru,... cũng nhập khẩu 0,2-0,3 triệu tấn/năm. Nhiều nươc Tây Âu-Đông Âu nhập khẩu gạo hàng năm với số lượng ít hơn như Anh, Pháp, Italia, Hungari, Rumani, Nga,...
3-/ Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam:
3.1. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam:
Từ năm 1989 đến nay lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Sản lượng gạo xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng trên dưới 2 triệu tấn. Tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu bình quân qua các năm là 0,17 lần (17%/năm). Tình hình này được thể hiện qua biểu số liệu sau:
Biểu 1 - Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1989 - 1999
Năm
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
9 tháng 1999
Sản lượng gạo XK (1000 tấn)
1.372
1.478
1.061
1.954
1.649
1.962
2.020
3.050
3.680
3.800
3.750
Tốc độ tăng sản lượng liên hoàn (%)
100
107,73
71,79
184,17
84,39
118,98
102,96
150,99
120,66
103,26
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Từ năm 1989 - 1994 xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn đứng vào hàng thứ ba trong các nước xuất khẩu gạo, sau Thái Lan và Mỹ. Đến năm 1995, Việt Nam vấn đứng thứ 3 nhưng đã vượt Mỹ chỉ sau Thái Lan và ấn Độ. Năm 1996, Việt Nam đã đuổi sát ấn Độ và năm 1997 Việt Nam xuất khẩu 3680 nghìn tấn và vươn lên đứng thứ hai sau Thái Lan. Tỷ trọng gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm từ 10 - 19% lượng gạo xuất khẩu của toàn thế giới. Dự đoán năm 1999, Việt Nam sẽ xuất khẩu được 4,4 triệu tấn gạo, đạt kỷ lục từ trước tới nay.
Nhìn vào biểu 1 có thể đánh giá một cách tổng quan rằng sản xuất lúa gạo của Việt Nam từ năm 1989 đến nay đã chuyển từ một ngành sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá, sản lượng xuất khẩu ngày một tăng. Sản lượng lúa gạo của ta không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu trên dưới 2 triệu tấn gạo. Tuy nhiên sản lượng lúa gạo dư thừa chủ yếu là ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ một phần nhỏ ở đồng bằng sông Hồng. Các vùng khác sản lượng tuy có tăng nhưng vẫn thiếu lương thực vì sản xuất ở các vùng này có nhiều khó khăn.
3.2. Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Trong mấy năm gần đây, chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp cao chiếm trên 40% tổng số gạo xuất khẩu. Tốc độ tăng của gạo có phẩm cấp cao qua các năm không ổn định. Từ năm 1989 - 1994 tốc độ tăng bình quân năm là 0,53 lần (53%/năm). Từ năm 1995 - 1997 tốc độ này giảm xuống 0,14 lần (14%/năm) nhưng tốc độ tăng cả giai đoạn xuất khẩu (1989 - 1997) lại tăng lên 0,28 lần (28%/năm), tốc độ tăng của năm 1998 là 0,30 lần (30%/năm). Trong khi đó, tốc độ tăng của gạo phẩm cấp trung bình và thấp là 0,19 lần (19%/năm) tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của gạo có phẩm cấp cao.
Biểu 2 - Thực trạng chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
Năm
Tỷ lệ (%) chất lượng gạo xuất khẩu so với tổng số
Tốc độ tăng (liên hoàn) chất lượng gạo xuất khẩu (%)
Cao
TB
Thấp
Cao
TB
Thấp
1989
1,0
2,5
96,5
100%
100%
100%
1990
14,3
8,7
77,0
143,00
348,00
78,97
1991
35,1
10,0
55,0
245,45
119,94
71,43
1992
40,3
15,2
45,0
114,15
152,00
81,82
1993
51,2
21,4
28,0
127,05
140,79
62,22
1994
70,0
13,0
17,0
136,72
60,75
60,71
1995
54,8
22,7
22,5
78,29
174,62
129,41
1996
49,0
13,0
38,0
89,42
57,27
168,89
1997
44,0
8,0
48,0
89,80
61,54
126,32
1998
57,0
16,0
27,0
129,55
200,00
56,25
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3.3. Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu gạo. Trong 10 năm (1989 - 1998) và 9 tháng đầu năm 1999 tham gia xuất khẩu gạo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cụ thể được biểu hiện ở biểu số liệu dưới đây:
Biểu 3 - Giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (1989 - 1998)
Năm
Giá bình quân (USD/tấn)
Kim ngạch XK (triệu USD)
Tốc độ tăng liên hoàn (%)
Giá bình quân
Kim ngạch XK
1989
226,1
310,2
100%
100%
1990
176,3
275,4
77,97
82,78
1991
226,1
229,8
128,25
83,44
1992
207,6
405,2
91,82
176,33
1993
203,1
335,6
97,83
82,68
1994
217,2
420,8
106,94
125,61
1995
262,0
538,8
120,63
127,85
1996
285,0
868,4
108,78
161,36
1997
244,5
891,00
85,79
102,60
1998
265,2
1006,0
108,46
112,90
8 tháng/99
227,2
750,0
Năm 1989 giá gạo xuất khẩu của ta từ chỗ bình quân 226,4 USD/tấn năm 1995; 285 USD/tấn năm 1996. Tốc độ tăng bình quân năm là 2,25%/năm. Tuy chỉ tăng được 2,25%/năm nhưng giá cũng phần nào phản ánh được sự tăng lên về chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Cơ cấu gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Gạo có phẩm cấp cao (5-10% tấm) đã tăng lên. Bên cạnh đó, giá tạo tăng lên còn do nhiều nguyên nhân khác chẳng hạn như: sự đổi mới tích cực về cơ chế quản lý, giá đã tránh được sự ép giá của bạn hàng và tránh được sự chèn ép giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy vậy, vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm giá gạo chẳng hạn như: năm 1997 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn là 244,5 USD/tấn thấp hơn so với năm 1996 là 40,5 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thụt giá này là do cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam á. Kim ngạch xuất khẩu gạo cũng tăng lên đáng kể từ 310,2 triệu USD năm 1989 lên tới 1.006 triệu USD năm 1998. Tốc độ tăng kim ngạch bình quân là 0,18%/năm. Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng lên do sản lượng gạo xuất khẩu và giá gạo xuất khẩu tăng. Kim ngạch xuất khẩu gạo đứng vị trí thứ hai sau kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ. Đây chính là thành công lớn trong giai đoạn đầu của quá trình xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 1999 đã đạt 3,3 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 750 triệu USD và dự đoán cả năm 1999 có thể xuất khẩu 4,4 triệu tấn đạt kim ngạch khoảng trên 1,1 tỷ USD. Sản lượng gạo xuất khẩu lớn hơn năm 1998 là 0,5 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu lạ ít hơn năm 1998 là 26 triệu USD, sở dĩ như vậy là do giá gạo thế giới bị suy giảm liên tục. Bởi hiện nay các thị trường xuất khẩu gạo lớn như Pakistan, ấn Độ đã bắt đầu thu hoạch; trong lúc đó nguồn cung gạo xuất khẩu của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đều duy trì ở mức cao. Trong khi nhu cầu vẫn thấp, chưa có dấu hiệu tăng (nhất là ở các nước nhập khẩu gạo lớn như ở Indonesia, philippin,...). Cung tăng cao, cầu giảm mạnh là nguyên nhân làm giá gạo tiếp tục giảm đáng kể. Tại Thái Lan, hai tuần đầu tháng 10/1999, giá chào bán gạo 100% chỉ ở mức 220-225 USD/tấn, FOB, gạo 25% tấm là 185-190 USD/tấn, FOB. Tại Việt Nam giá chào bán gạo 5% tấm chỉ còn phổ biến là 200-204 USD/tấn, gạo 25% tấm là 178-182 USD/tấn, FOB. Gạo 25% tấm của Pakistan thời gian này chỉ dao động trong khoảng 175-185 USD/tấn FOB. Như vậy, giá gạo trên các thị trường Châu á hiện đã giảm 18-30 USD/tấn so với đầu tháng 9/1999 và giảm tới 60-80 USD/tấn so cùng kỳ năm 1998. Chênh lệch giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và giá gạo 5% tấm của Thái Lan ngày càng thu hẹp. Năm 1989 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bằng 68% giá gạo 5% tấm của Thái Lan, năm 1993 bằng 93%. Từ năm 1994 giá gạo của Việt Nam cao hơn hẳn các năm trước. Sự chênh lệch giá giữa giá gạo Việt Nam và Thái Lan giảm xuống phản ánh cơ cấu các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, gạo tỷ lệ tấm cao có chiều hưởng giảm, gạo có tỷ lệ tấm thấp ngày càng tăng lên.
Mặc dù vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn thường thua kèm từ 40-50 USD/tấn so mặt bằng giá gạo trên thị trường thế giới.
4-/ Thị trường gạo xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường gạo quốc tế:
4.1. Thị trường gạo xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Trong vài năm đầu xuất khẩu gạo của Việt Nam thường phải bàn qua trung gian, thị trường không ổn định. Năm 1991 gạo của Việt Nam xuất khẩu sang trên 20 trước, năm 1993 và 1994 xuất sang trên 50 nước, hiện nay gạo của Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước và có mặt ở cả 5 Châu lục.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là khu vực Châu á, kế đến là khu vực Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Những nước nhập khẩu lớn của Việt Nam (tính từ 1991 đến 1997) là Inđonexia chiếm 7,42%, Trung Quốc 7,45%, Philippine 6,47%, Cuba 6,72%, Malaysia 6,7%, Iran 4,62%, Pêru 4,5%, Irắc 3,74%, Srilanca 2,47%, SNG 1,96%, Senegan 1,57% v.v... Tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1998 các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là Philipine, Malaixia, Băngladet.
Thị trường các nước nhập khẩu lúa gạo chính của Việt Nam
Thị trường gạo 1997
Thị trường gạo 1998
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục được mở rộng chủ yếu ở những thị trường không đòi hỏi chất lượng cao cấp như thị trường Nhật Bản, EU, tuy nhiên trong quá mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường mới, Việt Nam cũng bị mất dần một số thị trường. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa gây được lòng tin đối với bạn hành, chưa hình thành được mối quan hệ gắn bó, lâu dài và mật thiết. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn làm ăn lối “cò con”, “chớp nhoáng” nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần phải đổi mới cách nghĩ và cách làm để phù hợp với cách thức làm việc hiện đại.
4.2. Khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trên thị trường gạo thế giới, các nước xuất khẩu gạo chủ yếu ở Châu á như Thái Lan, Việt Nam, ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và các nước nhập khẩu chính cũng là những nước Châu á như Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Bangladesh tiếp đến là các nước Châu Phi, Châu Mỹ và EU. Các khu vực khác nhập khẩu gạo không đáng kể.
Cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo rất quyết liệt, các nước giành giật nhau từng thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Mỹ là Nam Mỹ, Châu Âu và Châu á (Nhật Bản). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan, chiếm khoảng 58% tổng lượng gạo xuất khẩu kế đó là Châu Phi 18%, Trung Đông 9%, Mỹ La tinh 7% còn lại là Tây Âu và Bắc Mỹ. Thái Lan cạnh tranh với Mỹ ở thị trường Châu Âu, Nam Mỹ và thị trường Nhật Bản sau đó là những nước Nics Châu á ở Trung Đông và Đông Nam á, các nước Nics khu vực Châu Mỹ La tinh. Đây là thị trường “khó tính”, đặc biệt chú trọng quy cách phẩm chất và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Thị trường này chiếm khoảng 25% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới, đảm bảo hiệu quả cao cho nhà xuất khẩu.
Khu vực Châu Âu, ngược lại với nhiều nước đang phát triển ở các nước công nghiệp phát triển Châu Âu thường dùng gạo là lương thực phụ trợ sau lúa mì. Nói chung, khu vực này chuộng gạo tốt, hạt dài, đòi hỏi vệ sinh công nghiệp cao. Tỷ lệ tấm thường phải thấp, từ 5 - 10% ở Tây Âu, nhưng ở Đông Âu lại chấp nhận từ 10 - 25% tấm. Cộng hoá Liên bang Đức: Đây là nước nhập khẩu gạo lớn ở Tây Âu, trung bình 15 - 20 ngàn tấn/năm đồng thời cũng xuất khẩu loại gạo đánh bóng. Nước này nhập khẩu gạo lức nhiều, chiếm 50% số còn lại thường là gạo hạt tròn, xát thật trắng tỷ lệ tấm 5%.
Anh: chuộng gạo xát trắng kỹ, đánh bóng tốt, kể cả hạt tròn và hạt dài, tỷ lệ tấm tối đa 5%, có mùi thơm tự nhiên, thích nhất gạo thơm đặc sản.
Hà Lan: Thích gạo hạt dài, xát thật trắng, tỷ lệ tấm 5%. Nước này tiêu thụ khá nhiều gạo vì có nhiều khách sạn theo món ăn Trung Quốc, Indonesia.
Thuỵ Điển: loại gạo hạt tròn được tiêu dùng nhiều hơn chiếm từ 55 - 60%. Gần đây tiêu dùng gạo trắng hạt dài có xu hướng tăng nhanh hơn.
Khu vực Nam Mỹ: Thị hiếu tiêu dùng gạo của Braxin là thích loại gạo trắng, hạt dài, tẩy cám, đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thấp 5 - 10%. Số hạt thóc lẫn không được quá 5 hạt trong 1 kg gạo.
Các nước Nics: Hồng Kông lãnh thổ 6 triệu dân này thích gạo trắng, hạt dài, chất lượng cao, xay xát kỹ và đánh bóng. Loại gạo thơm đặc sản (tám, dự của Việt Nam) rất được ưa chuộng.
Singapore: thích gạo trắng, hạt dài có đánh bóng kỹ, tỷ lệ tấm thường là 5%, đòi hỏi chất lượng cao. Loại gạo thơm cũng được ưa chuộng với mức giá cao.
Nhật Bản: chuộng gạo không hấp, loại gạo hạt tròn, dẻo, xát thật trắng, tỷ lệ tấm thấp, thường là 5% hoặc thấp hơn nữa và đòi hỏi vệ sinh công nghiệp rất cao.
Thực tế những năm qua gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế cao được xếp cấp loại A là gạo của Mỹ số 2, tỷ lệ tấm không quá 4%, hạt dài, trắng trong, cổ hạt đều, không lẫn tạp chất, không có mùi vị lạ, cũng không lẫn hạt đỏ, vàng sọc, bạc bụng giao dịch với mức giá cao. Ngay gạo Mỹ số 5, loại hạt trung bình, 20% tấm vẫn tốt hơn và đạt mức giá cao hơn gạo Thái 100B (loại gạo trắng hạt dài 100%, không có tấm). Nói chung gạo Thái Lan chỉ được xếp cấp loại B, giá thấp hơn gạo Mỹ rất nhiều. Rất tiếc là gạo Việt Nam hiện chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng này nên giá xuất khẩu còn thấp hơn nữa. Vậy chất lượng vẫn là công cụ cạnh tranh số 1 trên thị trường gạo thế giới.
Việt Nam cạnh tranh với Thái Lan, ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Pakistan ở ba thị trường chính là Châu á, Châu Phi và Mỹ La tinh về loại gạo trung bình và phẩm cấp thấp. Loại gạo này chiếm phần lớn tổng lượng gạo nhập khẩu thế giới, thị trường gạo hạt tròn, loại gạo này hầu hết thuộc chủng loại Japonica, hợp với vùng khí hậu lạnh hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh thổ Đài Loan, Ôxtrâylia, Mỹ, Italia. Những nước nhập khẩu chính thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc ... thị trường gạo hạt tròn chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo nhập khẩu toàn cầu.
Thị trường gạo đồ hấp, loại gạo này được chế biến theo quy trình luộc thóc trước khi xay xát để hạt gạo cứng, ít bị vỡ giữ được hương vị thơm của cơm sau khi nấu. Đại bộ phận dân Bangladesh, sau đó là một phần dân ấn Độ, XriLanca, Pakistan, Nam Phi, Tây Phi, ảRập, Nigeria thích dùng loại gạo này, chiếm 15-20% tổng lượng nhập khẩu gạo toàn cầu.
Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Pakistan là Tây á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu. Pakistan cạnh tranh với ấn Độ chủ yếu trên thị trường về loại gạo Basmati. Đây là thị trường gạo thơm đặc sản. Tuy chỉ chiếm từ 5-8% tiêu thụ gạo thế giới nhưng thị trường này lại có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ nên giá xuất khẩu thườn gấp từ 2-3 lần giá gạo đại trà thông thường. Gạo thơm Basmati khá nổi tiếng được canh tác ở vùng Punjab ấn Độ và ở Pakistan. Vì vậy hai nước này cạnh tranh rất quyết liệt về loại gạo thơm này. Tuy nhiên hai nước này vẫn phải chịu sự cạnh tranh rất lớn của loại Dawk Mali (hay Jasmine) do Thái Lan xuất khẩu. Tháng 10 - 1996. Thái Lan xuất khẩu gạo đặc sản với giá 702 USD/tấn - CF Rotterdam. Năm 1996, xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan đạt khoảng 400 triệu USD, chủ yếu xuất đi Mỹ, Tây Âu, Hồng Kông, Singapore. Nói chung tiêu thụ gạo thơm đặc sản là những nước phát triển có thu nhập cao thứ đến những nước Nics Châu á, Mỹ La tinh, khả năng thanh toán rất cao.
Việt Nam cũng đã tham gia vào thị trường gạo đặc sản nhưng khối lượng vẫn còn rất ít.
Về chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dài được sản xuất hầu hết từ Đồng Bằng sông Cửu Long. Trong cơ cấu xuất khẩu đó gạo đặc sản truyền thống chưa được chú trọng phát triển. Chúng ta mới chỉ bước đầu xuất khẩu gạo Tám thơm được trồng ở miền Bắc, gạo Nàng Hương, Chợ Đào ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm. Trong một thời kỳ dài bao cấp trước đây (1957 - 1986) xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam không thường xuyên và số lượng nhỏ, ở mức trên 10 ngàn tấn một năm. Tới năm 1987 và 1988, con số này cũng chỉ đạt 120 và 105 ngàn tấn. Riêng công ty VINAFOOD Hà Nội xuất khẩu trên 500 tấn gạo đặc sản sang thị trường Hồng Kông, Singapore vào năm 1987, trong khi đó khả năng xuất khẩu thực tế có thể đạt 2000 - 3000 tấn. Tháng 12 - 1993. VINAFOOD Hà Nội lại xuất khẩu gạo đặc sản sang thị trường Châu Âu với giá gần 600USD/tấn... Vì lượng xuất quá nhỏ, lại không thường xuyên cho nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản Việt Nam chưa đem lại hiệu quả lớn. Trong khi đó, Thái Lan những năm qua vẫn đẩy mạnh xuất khẩu gạo đặc sản (Mali) với giá cao, gấp 1,5 lần loại gạo tốt “Thái 100B” và khoảng 2,5 - 3 lần so với gạo “Thái 25%”. Tháng 10 - 1996 Thái Lan xuất khẩu gạo đặc sản với giá 702USD/tấn vào thị trường Tây Âu. Theo FAO, năm 1996, xuất khẩu gạo đặc sản của Thái Lan đạt khoảng 400 triệu USD thị trường chủ yếu là Mỹ, Tây Âu, Hồng Kông, Singapore... Theo đánh giá của người tiêu dùng, gạo đặc sản Mali của Thái Lan không có hương vị thơm ngon độc đáo như gạo đặc sản Tám Xoan ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Đứng đầu các nước xuất khẩu gạo là Thái Lan, tiếp đó là Việt Nam. Năm 1998 xuất khẩu gạo của Thái Lan là 6,4 triệu tấn, của Việt Nam là 3,8 triệu tấn, Mỹ xuất khẩu 3 triệu tấn, ấn Độ 2,2 triệu tấn và Pakistan xuất khẩu 2 triệu tấn. Như vậy, nước xuất khẩu gạo cần quan tâm nhất hiện nay là Thái Lan.
Xem xét khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo, cần chú ý mấy điểm sau:
Một, việc đánh giá địa vị và khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và Thái Lan trong xuất khẩu gạo tất nhiên phải được xem xét toàn diện gồm các tiêu thức vĩ mô và vi mô, các tiêu thức định tính và định lượng.
Hai, mức tăng tối sản xuất lúa của Việt Nam so với Thái Lan trong những năm vừa qua là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo cho địa vị và khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc.
Ba, giá thành sản xuất thấp, rất thấp đang là lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong xuất khẩu gạo.
Lợi thế và bất lợi của Việt Nam so với Thái Lan
Đối thủ cạnh tranh
Lợi thế của Việt Nam
Bất lợi của Việt Nam
Thái Lan
- Giá thấp hơn
(Việt Nam chiếm lĩnh thị trường bằng cách hạ giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh)
- Sản lượng gạo XK ít hơn
- Chất lượng gạo XK kém hơn
- Thị trường mới, chưa ổn định
- Cơ chế quản lý XK chưa hoàn thiện
- Giống lúa chất lượng thấp hơn
- Kỹ thuật chế biến kém hơn
- Giá cả thấp hơn
- Phương thức thanh toán chưa linh hoạt.
Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong mấy năm qua tăng dần lên qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Thị phần xuất khẩu (%)
Năm
Thái Lan
Việt Nam
1989
43,88
10,07
1990
34,21
14,04
1991
33,06
08,51
1992
34,04
14,18
1993
31,79
11,92
1994
28,14
13,17
1995
28,23
11,00
1996
30,53
13,68
1997
26,60
18,62
1998
27,8
16,52
Trong suốt thời gian qua sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn đứng đầu thế giới. Thị phần xuất khẩu của Thái Lan chiếm khoảng trên dưới 31%. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% trong những năm đầu đã tăng lên gân 20% trong những năm gần đây. Như vậy, Thái Lan chi phối giá gạo trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh, Việt Nam thường chịu thiệt thòi phải hạ giá thấp hơn so với Thái Lan, mặt khác Việt Nam còn bị chèn ép về giá từ các nước mới quay trở lại xuất khẩu như ấn Độ. Nước này một khi đã tham gia xuất khẩu thường tung ra thị trường một khối lượng gạo lớn làm cho mặt bằng giá gạo quốc tế giảm xuống. Tuy nhiên, giá gạo của Việt Nam thấp hơn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu, giữ vững, ổn định thị trường truyền thống, tìm kiếm và mở rộng một số thị trường mới. Năm 1996, cuộc cạnh tranh gạo phẩm cấp thấp diễn ra khá quyết liệt giữa gạo Việt Nam, ấn Độ, Thái Lan, và Myanma do cung tăng, nhu cầu giảm. Năm 1997 nguồn cung gạo phẩm cấp thấp giảm, song do đồng Baht mất giá, gạo xuất khẩu của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh từ phía Thái Lan ở tất cả các loại gạo.
Chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng lên, gạo phẩm cấp cao chiếm 40% tổng số gạo xuất khẩu. Mặc dừ vậy, so với các nước như Thái Lan, Mỹ...phẩm cấp gạo của ta còn ở mức trung bình và thấp. Đây cũng là nhân tố làm cho giá gạo của Việt Nam thấp hơn, chất lượng gạo thấp đã trở thành vật cản để Việt Nam xâm nhập vào một số thị trường đòi hỏi chất lượng cao như thị trường Nhật Bản EU...Tại thị trường gạo cao cấp mà ta đã xâm nhập được như Iran, Irắc... gạo của Việt Nam cững bị gạo của Thái Lan cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Nếu như không có giải pháp gì để can thiệp thì có thể Việt Nam sẽ bị mất đi thị trường “béo bở” này. Bên cạnh đó, với phẩm cấp trung bình và thấp, gạo của ta chủ yếu được xuất tới một số thị trường không đòi hỏi có phẩm cấp cao như thị trường Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ,...
Trong 80 nước nhập khẩu gạo của Việt Nam, các nước Châu á và Châu Phi đã nhập 75-80% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Kế đó là các nước Trung Đông, Mỹ Latinh, SNG. Trong khi đó Thái Lan năm 1992 đã xuất khẩu tới 125 quốc gia trên thế giới, Thái Lan chiếm lĩnh được nhiều thị trường hơn vì Thái Lan có lợi thế hơn về uy tín, có bạn hàng truyền thống, ổn định có nhiều kinh nghiệm trên thương trường và am hiểu quản lý.
Thêm vào đó, chất lượng gạo của Thái Lan lại tốt hơn Việt Nam do mới chập chững bước vào thị trường xuất khẩu gạo nên gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ thương mại và tìm kiếm bạn hàng.
Do sự bất lợi trong xuất khẩu gạo so với các đối thủ cạnh tranh, giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn nhiều. Điều này được thể hiện ở biểu sau:
Giá gạo của Việt Nam và Thái Lan trên thị trường thế giới cuối 1996 đầu 1997
Đơn vị: giá FOB tính bằng USD
Loại gạo
Giá XK của Việt Nam
Giá XK của Thái Lan
5% tấm
270-280
330-343
10% tấm
260-265
318-320
15% tấm
250-255
300-310
25% tấm
236-240
272-282
35% tấm
232-236
261-268
Nguồn: Báo Ngoại thương số 3 - 1997
Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 năm (1995-1998) là 269 USD/tấn, tăng 61 USD/tấn so với giá bình quân 6 năm trước đó (1989-1994). Chênh lệch giá gạo giữa Việt Nam và Thái Lan đã giảm đáng kể từ 40-55 USD/tấn những năm 1995-1998. Năm 1998, do đồng Baht Thái Lan mất giá nên giá gạo Việt Nam đã tiếp cận được với giá gạo Thái Lan tuỳ từng loại và tuỳ thời điểm. Tại thời điểm tháng 4 năm 1998 giá gạo Việt Nam loại 5% tấm là 310-315 USD/tấn, loại 25% tấm là 265-270 USD/tấn so với giá 310-320 USD/tấn và 265-275 USD/tấn đối với hai loại gạo tướng ứng của Thái Lan. Những ngày cuối tháng 4 năm 1999 các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan đã quyết định hạ giá các loại gạo phẩm thấp để cạnh tranh với gạo xuất khẩu của Việt Nam. Gạo 25% tấm của Thái Lan chào bán với giá 190-200 USD/tấn. Trong khi đó các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam không chịu bán loại gạo này thấp hơn 200 USD/tấn FOB cảng Việt Nam. Mặc dù vậy, nhu cầu mua gạo của Việt Nam vẫn khá mạnh, hiện nay ở cảng thành phố Hồ Chí Minh luôn có 25-28 tàu chờ ăn hàng.
Gần 3 tháng qua giá gạo trên thị trường Châu á đã giảm khá mạnh. Tại Thái Lan, giá bán gạo 100% B đã giảm từ 265 USD/tấn FOB (đầu tháng 8 năm 1999) xuống 240 USD/tấn, FOB (cuối 8-1999) giảm 25 USD/tấn (9,4%). Mức giá thấp này được duy trì trong suốt ba tuần đầu tháng 9-1999. Gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61937.DOC