Đề án Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc trích và kế toán khấu tài sản cố định

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I: Cơ sở lý luận về khấu hao và kế toán khấu hao tài sản trong doanh nghiệp 3

I. Cơ sở lý luận về khấu hao tài sản cố định 3

1. Khái niệm chung về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 3

2. Mục đích ý nghĩa vai trò của việc tính khấu hao tài sản cố định 4

II. Các nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định: 5

1. Một số nguyên tắc về việc trích khấu hao và việc sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định 5

1.1. Nguyên tắc về trích khấu hao tài sản cố định 5

1.2. Nguyên tắc sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định. 6

2. Các nhân tố liên quan trong quá trình trích khấu hao tài sản cố định. 6

2.1. Cơ sở để xác định khấu hao. 6

2.2. Thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định 9

III. Các phương pháp trích khấu hao: 10

1. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ở nước ta hiện nay. 10

1.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. 10

1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. 11

1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. 12

2. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định 13

IV. ảnh hưởng của trích khấu hao đến việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp: 16

1. Mối quan hệ giữa việc trích khấu hao và ảnh hưởng của nó tới việc xác định lãi thuần của doanh nghiệp. 16

2. Đặc điểm công tác trích khấu hao tài sản cố định của một số nước. 16

 

Phần II: một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc trích và kế toán khấu tài sản cố định 18

I. Một số điểm mới trong quyết định 206/2003/QĐ-BTC về trích khấu hao tài sản cố định 18

II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc trích và kế toán khấu tài sản cố định 21

 

Lời kết 23

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc trích và kế toán khấu tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. * Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định hữu hình cho thuê. * Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định hữu hình thuê tài chính như tài sản cố định hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. * Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. 1.2. Nguyên tắc sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định. Việc sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định của mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng các doanh nghiệp đó phải sử dụng số khấu hao tài sản cố định theo các quy định của pháp luật hiện hành. 2. Các nhân tố liên quan trong quá trình trích khấu hao tài sản cố định. Không phải một doanh nghiệp có tài sản đủ điều kiện là tài sản cố định hữu hình thì muốn trích khấu hao bao nhiêu, như thế nào là việc của doanh nghiệp đó. Để có thể xác định đúng số khấu hao thì doanh nghiệp còn phải xác định một số nhân tố có liên quan như xác định lại nguyên giá của tài sản cố định hữu hình đó và xác định giá trị thu hồi ước tính của tài sản cố định hữu hình đó, thời gian sử dụng ước tính ... 2.1. Cơ sở để xác định khấu hao. Cơ sở được thiết lập cho việc khấu hao tài sản cố định là nguyên giá tài sản cố định hữu hình và giá trị thu hồi của tài sản cố định đó. Nguyên giá tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm, kể cả chi phí về vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì trong nguyên giá tài sản cố định không bao gồm thuế giá trị gia tăng, đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp nguyên giá tài sản cố định bao gồm cả thuế giá trị gia tăng ( nếu có ). Nguyên giá tài sản cố định trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau. - Tài sản cố định mua sắm: Nguyên giá tài sản cố định mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ... Trường hợp tài sản cố định mua trả chậm, trả góp, nguyên giá tài sản cố định mua sắm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử ; lệ phí trước bạ... Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản cố định hữu hình theo quy định vốn hóa chi phí lãi vay. - Tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá tài sản cố định mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của tài sản cố định hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ... Nguyên giá tài sản cố định mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố định hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản cố định tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định đem trao đổi. - Tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá tài sản cố định tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành thực tế của tài sản cố định cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự sản xuất). - Nguyên giá tài sản cố định do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan. - Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến... Nguyên giá tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến... là giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)... Riêng nguyên giá tài sản cố định điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận tài sản cố định căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của tài sản cố định đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Tài sản cố định được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... : Nguyên giá tài sản cố định loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa... là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ... - Nguyên giá tài sản cố định trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quy định của pháp luật; + Nâng cấp tài sản cố định; + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định. Khi thay đổi nguyên giá tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của tài sản cố định và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành. * Giá trị thu hồi của tài sản cố định Là phần giá trị ước tính có thể thu hồi tại thời điểm thanh lý hoặc nhượng bán tài sản cố định Từ hai giá trị này ta có thể xác định số khấu hao phải trích trong toàn bộ thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định qua công thức : Tổng số khấu hao = Nguyên giá - Giá trị thu hồi phải trích tài sản cố định ước tính 2.2. Thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định - Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định. - Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau: Thời gian sử dụng của = tài sản cố định Giá trị hợp lý của tài sản cố định X Thời gian sử dụng của tài sản cố định mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003) Giá bán của tài sản cố định mới cùng loại (hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị trường) Trong đó: Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của tài sản cố định (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp),… - Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau: + Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế; + Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đã qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản...); + Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định. - Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định...) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo ba tiêu chuẩn quy định tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng. III. Các phương pháp trích khấu hao: 1. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ở nước ta hiện nay. Việc trích khấu hao tài sản cố định có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau.Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản cố định đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hiện nay theo chuẩn mực kế toán Việt Nam có 3 phương pháp là: +Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. +Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. +Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp. Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định đó. 1.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau: - Căn cứ các quy định trong Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC, doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định; - Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định trung bình hàng năm = của tài sản cố định Thời gian sử dụng - Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó. 1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như: - Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. - Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu khao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng X Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%) = 1 X 100 Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t Ê 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t Ê 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. - Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. 1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của tài sản cố định bình quân tính cho = một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế - Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm X Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định. 2. Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định * Tài khoản sử dụng hạch toán. Tài khoản sử dụng: TK 214 : Hao mòn Tài sản cố định Kết cấu của tài khoản: Bên nợ: Giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình giảm. Bên có: Giá trị hao mòn tài sản cố định hữu hình tăng. Dư có : Giá trị hao mòn tài sản cố định hiện có ở doanh nghiệp. TK 214 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2; TK 2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình. TK 2142: Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính. TK 2143: Hao mòn tài sản cố định vô hình. * Định kỳ ( tháng, quý … ), tính trích khấu hao tài sản cố định vào khi phí sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh hao nòn tài sản cố định ghi: Nợ TK 627 - chi phí sản xuất chung(6274) Nợ TK 641 – chi phí bán hàng (6414) Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp (6424) Có TK 214 – hao mòn tài sản cố định (chi tiết cho từng TK cấp 2 phù hợp) Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản. Ghi đơn vào bên Nợ TK 009 –nguồn vốn khấu hao, TK ngoài bảng cân đối kế toán. * Trường hợp phải nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác. -Trường hợp được hoàn trả lại: Khi nộp vốn khấu hao ghi; Nợ TK 136 – phải thu nội bộ (1368 ) Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng Đồng thời, ghi giảm nguồn vốn khấu hao. Ghi đơn vào bên Có TK 009 – nguồn vốn khấu hao. Khi nhận lại số vốn khấu hao hoàn trả, ghi bút toán ngược lại. Nợ TK 111,112 – Số tiền được hoàn trả Có TK 136 Đồng thời ghi tăng nguồn vốn khấu hao. Ghi đơn vào bên Nợ TK 009- nguồn vốn khấu hao. -Trường hợp không được hoàn trả lại ghi; Nợ TK 411 – nguồn vốn kinh doanh Có TK 111,112 hoặc 338 (3388). Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản. Ghi đơn vào bên Có TK 009 – nguồn vốn khấu hao, Tk ngoài bảng cân đối kế toán. * Trường hợp cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao ghi: Nợ TK 128 - đầu tư ngắn hạn khác Nợ TK 228 - đầu tư dài hạn khác Có TK 111 hoặc 112 Đồng thời ghi vào bên Có TK 009 – nguồn vốn khấu hao Khi trích hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động văn hoá vào thời điểm cuối năm. Nợ TK 4313 – quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định Có TK 214 – hao mòn tài sản cố định Khi tính hao mòn tài sản cố định dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án ghi: Nợ TK 466 – nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định Có TK 214 – hao mòn tài sản cố định * Tài sản cố định đánh giá lại theo quyết định của nhà nước -Trường hợp đánh giá tăng nguyên giá của tài sản cố định ghi : Nợ TK 211 – tài sản cố định hữu hình Có TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản ( phần giá trị còn lại tăng ) Có TK 214 – hao mòn tài sản cố định ( phần hao mòn tài sản cố định tăng thêm ) -Nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn; +Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn Nợ TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 214 – hao mòn tài sản cố định +Trường hợp điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Nợ TK 214 – hao mòn tài sản cố định Có TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định -Trường hợp đánh giá giảm nguyên giá tài sản cố định ghi: Nợ TK 412 – chênh lệch đánh giá lại ( phần giá trị giảm ) Nợ TK 214 – hào mòn tài sản cố định ( phần hao mòn tài sản cố định giảm ) Có TK 211 – tài sản cố định Nếu có điều chỉnh giá trị hao mòn Trường hợp điều chỉnh tăng giá trị hao mòn ghi; Nợ TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 214 – hao mòn tài sản cố định Trường hợp điều chỉnh giảm giá trị hao mòn, ghi bút toán ngược lại. Nợ TK 214 – hao mòn tài sản cố định Có TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản * Trường hợp giảm tài sản cố định thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá tài sản cố định phải phản ánh giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định * Đối với tài sản cố định đã trích đủ khấu hao cơ bản thì không phải trích tiếp tục khấu hao nữa. * Đối với tài sản cố định đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án, bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào văn hoá phúc lợi thì không trích khấu hao vào chi phí sản suất kinh doanh mà chỉ tính hao mòn tài sản cố định 1 năm 1 lần. IV. ảnh hưởng của trích khấu hao đến việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp: 1. Mối quan hệ giữa việc trích khấu hao và ảnh hưởng của nó tới việc xác định lãi thuần của doanh nghiệp. Như ta đã biết số tiền trích khấu hao tài sản cố định hữu hình hàng tháng ( khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn ) được hạch toán vào các khoản mục tương ứng trong chi phí sản xuất hoặc chi phí lưu thông căn cứ vào mục đích sử dụng của tài sản cố định hữu hình đó. Kế toán ghi tăng tài khoản vốn khấu hao ( khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn ) và ghi tăng chi phí sản xuất có liên quan hoặc tài khoản chi phí lưu thông. Chính việc trích khấu hao tài sản cố định hữu hình hàng tháng được hạch toán vào các khoản mục chi phí tương ứng cả về chi phí sản xuất và chi phi lưu thông do đó sẽ làm tăng giá vốn của lượng hàng hoá hay dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp cho thị trường vì vậy sẽ làm tăng giá bán lượng hàng hoá hay dịch vụ đó. Việc tăng lên của giá bán sẽ làm cho lượng hàng hoá, dịch vụ bán được sẽ bị giảm sút một cách đáng kể nếu doanh nghiệp không có biện pháp làm giảm giá vốn. Cùng với sự giảm sút về lượng hàng hoá bán được là doanh bán hàng cũng bị sụt giảm từ đó làm giảm lãi thuần của doanh nghiệp. Ngoài ra việc trích khấu hao tài sản cố định hữu hình còn liên quan trực tiếp đến tổng tài sản cố định hiện còn ở doanh nghiệp cũng như hao mòn luỹ kế của tài sản cố định hữu hình đó đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến một số tỷ suất đạt được của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất tài sản lưu động trên tổng tài sản…Qua đó nó cũng ảnh hưởng đến thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp đối với nhà nước. Như vậy việc trích đúng trích đủ số khấu hao tài sản cố định hữu hình sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. 2. Đặc điểm công tác trích khấu hao tài sản cố định của một số nước. Nói chung chuẩn mực kế toán Việt Nam của chúng ta ban hành ra dựa trên chuẩn mực kế toán Quốc tế. Trong quá trình đó chúng ta cũng có một số sửa chữa và thay đổi một số nội dụng qua để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta. Vì vậy nói chung thì chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng giống chuẩn mực kế toán Quốc tế chỉ có một số điểm khác biệt. Do đó về công tác trích khấu hao tài sản cố định về cơ bản là giống chuẩn mực kế toán Quốc tế của các nước trên thế giới. ở một số nước Bắm Mỹ có 4 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ( phương pháp khấu hao đều theo thời gian, phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế, phương pháp khấu hao theo sản lượng sản suất, phương pháp khấu hao giảm dần ) còn ở nước ta có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định ( phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm ). Như vậy nước ta có điểm giống của Pháp là 3 phương pháp trích khấu hao nhưng Pháp có thêm phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế hơn nữa Pháp còn có thêm một số phương pháp khấu hao theo nhóm hoặc theo đa hợp phương pháp này dưa trên đặc trưng khác nhau của từng tài sản cố định hoặc đặc trương riêng của từng ngành, các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp khấu hao theo nhóm tài sản cố định có bản chất giống nhau hay khấu hao kết hợp các tài sản cố định có bản chất khác nhau và thời gian sử dụng khác nhau. Trong kế toán Pháp thường sử dụng 2 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định hữu hình chủ yếu ( phương pháp khấu hao cố định hay phương pháp khấu hao đều, phương pháp khấu hao giảm dần hay phương pháp lùi ) trong phương pháp khấu hao đều thì Pháp còn có thêm chỉ tiêu thời gian sử dụng tính theo ngày. Phần II: một số đề xuất nhằm hoàn thiện việc trích và kế toán khấu tài sản cố định I. Một số điểm mới trong quyết định 206/2003/QĐ-BTC về trích khấu hao tài sản cố định Việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định mới được ban hành sẽ tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp trong thời gian tới góp phần nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có vốn để thực hiện việc tái đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ. Chế độ có một số điểm mới nhưng vẫn còn một số nhược điểm: * Ưu điểm. -Về các thuật ngữ, tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định: Do các Chuẩn mực kế toán dựa theo Chuẩn mực Quốc tế và ban hành sau thời điểm sau khi có Quyết định 166 nên giữa các văn bản này có những điểm không thống nhất. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Vì vậy, các thuật ngữ và tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định trong Quyết định 206 đã được quy định và thống nhất cụ thể với chuẩn mực kế toán và các văn bản khác. Riêng tiêu chuẩn giá trị để nhận biết tài sản cố định được nâng lên là 10.000.000 đồng ( quy định cũ là 5.000.000 ). Việc nâng tiêu chuẩn giá trị của tài sản cố định phù hợp với biến động của giá cả trong thời gian qua và giúp nhiều doanh nghiệp đơn giản hoá phương thức quản lý tài sản. -Vấn đề trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định: Theo quy định trước đây thì đối với một số ngành có chi phí sửa chữa tài sản cố định lớn và phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35568.doc
Tài liệu liên quan