MỤC LỤC
CHƯƠNG I-NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XDCB.
I. Những vấn đề chung về XDCB. 1
1. Khái niệm 1
2. Ý nghĩa của hoạt động XDCB đối với nền kinh tế. 1
3. Nội dung và đặc điểm của XDCB 2
3.1 Nội dung của hoạt động XDCB 2
3.1.1. Khảo sát thiết kế 2
3.1.2. Xây dựng và lắp đặt 2
1.1.3. Mua sắm vật liệu, máy móc thiết bị 3
3.2. Đặc điểm của XDCB 3
4. Sự cần thiết phải nghiên cứu sự thất thoát lãng phí vốn 4
II. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư 5
1. Phân loại vốn đầu tư XDCB 6
1.1. Theo yếu tố cấu thành 6
1.2. Theo nguồn hình thành 6
1.2.1. Vốn ngân sách nhà nước 7
1.2.2. Vốn tín dụng ưu đãi nhà nước 8
1.2.3. Vốn của các DNNN 9
1.2.4. Vốn từ dân cư. 9
1.2.5. Vốn từ FDI 9
2. Cơ cấu vốn đầu tư theo các ngành kinh tế 10
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB
I. Chủ trương đầu tư và công tác kế hoạch hoá 15
1. Chủ trương đầu tư 15
2. Công tác kế hoạch hoá 17
II. Tình trạng đấu thầu trong xây dựng cơ bản 18
III. Thực trạng việc cấp phát vốn đầu tư XDCB 20
1. Tình hình triển khai kế hoạch
1.1. Phân cấp quản lý vốn đầu tư
1.2. Tình hình triển khai
2. Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB
2.1. Trong những năm gần đây
2.2. Tình hình thanh toán vốn đầu tư
3. Vốn tín dụng ưu đãi giải ngân chậm
IV. Tình hình thanh tra kiểm tra vốn đầu tư 27
1. Quy chế về đầu tư XDCB bị vi phạm
2. Những vấn đề tồn tại
2.1. Vấn đề chất lượng công trình và ban quản lý dự án
2.2. Tham nhũng trong XDCB
CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VỐN XDCB.
I. Chủ trương đầu tư và công tác kế hoạch hoá 24
1. Chủ trương đầu tư
2. Công tác kế hoạch hoá
II. Khắc phục tồn tại trong đấu thầu 36
III. Thẩm định tài chính 38
IV. Các giải cho công tác thanh tra kiểm tra. 40
1. Kiện toàn tổ chức các ban quản lý dự án
2. Chống tiêu cực
LỜI KẾT
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp chống lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khó khăn mặc dù trước đó ta đã có bài học về các “ Phong trào xây dựng nhà máy xi măng”, trong một thời gian ngắn xây dựng nhiều nhà máy ở các địa phương.
Vấn đề nguyên liệu là vấn đề lớn nhất trong một chương trình 1 triệu tấn đường. Trước khi duyệt dự án thì Bộ trưởng, UBND tỉnh thẩm định phê duyệt dự án đầu tư quy hoạch vùng, xây dựng vùng nguyên liệu nhưng trên thực tế triển khai không thực hiện.
2.Công tác kế hoạch hoá.
Khâu kế hoạch đã góp phần không nhỏ làm lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Nhìn chung việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm:
-Thiếu kế hoạch đầu tư XDCB tổng quát theo ngành và lãnh thổ 5 năm và hàng năm. Do việc báo cáo tài chính thường không tập trung, trong khi ngoài vốn XDCB còn có rất nhiều nguồn vốn khác nên dẫn đến việc nhiều khi cơ quan kho bạc Nhà nước không chủ động được kế hoạch vốn, tài chính thông báo hạn mức nhiều khi lại không sát với kế hoạch vốn dẫn đến những vướng mắc, bất cập không đáng có. Chẳng hạn như năm 2000, khi kho bạc nhà nước nhận được kế hoạch về chương trình văn hoá là 18tỷ đồng, chương trình nuôi trồng thuỷ sản là 500 triệu, trong khi đó hạn mức vố quy định 11/2001 lại không ghi cho các công trình này, việc náy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tạm ứng, thanh toán vốn cho dự án.
- Hàng năm việc phân phối vốn thường mang tính chất “chia phần” dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt. Như Nhà nước thực hiện tín dụng ưu đãi Nhà nước đã đầu tư hơn 100 ngàn tỷ đồng vốn cho các lĩnh vực khác nhau, các ngành nghề khác nhau nhằm thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, và những vấn đề đáng quan tâm nhất là chính sách hổ trự của Nhà nước qua tín dụng ưu đãi và các công trình mục tiêu khác còn trong tình trạng dàn trải. Việc điều hoà vốn không tổ chức nào lo chung, chất lượng tín dụng hạn chế.
II Tình trạng đấu thầu trong XDCB .
Đấu thầu là một khâu trong hoạt động XDCB. Mục đích của đấu thầu là tạo một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng, minh bạch giúp chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu có đủ khả năng để thực hện gói thầu với những yêu cầu chất lượng, giá cả và tiến độ . Xong hiện nay, tình trạng vi phạm quy chế đấu thầu đang là vấn đề bức xúc. Điều này tạo ra sự lãng phí vốn trong hoạt động đầu tư.
Nhiều gói thầu “liên minh bóng tối” của công tác này tìm mọi cách thao túng và gây nên những thiệt hại đáng kể cho nguồn ngân sách còn eo hẹp của nước ta. Bằng cách khi có thông báo mời thầu các nhà thầu tham dự thầu và có “máu mặt “ đã bắt đầu liên lạc liên kết với nhau để cam kết một mức giá tối thiểu và tối đa khi tham dự thâù của gói thầu đó rồi sau đó các nhà thầu mới nộp hồ sơ dự thầu theo “ba rem” đã ngầm cam kết kia. Điều này làm làm vô hiệu hoá tính cạnh tranh của đấu thầu và tạo ra mớc giá trúng thầu nằm ngoài mong muốn của bên mời thầu. Thậm chí có những gói thầu giá trúng thầu còn lớn hơn cả giá ước tính buộc bên nhà thầu phải chuyển sang hình thức chỉ định thàu. Hoặc có trường hợp chủ đầu tư thông đồng với một nhà thầu nào đó để tiết lộ giá chuẩn, đưa ra một vài tiêu chuẩn riêng biệt có lợi cho nhà thầu đó để tính vào điểm chọn thầu. Và đấu thầu mặc dù bề ngoài vẫn được tổ chức theo đúng quy định nhưng cuối cùng thì thì đơn vị trúng thầu do chủ đầu tư lựa chọn. Việc đấu thầu như vậy vừa không khách quan vừa gây lãng phí thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước; chất lượng công trình sẽ không được đảm bảo. Như vậy tiền Nhà nước bị các bên rút ra chia nhau để rồi cuối cùng dồn gáng nặng lên những dãy số thực ảo trong quả trình thanh quyết toán công trình.
-Tình trạng phổ biến trong thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạ giá, bỏ thầu thấp cốt để trúng thầu dành được công trình.
Một vài ví dụ điển hình:
+ Gói thầu 1A, dự án hầm đường bộ đèo Hải vân, giá gói thầu 72.5 triệu USD, giá trúng thầu là 46.1 triệu USD (63.5%).
+ Gói thầu 2A vẫn thuộc dự án hầm đương bộ đèo Hải Vân, giá gói thàu 42.1USD, giá trúng thầu 28.1 triệu USD (66.7%).
Gói thầu 9 cầu đường sắt: giá gói thầu 2.4 tỷ Yên, giá trúng thầu là 1.15tỷ Yên(45%).
Một điều hiển nhiên là trong XDCB không thể có công trình nào thi công dưới giá gói thầu20-30% thậm chí 50%-605 như thế, rỏ ràng nếu có dự án trúng thầu với giá thấp như trên thì chỉ có thể là dự tính sai hoặc nếu không nhà thau sẽ phá sản. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể tập trung vào mấy nhóm sau:
.Do cạnh tranh gay gắt, bức xúc về việc làm, trả lương cán bộ, chi phí khác.
.Nợ đến hạn trả gây áp lực kể cả lỗ cũng phải làm để có thể vay tiền ngân hàng để trả nợ, tránh phá sản, phong toả tài sản ở ngân hàng tìm lối thoát hiểm tạm thời.
. Do đầu tư mua quá nhiều thiết bị, không có việc, không có nguồn khấu hao để trả nợ vay ngân hàng.
. Móc ngoặc, thông đồng với chủ đầu tư để thắng thầu sau đó bớt xén, sửa thiết kế.
Tình hình trên làm cho chất lượng công trình không đảm bảo, thời hạn kéo dài gây nên tình trạng vốn vừa bị ứ đọng vừa gây lãng phí rất lớn.
Xung quanh việc bỏ giá thầu thấp để trúng thầu cồn có một nguyên nhân nữa đó là công tác tư vấn. Chức năng của tư vấn là thay mặt chủ đầu tư thực hiện các bước: Tư vấn đầu tư (lập dự án nghiên cứu tài chính, kinh tế..) tư vấn xây dựng (thiết kế, dự toán công trình, xét thầu, nghiệm thu, bàn giao, lập hồ sơ mời thầu...) theo đúng quy định. Gia tư vấn thiết kế tính bằng % giá trị công trình. Công trình có giá trị càng cao thì thu nhập càng cao. Trên thực tế hàng loạt công trình giá rất cao:
+Dự án đường Quy Nhơn – Sông cầu tư vấn vẽ ra 400 tỷ, làm hết 605.
+ Đê chắn sóng ở Dung Quất: Giá tư vấn 80 triệu USD, giá thắng thầu 45 triệu USD.
Cảng Cái Lân: Giá trúng thầu bằng 55% giá dự kiến của chủ đầu tư.
III Thực trạng việc cấp phát vốn đầu tư XDCB và những tồn tại.
Tình hình triển khai kế hoạch cấp phát vốn đầu tư XDCB .
1.1. Phân cấp quản lý vốn XDCB những năm gần đây
Mặc dù khẳng định rỏ quyết tâm thực hiện phân cấp chi đầu tư XDCB nhằm nâng cao trách nhiệm và sự chủ động của chính quyền cấp quận huyện ,mhưng trong việc này cần theo một lộ trình cụ thể, bởi “còn hàng loạt việc phải làm” , trong đó quan trọng nhất là nâng cao năng lực quản lý vốn đàu tư của chính quyền cơ sở.
Theo sở KH-ĐT Hà Nội, nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách hiện bao gồm vốn XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất XDCB .hiện nay ,thành phố đã cân đối nguồn vón sự nghiệp có tính chất XDCB trong dự toán chi ngân sách của các quận huyện.UBND các quận, huyện được toàn quyền phê duyệt các dự án , thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, bố trí kế hoạch, quyết toán vốn đầu tư đối với nguồn vốn này. Tuy nhiên ,việc phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB mới là vấn đề khó .
Năm 1998 nhà nước bố trí XDCB tập trung với tổng mức vốn đầu tư là 14028,3 tỷ đồng. Các công trình dự án địa phương qỷan lý là 4736,9 tỷ đồng, các công trình dư án do các Bộ, ngành TW quản lý là 9291,4 tỷ đồng .
Và cũng trong năm 1998 việc phân cấp, cấp phát vốn còn nhiều vấn đề bất cập cần được nghiên cứu:
- Tình trạng bố trí phân tán, dàn trải quá nhiều công trình đã tồn tại trong nhiều năm nay ,vẫn chưa được khắc phục .Năm 1998 với số vốn 768 tỷ đòng, các bộ, các ngành,địa phương đã bố trí đến 9566 công trình , dự án nhóm C. Để khắc phục tình trạng phân tán ,năm 1998 chính phủ đã chỉ đạo phải dành tối thiểu 70% vốn nhóm C để bố trí cho các dự án, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong, nhưng bình quân các tỉnh, bộ, ngành mới bố trí được khoảng 50% đặc biệt một số bộ tỷ lệ này rất thấp ( LĐTBXH: 29%,bộ NN và PTNT 18%; bộ tư pháp 4,7%...).
- Công tác chuẩn bị đầu tư làm chưa tốt; các thủ tục đầu tư và xây dựng thường châm trễ; nhiều dự án công trình chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch nhưng vẫn bố trí triển khai gây nên sự chậm trể, ứ đọng vốn.
Do vậy khá nhiều dự án có trong chỉ tiêu kế hoạch thì giá trị thưc hiện thấp ,giá trị thực hiện ngoài kế hoạch lại cao như trên đã nêu.
công tác giải pgóng mặt bằng gập nhiêu khó khăn cả về cơ chế chính sách đến toỏ chức thực hiện, đã làm ảnh hưởng đến khối lưowngj thực hiện dự án, điển hình là như dự án quốc lộ 1A(vinh-Đông Hà: kế hoạch năm 1998 là 172,2 tỷ đồng, giá trị khối lượng thực hiện là 85,27 tỷ đồng ) ,dự án uỷ ban chứng khoán quốc gia,dự án hộ trợ y tế quốc gia.
Trong lúc nhiều công trình ,dự án không đạt kế hoạch nhà nước giao thì lại có nhiều công trình, dự án có khối lượng thực hiện kế hoạch lớn, gây sức ép ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp phát ,giải ngân vốn thanh toán. Thực tế này dẫn đến một loạt mâu thuẫn: khối lượng trong kế hoạch được bố trí vốn để thanh toán lại không đạt kế hoạch. Nhiều khối lượng sản phẩm đã làm ra lại không có vốn thanh toán,vì khối lượng đó không có trong kế hoạch, mawcj dù có trongg thiết kế, trong tổng dự toán, dự toán chi tết của dự an , công trình đã đượcc phê duyệt.
- Những mâu thuẩn này dẫn đến việc thừa thiếu vốn giả tạo, nợ nần dây dưa giữa các DN với nhau, giữa doanh nghiệp với ngân hàng ngân sách... theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, khối lượng vượt kế hoạch 2 năm 1996 và 1997 khoảng trên 3100 tỷ đồng.
Tình trạng đó gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, nên năm 1999, chính phủ đã đưa chủ trương tìm mọi biện pháp để giải quyết số nợ vượt kế hoạch đó. Tuy nhiên, do cơ chế và cách điều hành kế hoạch dầu tư hiện nay khối lượng vượt kế hoạch không có vốn thanh toán vẫn chưa được cải thiện, năm 1998 vãn trên 3000 tỷ đồng.
1.2Tình hình triển khai kế hoạch vốn đầu tư XDCB 6 tháng đầu năm 2002.
Kế hoạch đầu tư vốn đầu tư XDCB 2002 là 44,392 tỷ đồng, trong đó dự án do bộ ngành cơ quan TW quản lý là 20927 tỷ đồng( vốn đầu tư XDCB tập trung: 20,927, vốn cho chương trình mục tiêu 205 tỷ đồng)
, dự án do địa phương quản lí là 23465 tỷ đồng. Đến hết tháng 6 năm 2002 già trị khối lượng thực hiện hoàn thành chỉ 8438 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch . Trong đó, giá trị khối lượng hoàn thành các dự án TW là 3247 tỷ đồng đạt 15,5 % kế hoạch Nhà nước giao, các dự án thuộc địa phương là 5191 tỷ đồng đạt 22,6 % kế hoạch năm Nhà nước giao.Nguyên nhân căn bản do các Bộ, nghành , TW và địa phương phân kAhai kế hoạch chi tiết để giao cho chủ đầu tư triển khai thự hiện.
- Nhiều tỉnh, TP đến hết quý I năm 2002 mới phân khai kế hoạch năm 2002 để giao cho chủ đầu tư như Hà Nam, Nam Định, Sơn La,Lai Châu... có tỉnh đến tháng 6 năm 2002 mới giao kế hoạch cho các chủ đầu tư.
- Nhiều bộ ngành TW chưa tuân đúng thủ tục đối với kế hoạch thuộc chương trình 135 triển khai thông báo kế hoạch cũng rất chậm.
-Kế hoạch đầu tư bổ sung năm 2002 mãi đến 25 tháng 3 năm 2002 Chính phủ mới có QĐ 216/ QĐTTG giao bổ sung kế hoạch.
Tình hình giải ngân vố dầu tư XDCB
Tình hình giải ngân vố dầu tư XDCB trong những năm gần đây.
Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB thời gian qua đang nổi lên những vấn đề đáng lưu tâm. Trng 6 tháng đầu năm 2001, giá trị khối lượng thực hiện đạt 5065 tỷ đồng băng 17,8 % so với kế hoạch, vốn đầu tư cấp phát thanh toán chỉ bằng 21,3 % so với kế hoạch bằng 114% so với khối lượng giá trị thực hiện. Có thể thấy rằng các số liệu phản ánh giá trị khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm là rất thấp, từ 254 tỷ của các dự án thuộc nguồn vốn khác đạt tỷ lệ 40,2% so với kế hoạch, hầu hết các đối tượng chỉ đạt từ 5% đến 20 % so với kế hoạch. Thấp nhất là các dự án thuộc các chương trình mục tiêu chỉ đạt 5% so với kế hoạch...đồng thời trong quả trình kiểm soát thanh toán, đến hết tháng 9 năm 2001, kho bạc nhà nước đã loại trừ khỏi số vốn đề nghị thanh toán của kế hoạch năm 2001 là 266,7 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy rằng qua 10 tháng thực hiện kế hoạch đầu tư năm 2001, hệ thống kho bạc Nhà nước đã tích cực giải ngân vốn, có nhiều biện pháp đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương nhiệm thu làm thủ tục thanh toán. Số vốn thanh toán 10 tháng đầu năm 2001 là 20700 tỷ đồng, trong đó vốn thanh toán cho kế hoach năm 2000 kéo dài khoảng 6000 tỷ và thanh toán cho kế hoạch năm 2001 đạt khoảng 14700 tỷ đồng cao hơn so với cùng kỳ năm trước(tính đến hết tháng 10 năm 2000 thanh toán được khoảng 16000 tỷ đồng, trong đó thanh toán cho kế hoạch năm 1999 kéo dài là 5000 tỷ đồng và thanh toán cho kế hoạch năm 2000 đạt 11000 tỷ đồng). Theo đánh giá tỷ lệ vốn thanh toán so với kế hoạch vẫn đạt thấp, điều này đã ảnh hưởng đến chủ trương kích cầu đầu tư mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện. Đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?
Lý do cần nhắc đến đầu tiên đó là công tác chuẩn bị đầu tư của một số Bộ, ngành và địa phương do không được chú trọng dẫn đến một số dự án tuy được bố trí kế hoạch nhưng chưa đảm bảo thủ tục đầu tư XDCB , việc hoàn tất các thủ tục đầu tư XDCB như phê duyệt, thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu...cũng như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của nhiều dự án rất chậm. Nhiều dự án dến tháng 8, tháng 9 chưa triển khai công tác đấu thầu hoặc chưa giải phóng mặt bằng. Công tác khảo sát, lập dự án, thiết kế, dự toán được duyệt chất lượng thấp dẫn đến nhiều chương trình phát sinh khối lượng ngoài dự toán được duyệt nên phải trình duyệt bổ sung, đạc biệt các dự án thuộc ngành giao thông có khối lượng phát sinh khá lớn ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thanh toán.
Bên cạnh đó “ căn nguyên” không kém phần quan trọng khác đang bắt nguồn từ những vướng mắc trong cơ chế thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB hiện nay.
Cụ thể là những quy định, cách làm chưa phù hợp, đồng bộ và hiệu quả từ phía Bộ tài chính. Theo quy định hiện nay, việc phân khai kế hoạch do các Bộ, ngành làm việc với vụ đầu tư, sau đó vụ đầu tư thông báo sang cho kho bạc Nhà nước. Việc vụ đầu tư thông báo kế hoạch vốn đầu tư theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác sang kho bạc Nhà nước để lám căn cứ theo dõi thanh toán vốn đầu rư phần nào gây khó khăn, chậm trễ trong thanh toán vốn đầu tư cho các đơn vị vì khi thực hiện kế hoạch vốn đầu tư , chủ đầu tư căn cứ vào tổng vốn đầu tư của dự án được duyệt để triển khai thực hiện.Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư cứ phải căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư theo thông báo kế hoạch để triển khai thực hiện, có nghĩa là đã tự ràng buộc mình, trong khi các công việc thuộc về xây lắp hoặc về thiết bị , hoặc về chi phí khác có điều kiện triể khai thì lại bị kế hoạch khống chế hoặc không có điều kiện triển khai lại bố trí kế hoạch. Có những công việc mặc dù đã triển khai trong phạm vi tổng mức vốn đầu tư của dự án được duyệt nhưng lại vượt quá cơ cấu vốn xây lắp hoặc thiết bị hoặc chi phí khác của kế hoạch đã thông báo. Muốn được thanh toán, chủ đầu tư phải làm thủ tục báo cáco cơ quan chủ quản đầu tư xin diều chỉnh, điều hoà để vụ đầu tư (Bộ tài chính) thông báo sang kho bạc Nhà nước thì mới được thực hiện...đây là những công đoạn bắt buộc và khá nhiêu khê, những thủ tục như trên khi thực hiện xong thì phải kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng quí mới xong từ đó gây phiền hà, chậm trễ trong việc giả ngân vốn đầu tư. Trong năm 2001 vẫn tiếp diễn tình trạng thực hiện khối lượng thuộc kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm trước với giá trị khá lớn, vì vậy việc triển khai thực hiện và thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2001 bị ảnh hưởng. Điều này là do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nhưng đồng thời cũng là để giải quyết nhưng vấn đề bức xúc do thực tế phức tạp của công tác dấu tư XDCB . Và đây cũng chính là lí do công tác đầu tư XDCB và thanh toán vốn đầu tư XDCB triển khai chậm. Với cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước, vấn đề này đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý,theo dỏi quyết toán vốn, đồng thời cũng là nguyên cớ cho những vướngmắc trong hoạch toán, trong đánh giá hiệu quả vốn đầu tư XDCB . Tình trạng này có thể dứt điểm đượcc. Nên mạnh dạn dứt điểm một năm, đau một chút nhưng sẽ cải thiện được cơ bản tình hình quản lý thanh toán vốn đầu tư và buộc các chủ đầu tư, chủ dự án chủ động hơn, khẩn trương hơn trong việc triển khai đúng tiến độ, có hiệu quả công tác đầu tư XDCB .
2.2. Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB 6 tháng đầu năm 2002.
Theo báo cáo của kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố đến hết tháng 6-2002 số vốn đầu tư được thanh toán là 10046 tỷ đạt 22.6% kế hoạch năm được Nhà nước giao, trong đó TW đạt 3880 tỷđạt 18.5% kế hoạch năm Nhà nước giao; địa phương 6166 tỷ đồng đạt 20.3% kế hoạch năm Nhà nước giao.
Nhìn chung, vốn đầu tư XDCB được thanh toán 6 tháng đầu năm 2002 so với kế hoạch Nhà nước giao là rất tháp, chỉ từ 17.4% đến 26.8% so với kế hoạch Nhà nước giao tương ứng với giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành so với kế hoạch được giao.
Nguyên nhân của hiện tượng này do công tác quản lý, triển khai kế hoạch chi tiết của bộ, ngành, địa phương chậm như đã phân tích ở trên.
2.3.Vốn tín dụng đầu tư XDCB giải ngân chậm.
Tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tuy được bố trí tăng về quy mô hàng năm song tỷ trọng trong vốn đầu tư toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, vốn tín dụng đầu tư của ngân hàng lại có xu hướng tăng nhanh từ 6.14% gai đạon 1991-1995 đến 17.5% giai đoạn 1996-2000. đây là xu hướng tích cực nhằm xoá bỏ bao cấp, vốn ngân sách Nhà nước được tập trung ưu tiên cho những công trình thuộc kết cấu hạ tầng trọng yếu không thu hồi vốn trực tiếp và có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho SXKD phát triển.
Một thực tế đang diển ra trong công tác XDCB hiện nay là tiến độ triển khai nghiệp vụ tín dụng đầu tư khá chậm, mà nguyên nhân nổi bật lên hơn cả, theo đánh giá của các chuyên gia là lãi suất vay hiện nay còn quá cao, thêm vào đó là thủ tục vay vốn còn khá phức tạp làm nản không ít doanh nghiệp dầu tư.
Thống kê năm 1999 của Bộ tài chính cho thấy, tổng nguồn vốn tín dụng cho vay năm 1999 ước vào khoảng 6800 tỷ đồng trong đó có trên 2500 tỷ đồng cho vay chuyển tiếp, gần 3600 tỷ đồng cho vay mới các dự án thuộc nhóm B,C và khoảng 680 tỷ đồng cho vay mới các dự án nhóm A. Tuy nhiên đến hết tháng 11-1999 chỉ có 560 dự án đã ký hợp đồng vay vốn với tổng tiền là 4500 tỷ đồng, trong đó khoảng trên 30% đã được giải ngân.
Các chuyên gia cho rằng, trong khi đầu tư năm 1999 tới nay ngân hàng nhà nước đã bốn lần hạ tràn lãi suất cho vay tiền mătj, thì việc giử nguyên lãi suất nguồn vốn tín dụng đầu tư XDCB ở mức 0.81% / tháng đối với các dự án mới khởi công và 1.1% đối với các dự án vay trước năm 1997 là bất hợp lý. Trong bối cảnh nền kinh tế liên tục giảm phát, việc cố định lãi suất vay như trên khiến nguồn vốn đầu tư tín dụng bị mất đi tính ưu đãi, tác động không nhỏ đến việc giải ngân nguồn vốn này. Trước thực trạng nói trên Bộ tài chính vừa có tờ trình thủ tướng chính phủ giảm lãi suất cho vay đối với các dự án tín dụng trước năm 1997 từ 1.1% xuống còn 0.81%/tháng kể từ đầu năm 2000. Mặc dù vậy các chuyên gia kinh tế cho rằng, kiến nghị này quá “chậm trể” ,bởi đúng ra hơn ai hết Bộ tài chính phải nhận ra “bất hợp lý” này ngay từ hồi đầu năm. Chủ một số dự án đầu tư mới cho hay, trong nhiều trường hợp họ có thể vay vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại với mức lãi suất chỉ từ 0.7-0.75%/ tháng mà không tốn nhiều thời gian và công sức.
Thứ hai việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế, mà nhữngvấn đề đáng quan tâm nhất là chính sách hỗ trợ của Nhà nước qua tín dụng ưu đãi và các chương trình mục tiêu còn trong tình trạng dàn trải, đối tượng ưu đãi cồn tràn lan đang còn có quá nhiều đầu mối thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi nên việc tổng hợp theo dỏi và có đánh giá tổmg quát cũng như đề ra phương hướng, giải pháp về chương trình tín dụng ưu đãi gặp nhiều khó khăn, việc điều chĩnh, điều hoà vốn không tổ chức nào lo chung, chất lượng tín dụng còn hạn chế, nợ quá hạn cao và sẽ gia tăng phát sinh trong những năm tới.
Có thể nói rằng đi tìm những nguyên nhân gây nên tình trạng thanh toán vốn đầu tư chậm chạp không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là phải kiên quyết khắc phục, sửa chữa những bất hợp lý, những tồn tại do các cơ quan đơn vị có trách nhiệm triển khai thực hiện gây ra.
IV. Tình hình thanh tra kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư XDCB .
Hiện nay tình trạng lãng phí đang diễn ra hầu hết các lĩnh vực, từ đầu tư xây dựng đến sản xuất, tiêu dùng, từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến nhà xưởng, thiết bị máy móc, lao động,... lãng phí còn nghiêm trọng hơn khi so sánh với quy mô, hiệu quả SXKD cồn thấp, mức sống còn nghèo và càng nghiêm trọng khi còn nhập siêu, vay nợ lớn. Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng việc huy động vốn cho đầu tư luôn ở tầm quan trọng nhưng việc sử dụng vốn có hiệu quả như thế nào lại càng đáng quan tâm hơn vì trong đầu tư XDCB, khi quy mô tổng nguồn vốn đã cchiếm 30% tổng số trong nước thì sự thất thoát chỉ với 10% đã lên tới hàng chục tỷ đồng. Đáng lưu ý trong hàng trăm ngàn tỷ đồng đầu tư toàn xã hội thì nguồn vốn trong nước mới đạt 60%, còn 40% nguồn vốn vay nước ngoài hoặc dưới dạng ODA,FDI. Vì thế đã gây nên sự thiệt hại kép từ lãng phí vốn. Sự thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn là rất quan trọng tuy nhiên trên lĩnh vực này vẩn còn nhiều vấn đề tồn tại, kẽ hở gây nên thất thoát đáng kể về vốn đầu tư XDCB .
Quy chế về đầu tư XDCB bị vi phạm.
Theo báo cáo kết quả thanh tra tài chính năm 2001 do thanh tra Bộ tài chính thực hiện, công tác quản lý vốn dầu tư XDCB như bố trí vốn, lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, dự án và hồ sơ dự thầu... ở hầu hết các Bộ, uỷ ban nhân dân, cấp tỉnh hiện đang vi phạm quy chế, quy định về XDCB .
Một quan chức Bộ tài chính chỉ rỏ, nhiều chủ đầu tư đã bố trí vốn đầu tư ngay cả khi các dự án chưa đủ điều kiện. Thậm chí có chủ đầu tư còn thực hiện ghi kế hoạch vốn trước khi có quyết định đầu tư được phê duyệt. Cụ thể tỉnh Hoà Bình và Hải Dương có 199 dự án cho dù chưa hội đủ điều kiện, nhưng vẫn được UBND hai tỉnh này ghi kế hoạch vốn đầu tư gần 110 tỷ đồng.
Tỉnh Kiên Giang có 45 dự án trị giá 55,319 tỷ đồng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt, song vẫn được UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn.
Không những thế, UBND tỉnh Yên Bái và Hưng Yên còn thực “ phi vụ” báo cáo khống việc nợ khối lượng XDCB từ những năm 1996-1997 để xin vốn trung ương 22,834 tỷ đồng.
Một thành viên của tổ thanh tra tài chính Bộ y tế cho biết, chỉ tính riêng trong hai năm 2000 và 2001, Bộ y tế đã lập kế hoạch vốn cho 37 dự án trong khi chưa “chạy” đủ thủ tục. “Ngay cả một số dự án có đủ hồ sơ cần thiết của Bộ y tế thì cũng được các nhà thầu “vẽ” ra vượt kế hoạch vốn Nhà nước cấp.
Ngoài ra, Bộ này còn bố trí kế hoạch vốn cho 18 dự án với giá trị 270 tỷ đồng khi chưa có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán”, ông còn tiết lộ thêm.
Cũng theo kết quả thanh tra tài chính năm 2001, nhiều chủ đầu tư như UBND tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Long An, Bộ y tế, Bộ văn hoá thông tin... đã bố trí kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư XDCB cao hơn dự toán chi ngân sách dẫn đến không có nguồn để thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành cho đơn vị thi công.
Nhiều chủ đầu tư bố trí kế hoạch vốn cho một số dự án quá lớn trong khi năng lực của nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu thi công dẫn đến vốn tồn đọng không giải ngân được.
“ Việc lập, thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, dự toán vốn và hồ sơ đấu thầu không chặt chẽ, sai quy định còn phổ biến tại một số bộ, ngành, địa phương” đó là một phần kết luận quan trọng trong báo cáo kết quả thanh tra năm 2001 của Bộ tài chính. Cụ thể, dự án mở rộng thư viện Quốc Gia (Bộ văn hoá thông tin làm chủ đầu tư ) đã thực hiện chỉ định thầu một số hạng mục trị giá 15,188 tỷ đồng, chiếm 32,6% tổng giá trị khối lượng thực hiện. Dự án hổ trợ y tế Quốc Gia được Bộ y tế lập hồ sơ mời thầu nhưng 5 gói thầu trị giá 7.656 tỷ đồng lại được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến dự án tu bổ, tôn tạo nhà hát lớn Hà Nội đã đưa vào sử dụng gần 4 năm chưa có tổng dự toán được phê duyệt, 7 dự án của bộ y tế với tổng mức đầu tư 1,248 tỷ đồng sắp hoàn thành nhưng vẫn chưa được phê duyệt.
Một quan chức thanh tra Bộ tài chính nhận định, trong năm 2001, các cơ quan chức năng đã buộc phải huỷ bỏ kết quả đầu tư của 14 gói thầu trị giá gần 19,2 tỷ đồng. Bởi vậy, không chỉ có đổi mới cơ chế, chính sách quản lý XDCB, mà còn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra xữ lý thật nghiêm minh tình trạng vi phạm trình tự XDCB. Có như vậy mới lập lại trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực nóng bỏng này .
2.Những tồn tại trong thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư XDCB.
2.1. Vấn đề chất lượng công trình và thực trạng ban quản lý dự án.
“Người ta coi vốn đầu tư XDCB như một bữa cổ để... chén” đó là lời của TS Phạm Sỹ Liêm, tổng thư ký hội xây dựng Việt nam.
Hồi thời bao cấp, ở miền Bắc những công trình bị sụp dổ như cầu Rào không nhiều nhưng sự cố sập tường, gãy ô văng, lún mặt đường... lại phổ biến. Sự tệ hại này chủ yếu do công nhân không có động lực, lương quá thấp nên mới có chuyện ăn bớt vật liệu..., nhưng có một điều: nhiều công trình ta muốn tốt là nó tốt.
Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, chất lượng xây dựng nhìn chung khá hơn, mức độ hoàn thiện công trình, nhất là vẻ đẹp bên ngoài được coi trọng hơn. Bây giờ lợi ích của người chủ công trình đã rỏ ràng: “ công trình là của anh” chứ khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62862.doc