Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 10

1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10

1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10

1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 10

1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 11

1.1.3. Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu 11

1.1.3.1. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường 11

1.1.3.2. Nghiên cứu lựa chọn đối tác 12

1.1.3.3. Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương 12

1.1.3.4. Kí kết hợp đồng ngoại thương 13

1.1.3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 13

1.2. Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15

1.2.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15

1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 16

1.2.3. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 16

1.2.3.1. Số lượng và giá trị 16

1.2.3.2. Phân tích doanh thu 17

1.2.3.2.1. Tổng doanh thu 17

1.2.3.2.2. Doanh thu nhập khẩu theo kết cấu 18

1.2.3.3. Phân tích chi phí kinh doanh 18

1.2.3.3.1. Tổng chi phí 18

1.2.3.3.2. Tỉ suất chi phí 19

1.2.3.3.3. Tiết kiệm chi phí 19

1.2.3.4. Phân tích lợi nhuận 20

1.2.3.4.1. Tổng lợi nhuận 20

1.2.3.4.2. Tỉ suất lợi nhuận 20

1.2.4. Phân loại các loại hình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 21

1.2.4.1. Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích 22

1.2.4.2. Căn cứ vào phạm vi phân tích 22

1.2.4.3. Căn cứ vào thời điểm hoạt động phân tích 22

1.2.4.4. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu 22

1.2.5. Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 23

1.2.5.1. Phương pháp so sánh 23

1.2.5.2. Phương pháp Phân tích nhân tố 24

1.2.5.3. Phương pháp hồi quy và tương quan 25

Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG 26

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 27

2.1.2.1. Chức năng 27

2.1.2.2. Nhiệm vụ 27

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng của các phòng ban 28

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý 28

2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban 28

2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh 30

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhập khẩu của công ty 30

2.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài 30

2.1.5.1.1. Hệ thống luật và chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước 30

2.1.5.1.2. Các nhân tố kinh tế của Việt Nam 31

2.1.5.1.3. Thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng 32

2.1.5.1.4. Dân số và phân bố dân cư 33

2.1.5.1.5. Tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ 33

2.1.5.1.6. Nhà cung cấp 34

2.1.5.1.7. Đối thủ cạnh tranh 35

2.1.5.2. Các nhân tố bên trong 35

2.1.5.2.1.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị 35

2.1.5.2.2. Khả năng tài chính của công ty 36

2.1.5.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp 36

2.1.5.2.4. Khả năng marketing và nghiên cứu thị trường 37

2.2. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 37

2.2.1. Kết quả hoạt kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2007- 2009 37

2.2.1.1. Cơ cấu nhóm sản phẩm 37

2.2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 39

2.2.1.2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp 39

2.2.1.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế 41

2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 44

2.2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty 44

2.2.2.2. Phân tích doanh thu 45

2.2.2.3. Phân tích chi phí 46

2.2.2.3.1. Tổng chi phí 46

2.2.2.3.2. Tỉ suất chi phí 47

2.2.2.4. Phân tích lợi nhuận 48

2.2.2.4.1. Tổng lợi nhuận 48

2.2.2.4.2. Tỉ suất lợi nhuận 48

2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 49

2.2.3.1. Điểm mạnh 49

2.2.3.2. Điểm yếu 49

2.2.3.3. Cơ hội 50

2.2.3.4. Thách thức 50

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG 51

3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu 51

3.1.1. Mục tiêu 51

3.1.2. Phương hướng 51

3.2. Phân tích mô hình ma trận SWOT 52

3.2.1. Mô hình ma trận SWOT 52

3.2.2. Các chiến lược lựa chọn để thực hiện 54

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 55

3.3.1. Giải pháp tăng nguồn vốn lưu động 55

3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 55

3.3.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp 55

3.3.2. Giải pháp giảm chi phí biến đổi 56

3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 56

3.3.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp 56

3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 57

3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 57

3.3.3.2. Nội dung thực hiện giải pháp 57

3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại 58

3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 58

3.3.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp 58

KIẾN NGHỊ 59

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 1 62

PHỤ LỤC 2 64

 

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết bị nhà bếp, thiết bị y tế. Phòng Design: Tư vấn, thiết kế. Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, quản lý cập nhật thông tin giá cả thị trường, báo giá cho khách hàng. Giao dịch quản lý đơn hàng. Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, phân bổ nhân sự cho các phòng ban, đào tạo tuyển dụng nhân viên chăm lo đời sống y tế, bảo hiểm cho nhân viên công ty. Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám đốc về công tác đối ngoại, các luật quốc tế về thương mại, thanh toán, bảo hiểm, vận tải quốc tế, chính sách khách hàng, thị trường và thực hiện tổ chức nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu. Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, hạch toán sổ sách, chứng từ thực hiện các nhiệm vụ kế toán tài chính, theo dõi chặt chẽ quá trình hoạt động thu- chi của công ty Kho hàng: Để chứa hàng hóa. Bộ phận marketing: Có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường để xây dựng, quảng bá hình ảnh cho công ty. Bộ phận sales: Lập bảng báo giá, nỗ lực đạt doanh số bán hàng và doanh thu mục tiêu. Bộ phận admin: Nghe điện thoại của khách hàng, lập phiếu xuất kho và báo cáo các công việc phát sinh trong ngày. 2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh Công ty Tân Long hoạt động trên hai lĩnh vực sau: Hoạt động kinh doanh thương mại chủ yếu của công ty: nhập khẩu trực tiếp các trang thiết bị y tế, thiết bị bếp và giặt là công nghiệp từ các quốc gia có nền công nghiệp với công nghệ kĩ thuật tiên tiến và cung cấp trực tiếp những sản phẩm nêu trên cho các bệnh viện, nhà hàng- khách sạn và khu resort trong nước. Các nhóm sản phẩm công ty cung cấp bao gồm: Trang thiết bị y tế phục vụ cho bệnh viện trong nước. Trang thiết bị bếp phục vụ cho nhà hàng, khách sạn, resort, nhà máy, công ty… Thiết bị giặt là, vắt, sấy công nghiệp phục vụ cho các bệnh viện, khách sạn, nhà máy và xưởng giặt. Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các khách hàng của công ty, bao gồm các hoạt động: Thực hiện các dịch vụ về lắp đặt, bảo trì và sửa chữa về thiết bị bếp, thiết bị giặt là công nghiệp. Tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống dây chuyền giặt là cho khách sạn, nhà máy, bệnh viện, căn hộ, cao ốc và xưởng giặt. Với phương châm “Sự hài lòng của khách hàng là trên hết”, Công ty luôn nỗ lực để phục vụ khách hàng tốt nhất trên mọi lĩnh vực kinh doanh. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhập khẩu của công ty Hoạt động trong nền kinh tế với nhiều biến động như hiện nay thì doanh nghiệp luôn phải chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. 2.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài 2.1.5.1.1. Hệ thống luật và chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Chính phủ đã có những bước điều chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định quốc tế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh ngày càng thuận lợi, thông thoáng và minh bạch hơn cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất trang thiết bị y tế. Công tác rà soát, ban hành các quy định, văn bản pháp quy và hoạch định chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực trang thiết bị y tế cũng đã và đang được thực hiện để phù hợp với các quy định của WTO. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý chung tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và công bằng, tăng khả năng lựa chọn hợp tác, chuyển giao công nghệ đa dạng hơn. Thuế nhập khẩu có xu hướng điều chỉnh giảm nên các trang thiết bị y tế, nhà bếp có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường trong nước, ở mức chi phí và chất lượng hợp lý. Đây chính là những tác động tích cực với công ty Tân Long. 2.1.5.1.2. Các nhân tố kinh tế của Việt Nam Cơ cấu kinh tế Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm, từ 24.53% GDP năm 2000 xuống còn 22.1% năm 2008. Tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36.73% GDP lên 39.73% GDP, còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38.74% xuống 38.17% GDP trong cùng thời kỳ Bức tranh cơ cấu kinh tế Việt Nam, 27/ 10/ 2010. . Và theo những số liệu được dịch từ Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), trong năm 2009 tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP của Việt Nam như sau: Nông nghiệp 20.7%, Công nghiệp 40.2% và Dịch vụ 39.1% , Kinh tế, kinh tế Việt Nam. . Như vậy, nhìn chung Tỷ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty Tân Long hoạt động vì những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp phục vụ cho các ngành dịch vụ Y tế và nhà hàng- khách sạn. Tỷ giá hối đoái Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, tỷ giá hối đoái luôn tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ giá thường thay đổi nên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các thương vụ. Khi tỷ giá của Đồng Việt Nam với các đồng ngoại tệ ( ví dụ: USD/VND, EUR/ VND,…) tăng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu, ngựợc lại, nếu tỷ giá giảm thị doanh nghiệp có thể sẽ thuận lợi hơn. Trong thời gian gần đây thì đồng USD đã tăng mạnh so với VNĐ, điều này đã gây khó khăn cho công ty Tân Long trong việc chuẩn bị USD và thanh toán cho các nhà cung cấp. Thu nhập bình quân và mức sống của người dân Thu nhập bình quân đầu người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức mua của người tiêu dùng. Chỉ số GDP bình quân đầu người theo tỷ giá của Việt Nam đã tăng hơn 10 lần, từ mức dưới 100 USD/người vào năm 1990 lên trên 1.000 USD/người vào năm 2008. Việt Nam đã thoát khỏi danh sách những nước nghèo và kém phát triển để được xếp vào hàng các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp Bức tranh cơ cấu kinh tế Việt Nam, 27/ 10/ 2010. . Bên cạnh đó, mức sống của người dân quyết định nhiều tới mức chi tiêu của họ. Mức sống đó lại phụ thuộc khá nhiều vào thu nhập bình quân đầu người và tình hình lạm phát trong nền kinh tế. Khi thu nhập cao nhưng lạm phát cao thì người tiêu dùng vẫn sẽ thắt chặt chi tiêu của mình. 2.1.5.1.3. Thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng Một doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được nếu không có khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm để kinh doanh cũng chính là dựa vào nhu cầu của khách hàng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có nhiều công ty cạnh tranh nhau vì vậy doanh nghiệp phải cố gắng nỗ lực để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với công ty Tân Long, khách hàng của công ty là các bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, resort nên công ty cần phải biết và hiểu thói quen, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người dân về dịch vụ y tế, du lich, giải trí. Trong lĩnh vực y tế, nhu cầu khám, chữa bệnh luôn luôn có. Trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng- khách sạn, hiện nay nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng có xu hướng ngày càng tăng. Bên cạnh khách du lịch trong nước, hàng năm Việt Nam còn thu hút một lượng lớn du khách quốc tế. Trong cả hai lĩnh vực này, người tiêu dùng có xu hướng đòi hỏi các dịch vụ ngày hoàn thiện hơn với những trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao. 2.1.5.1.4. Dân số và phân bố dân cư Hiện nay, Việt Nam có trên 86 triệu dân, đây là lượng khách hàng, khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ y tế, du lịch. Vì vậy, các bệnh viện, các khu du lịch với hệ thống nhà hàng khách sạn có điều kiện phát triển. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để công ty Tân Long cung cấp, phân phối các trang thiết bị y tế và nhà bếp nhập khẩu. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2005 dân số thành thị chiếm 26.9%, dân số nông thôn chiếm 73.1% . Hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế, các khách sạn tại thành thị luôn phát triển mạnh và hiện đại hơn khu vực nông thôn nên đây là cơ sở để công ty xác định khách hàng và phạm vi phân phối sản phẩm. 2.1.5.1.5. Tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ Trong điều kiện kinh tế toàn cầu, khoa học, kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò quan trọng. Quốc gia nào có trình độ, tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ chậm, kém sẽ bị tụt hậu so với các quốc gia khác. Việt Nam là nước đang phát triển, mặc dù đến thời điểm này đã vượt qua ngưỡng của một quốc gia thu nhập thấp, nhưng về cơ bản vẫn là một nước có trình độ phát triển thấp, công nghệ lạc hậu. Vì vậy, để công nghiệp hóa đất nước chúng ta phải tiếp thu, làm chủ và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ của các nước phát triển, thu hẹp khoảng cách về công nghệ và kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhập khẩu thiết bị toàn bộ hoặc lệ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì rất khó có được một nền công nghiệp thực sự và phát triển bền vững. Vì thế, bên cạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nước, cần chọn lọc nhập khẩu loại công nghệ nào, thiết bị gì cần thiết để phục vụ nhu cầu trong nước, đồng thời có thể tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến. Trang thiết bị y tế hiện đại là một trong những thiết bị nước ta cần nhập khẩu để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong nước, đặc biệt đối với việc chữa trị các bệnh không nhiễm trùng nguy hiểm (tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường...) có xu hướng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, nước ta hiện có gần 1000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về trang thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ an toàn, chính xác cao. Thế nhưng, đến nay Việt Nam mới có vài chục cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế với hơn 250 loại sản phẩm được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành, đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu. Các sản phẩm sản xuất trong nước được công nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam còn quá ít. Phần lớn sản phẩm mới dừng lại ở mức đơn giản như các dụng cụ y tế cầm tay, thiết bị nội thất bệnh viện, các sản phẩm nhựa và cao su y tế. Hiện đại hơn một chút là một số thiết bị điện tử y tế, như dao mổ điện, máy phá sỏi ngoài cơ thể, siêu âm chẩn đoán, máy kiểm tra tim thai, thiết bị la-de Sản xuất trang thiết bị y tế thay hàng nhập khẩu . Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, trong các cơ sở y tế chuyên sâu đã có các máy, thiết bị tiên tiến được nhập khẩu như chụp cắt lớp nhiều đầu dò, chụp mạch máu, siêu âm tăng sáng truyền hình, thiết bị mổ nội soi, máy cộng hưởng từ, chạy thận nhân tạo, cô-ban xạ trị... Những trang thiết bị y tế hiện đại góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh. Nhiều căn bệnh hiểm nghèo trước đây người bệnh phải điều trị ở nước ngoài, nay đã có thể điều trị trong nước. Đây chính là cơ hội để công ty Tân Long phát triển kinh doanh. 2.1.5.1.6. Nhà cung cấp Nhà cung cấp cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt đông nhập khẩu của công ty. Việc lựa chọn những nhà cung cấp nổi tiếng, có uy tín sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, quan hệ tốt với các nhà cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc đám phán, kí kết các hợp đồng, thanh toán tiền hàng và có thể có được những sản phẩm nhập khẩu với mức giá tốt để có thể cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Công ty Tân Long nhập khẩu hàng của những nhà cung cấp: Blentec, Fetco, Da Vinci, Garland, Star, Bunn, Newport, Volk, Seca, Quantel…Đây là những nhà cung cấp uy tín và nổi tiếng từ các thị trường Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Singapore,… 2.1.5.1.7. Đối thủ cạnh tranh Cùng hoạt động song song với mỗi công ty luôn luôn có những đối thủ cạnh tranh, vì vậy muốn tồn tại được trên thị trường hiện nay thì các công ty cần phải hết sức nỗ lực, phải đưa ra những chiến lược, kế sách hoàn hảo để có thể giúp doanh nghiệp có thể đứng vững được. Công ty Tân Long cũng đã có được chỗ đứng trong lĩnh vực Nhà hàng – khách sạn và các bệnh viện lớn song cũng luôn chịu áp lưc mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp và thiết bị y tế như: Công ty Cổ Phần thế giới bếp, Công ty Cổ Phần xây dựng và dịch vụ bếp xinh, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại và xuất nhập Quang Trung, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Tiến Gia, công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Bảo Anh, Công ty Cổ phần thiết bị Y tế Việt– Hàn, công ty TNHH Tân Liên,…Bên cạnh những đối thủ hiện tại, công ty sẽ còn gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn trong tương lai. 2.1.5.2. Các nhân tố bên trong Nếu các nhân tố bên ngoài đem đến những cơ hội, thách thức thì các nhân tố bên trong sẽ thể hiện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. 2.1.5.2.1.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị Nguồn nhân lực thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực này trực tiếp tham gia vào các bộ phận của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nguồn nhân lực của cần có vốn ngoại ngữ tốt, kĩ thuật về nghiệp vụ ngoại thương chuẩn. Nhà quản trị cần có trình độ tổ chức quản lí tốt, khả năng phân tích kinh tế quốc tế cao và phải có tầm nhìn chiến lược… Hiện nay, công ty Tân Long có đội ngũ nhân viên khá hùng hậu và được tuyển đầu vào kĩ. Đáng chú ý nhất là hai bộ phận trực tiếp liên quan tới hoạt động nhập khẩu và marketing của công ty. Phòng xuất nhập khẩu của công ty gồm 5 nhân viên, mỗi nhân viên chịu trách nhiệm một mảng chuyên môn riêng. Đặc biêt, phòng có một nhân viên nước ngoài để phụ trách về những hợp đồng ngoại thương và hỗ trợ việc đàm phán với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, đội ngũ marketing chuyên nghiệp gồm 13 nhân viên, chính đội ngũ này đã giúp quảng bá công ty, tiếp thị sản phẩm và giúp công ty có được những khách hàng lớn trong suốt tám năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp các thiết bị y tế, nhà bếp công ty cần phải có đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật viên tay nghề cao để tiến hành việc thiết kế, lắp đặt các trang thiết bị này cho khách hàng. Hiện nay, công ty Tân Long đã có phòng thiết kế với 5 nhân viên và phòng kĩ thuật với 9 nhân viên. Với số lượng nhân viên như vậy, công ty sẽ gặp một số khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ thiết kế, lắp đặt cho khách hàng là những bệnh viện, nhà hàng, khách sạn và resort trên toàn quốc. 2.1.5.2.2. Khả năng tài chính của công ty Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp này cần có một lượng vốn lớn để tham gia giao dịch, mua bán quốc tế. Khả năng tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, đồng thời khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh sẽ có được niềm tin từ phía đối tác, từ đó có cơ hội kí kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu. Hiện tại Công ty Tân Long có sự hậu thuẫn mạnh mẽ về tài chính của công ty mẹ tại Singapore. Chính điều này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm nhà cung cấp, thực hiện việc thanh toán trong các thương vụ và việc thuê các phương tiện vận tải phục vụ cho việc nhập khẩu hàng. 2.1.5.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp Cùng với khả năng tài chính và nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phản ánh năng lực sản xuất và thể hiện quy mô của doanh nghiệp. Hiện tại công ty Tân Long có hai văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và Hà Nội, hai chi nhánh này chủ yếu chỉ tiến hành một số hoạt động giao dịch giấy tờ với khách hàng. Tại đây chưa có cơ sở vật chất (như kho bãi..) để lưu kho hàng hóa. Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa công ty đều nhập khẩu về các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, mà công ty chưa có đội xe chuyên nghiệp nên việc vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh xa công ty phải thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, chi phí thuê dịch vụ ngoài khá cao.Công ty thường sử dụng dịch vụ của công ty TNHH A.hartrodt Logistics Việt Nam tại 41A Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Q.1. 2.1.5.2.4. Khả năng marketing và nghiên cứu thị trường Với đội ngũ marketing nêu trên và sự hậu thuẫn tài chính của công ty mẹ tại Singapore, công ty Tân Long có thế mạnh trong việc nghiên cứu thị trường tại các nước cung cấp hàng hóa cũng như thị trường Việt Nam. Những yếu tố này đã giúp công ty có được những đối tác tin cậy, cung cấp những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Đồng thời, đã có được những khách hàng là những bệnh viện lớn, những nhà hàng, khách sạn và những khu resort nổi tiếng tại Việt Nam. Từ đó, công ty đã cạnh tranh tốt với các đối thủ và giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí của mình. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có website chính thức nên việc quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm của công ty qua internet chưa hiệu quả. 2.2. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 2.2.1. Kết quả hoạt kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2007- 2009 2.2.1.1. Cơ cấu nhóm sản phẩm (Đvt: Kim ngạch:1000 USD, tỷ trọng: %) Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Thiết bị nhà bếp 1,007.25 58.99 1,559.13 62.67 1,320.14 44.57 Thiết bị y tế 700.37 41.01 928.74 37.33 1,641.63 55.43 Tổng cộng 1,707.62 100 2,487.87 100 2,961.77 100 (Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu) Bảng 1 : Kim ngạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm giai đoạn 2007 - 2009 Tổng hợp từ bảng trên ta có: Trong giai đoạn 2007 – 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt 7,157,260USD. Trong đó nhóm thiết bị nhà bếp đạt 3,886,520 USD, chiếm 54.3% tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm thiết bị y tế đạt 3,270,740 USD, chiếm 43.7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong giai đoạn 2007- 2008, kim ngạch và tỷ trọng của lĩnh vực thiết bị nhà bếp cao hơn lĩnh vực thiết bị y tế. Nhưng đến năm 2009 đã có sự hoán đổi giữa hai lĩnh vực này. Nhìn chung, thiết bị y tế có kim ngạch nhập khẩu tăng đều hơn. Bằng phương pháp so sánh số tuyệt đối, chúng ta có chênh lệch về giá trị và mức tăng trưởng của nhóm thiết bị nhà bếp và nhóm thiết bị y tế như sau: (Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 USD, mức tăng trưởng : %) Sản phẩm So sánh năm 2008 với năm 2007 So sánh năm 2009 với năm 2008 Chênh lệch về giá trị Mức tăng trưởng Chênh lệch về giá trị Mức tăng trưởng Thiết bị nhà bếp 551.88 54.79 - 238.99 -15.33 Thiết bị y tế 228.37 32.6 712.89 76.76 Tổng cộng 780.25 45.7 473.9 19.04 Bảng 2. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng tăng trưởng của các nhóm sản phẩm Từ những số liệu bảng 2 và kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có: So với năm 2007, trong năm 2008 kim ngạch của hai nhóm sản phẩm đều tăng với tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 780,250 USD, tức tăng 45.7%. Trong đó, nhóm thiết bị nhà bếp tăng mạnh hơn với trị giá 551,880 USD, tức tăng 54.79%, đồng thời làm tổng kim ngạch tăng 32.32 %. Và nhóm thiết bị y tế tăng 228,370 USD, tức tăng 32.6%, đồng thời làm tổng kim ngạch tăng 13.37%. So với năm 2008, trong năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu của các nhóm sản phẩm tăng 482.900 USD, tức tăng 19.04%. Trong đó, kim ngạch nhóm thiết bị nhà bếp giảm 238,990 USD, giảm 15.33%, đồng thời làm tổng kim ngạch giảm 9.61%. Trong khi đó, kim ngạch nhóm thiết bị y tế tăng mạnh mẽ với 712,890 USD, tức tăng 76.76%, đồng thời làm tổng kim ngạch tăng 28.65%. 2.2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 2.2.1.2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp (Đvt: Kim ngạch:1000 USD, tỷ trọng: %) Thị trường nhập khẩu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Singapore Mỹ Italy Đức Khác 313.28 217.50 161.37 101.53 214.02 31.10 21.55 16.02 10.08 21.25 335.07 326.18 390.22 181.19 326.47 21.49 20.92 25.03 11.62 20.94 236.45 434.06 320.43 140.62 188.58 17.91 32.88 24.28 10.65 14.28 Tổng 1,007.25 100 1,559.13 100 1,320.14 100 (Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu) Bảng 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp Qua số liệu thống kê tại bảng 3, ta thấy kim ngạch nhập khẩu chủ yếu là từ các nước Singapore, Mỹ, Italy và Đức. Tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường này cao hơn so với các nước khác là do công ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác. Mặt khác, công ty mẹ là Charles Wembley ở Singapore cho nên rất thuận lợi cho việc tham khảo và lựa chọn những nhà cung cấp uy tín. Bằng phương pháp so sánh, chúng ta có được chênh lệch về giá trị và tốc độ tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu nhóm thiết bị nhà bếp như sau: (Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 USD, mức tăng trưởng : %) Thị trường nhập khẩu So sánh năm 2008 với năm 2007 So sánh năm 2009 với năm 2008 Chênh lệch về giá trị Mức tăng trưởng Chênh lệch về giá trị Mức tăng trưởng Singapore Mỹ Italy Đức Khác 21.79 108.68 228.85 79.66 112.45 6.96 49.97 141.82 78.46 52.54 -98.62 107.88 -69.79 -40.57 -137.89 -29.43 33.07 -17.88 -22.39 -42.24 Tổng 551.88 54.79 -238.99 -15.33 Bảng 4. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp. Từ những số liệu bảng 4 và kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có: So với năm 2007, trong năm 2008 kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị nhà bếp nhập khẩu từ các thị trường đều tăng, trong đó thị trường Italy tăng mạnh nhất. So với năm 2008, trong năm 2009 chỉ duy nhất kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị nhà bếp nhập khẩu từ Mỹ tăng, các thị trường còn lại đều giảm. Thị trường Singapore: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 21,790 USD, tức tăng 6.96%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 2.17% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 98,620 USD, tức giảm 29.43%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 6.33% so với năm 2008. Thị trường Mỹ: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 108,680 USD, tức tăng 49.97%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 10.8% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 107,880 USD, tức tăng 33.07%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 6.92% so với năm 2008. Thị trường Italy: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 228,850 USD, tức tăng 141.82%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 22.73% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 69,790 USD, tức giảm 17.88%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 4.48% so với năm 2008. Thị trường Đức: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 79,660 USD, tức tăng 78.46%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 7.92% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 40,570 USD, tức giảm 22.39%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 2.6% so với năm 2008. Thị trường khác: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 112,450 USD, tức tăng 52.54%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp tăng 11.17% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 137,890 USD, tức giảm 42.28%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị nhà bếp giảm 8.84% so với năm 2008. 2.2.1.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế (Đvt: Kim ngạch:1000 USD, tỷ trọng: %) Thị trường nhập khẩu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Mỹ Nhật Đức Pháp Khác 215.37 195.23 100.51 99.32 89.94 30.75 27.87 14.36 14.18 12.84 325.76 246.01 120.13 131.28 105.56 35.07 26.50 12.93 14.14 11.36 575.20 422.16 225.73 207.63 210.91 35.04 25.72 13.75 12.65 12.84 Tổng 700.37 100 928.74 100 1,641.63 100 (Nguồn: Công ty Tân Long, báo cáo phòng Xuất – Nhập khẩu) Bảng 5. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế Qua số liệu thống kê tại bảng 5, ta thấy rằng trong lĩnh vực thiết bị y tế, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường trong giai đoạn 2007– 2009 đều tăng trưởng. Trong đó, bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, Đức và Pháp. Đây là những quốc gia có nền y học rất phát triển, rất coi trọng sự an toàn, chính xác trong việc chữa trị, chăm sóc sức khỏe của con người, vì vậy, các sản phẩm từ những quốc gia này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy an tâm hơn. Bằng phương pháp so sánh, chúng ta có được chênh lệch về giá trị và tốc độ tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu nhóm thiết bị y tế như sau: (Đvt: Chênh lệch về giá trị:1000 USD, mức tăng trưởng : %) Thị trường nhập khẩu So sánh năm 2008 với năm 2007 So sánh năm 2009 với năm 2008 Chênh lệch về giá trị Mức tăng trưởng Chênh lệch về giá trị Mức tăng trưởng Mỹ Nhật Đức Pháp Khác 110.39 50.78 19.62 31.96 15.62 51.26 26.01 19.52 32.19 17.37 249.44 176.15 105.6 75.91 105.35 76.57 71.6 87.9 57.82 99.8 Tổng 228.37 32.6 712.89 76.76 Bảng 6. So sánh về giá trị và mức tăng trưởng của các thị trường nhập khẩu thiết bị y tế Từ số liệu trong bảng 6 và kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có: So với năm 2007, trong năm 2008 kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị y tế nhập khẩu từ các thị trường đều tăng, trong đó thị trường Mỹ tăng mạnh nhất. So với năm 2008, trong năm 2009 kim ngạch và mức tăng trưởng của thiết bị y tế nhập khẩu từ các thị trường tiếp tục tăng khá với mức tăng trưởng trên 50%. Thị trường Mỹ: Trong năm 2008, giá trị nhập khẩu thiết bị y tế tăng 110,390 USD, tức tăng 51.26%, đồng thời làm tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tăng 15.76% so với năm 2007. Trong năm 2009, giá trị nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.doc
Tài liệu liên quan