MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX.
I . Khái quát về sự phát triển của công ty.
1 . Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
2 . Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
II . Những đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX.
1 . Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
2 . Tình hình hoạt động kinh doanh.
PHẦN II . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
1 . Kết quả kinh doanh của công ty.
2 . Tình hình doanh thu của công ty.
3 . Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
I . Những mục tiêu định hướng và phát triển của ngành và công ty :
1 . Mục tiêu về lợi nhuận.
2 . Mục tiêu về thế lực.
3 . Mục tiêu về an toàn.
II . một số giải pháp , kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX .
* Kết luận
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dich vụ PETROLIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có mật độ dân cư qua nhiều. Năm 2002 sản lượng tiêu thụ xăng dầu tang 21,17% so với năm 2001. Đây là mức tăng trưởng có tính đột phá góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh chunh của công ty. Năm 2003 công ty dự kiến đầu tư cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Tây (1CH), Hà Nội (1CH), Hoà Bình (1CH). Và đưa tàu bán dầu trên lòng hồ Sông Đà.
* Các mặt hàng kinh doanh khác :
+ Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên dùng xăng dầu, thiết bị phụ tùng ô tô, xây lắp trang trí nội ngoại thất công trình xăng dầu: Đây là lĩnh vực kinh doanh mới có sự cạnh tranh cao. Trước mắt công ty chỉ phục vụ nhu cầu của công ty và khu vụ trên địa bàn công ty đóng. Công ty cổ phần tổ chức cửa hàng kinh doanh vật tư dưới hình thức làm tổng đại lý, bán ký gửi, nhập khẩu. Năm 2002 kinh doanh vật tư đạt 60,335 triệu đồng tăng 21% so với năm 2001. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có nhiều tiến bộ, vì trong thời gian qua mặt hàng này có sự cạnh tranh rất lớn. Tuy mức tăng trưởng tăng so với năm 2001 nhưng công ty đã không đạt được kế hoạch đề ra về kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng .
+ Kinh doanh xây lắp, cải tạo, sửa chữa: công ty chủ yếu phục vụ nội bọ ngành. Công ty cổ phần có đội công trình chuyên làm nhiệm vụ sửa chữa, cải tạo và xây lắp công trình, có kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động (Kể từ khi thành lập công ty xăng dầu Hà Sơn Bình) với đội ngũ cán bộ công nhân viên đủ điều kiện chỉ đạo thi công các công trình xăng dầu và các công trình dân dụng.
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là công ty có nhu cầu đầu tư mới, nâng cấp cải tạo công trình khá lớn, đặc biệt là phát triển mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Năm 2002 doanh thu kinh doanh xây lắp tăng 4,58% so với năm 2001. Công ty dự kiến doanh thu năm 2003 tăng 10% so với năm 2002 (Doanh thu năm 2003 là 1.320 triệu đồng).
Bảng tỷ lệ % HTKH tiêu thụ hàng hoá của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
KH
TH
%
KH
TH
%
Sản lượng vận tải
m3.Km
14.000.000
11.652.092
-16,7
14.170.000
11.788.301
-16,8
Sản lương xăng dầu
m3
6.800
9556
40,5
10.000
11.579
15,8
Kinh doanh vật tư
1000đ
400.000
60.335
-84
Kinh doanh xây lắp
1000đ
600.00
1.720.000
186
2.280.000
1.798.715
-21
Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy, trong năm 2001 hầu hết các mặt hàng kinh doanh không hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra, riêng có sản lượng xăng dầu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch với mức là 15,8%. Tuy không hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra nhưng so với năm trước thì các chỉ tiêu kinh tế đều tăng. Chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty được tiến hành rất tốt, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Đến năm 2002 có một số mặt hàng sản lượng tiêu thụ không hoàn thánh các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, cụ thể là: Sản lượng vận tải giảm 16,8%, kinh doanh vật tư giảm 84%, kinh doanh xây lắp giảm 21%. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu, dự báo thị trường của công ty hoạt động chưa mấy hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn công ty. Bên cạnh đó có mặt hàng bán lẻ xăng dầu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
2 . Tình hình hoạt động kinh doanh :
* Doanh thu tiêu thụ : Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó quan hệ mật thiết với sản lượng tiêu thụ hàng hoá và giá bán hàng hoá.
Qua mấy năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2002 lợi nhuận của công ty là 1.141 triệu đồng, đạt 142% so với kế hoạch năm 2002 và tăng 25% so với năm 2001. Năm 2003 công ty dự kiến lợi nhuận có thể đạt được là 1.150 triệu đồng, tăng 1% so với năm 2002. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX rất có hiệu quả. Để đạt được kết quả này chủ yếu phụ thuộc vào lưu lượng phương tiện đi lại trên địa bàn và được công ty xăng dầu Hà Sơn Bình bảo hộ thị phần cước vận tải tạo nguồn cho hai tỉnh Hoà Bình và Sơn La. Các dịch vụ sửa chữa xây lắp của công ty chủ yếu làm cho công ty xăng dầu Hà Sơn Bình và phục vụ nội bộ công ty.
Bảng chỉ tiêu lơi nhuận qua các năm 2001-2002
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
KH
TH
%
KH
TH
%
Lợi nhuận
Trđ
680
913
134
1.168
1.141
97,7
Tốc độ tăng trưởng
%
125
Biểu đồ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận 2000-2001
III . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
1 . Kết quả kinh doanh của công ty :
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là tìm kiếm lợi nhuận, sản xuất kinh doanh ổn định và có xu hướng gia tăng trong các năm tiếp theo. Nhiệm vụ chính của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX là kinh doanh xăng dầu và vận tải xăng dầu phục vụ các tỉng lân cận (Hoà Bình , Sơn la).
Sau hai năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX đã thực hiện vượt mức các chỉ tiêu tài chính. Giá trị tổng sản lượng đều tăng, nghĩa là sản lượng tiêu thụ hàng hoá tăng, năng suất vận tải tăng.
Công ty đã chú trọng vào việc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn bổ xung thường xuyên và các nguồn vốn cố định, vốn lưu động. Với quyền tự chủ về tài chính trong cơ chế quản lý mới, công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX đã sử dụng các nguồn vốn hiện có để lựa chọn phương án kinh doanh tổng hợp để đạt được kết quả cao nhất. Lợi nhuận mà công ty đạt được đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường.
* Kinh doanh xăng dầu :
+ Sản lượng : Tiêu thụ sản phẩm la điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thực hiện tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp mới hoàn thành các quá trình kinh tế của sản xuất kinh doanh. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Biểu bảng sản lượng doanh thu kinh doanh xăng dầu
(số liệu do phòng kinh doanh công ty cung cấp)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
(01/00)%
Năm2002
Sản lượng
m3
9.556
11.579
121,17
12.00
Doanh thu
Trđ
43.276
45.779
105,78
41.065
Qua biểu bảng về sản lượng tiêu thụ xăng dầu ta thấy về tổng thể sản lượng xăng dầu bán ra của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX hàng năm đều tăng. Thực hiện vượt mức kế hoạch sản lượng xăng dầu bán ra năm 2001 tăng 21,17% so với năm 2000.
+ Doanh thu: Khách hàng chủ yếu của công ty là các tổ chức cá nhân , khách qua lại trên trục đường 6. Kết quả kinh doanh xăng dầu của công ty qua hai năm rất khả quan. Năm 2001 doanh thu tăng 33,74% so với kế hoạch và tăng 5,78% so với năm 2000. Qua biểu đồ doanh thu bán xăng dầu ta thấy doanh thu bán xăng dầu của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng đạt 3,4% so với kế hoạch năm 2000. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng đạt 33,74 % so với kế hoạch năm 2001 và tăng 5,78% so với năm 2000 . Chính nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu của công ty đã làm cho lợi nhuận chung của công ty ngày càng tăng. Công ty dự kiến doanh thu xăng dầu năm 2002 chỉ bằng 89,7% so với năm 2001.
* Kinh doanh vận tải :
+ Sản lượng: Công ty cổ phần được thừa kế hoạt động của xí nghiệp vận tải và dịch vụ với ngành nghề và thị trương kinh doanh ổn định , được Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và công ty xăng dầu Hà Sơn Bình bảo hộ về giá cước và thị phần vận tải .
Biểu sản lượng vận tải của công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
01/00(%)
Năm 2002
02/01(%)
Sản lượng
m3.km
10.739.255
11.652.092
108,5
11.788.301
101,17
Doanh thu
Trđ
8.969
9.425
105,1
10.496
111,4
Qua biểu bảng về vận chuyển xăng dầu ta thấy sản lượng vận tải của công ty tăng lên theo từng năm. Năm 2001 tăng 8,5% so với năm2000, năm 2002 sản lượng vận tải tăng không cao do phải cạnh tranh với các công ty khác và do phương tiện của công ty quá lác hậu không đạt tối đa hoá công suất, hao hụt nhiều phải thuê phương tiện xã hội với giá cao. Vì vậy công ty phải có những biện pháp khắc kịp thời như: nâng cấp, sửa chữa mới phương tiện vận tải để duy trì mức tăng trưởng, dù là nhỏ của ngành hàng này. Từ đó tăng sản lượng qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả công ty. Công ty dự kiến sản lượng vận tải năm 2003 sẽ là 14.976.000 m3.km tăng 27,04% so với năm 2002.
+ Doanh thu kinh doanh vận tải :
Qua biểu đồ doanh thu vận tải xăng dầu ta thấy doanh thu của công ty tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2001 bằng 83,64 so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 5,1 so với năm2000. Năm 2002 bằng 92% so với kế hoạch, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 11,4% so với năm 2001. Tuy không hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra nhưng mức tăng trưởng hàng năm đều tăng, điều này góp phần rất lớn vào việc duy trì tiến độ tăng dần hiệu quả kinh doanh của công ty trong khi một số mặt hàng khác giảm xuống không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sang năm 2003 công ty dự kiến doanh thu kinh doanh vận tải sẽ đạt 12.055 triệu đồng tăng 14,85% so với năm 2002.
* kinh doanh xây lắp , sửa chữa và cải tạo công trình :
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX có vị trí địa lý thuận lợi, đóng tại địa bàn thị xã Hà Đông giáp danh với thành phố Hà Nội, đây là thị trường có nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật lớn. Trong khi đó công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là đơn vị có nhu cầu đầu tư mới, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng khá lớn, đặc biệt là phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu của công ty.
Biểu doanh thu kinh doanh xây lắp 2001-2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
01/00(%)
Năm 2003
Doanh thu
Trđ
1.720
1.799
104,6
2.488
Qua biểu bảng ta thấy doanh thu kinh doanh xây lắp, sửa chữa công trình tăng lên theo từng năm cụ thể là: Năm 2002 doanh thu đạt 1.799 triệu đồng tăng 43,3% so với kế hoạch , tăng 4,6% so với năm 2001 . Năm 2003 công ty dự kiến doanh thu tăng 38,3 % so với năm 2002 . Đây là điều rễ hiểu vì nhu cầu xây dựng, sửa chữa của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là khá cao.
* Kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng :
Đây là lĩnh vực kinh doanh mới, có sự cạnh tranh cao. Công ty tổ chức cửa hàng kinh doanh dưới các hình thức như làm tổng đại lý, bán ký gửi, nhập khẩu……. Chủ yếu phục vụ nội bộ công ty và phục vụ nhu cầu xã hội trên địa bàn khu vực. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là: Xăm, lốp, bình điện, vật tư phụ tùng ô tô …….
Biểu kết quả kinh doanh vật tư phụ tùng 2001-2003
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
01/00(%)
Năm 2003
Doanh thu
Trđ
20,8
60,335
290
500
Qua biểu đồ ta thấy kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng ô tô tuy là mặt hàng mới nhưng nhìn vào bảng doanh thu của công ty ta thấy mở ra phương hướng kinh doanh thuận lợi hơn cho công ty cụ thể là. Năm 2002 đạt 60,335 triệu đồng, mức tănh trưởng tuyệt đối là 31,5 triệu đồng, mức tăng trưởng tương đối là 190% so với năm 2001. Công ty dự kiến doanh thu kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng năm 2003 là 500 triệu đồng, mức tăng trưởng tuyệt đối là 439,665 triệu đồng so với năm 2002. Nếu thực hiện được điều này thì mặt hàng này cũng góp phần không nhỏ làm cho quá trình kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả. (vì đây là mức tăng đột biến của kinh doanh vật tư thiết bị)
2 . Tình hình doanh thu của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
%
Năm 2003
Xăng dầu
Trđ
43.276
45.779
105,8
41.065
Vận tải
Trđ
9.425
10.496
111,4
12.055
Vật tư
Trđ
20,8
60,335
290
500
Xây lắp
Trđ
1720
1799
104,6
20488
Tổng
Trđ
54.441
58.134
106,78
58.108
Tình hình doanh thu theo mặt hàng của công ty
Từ biểu đồ doanh thu nói chung và bảng doanh thu theo mặt hàng của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX nói riêng, ta có một số nhập xét sau:
Trước hết phải thấy được sự tăng trưởng của doanh thu đột biến năm 2002 so với năm trước đó. Năm 2001 từ 54,4 tỷ đồng đến năm 2002 đã tăng lên 58,1 tỷ đồng tương đương với mức tăng doanh thu là 6,8%. Đây là một kết quả vô cùng tốt đẹp với công ty đặc biệt là sau khi chuyển sang cổ phần hoá doanh nghiệp vơí nhiều thử thách và khó khăn. Có thể nói, đạt được kết quả trên là nhờ vào toàn bộ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như tập thể CBCNV của công ty trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hàng hoá và sử dụng hiệu quả các phương tiện vận tải.
Năm 2002 là năm mà công ty ngặt hái được nhiều thành công nhất, mức tiêu thụ sản lượng xăng dầu và vận tải đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Với 45.779 triệu đồng mà kinh doanh xăng dầu manh lại đã đóng góp 78% trong tổng số 58.134 triệu đồng doanh thu của năm 2002. Tuy sản lượng tiêu thụ xăng dầu
hàng năm tăng chậm, nhưng đây là mặt hàng kinh doanh lâu năm của công ty nên nó vẫn chứng tỏ thế mạnh và sự cần thiết không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Năm 2001 công ty đã đầu tư mua sắm mới một số phương tiện vận tải để đáp ứng với nhu cầu vận chuyển của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX đã ký kết đáp ứng 100% nhu cầu vận chuyển của công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Với đàu tư như vậy, năng lực vận tải của công ty cổ phần năm 2002 xấp sỉ 14.000.000 m3.km/năm.
Tuy nhiên, trước một cơ chế thị trường đang có nhiều biến động công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX dự kiến doanh thu kinh doanh xăng dầu cua công ty năm 2003 là 90,7% so với năm 2002. Mức tăng trưởng dự kiến của các ngành khác như sau:
+ kinh doanh vận tải tăng 15,8%
+ kinh doanh vật tư thiết bị phụ tùng tăng 738,7%
+ kinh doanh xây lắp , sửa chữa tăng 48,3 %
3 . Hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty
a . Hiệu quả kinh doanh : Là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Biểu hiệu quả kinh doanh của công ty 2001-2002
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
2002/2001
(%)
Tổng doanh thu
Trđ
54.441
58.134
106,8
Tổng chi phí(Vốn)
Trđ
4.796
6.000
125,1
Lợi nhuận
Trđ
806
913
113,3
Nộp ngân sách
Trđ
162
275
170
thu nhập bình quân (người /tháng)
Trđ
1,416
1,738
122,7
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX có một số nhận xét sau :
+ Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2002 tăng 6,8% so với năm 2001. Năm 2003 công ty dự kiến doanh thu đạt 97,5% so với năm 2002.
+ Về chi phí vốn: Tổng mức vốn kinh doanh của công ty bỏ ra cũng có sự tăng trưởng mạnh do huy động vốn của CBCNV bằng phương pháp bán cổ phần cho CBCNV công ty. Đặc biệt năm 2002 với mức tăng trưởng là 25,1% so với năm 2001. Đây là mức tăng không hợp lý, thể hiện thực tế trình độ quản lý và sử dụng kinh phí của công ty chưa hiệu quả. Sang năm 2003 công ty dự kiến tỷ lệ này tăng thấp hơn so với mức tăng của doanh thu. Nếu thực hiện được điều này chứng tỏ công ty đã có sự đổi mới trong công tác quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
+ Về lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả thu được sau khi trừ đi phần chi phí. Do đó lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào 2 yếu tố trên . Năm 2002 , tuy tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí vốn, nhưng kết hợp với mức tăng trưởng khá đều của doanh thu đã tạo ra mức tăng trưởng tốt về lợi nhuận của công ty. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu chỉ là 6,8% so với năm 2001 nhưng công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ở mức tăng 13,3% so với năm 2001.
+ Về chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước: trong hai năm mức nộp ngân sách mỗi năm một tăng, Năm 2002 tăng 70% so với năm 2001. Điều đó phản ánh hiệu quả đóng góp về mặt xã hội của công ty ngày càng được nâng cao.
+ Về thu nhập của CBCNV: Cùng với mức tăng trưởng của doanh thu trong các năm gần đây, kết hợp với việc nâng cao trình độ quản lý và sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả, đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu qủa kinh doanh của toàn công ty. Làm ăn có lãi, công ty không quên quan tâm đến đời sống CBCNV. Hàng năm thu nhập của CBCNV đều tăng, năm 2002 tăng 22,7% so với năm 2001. Công ty dự kiến thu nhập của CBCNV năm 2003 tăng 0,5% so với năm2002. Đây là một cố gắng rất lớn của công ty trong việc nâng cao đời sống của đội ngũ CBCNV nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung.
Bảng hiêu quả sử dụng vốn kinh doanh (2000-2001)
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2001
Năm 2002
02/01
Mức
%
Tổng doanh thu
Trđ
54.441
58.134
3.693
106,8
Lợi nhuận
Trđ
806
913
107
113,3
Tổng vốn kinh doanh
Trđ
7.370
7.770
400
105,4
Vốn cố định
Trđ
5.170
5.170
0
100
Vốn lưu động
Trđ
1.700
1.900
200
111,8
Vòng quay vốn KD
Vòng
7,38
7,48
0,1
101,4
Vòng quay VLĐ
Vòng
32
30,6
Doanh lợi vốn
Trđ
0,109
0,117
0,008
107,34
Sức sinh lời vốn KD
Trđ
0,11
0,117
0,007
106,37
Sức sinh lời VCĐ
Trđ
0,156
0,176
0,02
112,8
Sức sinh lời VLĐ
Trđ
0,47
0,48
0,01
102,1
Lợi nhuận / Doanh thu
0,015
0,016
0,001
106,67
Đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX ta có một số nhận xét sau :
+ Về doanh lợi vốn: Năm 2001 doanh lợi vốn của công ty đạt 10,9% tức là cứ bỏ 1 triệu đồng vốn kinh doanh thì công ty thu được 109.000đ lợi nhuận. Doanh lợi vốn tăng lên trong năm 2002 là 117.000đ lợi nhuận trên 1 triệu đồng vốn, tăng 8.000đ so với năm 2001 hay tăng 7,34%. Điều này chứng tỏ công ty làm ăn rất có hiệu quả trong năm 2002, mặc dù vốn kinh doanh tăng chậm nhưng vẫn tăng nhanh về lợi nhuận .
+ Sức sinh lời Vốn cố định: Năm 2002, cứ 1 triệu đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh thì công ty thu được 176.000đ lợi nhuận, tăng 20.000đ so với năm 2001 hay tăng 12,8%. Năm2002 công ty đã đầu tư mới một số phương tiện vận tải, nâng cấp sửa chữa một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu bằng phương pháp dùng nguồn vốn khấu hao 1,5 tỷ đồng để đầu tư, do đó làm cho lợi nhuận tăng lên 13,3% so với năm 2001. Năm 2002 do vốn cố định không tăn nhưng công ty đã sử dụng kha hiệu quả số tiền khấu hao TSCĐ để đầu tư sửa chữa mới.
+ Sức sinh lời vốn lưu động: Năm 2002 cứ 1 triệu đồng vốn lưu động tạo ra được 480.000đ lợi nhuận. Doanh lợi vốn lưu động năm 2002 tăng 10.000đ so với năm 2001. Năm 2002 doanh lợi vốn lưu động tăng 2,1%. Công ty dự kiến năm 2003 doanh lợi vốn lưu động sẽ tăng 10,5% so với năm 2002. Nếu làm được điều này thì công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn lưu động.
+ Vòng quay của vốn kinh doanh: Năm 2002 vòng quay vốn kinh doanh có tăng so với năm 2001. Đây là kết quả của công ty trong quản láy và sử dụng vốn mỗi năm một hiệu quả hơn.
Tuy nhiên vòng quay của vốn lưu động có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút là do tốc độ tăng vốn lưu động nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
+ Về lợi nhuận / Doanh thu: Sau hai năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX đã thu được khá nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận / doanh thu mỗi năm một tăng.
Năm 2002 tăng 6,67% so với năm 2001. Công ty dự kiến năm 2003 chỉ tiêu này sẽ tăng 43,75% so với năm 2002.
Biểu hiệu quả sử dụng lao động 2000-2001
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2001
Năm
2002
02/01
Mức
%
Doanh thu
Trđ
54.441
58.134
+3693
106,8
Lợi nhuận
Trđ
806
913
+107
113,3
Số lượng NV
người
106
119
+13
112,3
Doanh thu BQ 1 NV
Trđ
513,6
488,52
-25,08
95,1
Lợi nhuận BQ 1NV
Trđ
7,6
7,67
+0,07
100,9
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX là doanh nghiệp kinh doanh nên khi tính chỉ tiêu năng suất lao động ta sử dụng chỉ tiêu gía trị. Năm 2002 chỉ tiêu này là 488,52 triệu đồng giảm 25,8 triệu đồng so với năm 2001 hay giảm 4,9%. Năm 2003 công ty dự kiến doanh thu bình quân một nhân viên là 471,5 triệu đồng, giảm 3,5% so với năm 2002 điều này xẩy ra do công ty dự kiến doanh thu năm 2003 giảm 3,48% so với năm 2002.
Bình quân một nhân viên công ty tạo ra được 7,6 triệu đồng lợi nhuận năm 2001. Năm 2002 bình quân một nhân viên tạo ra được 7,67 triệu đồng lợi nhuận, tăng 70.000đ. Công ty dự kiến năm 2003 bình quân một nhân viên tạo ra lợi nhuận là 10,8 triệu đồng tăng 3,13 triệu đồng so với năm 2002 .
Nhìn chung công ty sử dụng lao động chưa có hiệu quả. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì công ty vừa chuyển sang cổ phần hoá. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa chuyển kịp theo phương thức kinh doanh mới, kinh nghiệm chưa có, chưa sử dụng đúng người đúng việc, đúng năng lực trình độ.
b . Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX :
* Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô :
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển ở mức khá cao, mức thu nhập cá nhân được nâng cao. Trong cơ chế thị trường , nhu cầu đi lại của các cá nhân tổ chức trong cả nước để kinh doanh buôn bán cũng như tham quan du lịch sẽ không ngừng tăng lên. Số lượng ô tô, xe máy ngày càng tăng lên sẽ kéo theo số lượng xăng dầu của công ty tiêu thụ được cũng tăng lên.
Xăng dầu chủ yếu được tổng công ty xăng dầu Việt nam nhập về từ các nước bạn với giá thành và chi phí vận chuyển cao. Nếu như Việt Nam có nhà máy lọc dầu thì đối với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nói chung và công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX nói riêng sẽ là một bước ngoặt lớn trong việc cải thiện giá cả nhiên liệu. Vì hiện nay giá cả xăng dầu phụ thuộc vào giá nhập khẩu, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bến bãi, hao hụt ….. nên giá nhiên liệu có cao hơn một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cạnh tranh vận tải với công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải giảm giá cước vận tải sao cho phù hợp với cơ chế thị trường để cạnh tranh lâu dài, thu hút được nhiều khách hàng.
Nhà nước ta sử dụng công cụ thuế để điều tiết qui mô kinh tế. Mức thuế suất do Bộ tài chính qui định và yêu cầu đặt ra là phải phù hợp với mỗi ngành cụ thể. Đến ngày 01/04/1998 , Bộ tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu, hiện nay với mức thuế suất là 68% giá CIF. Sự thay đổi thuế suất, thuế nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán nhiên liệu của công ty. Giá bán quá cao sẽ ảnh hưởng tới sản lượng nhiên liệu tiêu thụ. Ngoài ra, sự ổn định trong chính sách thuế sẽ tạo tâm lý không tốt cho khách hàng , nhất là khách hàng quên biết của công ty.
*Nhân tố thuộc môi trường ngành kinh doanh :
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là một doanh nghiệp tạm thời độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại thị trường trong nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty trải dài ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Trong đó có công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình giao nhiệm vụ chính cho công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX làm tổng đại lý cho mình. Sau khi chuyển sang cổ phần hoá công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX đã tiêu thụ được một lượng xăng dầu khá lớn cho công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX có hai khách hàng chính là:
+ Khách hàng thường xuyên
+ Khách hàng không thường xuyên
Hai đối tượng khách hàng này của công ty có đặc điểm khác nhau nên phải xác định giá bán sao cho phù hợp . Tuy nhiên việc tính giá thành sản phẩm vẫn phải tuân theo qui tắc nhất định :
Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận định mức
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX đã có nhiều mức giá linh hoạt với khách hàng thường xuyên. Mức giá này là hợp lý, được khách hàng chấp nhận, có khả năng khuyến khích tiêu thụ, giữ gìn khách hàng.
Nếu công ty có khả năng tiết kiệm được chi phí nhằm giảm giá thành và giá bán các mặt hàng thì chắc chắn công ty sẽ tiêu thụ được nhiều hơn.
Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nói chung và công ty xăng dầu Hà Sơn Bình nói riêng là: Để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho hoạt động kinh doanh, công ty phải nhập đầy đủ nhiên liệu với mức dự trữ lớn, chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Trong bối cảnh hiện nay giá nhiên liệu biến động không ngừng trên thị trường thế giới. Nếu giá nhiên liệu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành, từ đó ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Nhân tố thuộc nội tại công ty :
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PETROLIMEX kể từ ngày chuyến sang cổ phần hoá đến nay luôn hoàn thành vượt mức ké hoạch các chỉ tiêu kinh tế, doanh thu lợi nhuận hàng năm không ngừng tăng lên. Để đạt được kết quả như vậy Ban lãnh đạo công ty có vai trò hết sức quan trọng . Đội ngũ lãnh đạo với 100% có trình độ đại học, đã có nhiều sáng suốt trong quá trình kinh doanh của công ty. Ban giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo công tác tìm nguồn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đội ngũ công , nhân viên có tay nghề cao, nhiệt tình năng động. Nhưng khi chuyển từ xí nghiệp sang công ty cổ phần, công ty gặp không ít khó khăn: Đội ngũ nhân viên và công nhân lao động chưa chuyển kịp theo phương thức kinh doanh mới, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị còn nghèo nàn lạc hậu, phương tiện vận tải hiện có của công ty là nhận bàn giao của công ty bạn qua từng thời kỳ nên chất lượng kỹ thuật phương tiện kém, năng suất vận tải thấp, giá thành cao, hoạt động vận tải còn mang tính thời vụ. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
PHẦN III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
I . NHỮ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex.doc