Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ 2

I. ĐẤT ĐÔ THỊ 2

1. Khái niệm và phân loại đất đô thị 2

2. Đặc điểm của đất đô thị 3

2.1 Những đặc chưng chung của đất đô thị 3

2.2 Đặc điểm đất đô thị nước ta và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý sử dụng đất đô thị 4

3. Đánh giá đất đô thị 6

3.1 Giá đất và những nhân tố ảnh hưởng đến giá đất 6

3.2 Đánh giá đất đô thị 7

II. QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ 9

1. Các khía cạnh quản lý sử dụng đất đô thị 9

1.1 Điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính 9

1.2 Quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị 10

1.3 Giao đất, cho thuê đất 12

1.4 Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị 14

1.5 Chuyển quyền sử dụng đất đô thị 15

1.6 Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất đô thị 17

1.7 Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đô thị 19

2. Các cấp có thẩm quyền quản lý đất đai 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHỮNG NĂM QUA 21

I. BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1990-2000 21

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 26

1. Về điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính 26

2. Về quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị 27

3. Về giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất 30

4. Về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị 32

5. Về thu hồi đất 34

6. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đất đai 38

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ 39

I. CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP 39

1. Cơ sở lý luận 39

2. Cơ sở pháp lý 39

3. Cơ sở thực tiễn của thành phố Hà Nội 40

II. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐÔ THỊ 41

1. Về quy hoạch đô thị và quản lý sử dụng đất 41

2. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 43

3. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật đất đai 44

4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai 45

5. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý Nhà nước về đất đai 46

III. KIẾN NGHỊ 48

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản liền kề…) - Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai . Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất thuộc uỷ ban nhân dân và Toà án nhân dân các cấp. - Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có các giấy tờ chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể: + Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau; giữa cá nhân hộ gia đình với các tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình. + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức; giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc Trung ương. - Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành. . Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tranh chấp gắn liền với việc sử dụng đất đó. Việc giải quyết xét xử các tranh chấp về đất đai được thực hiện theo các thủ tục và các quy định pháp luật hiện hành. 2. Các cấp có thẩm quyền quản lý đất đai Cấp trung ương : Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) có chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương : Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất) là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ ở địa phương, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục địa chính về chuyên môn và nghiệp vụ. Cấp thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã : Phòng Địa chính là tổ chức chuyên môn giúp UBND quận, huyện, thị xã thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi của địa phương. Phòng địa chính chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra của Sở Địa chính về chuyên môn và nghiệp vụ. Cấp xã, phường, thị trấn : cán bộ địa chính là bộ phận giúp cho UBND xã, phường, thị trấn thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi xã, phường, thị trấn; đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Địa chính. Chương II: Thực trạng và kết quả của công tác quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua I. Biến động đất đai và tình hình sử dụng đất của Hà Nội giai đoạn 1990-2000 Tính đến tháng 12/2000, thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 92.097 ha, trong đó tổng diện tích các quận nội thành là 8430 ha và các huyện ngoại thành là 83667 ha. Do sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, từ năm 1990-2000, cơ cấu đất đai có nhiều thay đổi : diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp giảm tương ứng là 0,88% và 0,09%, đất chuyên dùng và đất ở tăng lên tương ứng là 0,07% và 2,07%, đất chưa sử dụng giảm 1,89%. Bảng 1 dưới đây cho thấy sự biến động đất đai trong quá trình phát triển đô thị ở Hà Nội: Sự biến động đất đai ở khu vực nội thành Có thể nói rằng cùng với việc phát triển kinh tế – xã hội thì quá trình đô thị hoá ở Hà Nội trong những năm vừa qua đã diễn ra rất mạnh mẽ. Năm 1995 toàn thành phố mới chỉ có 4 quận nội thành là : Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa thì đến năm 2000 đã lên tới 7 quận , bao gồm 4 quận cũ và 3 quận mới thành lập là Thanh Xuân, Cầu Giấy và Tây Hồ. Năm 1995 diện tích của 4 quận nội thành là 4968 ha thì đến năm 2000 (gồm 7 quận) tăng thêm 3462 ha. Bảng 1: Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 1990-2000 ở thành phố Hà Nội Loại đất Tình hình sử dụng Biến động tăng (+) giảm (-) 1990 1995 2000 Năm1995 so với năm1990 Năm2000 so với năm1995 Năm2000 so với năm1990 Tổng diện tích đất tự nhiên (ha) 92058 91807 92097 -251 +290 +39 I-Đất nông nghiệp(%) 48,24 47,78 47,36 -0,46 -0,42 -0,88 II-Đất lâm nghiệp(%) 7,37 7,32 7,28 -0,05 -0,04 -0,09 III-Đất chuyên dùng(%) 22,02 21,02 22,09 -1 1,07 +0,07 IV-Đất ở(%) 10,10 12,53 12,17 +2,43 -0,36 +2,07 V-Đất chưa sử dụng(%) 12,25 11,33 10,36 -0,92 -0,97 -1,89 Nguồn:Quy hoạch phát triển kinh tế–xã hội Hà Nội đến năm 2010 Sự biến động đất đai ở khu vực ngoại thành Năm 2000, khu vực ngoại thành Hà Nội gồm 5 huyện với 118 xã và 8 thị trấn, tổng diện tích đất đai là 83667 ha, chiếm 90,85% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố; năm 1995 là 86839 ha, chiếm 94,58%. Bảng 2 thể hiện sự biến động các loại đất thuộc các huyện ngoại thành: Bảng 2: Tình hình biến động đất đai ở khu vực ngoại thành Hà Nội Đơn vị: ha Năm Các loại đất Huyện Tổng diện tích đất Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng Đô thị Nông thôn 1991 Từ Liêm 10970 5328 - - - - - Gia Lâm 17570 9371 - - - - - ĐôngAnh 18420 10161 - - - - - Sóc Sơn 31330 12999 - - - - - ThanhTrì 9990 5637 - - - - - Tổng 88280 43495 1995 Từ Liêm 10746 5552 20 2316 145 1283 1430 Gia Lâm 17251 9159 44 3942 191 1545 2370 ĐôngAnh 18202 9989 6 3482 103 1972 2650 Sóc Sơn 30651 12964 6647 5273 26 3089 2652 ThanhTrì 9989 5622 - 2082 38 1192 1055 Tổng 86839 43286 6717 16015 503 9081 10157 2000 Từ Liêm 7532 4290 16 1497 49 931 749 Gia Lâm 17432 9145 59 4172 213 1570 2273 ĐôngAnh 18230 10015 5 3741 109 1941 2419 Sóc Sơn 30651 13156 6045 5483 27 3142 2798 ThanhTrì 9822 5190 - 2377 32 1233 990 Tổng 83667 41796 6125 17270 430 8817 9229 Nguồn:Định hướng sử dụng đất đai thành phố Hà Nội đến năm 2010 thuộc Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đến năm 2010 Số liệu bảng trên cho thấy sự biến động đất đai trong những năm qua (1991-2000) tương đối lớn và không đồng đều. + Đất tự nhiên: giảm dần từ năm 1991-2000. Năm 2000 giảm 4613 ha so với năm 1991. Trong đó giảm mạnh nhất vào thời kỳ 1995-2000. Năm 2000 giảm 3172 ha so với năm 1995. Riêng huyện Từ Liêm, thời kỳ 1995-2000 giảm rất mạnh, giảm 3214 ha so với năm 1995 và giảm 3438 ha so với năm 1991. Nguyên nhân là do cuối năm 1995 có quyết định thành lập quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm có 5 xã bị cắt chuyển sang (xã Phú Thượng, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, và Tứ Liên) và đến năm 1997 quận Thanh Xuân và Cầu Giấy ra đời, kết quả là 8 xã của huyện được chuyển sang (Nhân Chính, Nghĩa Đô, Trung Hoà, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Dịch Vọng, Mai Dịch và Yên Hoà). Ngoài nguyên nhân do cắt chuyển các xã còn có nguyên nhân khác như giải quyết tranh chấp địa giới hành chính các cấp theo chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. + Đất nông nghiệp : nhìn chung giai đoạn 1991-2000 đất nông nghiệp giảm. Năm 1995 giảm 208 ha so với năm 1991 nhưng đến năm 2000 thì đất nông nghiệp giảm rất mạnh (giảm 1490 ha) so với năm 1995. Nguyên nhân chủ yếu là do 13 xã của Từ Liêm cắt chuyển sang 3 quận mới, trong đó quận Cầu Giấy là 7 xã, quận Tây Hồ là 5 xã và quận Thanh Xuân là 1 xã. + Đất lâm nghiệp : biến động không đáng kể từ năm 1995-2000. Huyện Sóc Sơn: đất lâm nghiệp giảm mạnh (năm 2000 giảm 602 ha so với năm1995). Nguyên nhân chính là do lấy đất mở đường giao thông và xây dựng. + Đất chuyên dùng : từ năm 1995 đến năm 2000, diện tích đất chuyên dùng của các huyện có tiến độ tăng lên tương đối đều, nguyên nhân chủ yếu là do đất xây dựng, đất giao thông, đất thuỷ lợi… tăng lên. + Đất ở : nhìn chung đất ở cũng tăng lên qua các năm, đặc biệt là từ năm 1995-2000 do tác động của quá trình phát triển đô thị. Nguyên nhân cơ bản là do sự chuyển đổi từ đất canh tác sang đất ở, do xây dựng các khu đô thị mới, do lấn chiếm. Riêng huyện Từ Liêm, đất ở năm 2000 giảm đi 448 ha so với năm 1995. Nguyên nhân là do nhiều xã của Từ Liêm chuyển sang các quận mới. + Đất chưa sử dụng : Tổng diện tích đất chưa sử dụng ngày càng giảm so với năm 1990. Năm 2000 so với năm1995, đất chưa sử dụng của các huyện đều giảm, trong đó huyện Từ Liêm giảm mạnh nhất, giảm 681 ha (47,3%). Nguyên nhân là do thành phố đã khai thác, cải tạo đất để xây dựng và phát triển đô thị. Nhận xét Để phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung cũng như của thủ đô Hà Nội nói riêng, việc phát triển đô thị là điều tất yếu phải xảy ra. Trong quá trình phát triển đó, việc lấy đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu công nghiệp và dịch vụ…đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng đất đai, đặc biệt là đối với vùng ngoại thành Hà Nội. Quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng tích cực lẫn cả tiêu cực đến việc sử dụng bất động sản của thành phố như sau : • ảnh hưởng tích cực: Quá trình đô thị hoá đã làm mất đi một khối lượng đất nông nghiệp đáng kể nhưng mục tiêu sử dụng rất đúng hướng và có hiệu quả: đất nông nghiệp đã được chuyển thành những vùng đất xây dựng các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ…nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư. Việc phát triển đô thị cũng đã khai thác triệt để được những loại đất chưa sử dụng như đất đồi núi, đất bằng chưa sử dụng hay đất có mặt nước chưa sử dụng. Toàn thành phố năm 2000 diện tích đồi núi chưa sử dụng giảm 135,81 ha (trong đó chủ yếu chuyển sang đất nông nghiệp là 72,79 ha và chuyển sang đất an ninh quốc phòng là 30,94 ha), ở khu vực ngoại thành, diện tích đất chưa sử dụng giảm đi 928 ha so với năm 1995. Đặc biệt là huyện Từ Liêm, nơi có tốc độ đô thị hoá lớn nhất trong 5 huyện ngoại thành có diện tích đất chưa sử dụng giảm đi 681 ha, sau đó đến huyện Đông Anh 231 ha, Gia Lâm 97 ha… • ảnh hưởng tiêu cực Việc mất đất nông nghiệp trong quá trình phát triển đô thị đã không những làm ảnh hưởng đến lao động sản xuất, thu nhập của người nông dân mà còn ảnh hưởng đến vấn đề lao động việc làm. Diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố năm 2000 giảm 252,82 ha so với năm 1995 trong khi đó diện tích đất nông nghiệp vùng ngoại thành giảm 1490 ha so với năm 1995 và giảm 1699 ha đất so với năm 1991 (bảng 2). Một bộ phận nông dân, những người có trình độ thấp, không có khả năng chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp đã bị thiệt thòi và tình trạng phân hoá giàu nghèo ở những nơi có tốc độ đô thị hoá cao cũng đang gia tăng. II. Thực trạng quản lý sử dụng đất đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội 1. Về điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính Năm 2001, sở địa chính – nhà đất Hà Nội đã trình UBND thành phố ban hành trên 40 văn bản về quản lý đất, nhà và đo đạc bản đồ; tháo gỡ giải quyết các khó khăn vướng mắc về cơ chế, về thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất - nhà; đặc biệt đã phối hợp với các ngành tham mưu UBND thành phố trình Thành uỷ, HĐND thành phố có Nghị quyết về công tác giải phóng mặt bằng; quản lý sử dụng đất có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng phát triển Thủ đô. Đã hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chính và bàn giao bản đồ địa chính cho UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn để phục vụ công tác quản lý đất - nhà. Đã hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ đất công và đất chưa sử dụng cho 101 phường trên địa bàn 7 quận để quản lý chống lấn chiếm; hoàn thành công tác thống kê đất đai hàng năm, tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng trên địa bàn thành phố năm 2000. Như vậy sau nhiều năm thành phố không có hồ sơ quản lý đất đai, đến nay từng bước về cơ bản chính quyền các cấp đã có hồ sơ quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng và hệ thống hồ sơ này ngày càng được hoàn thiện về chất lượng, góp phần đưa công tác quản lý đất đai có cơ sở khoa học. 2. Về quy hoạch xây dựng đô thị và lập kế hoạch sử dụng đất đô thị Từ năm 1996 đến nay, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố đều được xây dựng báo cáo HĐND thành phố thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2010 đã được HĐND thành phố, Hội đồng xét duyệt các Bộ, Ngành Trung ương thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến năm 2010 thì đất nông nghiệp là 33.446 ha giảm 13.166 ha so với năm 2000; đất chuyên dùng 2.977 ha tăng 9,246 ha; đất ở nông thôn 7.909 ha giảm 908 ha; đất ở đô thị 5.875 ha tăng 3003 ha. Theo quy hoạch quy mô đô thị của Hà Nội được mở rộng theo hướng phát triển tổng thể không gian gồm 3 vùng chủ yếu: vùng hạn chế phát triển, vùng phát triển mở rộng và vùng phát triển mới. Vùng hạn chế phát triển được giới hạn chủ yếu trong vành đai 2 bởi các tuyến đường La Thành, Láng, Trường Chinh, Đại La, Minh Khai và dọc hữu ngạn sông Hồng. Đây là vùng đất đô thị có chức năng khu phố cổ “36 phố phường”, khu trung tâm văn hoá - xã hội và thương nghiệp – dịch vụ Hoàn Kiếm, trung tâm chính trị, lịch sử và văn hoá Ba Đình, với nhiều trụ cơ quan chủ yếu của Đảng và Chính phủ. Đây cũng là nơi có nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, nhiều trung tâm dịch vụ lớn về bưu điện, ngân hàng, nhiều tổ chức kinh tế-xã hội quan trọng trong cả nước và quốc tế. Vùng phát triển mở rộng nằm dọc theo hữu ngạn sông Hồng, đây là nơi để phát triển nhiều khu đô thị mới nhằm mở rộng nội thành trong những năm tới. Hiện trạng đất đô thị các khu vực này có diện tích 4.818 ha và dân số 342 nghìn người, bình quân đạt gần 123 m2/người. Trong những năm tới đất đô thị khu vực này sẽ có khoảng 11.146 ha và dân số khoảng 675 ngàn người, trong đó khu vực mở rộng phát triển thuộc huyện Từ Liêm 4.016 ha, huuện Thanh Trì 2.615 ha. Vùng phát triển mới (Bắc sông Hồng): hiện tại đất đô thị khu vực này là 1.254 ha, dân số đô thị hiện có 105.500 người, dự báo đến năm 2020, diện tích đất đai quy hoạch cho khu đô thị mới tăng lên 16.229 ha, dân số khoảng 1.032 ngàn người. Trong khu đô thị mới, quỹ đất được tập trung đầu tư cho các khu vực lớn như: Khu Gia Lâm-Sài Đồng-Yên Viên sẽ quy hoạch thành khu công nghiệp tập trung lớn và các trung tâm nghiên cứu động vật, thực vật, một số trung tâm thương mại, dịch vụ và nhiều công trình đầu mối khác gồm khu công nghiệp Sài Đồng A, Sài Đồng B, khu công nghiệp Đức Giang, cụm công nghiệp Gia Lâm, Cầu Đuống, Yên Viên, diện tích khu vực này khoảng 4.583 ha. Khu Bắc Thăng Long có đầm Vân Trì xây dựng thành khu đô thị mới, hiện đại, có khu công nghiệp tập trung, trung tâm phân phối hàng, ngoài ra có sân gol Vân Trì, khu thể dục, thể thao Bắc Thăng Long, đất đô thị khu vực này khoảng 4.034 ha. Khu thị trấn Đông Anh được quy hoạch thành khu công nghiệp, khu trung tâm tài chính thương mại, dịch vụ lớn của thành phố Hà Nội, diện tích 1.862 ha. Khu Cổ Loa quy hoạch thành trung tâm di tích lịch sử văn hoá kết hợp quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại, du lịch, văn hoá, thể dục- thể thao với quy mô diện tích 3.093 ha. Ngoài ra còn phát triển thêm các khu đô thị Sóc Sơn, Trâu Quỳ. Quy hoạch sử dụng đất đai thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010 là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các vùng trong thành phố vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo nền kinh tế của thành phố phát triển tương xứng với vị thế là Thủ đô của nước Việt Nam. Ước tính đến hết tháng 12/2004, kế hoạch sử dụng đất thực hiện được 2.092 ha, đạt 61,8% kế hoạch năm. Cụ thể: đất ở nông thôn giao 10 ha, đạt 50%; đất ở đô thị giao 655,5 ha, đạt 50,8%; đất đấu giá quyền sử dụng đất giao 87 ha, đạt 29,6%; đất chuyên dùng giao 1.339,8 ha, đạt 75%. Nhiều dự án đầu tư có quy mô diện tích lớn, đã đăng ký kế hoạch sử dụng đất năm 2004, nhưng đến nay chưa đủ điều kiện để được giao đất, như: khu công nghiệp Cầu Bươu 30 ha, khu công nghiệp Cổ Nhuế 40 ha, khu công nghiệp Đông Anh mở rộng 60 ha, khu công nghiệp Sóc Sơn 50 ha, khu đô thị Kim Trung 62 ha, khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì 86 ha, khu đô thị dọc 2 bên sông Nhuệ 20 ha, khu dô thị tây nam Kim Giang 60 ha, khu đô thị Cự Khối 10 ha… Theo đánh giá của UBND thành phố, kế hoạch sử dụng đất năm 2004 đạt thấp. Nguyên nhân do các chủ đầu tư thiếu khẩn trương đôn đốc hoàn thành dự án, mặc dù thành phố đã có chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính như ở các khâu về thủ tục giao đất, cho thuê đất, GPMB, đầu tư xây dựng cơ bản…Quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư của các dự án đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất thực hiện chậm, sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và lập kế hoạch chi tiết phục vụ phát triển đô thị dẫn đến lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm thiếu tính khả thi. Đồng thời, chưa gắn trách nhiệm của các chủ dự án với việc không thực hiện được kế hoạch sử dụng đất, chưa có những biện pháp sử lý vấn đề này. Một số chủ đầu tư đã được giao đất chậm triển khai phương án GPMB tái định cư, làm chậm tiến độ thực hiện dự án hoặc không nắm được các quy định về đầu tư, trình tự thủ tục xin sử dụng đất nên hồ sơ phải bổ xung nhiều lần, dẫn đến việc giao đất cho các dự án bị kéo dài. Một số dự án có diện tích lớn chậm triển khai lập quy hoạch chi tiết và trình duyệt dự án đầu tư cũng là mguyên nhân dẫn đến kế hoạch sử dụng đất năm 2004 đạt tthấp. Kế hoạch sử dụng đất năm 2005 của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 2.139 ha. Trong đó, đất chuyên dùng 1.819 ha, đất ở đô thị 265 ha… Tuy nhiên, do năm 2004, thành phố thực hiện chậm tiến độ sử dụng đất nên năm 2005, thành phố có đề nghị điều chỉnh lên 2.569 ha, tăng thêm 430 ha so với kế hoạch sử dụng đất mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể : đất ở nông thôn 10 ha, đất ở đô thị 861 ha, đấu giá quyền sử dụng đất 286 ha và đất chuyên dùng 1.412 ha. Dự kiến, năm 2005, các nguồn thu từ đất đạt 2.855 tỷ đồng, trong đó thu từ đấu giá quyền sử dụng đất 2000 tỷ đồng. Theo phó chủ tịch UBND thành phố Lê Quý Đôn, một trong những giải pháp để thực hiện được kế hoạch sử dụng đất năm 2005, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận. Đặc biệt cần có giải pháp khả thi đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chi tiết phục vụ cho các dự án. Từng bước chuyển hướng việc giao đất, cho thuê đất để phát triển kinh tế, nhà ở, các công trình phúc lợi có tính chất kinh doanh thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án. Các trường hợp giao đất theo hình thức lựa chọn đầu tư thì Nhà nước chọn chủ đầu tư thực hiện, đánh giá đất sát thị trường hoặc theo khung giá quy định; ban hành khung giá các loại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003, để ban hành thực hiện từ ngày 1/1/2005. Thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất để thực hiện thu hồi đất, bồi thường, GPMB theo quy hoạch sử dụng đất và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch được công bố mà chưa có dự án đầu tư. Và tổ chức này chủ yếu thực hiện việc giao đất, cho thuê đất để phát triển kinh tế. 3. Về giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến tháng 7/2004, sở thụ lý gần 100 hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền giao và cho thuê gần 500 ha đất, đạt khoảng 20% kế hoạch năm. Trong đó đất ở đô thị 182,2 ha; đất xây dựng 229,28 ha, đất giãn dân nông thôn 3,48 ha… Theo đánh giá của sở này, tiến độ thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất chậm, chưa đạt so với kế hoạch. Ngoài nguyên nhân do trình độ hạn chế của một số đơn vị tư vấn, thì việc chủ đầu tư các dự án lớn chưa triển khai xong công tác chuẩn bị đầu tư, khâu lập kế hoạch chi tiết gặp nhiều vướng mắc là nguyên nhân chú yếu làm cho tiến độ công việc bị chậm trễ. Đầu năm 2004, thành phố đề ra kế hoạch thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) 18 dự án (8 dự án chuyển tiếp từ năm 2003), với tổng diện tích 251 ha, dự kiến đấu giá 91,57 ha. Song, đến tháng 6, hạ xuống còn 50 ha. Nhưng đến tháng 8, theo báo cáo của sở tài nguyên môi trường và nhà đất, diện tích đấu giá QSDĐ trên địa bàn mới đạt 9,1% so với kế hoạch năm. 7 tháng đầu năm 2004, mặc dầu thành phố mới đấu giá QSDĐ được 5 trong tổng số 18 dự án, với diện tích 4,5476 ha, nhưng đã thu được 773 tỷ đồng, đạt 51% chỉ tiêu kế hoạch năm là 1.500 tỷ đồng. Rào cản lớn nhất làm chậm tiến độ đáu giá QSDĐ là khâu lập kế hoạch chi tiết, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian. 10 dự án thuộc chỉ tiêu năm 2004 mới có 1 dự án tại xã Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Mặc dù thủ tục đầu tư được cải tiến như, UBND thành phố cho phép chủ đầu tư tách dự án thành 2 là: dự án tạo mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để chủ đầu tư hạn chế “đợi việc”. Song các quận, huyện chưa phát huy được tính chủ động. Việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mở thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu còn qua nhiều thủ tục. Nguyên ngân nữa là, một số quận, huyện chưa thấy hết tính chất phức tạp của công việc, có nơi “khoán trắng” cho đơn vị tư vấn, nhưng năng lực của các đơn vị này rất hạn chế, không đáp ứng yêu cầu công việc. Một số quận, huyện ban đầu đăng ký số dự án lớn, khi nào việc thấy khó khăn, nảy sinh tư tưởng “dễ làm khó bỏ”, kế hoạch bóp “teo” lại… Theo đánh giá của UBND thành phố, quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm là hai đơn vị thực hiện tốt công tác đấu giá QSDĐ, rút ra kinh nghiệm tham khảo. Tuy gặp khó khăn trong GPMB như quận, huyện khác, nhưng lãnh đạo địa phương đã lập tức chỉ đạo, phối hợp với các sở, ban ngành cùng tháo gỡ. 4. Về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị Theo số liệu thống kê của Phòng Đăng ký – Thống kê thuộc Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội, tính đến cuối tháng 8/2003, toàn thành phố đã cấp được 20.715 GCN QSH nhà ở & QSD đất ở, theo Nghị định 60/CP, đạt 51,79% kế hoạch năm 2003 nâng tổng số giấy đã cấp lên 130.489, đạt 68,21% tổng số giấy cần cấp; cấp được 5.075 GCN QSH nhà ở & QSD đất ở theo nghị định 61/CP nâng tổng số giấy đả cấp lên 53.100. Trong đó các quận, huyện theo sự uỷ quyền cấp giấy chứng nhận của UBND Thành phố đã cấp được 14.703 GCN QSH nhà ỏ & QSD đất ở. Quận Hai Bà Trưng có số lượng giấy chứng nhận được cấp cao nhất của thành phố với 4.037 / 8.500. Việc lập hồ sơ xét duyệt cấp giấy chứng nhận phần đa mất thời gian thẩm định, kiểm tra bổ sung do hồ sơ nhân dân kê khai đã lâu, biến động nhiều cả về đất và nhà xây dựng trên đất. Trong khi đó, việc cấp giấy chứng nhận phải đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật, đúng trình tự, đảm bảo không có tranh chấp khiếu kiện, ổn định ở địa phương. Vì vậy, UBND thành phố Hà Nội đang tập trung chỉ đạo các cấp, quận ,huyện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân tiếp tục kê khai, kê khai lại, kê khai bổ sung để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho nhân dân. Về mặt quản lý nhà nước, công tác cấp giấy chứng nhận uyền sử dụng đất chưa thực sự được các cấp chính quyền và cấp ủy Đảng quan tâm và nhận thức tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác này nên thiếu kiểm tra, đôn đốc, bố trí lực lượng để thực hiện. Trên thực tế, đây là một công cụ cơ bản để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường bất động sản theo luật và đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Trong quá trình cấp GCN QSH nhà ở và QSD đất ở, những hồ sơ còn lại chưa được cấp phần lớn là những hồ sơ khó khăn, phức tạp về nguồn gốc. Chính quyền và cán bộ địa chính cấp phường thường chưa được ổn định nên chưa nắm chắc nguồn gốc đất, không theo dõi được biến động dẫn đến việc xem xét nguồn gốc để cấp giấy chừng nhận gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hạn chế về nhận thức của nhân dân cũng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm lại tiến độ cấp giấy chứng nhận. Một số người chưa thực sự quan tâm đến việc giúp chính quyền và cộng tác với chính quyền như việc xác định ranh giới thửa đất giữa các gia đình, thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khó khăn hoặc phối hợp với chính quyền cơ sở để giải quyết những vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận. Một số cán bộ cơ sở khi giải quyết công việc còn quá cứng nhắc, vận dụng không linh hoạt, đôi khi có tâm lý chờ đợi. Ngoài ra công tác cấp giấy chứng nhận của thành phố Hà Nội gặp phải những khó khăn do các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân mới được phân cấp đầu năm 2003. Thời gian đầu năm, các quận này hầu hết đều phải giành cho việc thực hiện công tác chuẩn bị như: lập kế hoạch thực hiện và giao nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của cán bộ mỗi cấp trong từng khâu công việc, chuẩn bị trang thiết bị và tập huấn chuyên môn để hiện nội dung và sơ đồ thửa đất trên giấy chứng nhận. Các quận còn lúng túng trong việc thực hiện dẫn đến kết quả những tháng đầu năm thấp, tiến độ thực hiện chậm. Riêng chỉ có quận Đống Đa và Cầu Giấy tập trung chỉ đạo từ đầu năm nên kết quả thực hiện cao hơn và nhanh hơn các quận khác. Đặc biệt, quận Cầu Giấy đã có phường Nghĩa Tân cơ bản hoàn thành xong công tác cấp giấy chứng nhận. Hiện phường Nghĩa Tân đã hoàn chỉnh xong hồ sơ, đạt 98%, số lượng sổ đỏ đã được cấp trên địa bàn phường Nghĩa Tân đạt tỷ lệ 80%. 5. Về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33654.doc
Tài liệu liên quan