Đề án Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nhập cư vào đô thị Hà Nội hiện nay

Mục lục

Trang

Phần I: Lời mở đầu 1

Phần II: Nội dung 3

I- Đô thị hoá và ảnh hưởng của quy mô dân số. 3

1. Dân số dô thị và tăng dân số đô thị 3

a. Khái niệm, đặc điểm dân số đô thị 3

b. Một số khái niệm về di dân, nhập cư. 4

c. Biến động quy mô dân số đô thị. 5

2. Ảnh hưởng của quy mô dân số đến phát triển kinh tế đô thị. 9

3. Quy mô dân số hợp lý 11

4. Một số kinh nghiệm trong việc quản lý lao động nhập cư ở đô thị của Trung Quốc. 13

II- Thực trạng nhập cư vào thành phố Hà Nội 13

1. Tình hình kinh tế xã hội của đô thị Hà Nội hiện một số năm gần đây : 13

2. Tình trạng nhập cư vào thành phố Hà Nội 17

3. Đánh giá ưu nhược điểm của hiện tượng nhập cư vào thành phố Hà Nội 18

4. Nguyên nhân của hiện tượng nhập cư vào thành phố Hà Nội 19

III Giải pháp hạn chế tình trạng phập cư vào đô thị Hà Nội 21

1. Đô thị hóa nông thôn 21

2. Chính sách nhập cư vào thành phố Hà Nội 22

3. Phân bố lại dân cư 23

Phần III: Kết luận 24

Danh mục các tài liệu tham khảo 25

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2038 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nhập cư vào đô thị Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước đang phát triển được đánh giá là cao nhất trong giai đoạn hiện nay và đó chính là nguyên nhân cơ bản làm tăng dân số đô thị. Những nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là sự biến động tự nhên và biến động cơ học của dân số. Sự biến động tự nhiên của dân số như sinh, chết chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tếm, xã hội, phong tục tập quán, tâm lý. Sự biến động cơ học của dân số đô thị là hiện tượng phổ biến, vì đô thị là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, sinh hoạt: Thu nhập ở đô thị thường cao hơn ở nông thôn, địa bàn đô thị có nhiều khả ngưng kiếm việc làm hơn. Dân cư tìm mọi cách để được nhập cư vào đô thị, từ đó hình thành dòng chuyển dịch vào đô thị. Chính dòng này đã gây ra những quá tải dân số ở các đô thị của các nước đang phát triển như Việt Nam và nhiều nước khác. Biến động cơ học của dân số đô thị : Phản ánh mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn ( ngoại thành ) trên giác độ dân số. Dòng người đi vào thành phố nhằm hưởng thụ các dịch vụ Các dịch vụ ở thành phố như : Cửa hàng, nhà băng, rạp chiếu phim, phòng hoà nhạc v.v… đều có đặc tính là các dịch vụ này không thể vận chuyển được, nên mọi người phải tới những nơi có dịch vụ đó và phần lớn các dịch vụ được cung cấp có hiệu quả trên quy mô đủ lớn. Vì vậy, các cửa hàng này chỉ hình thành ở một số trung tâm có số dân đủ đông và kinh tế phát triển… Với lý do đó, những cư dân sống ở nông thôn muốn mua sắm một hàng hoá như một bộ com-lê hoặc một tivi sẽ phải tới thị trấn, thị xã hoặc thành phố gần nhất. Hơn nữa khi người dân nông thôn phá bỏ quan hệ tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá phát triển thì những chuyến đi ra thành phố tìm kiếm các dịch vụ là tất yếu. Dòng người đi vào thành phố để tìm kiếm việc làm Dòng người ở nông thôn ngày càng tiến đến vào các thành phố để tìm kiếm việc làm. Các trung tâm việc làm cũng phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào những nhân công sống ở các nơi khác, bởi vì : 1) Việc làm ở đô thị tăng nhanh hơn so với ở nông thôn, trong khi đó dân số đô thị tăng chậm hơn ở nông thôn, điều này gây nên sự mất cân bằng địa lý về cung và cầu lao động, dẫn tới hiện tượng dòng người đi tìm việc làm ờ các thành phố và thị trấn. 2) Do sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông, những chuyến đi cá nhân ngày càng được thực hiện dễ dàng hơn, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Vấn đề được đặt ra là liệu sự gia tăng các phương tiện đi lại cá nhân ở nông thôn là nhuyên nhân hay chỉ là tác động làm cho những chuyến đi tìm việc ngày càng dài hơn. Một cách nhìn khác về dòng người từ nông thôn ra thành thị : Các hộ gia đình tới các ‘ trung tâm vùng”, tới “ thị trấn lớn”. tới “thành phố lớn” để buôn bán, họ đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đô thị. Dòng người ra khỏi thành phố để thư giãn Nông thôn đang được coi như sự mở rộng cuộc sống ở thành phố. Đó là nơi để mọi người có thể thư giãn sau những ngày làm việc. Nhờ các phương tiện giao thong , nông thôn đã và đang trở thành một phần không trể thiếu của môi trường – nó gắn liền với đời sống thành phố - hay nói cách khác là, người thành thị có thể rời khỏi thành phố và về nghỉ nghơi ở miền quê bất cứ khi nào họ muốn. Thực tế, vành đai nông thôn quanh thành phố đã và đang trở thành “ không gian sống” và gắn liền với thành phố. Trên giác độ tài chính, một số vốn lớn mà dân đô thị tích luỹ để mua đất đai vùng nông thôn mà phần lớn diện tích đất đó nông dân sử dụng không hiệu quả lắm. Những người dân thành thị sẽ đầu tư xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng làm tăng giá trị và tăng hiệu quả đất đai. Thông qua đó người dân nông thôn quen dần với cách quản lý và nếp sống đô thị, đồng thời bảo đảm an ninh tốt hơn cho vùng nông thôn. Tác động tài chính về dòng người thành phố - nông thôn Khi cư dân ngoại ô tìm kiếm dịch vụ ở thành phố, họ sẽ tạo ra một số khu vực trung chuyển; khi họ tìm kiếm việc làm thì họ sẽ tạo ra khu vực nông thôn mà ở đó có các chuyến xe thường xuyên đi làm vào thành phố; và khi cư dân đô thị muốn thư giãn thì tạo ra một vùng nông thôn giải trí. Vì vậy, một đô thị với chất lượng cuộc sống cao sẽ có một số vùng nông thôn xung quanh là điều tất yếu. Và cũng vì vậy mà chúng ta sẽ không thể nói đến thành thị mà không nói đến nông thôn. Về khía cạnh tài chính, khi dòng người vào thành phố để tìm kiếm dịch vụ thị họ phải mang theo tiền để chi tiêu tại thành phố. Điều đó làm cho thu nhập của nhân viên trong các ngành dịch vụ ở thành phố tăng, đồng thời làm tăng nhu cầu để tu bổ và xây dựng các khu nhà ở thành phố và vuối cùng nó làm tăng thuế ở thành phố. Một phần nguồn tài chính mà thành phố có được, lại có nguồn gốc từ các khu vực nông thôn. Đồng thời dòng người tới thành phố lại tạo ra lượng cầu về các dịch vụ. Những dịch vụ này do chính đô thị cung cấp với kinh phí có từ những nguồn nộp thuế, lệ phí ( ví dụ các phương tiện giao thong công cộng, vệ sinh đường phố, bãi đỗ xe, ăn uống). Dòng người nông thôn ra thành phố rất đa dạng, trong đó có những người sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thu nhập và một phần thu nhập được sử dụng ngay tại thành phố. Biến động tự nhiên của dân số Mức sinh, chết của dân số ở đô thị là những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm biến động tự nhiên của dân số đô thị về mặt quy mô. Để có thể so sánh với các vùng nông thôn hoặc giữa các đô thị ta cần sử dụng các tỷ suất sinh, các tỷ suất chết ở đô thị thường thấp hơn ở nông thôn. Dân cư đô thị sinh đẻ ít hơn và tuổi thọ cao hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là điều kiện sống ở đô thị cao hơn. Tỷ suất sinh chung ( general fertility rate ) = số trẻ em sinh ra còn sống trên số phụ nữ trung bình ở độ tuổi sinh đẻ. Xu hướng biến động của dân số đô thị Trong tương lai dân số đô thị sẽ tăng với rốc độ ngày càng cao và dân số nông thôn sẽ giảm tương ứng. Mối quan hệ đó được biểu thị qua hình dưới đây. Dân cưđô thị Dân cư nông thôn Sự biến động dân số do các nguyên nhân đã nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và đối với các thành phố nói riêng. Lối sống đô thị sẽ ngày càng phổ biến hơn. Mức sống người dân thành thị cũng như nông thôn ngày được nâng cao. Tỷ lệ dân số nông thôn ngày càng giảm, nhưng cũng không thể tiến đến sự tuyệt đối bằng không. 2. Ảnh hưởng của quy mô dân số đến phát triển kinh tế đô thị. Tăng trưởng quy mô dân số đô thị và đô thị hoá là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội. Trên phạm vi toàn xã hội, tăng trưởng đô thị là tăng tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số. Tăng dân số tự nhiên ở các đô thị; tăng cơ học; mở rộng diện tích và xây dựng đô thị mới. Tăng dân số và tăng trưởng kinh tế là hai yếu tố tạo nên tăng trưởng đô thị. tăng dân số là sự khởi đầu vì nó làm tăng tiêu dùng và tăng cung lao động - yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Ảnh hưởng tích cực: Có thể nói quy mô dân số phản ánh một cách chính xác tình tăng trưởng và phát triển của một đô thị. Quan hệ giữa tỉ trọng dân số lao động công nghiệp đối với tỉ lệ đô thị hoá. Xã hội trước công nghiệp hoá là xã hội nông nghiệp. Đặc điểm của xã hội nông nghiệp là sản xuất tiểu nông, tái sản xuất giản đơn, tích luỹ ít. Tình độ sản xuất thường duy trì sự lao động ở mức thấp nhất của đời sống con người, không có khả nănbg tích luỹ để mở rộng tái sản xuất. Lúc ấy cũng có đô thị, nhưng đô thị hoặc rất hẹp không phát triển, hoặc lúc lúc phát triển lúc ngừng trệ, rất dao động và luôn luôn lặp lại. Nguyên nhân là lực lượng sản xuất xã hội thấp kém và trong thời gian dài không được nâng cao. Nhưng sau khi bắt đầu đô thị hoá, tình hình khác hẳn. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi nguồn lao động tập trung, đặc điểm của tái sản xuất mở rộng đòi hỏi sự tập trung này không ngừng mở rộng, hình thức của đô thị phát triển theo, kinh tế đô thị lấy công nghiệp là chủ thể được hình thành sớm nhất. từ bảng dưới đây có thể thấy tỉ lệ đô thị hoá các khu vực và các nước trên thế giới có quan hệ tỉ lệ thuận khá ổn định với tỷ trọng dân số lao động công nghiệp trong tổng dân số lao động. Năm 1950 Năm 1970 Tỉ trọng dân số lao động công nghiệp Tỉ lệ đô thị hóa Tỉ trọng dân số lao động công nghiệp Tỉ lệ đô thị hóa Thế giới Đông phi Mỹ La tinh ôn đới Bắc Mỹ Tây Âu Châu Đại dương Nhật Bản Liên Xô Trung Quốc 18,81 3,66 31,06 36,54 39,74 61,17 23,62 21,62 6,00 34,05 5,5 64,77 63,84 63,92 61,24 50,20 39,30 12,51 24,17 6,32 31,12 24,19 44,49 30,38 34,48 37,65 8,15 41,84 10,69 77,87 70,45 74,38 70,77 71,30 56,70 17,40 Nếu phân tích hồi quy mối quan hệ này có thể có được phương trình hồi quy sau đay: y = 2,997 + 1,798x r = 0,9404 trong đó : y là tỷ lệ đô thị hoá, x là tỷ trọng dân số lao đôn gj công nghiệp. Có thể nói rằng, trên toàn cầu, quan hệ có bản của công nghiệp hoá và đô thị hoá là tỉ trọng dân số lao động công nghiệp tăng lên 1% có thể làm cho dân số đô thị tăng lên 1,8% . Như vậy có thể nói quy mô dân số đô thị càng lớn thì tỷ trọng dân số lao động công nghiệp lớn, dẫn tới quá trình đô thị hóa, tức là quá trình mở rộng đô thị, hay là sự gia tăng các đô thị mới. Đô thị là nơi dân số tập trung, vì vậy mật độ dân số khu vực và khả năng cung cấo sức khả năng cung cấp sức lao động cho đô thị cũng trở thành nhân tố quyết định, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đô thị và khu vực đô thị, mặc dù nhân tố quyết định này cũng không phải là tuyệt đối ( vì giao thong phát triển ngành xây dựng phát triển tạo khả năng cho dân số di dời với qui mô lớn ). Quy mô và mật độ dân số đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và các vấn đề văn hoá xã hội đô thị. Quy mô dân số lớn có những ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng và phát triển đô thị. Quy mô dân số đô thị có liên quan đến thị trường lao động ở đô thị : quy mô dân số đô thị lớn sẽ có khả năng cung cấp cho các ngành ở đô thị một lực lượng lao động dồi dào. Khi cung lao động tăng, khi cầu lao động chưa thay đổi sẽ làm cho tiền lương giảm, tiền lương giảm sẽ dẫn đến chi phí sản xuất giảm, khi giá cả chưa có sự thay đổi, sẽ làm lợi nhuận của nhà sản xuất tăng lên, các doanh nghiệp sẽ tích cực mở rộng đầu tư, làm giá các nguyên liệu đầu vào tăng, do đó sản xuất phát triển, làm tăng tổng thu nhập quốc dân, cũng như tăng tổng thu nhập trong đô thị. Ảnh hưởng tiêu cực : Quy mô dân số quá lớn, mật độ cao, trình độ dân trí thấp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức đời sống của dân cư, giao thông, giáo dục, bảo vệ môi trường cảnh quan và các vấn đề xã hội, việc làm. 3. Quy mô dân số hợp lý Quy mô dân số đô thị hợp lý là quy mô cho phép đảm bảo điều kiện tốt nhất để tổ chức sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường cảnh quan và với kinh phí xây dựng và quản lý đô thị thấp nhất. Nội dung của việc tổ chức sản xuất đời sống bao gồm các vấn đề : Tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống dân cư, tổ chức giao thông đi lại, tổ chức mạng lưới các công trình kỹ thuật, tổ chức bảo vệ môi trường cảnh quan, sử dụng đất đai xây dựng, quản lý kinh tế đô thi. Xác định quy mô dân số hợp lý cho một đô thị trong từng giai đoạn là cần thiết nhằm tạo nên sự hoạt động có hiệu quả của đô thị, tránh những lãng phí về nguồn lực và đảm bảo vấn đề môi trường và an ninh xã hội. Tuy nhiên, việc xác định quy mô dân số hợp lý là vấn đề không đơn giản. Dưới đây xin đưa ra 2 phương pháp : Phương pháp 1 : Xác định quy mô dân số hợp lý dựa trên cơ sở nhu cầu về lao động của thành phố và hiệu quả của chi phí xã hội đối với dân số. Giả sử tỷ trọng lao động đô thị trong dân số đô thị là tương đối ổn định và được xác định bằng phương pháp thống kê, nhu cầu lao động ở đô thị được xác định thông qua điều tra nhu cầu lao động trong các ngành, dân số đô thị được xác định bằng cách lấy số lao động cần thiết chia cho tỷ trọng lao động. Chi phí, Chi phí Lợi ích Lợi ích E Quy mô dân số đô thị S* S S’ dân số Phương pháp 2 : Quy mô dân số đô thị hợp lý được xác định trên cơ sở phân tích lợi ích và chi phí như hình trên. Trong hình trên, quy mô dân số đô thị có ảnh hưởng đến lợi ích xã hội đô thị, tại điểm E với quy mô dân số là S, lợi ích bằng chi phí ; chi phí không có hiệu quả nhưng tạo nên sự tăng trưởng đô thị ; tại S* hiệu quả chi phí cao nhưng quy mô đô thị nhỏ ; tại S` quy mô đô thị lớn nhưng hiệu quả chi phí thấp. Nhưng chi phí xã hội cho dân số bao gồm chi phí cho giao thông, giáo dục, bảo vệ môi trường. Hiệu quả của những chi phí này được đo lường gián tiếp thông qua các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế như số lượng các doanh nghiệp mới, số lượng các dự án đầu tư, mức sống dân cư. Vấn đề đặt ra ở đây là để xác định những lợi ích do quy mô dân số mang lại và những chi phí xã hội cho vấn đề dân số thì cần có những phương pháp thống kê, lượng hoá một cách khoa học. 4. Một số kinh nghiệm trong việc quản lý lao động nhập cư ở đô thị của Trung Quốc. Tới đầu năm 2006 ở Trung Quốc thống kê có hơn 100 triệu lao động nhập cư đang làm việc tại các nhà máy công trình tại các thành phố lớn. Các nhà chức trách ở các tỉnh cho biết thời gian qua ở khu vực này xảy ra rất nhiều tệ nạn xã hội, như trôm, cướp, ăn cắp vặt, và rất nhiều dạng tội phạm khác. Mà tác nhân chủ yếu ở đây là do cộng đồng người nhập cư từ nơi khác gây ra. Do vấp phải những vấn đề trên, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ buộc phải hạn chế việc thuê lao động nhập cư . Mặc dù chính sách trên sẽ vấp phải làn sóng phản đối của các doanh nghiệp II- Thực trạng nhập cư vào thành phố Hà Nội 1. Tình hình kinh tế xã hội của đô thị Hà Nội hiện một số năm gần đây : Khu vực kinh tế Hà Nội không ngừng được đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, bên cạnh đó là sự phát triển tương đối cao của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và phát triển cao của khu vực FDI. Khu vực kinh tế Nhà nước vủa Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP khá cao kể từ năm 1992 đến nay, đặc biệt là khu vực kinh tế Nhà nước Trung ương hiện nay vẫn có tốc độ tăng trên dưới 10%. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm là 7- 9% nhưng tính ổn định chưa cao, năm 2002 có mức thấp (5,34%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực FDI rất cao, nhiều năm trong thời kỳ 1992 – 2002 đã có nức tăng 24 -38% / năm, trong năm 2002 mặc dù sau một số năm giảm sút vốn đầu nước ngoài, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế là 26,94%. Tình hình phát triển kinh tế theo ngành kinh tế : Xét theo các ngành công nghiệp thì trong giai đoạn 1991 – 1995 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm của thành phố là 14,4%. Giai đoạn 1996 – 2002, giá thị sản xuất công nghiệp của thành phố có tốc độ tăng bình quân là 16,35%/năm, trong đó khu vực kinh tế công nghiệp trong nước tăng bình quân 12,49% /năm và khu vực công nghiệp FDI tăng bình quân 28,67%/năm. Nhìn chung trong các khu vực kinh tế, các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng trưởng cao. Sự phát triển các ngành công nghiệp của Hà Nội vận động theo hướng giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước và tăng dần số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước. Sự phát triển của khu công nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực như điện tử, tin học, dệt, may, da giày, chế biến thực phẩm... tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và cải thiện thu nhập, mức sống của người lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội có xu hướng tăng nhanh, năm 1995 so với năm 1992 tăng 113,86% và năm 2002 so với năm 1996 tăng 78,98%. Các khu vực kinh tế đều có nức tăng cao, năm 2002 so với năm 1996 tăng cao nhất là ở khgu vực kinh tế hỗn hợp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng, biểu hiện nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp, hộ gia đình và các khu vực tăng lên, hoạt động của doanh nghiệp có sự phát triển và đời sống vủa nhân dân được cải thiện. Sự phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ có tác động tích cực đối với tất cả cá ngành sản xuất trên địa bàn, trong đó đối với cả hệ thống các cơ sở và mạng lưới kinh doanh, cung ứng hàng hoá và dịch vụ. Xuất khẩu hàng hoá,hà nội là một trong những địa phương có tốc độ cao về tăng trương xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 1995 là 1.655.000nghìn usd.Xuất khẩu địa phương giai đoạn 1992-1995 tăng bình quân hàng năm 66,38%,giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 21,45% và giai đoạn 2001-2002 tăng 9,8%.Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương năm 1992 đạt 28,287 nghìn USD thì đến năm 1995 đạt 161,281 nghìn USD, năm 2000 đạt406,716 nghìn USD mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn chủ yếu là dệt may, năm 2000 dạt 338,343 nghìn USD và năm 2000 đạt 427,468 nghìn USD(tăng 26,34%) ; con số tương ứng hàng nông sản là 446,400 nghìn USD và 532,724 USD( tăng 19,34%) ; hàng điện tử đạt 91,263 nghìn USD và 94,060 nghìn USD( tăng 3,06% ) ; giày dép và sản phẩm từ da đạt 61,416 nghìn USD và 78,943 nghìn USD (tăng 28,54%) ; hàng thủ công mỹ nghệ đạt 90,013 nghìn USD và 110,012 nghìn USD (tăng 22,3%) Đối với Vốn đầu tư xã hội mà nói, Giai đoạn 1992-1995 : Tổng vốn đàu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trên lãnh thổ năm 1992 đạt 649,382 tỷ đồng(giá thực tế năm 1995), năm 1993 đạt 689,900 tỷ đồng, năm 1994 đạt 480,651 tỷ đồng, năm 1995 đạt 620,112tỷ đồng. Năm 1995 so với năm 1992, mức đầu tư của nhà nước cho xây dựng cơ bản giảm 4,51%. Tuy nhiên vốn đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương năm 1995 so vơi năm 1992 tăng 19,34% (năm 1995 là 270,112 tỷ đồng và năm 1992 là 226,334 tỷ đồng). Đồng thời, vốn đầu tư khu vực FDI tăng nhanh, tổng vốn đầu tư FDI năm 1993 tăng 106,18%, năm 1994 tăng 61,49%,năm 1995 tăng 31,16%. Giai đoạn 1996-2000 ;Tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố năm 1996 dạt 12,931 tỷ đồng,năm 1997 đạt 15.436,2 tỷ đồng, năm 1998 đạt 13,326 tỷ đồng, năm 1999 đạt 11,198 tỷ đồng, năm 2001 đạt 18,120 tỷ đông, năm 2002 đạt 21,167 tỷ đồng năm 2002 so với năm 1996 tăng 63,69 %.Năm 1996 tổng số vốn đầu tư xã hội ,vốn đầu tư ngoài nước( FDI,ODA) chiếm tỷ trọng lớn(54%) thì đến năm 2000 chỉ chiếm 11,7% và năm 2002 là 15%. Như vậy vốn đầu tư trong nước ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của thành phố. Tình hình phát triển các vấn đề xã hội của thành phố. Trong các năm đổi mới. Nhờ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội mà đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân thành phố đã được cải thiện. GDP bình quân đầu người năm 1992 là 517 USD, năm 1995 là 695 USD, năm 200i0 là 766 USD và năm 2002 là 910 USD. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh các thành tựu đạt được cũng còn những tồn tại là: Tăng trưởng và phát triển của thành phố chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng và nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực lao động chuyên môn kỹ thuật cao, nguồn lực kinh tế đối ngoại và văn hoá nghìn năm văn hiến của thủ đô… hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố so với nền kinh tế Thủ đô nhiều nước trong khu vực còn có khoảnh cách. Sự phát triển các ngành có hàm lượng tri thức số, ngành có giá trị gia tăng lớn chưa có vị trí đóng góp đáng kể trong GDP của thành phố. Trong đó có các ngành như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, điện tử; chế tạo máy móc, thiết bị; dược phẩm; bất động sản… Quy mô đầu tư còn thấp cho hiện đại hoá nhanh chóng hệ thống hạ tầng cơ sở, giải quyết các vấn đề bức xúc như nhà ở, hệ thống cung ứng điện năng, nước sinh hoạt, các công trình công cộng… với quy hoạch hiện đại. Thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển hạ tầng cơ sở xã hội, phát triển các ngành công nghệ cao, ngành kinh tế mũi nhọn còn hạn chế đặc biệt là các năm gần đây có xu hướng giảm, ảnh hưởng đến khả năng đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường bất động sản chưa sôi động, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất chậm…, hiện nay thành phố đang xúc tiến việc cấp “ sổ đỏ” nhưng tiến độ còn chậm. Bên cạnh đó là tình trạng xây dựng nhà, công trình trái phép, xây dựng thiếu quy hoạch, lấn chiếm đường phố, hè phố làm nơi kinh doanh… còn phổ biến, ảnh hưởng đến kỷ cương luật pháp, giao thông và mỹ quan của thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố còn cao. Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là hiện tượng mang tính kinh tế - xã hội bình thường. Tuy nhiên, thất nghiệp trong lực lượng lao động của thành phố trong nhiều năm tương đối cao, năm 1996 là 7,52%, năm 2002 là 7,08% lực lượng lao động của thành phố. Trong lao động thất nghiệp có một bộ phận lao động thất nghiệp có khả ngăng tìm được việc làm trên thị trường lao động nhưng do giá cả sức lao động thấp ( các việc làm thu nhập thấp) nên chưa sẵn sàng làm việc. Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân liên quan đến các tệ nạn xã hôi. Trong các năm phát triẻn nền kinh tế thị trường, bên cạnh các nhân tố tích cực là cơ bản, một số tệ nạn xã hội có xu hướng tăng lên đáng kể như ma tuý, mại dâm… 2. Tình trạng nhập cư vào thành phố Hà Nội Theo số liệu điều tra mới nhất của công an thành phố Hà Nội thì tổng dân cư trên địa bàn thành phố đã vượt qua con sô 3 triệu người.tính đến ngày 15-10-2004 thì toàn thành phố có hơn 678 nghìn hộ với hơn 3,02 triệu nhân khẩu trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 50,18% với hơn 1,5 triệu người. Thành phần dân cư cư ở thủ đô đa dạng, phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung đông nhất ở các quận nội thành và khu vực ven nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh. Lượng người từ các tỉnh về Hà Nội làm ăn sinh sống có xu hướng tăng đột biến, phần lớn là di chuyển cả gia đình về mua nhà, mua đất để cư trú lâu dài. Các đối tượng trong diện này thường là cán bộ công nhân viên đang công tác, làm hợp đồng tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Sự gia tăng dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý hành chính. 3. Đánh giá ưu nhược điểm của hiện tượng nhập cư vào thành phố Hà Nội Ưu điểm của lao động nhập cư: Người lao động tới Hà Nội với một mục đích đó là họ sẽ nhận được một mức thu nhập cao hơn. Và để có được mức thu nhập cao hơn đó để nuôi sống gia đình họ đã sống rất tiết kiệm. Tính tiết kiệm, tiết kiệm là nét đặc trưng của lao động nông thôn, họ tiết kiệm để mang tiền về nuôi sống gia đình, họ tiết kiệm ăn, ở, thậm chí tiết kiệm cả việc đi lại. Đây là đặc điểm chủ yếu của những lao động phổ thông tới thành phố để tìm kiếm việc làm khi nông nhàn. Họ rất chăm chỉ, làm những công việc nặng nhọc như khuân vác, chuyên chở nguyên vật liệu bằng xe thồ… Lao động nhập cư với trình độ cao ngày càng đổ về Hà Nội, theo sau đó là nhu cầu cao về nhà ở và nhu cầu vui chơi giải trí. Họ là một đội ngũ đông đảo vừa là nguồn lao động của thành phố, vừa là người tiêu dùng những sản phẩm sản xuất ra. Nhược điểm của lao động nhập cư: Tác phong làm việc của lao động nhập cư, nhất là lao động phổ thông từ nông thôn vào thành thị còn mang nặng tác phong nông nghiệp, làm việc tùy lúc, năng suất chưa cao, thích lao động tự do, không chịu sự quản lý gò bó của tác phong công nghiệp… Những lao động nhập cư này do cũng mang theo tập quán sinh sống, thói quen sinh hoạt, văn hóa địa phương vào thành phố, tuy có những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền , nhưng đôi khi nó lại không thích hợp ở chỗ đông người. Ví dụ như khi đi xe buyt ta có thể thấy hai người lao động nhập cư trò chuyện rất tự nhiên và nói rất to trên xe, đây là điều không nên có, bởi họ ở nông thôn có không gian rộng thích hợp với việc nói chuyện như thế, đây là một thói quen khó sửa… Chất lượng lao động nhập cư chưa cao, còn có quá nhiều lao động phổ thong, trong khi đòi hỏi của thành phố đó là lao động qua đào taọ và có trình độ tay nghề. 4. Nguyên nhân của hiện tượng nhập cư vào thành phố Hà Nội Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá dẫn tới tình hình nhập cư mạnh mẽ vào Hà nội. Thành phố Hà nội là đầu não về chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và quan hệ quốc tế, có hạ tầng cơ sở thuận lợi nối liền với các vùng của cả nước và thế giới; có vị trí địa lý, khí hậu thuỷ văn, địa hình thuận lợi. Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang thúc đẩy mở rộng và phát triển Hà Nội. Những thành quả trong đó là sự thu hút lao động và việc làm, cải thiện đời sống của người dân, do đó là nguyên nhân chủ yếu thu hút lao động hay nói cách khác là dòng người nhập cư vào thành phố như hiện nay. Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố và đồng thời với nó là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Đây thực chất là quá trình phát triển sâu sắc của nguồn nhân lực thành phố. Do đó đây là nơi thu hút mạnh mẽ lao động từ nơi khác tới đây làm việc. Trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế thành phố có sự phát triển nhanh hàng loạt các ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp như lắp ráp máy tính, điện tử , điện lực, chế tạo và lắp ráp ô tô, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm nhựa, chế tạo dụng cụ y tế và quang học… có tốc độ phát triển khá nhanh. Nhu cầu sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật trong các ngành công nghiệp tăng lên đã thu hút một lượng lớn lao động ngoại thành và các tỉnh lân cận đổ về thành phố. Phát triển các khu công nghiệp , khu vực FDI, tác động đến việc phát triển và thu hút nguồn nhân lực tới Hà Nội. Hà Nội là một trong những địa phượng thu hút hiệu quả FDI. Tính đến ngày 31/12/2002 đã thu hút được 7.800 triệu U

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36124.doc
Tài liệu liên quan