MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Những vấn đềvềlý luận chung 3
I Vốn đầu tư 3
1 Khái niệm 3
2 Nội dung của vốn đầu tư 5 a Nguồn vốn trong nước 6
b Vốn huy động từnước ngoài 6
II Thịtrường chứng khoán 7
1 Khái niệm và bản chất của thịtrường chứng khoán 7
2 Vai trò của thịtrường chứng khoán 8
3 Nội dung và phương thức phát hành chứng khoán
đểhuy động vốn trên thịtrường chứng khoán 9
a phương thức phát hành 9
b Điều kiện đểphát hành chứng khoán ra công chứng 10
c Quy trình phát hành chứng khoán 11
4 Điều kiện đểcó thểhuy động vốn đầu tưqua thịtrường
chứng khoán 11
5 Kinh nghiệm một sốnứơc ởchâu Á 12
CHƯƠNG II: Điều kiện và một sốthực trạng huy động vốn
đầu tưqua thịtrường chứng khoán Việt Nam 15
I Điều kiện huy động vốn qua thịtrường chứng khoán
ởViệt Nam 15
* Tóm tắt các điều kiện huy động vốn qua thịtrường
chứng khoán Việt Nam 18
II Thực trạng huy động vốn qua thịtrường chứng khoán
ởViệt Nam 19
1 Thực trạng hoạt động của thịtrường chứng khoán 20
2 Thực trạng huy động vốn qua thịtrường chứng khoán 20
a Thực trạng huy động vốn đầu tưqua thịtrường
chứng khoán ởViệt Nam trước năm 2000 20
b Thực trạng huy động vốn đầu tưqua thịtrường
chứng khoán ởViệt Nam sau năm 2000 22
3 Nguyên nhân 25
CHƯƠNG III: Chiến lược phát triển và một sốgiải pháp nhằm
huy động vốn đầu tưqua thịtrường chứng khoán Việt Nam 27
I Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 27
II Một sốgiải pháp nâng cao khảnăng huy động vốn
qua thịtrường chứng khoán ởViệt Nam 30
* Một sốkiến nghị 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36
39 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rùng cửa 2 cơ quan. Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài Chính. Năm
1992, Uỷ ban chứng khoán - cơ quan quản lý trực tiếp TTCK Thái Lan mới
được thành lập.
Tại Thái Lan, thao Luật chứng khoán năm 1874, các công ty chứng
khoán muốn trở thành thành viên của SGDCK phải được Bộ Tài chính
đồng ý. Theo luật về SGDCK, các thành viên phải có khả năng Tài chính
mạnh, có khả năng thực hiện các giao dịch chứng khoán và có kinh nghiệp
trong các hoạt động giao dịch đó.
Tháng 4 năm 1991, SGDCK Thái Lan bắt đầu áp dụng hệ thống vi
tính hoàn toàn tự động trong giao dịch. Với hệ thống giao dịch tự động
này, SGSCK Thái Lan cho phép các công ty chứng khoán thông qua hệ
thống vi tính thực hiện các giao dịch ngay tại văn phòng của họ mà không
cần đến trực tiếp sở giáo dịch.
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ MỘT SỐ THỰC TRẠNG HUY
ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
I. ĐIỀU KIỆN HUY ĐỘNG VỐN QUA THỊ TRƯÒNG CHỨNG
KHOÁN Ở VIỆT NAM
Sau đại hội Đảng VI năm 1986 chúng ta đã từng bước xoá bỏ nền
kinh tế quan liêu để xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hoá với
nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong hơn 15
năm qua chúng ta đã từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã
tạo ra nhiều điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán
+ Hiện nay chúng ta được đánh giá là nơi có hệ thống chính trị và tình
hình an ninh ổn định. Sau hơn 15 năm đổi mới từ Đại Hội Đảng khoá VI
năm 1986 chúng ta đã thu được những thành quả đáng phấn khởi uy tín của
Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày càng được củng cố trong dân chúng và trên
trường quốc tế.
+ Nền kinh tế nước ta từ một nền một nền kinh tế quan liêu tự cung tự
cấp đã chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN. Hiện nay trong nền kinh tế nước ta tồn tại
nhiều thành phần kinh tế. So với trước kia chúng ta chỉ chấp nhận hai thành
phần kinh tế là: kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, thì hiện nay trong nền
kinh tế chúng ta đã chấp nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế chính điều
này đã tạo nên sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế.
+ Từ sau đổi mới nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng khíchkệ mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định . Mức tăng trưởng
GDP hàng năm bình quân từ 6% -10%, lạm phát được kiểm soạt ở mức
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
dưới 10% một năm, hàng năm chúng ta tạo thêm khoảng1,2 – 1,3 triệu lao
động, nâng cao thu nhập của người lao động ,xoá đói giảm nghèo cho hơn
30 vạn hộ dân
+ Từ năm 1991 chúng ta đã chủ chương đẩy mạnh phong trào cổ phần
hoá các doanh nghiệp nhà nước, có thể nói đây chính là điều kiện tiên
quyết cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam .
Chính sự ra đời của các công ty cổ phần đã tạo ra:
- sự năng động cho nền kinh tế
- sự tích luỹ và tập trung vốn
- tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát huy vai trò
của mình.
+ Chúng ta đã và đang xây dựng một hệ thống ngân hàng gồm các
ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng cổ phần thương mại… với nhiều quy
mô đảm bảo cho viẹc thanh toán trên thị trường
+ Chúng ta đang tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia tăng
cường quản lý nhà nước bằng pháp luật,đào tạo đội ngũ cán bộ và công
chức đủ "tâm" đủ "tầm" hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Về môi trường pháp lý: đây chính là hành lang hoạt động cho thị
trường khi nó ra đời.
Ngay từ năm 1993 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thành lập ban
nghiên cứu và phát triển thị trường vốn nhằm xây dựng đề án khả thi trình
Chính Phủ cho phép thành lập một cơ quan quản jys nhà nước về chứng
khoán. ngày 28/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/CP về thành
lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) .
11/7/1998 Chính PHủ ban hành Nghị định48/1998/ NĐ_CP về chứng
khoán và thị trường chứng khoán
25/5/2000 Ban hành Nghị định 17/2000 NĐ_CP về tổ chức thanh tra
chứng khoán
Quyết định số 127/QĐ_TTg của thủ tướng về thành lập trung tâm
giao dịch chứng khoán (10/6/1999)
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
Quyết định số 128/1998 QĐ_UBCKNN về tổ chức và hoạt động của
trung tâ giao dịch chứng khoán
Thông tư 01/1998 TT_UBCKNN hướng dẫn về phát hành cổ phiếu và
trái phiếu ra công chúng ngày 13/10/1998 theo Nghị định 48/CP
Quyết định số 05/1998 QĐ_UBCK3 ngày 13/10/1998 của Chủ tịch
UBCKNN về việc ban hành quy chế ttoor chức và hoạt động của quỹ đầu
tư chứng khoán , công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty
chứng khoán. âầấầậẩẫ
+ Đảng và Chính Phủ rất quan tâm đến đào tạo đọi ngũ nhân lực cho
thị trường chứng khoán. Để thị trường hoạt động có hiệu quả đòi hỏi một
đội ngũ đông đảo những người làm việc ở những vị trí và chức năng khác
nhau. Đó là các nhân viên môi giới chứng khoán, các chuyên gia, viên
chức tại sàn bán,các nhà phân tích …, đội ngũ này có ảnh
hưởng rất lớn đến sự vận hành của thị trường chứng khoán. trong các
năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa môn học thị trường chứng
khoán vào trong các trường Đại Học thuộc khối kinh tế và mở nhiều lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán, tranh thủ các dự án đào tạo quốc tế cử
người đi học các khoá ngắn và dài hạn trong và ngoài nước.
+ Trong sự phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhà nước có
chức năng đặc biệt, chức năng "bà đỡ ''. Thị trường chứng
khoán được hình thành dưới tác động của các nhân tố khách quan theo quy
luật vận động từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện đòi hỏi
một quá trình tiến triển khá lâu dài để có thể rút ngắn đáng kể quá trình
hình thành và phát triển về mặt thời gian nhưng vẫn tuân theo quy luật của
thị trường. Để thực hiện được vấn đề này nhà nước ta thực sự có vai trò
quyết định đến sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán.
Trong thời gian qua nhà nước ta đã rởất tích cực và chủ động trong việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý có liên quan đến thị trường chứng
khoán, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách mang tính
khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán (như
thuế, lãi suất, các chính sách phát triển các doanh nghiệp và hỗ trợ CPH
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần phát hành
chứng khoán rộng rãi ra công chúng, khuyến khích các trung gian tài chính
đa thành phần…).
+ Con người Việt Nam cần cù sáng tạo chịu thương chịu khó, thông
minh,đễ tiếp thu cái mới, ham học hỏi. Nhiều chuên gia cho rằng người
dân Việt Nam rất có ý chí kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận rủi ro mạo hiểm
trên thương trường.
* Tóm tắt các điều kiện huy động vốn qua thị trường chứng
khoán VIệt nam
Tóm lại để huy động vốn trên thị trường chứng khoán có rất nhiều các
điều kiện
+ Chúng ta đã và đang xây nền kinh tế hàng hoá đa dạng đa thành
phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
+ Sau đổi mới chúng ta đã xây dựng được hệ thống chính trị ổn định,
tình hình an ninh được đảm bảo, đất nước ít có biến động.
+ Sau đổi mới chúng ta đã thu được những thành tựu rất to lớn chúng
ta luôn đạt được nhịp độ tăng trưởng cao.
+ Từ năm 1991 chúng ta đã đẩy mạnh phong trào cổ phần hoá đã tạo
điều kiện cho thị trường chứng khoán sớm đi vào hoạt dộng
+ Chúng ta đã xây dựng được hệ thống ngân hàng đa thành phần đảm
bảo cho việc thanh toán trên thị trường
+ Đảng và nhà nước tiến hành cải cách nền hành chính đào tạo được
đội ngũ cán bộ đủ năng lực quản lý về pháp luật
+ Nhà nước đã đưa ra nhiều các văn bản pháp luật về chứng khoán,
hòn thiện môi trường pháp lý
+ Về cơ sở vật chất: vì chúng ta là nước đi sau nên chúng ta có hệ
thống thông tin tương đối hiện đại
+ chúng ta đã xây dựng thị trường tiền tệ đây chính là tiền đề cho sự
ra đời của thị trường chứng khoán
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
+ Được nhà nước quan tâm với chức năng "bà đỡ" cho thị trường
chứng khoán
+ Đảng và nhà nước rất quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên
cho thị trường
+ Con người việt nam cần cù sáng tạo dễ tiếp thu cái mới là một nhân
tố rất quan trọng.
II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN QUA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán
*Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán
Về hoạt đồng của các công ty chứng khoán UBCKNN đã cấp giấy
phép hoạt động cho 9 công ty chứng khoán (xem phụ lục2) trong đó có 3
công ty cổ phần và 6 công ty TNHH và cho phép 01 công ty cổ phần chứng
khoán tăng vốn điều lệ.
Thời gian qua, bầu hết các công ty CK hoạt động ổn định tuân thủ các
quy định pháp luật về chứng khoán và TPCK, các quy định của
UBCKNN.
Tính đến tháng 7/2002 số tài khoản giao dịch chứng khoán của khách
hàng được mở tại các công ty CK là gần 12.000, trong đó có 91 nhà đầu tư
nước ngoài (ĐTNN). Các công ty CK đã mở rộng phạm vi hoạt động, chi
nhánh và đại lý nhận lênh tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, T/P Hồ Chí
Minh. Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Ngoại trừ 5 tháng cuối năm 2000 khi mới bắt đầu hoạt động, trong
năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002. Kết quả kinh doanh của các công ty
CK đều có hướng phát triển tốt, 7 trong số 8 công ty CK đã báo cáo có lãi
so với 3 trong số 7 công ty trong năm 2000. Các chỉ tiêu báo cáo tài chính
cho thấy tính đến ngày 31/12/2001 các công ty CK có tình hình tài chính
lành mạnh.
Hiện nay cơ cấu doanh thu cảu các công ty CK đã có sự thay đổi
đáng kể. Nếu như trong thời gian đầu, doanh thu từ vốn kinh doanh chiểm
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty CK và tiếp đến là các nghiệp
vụ như tư doanh môi giới… thì đến hết Quý 1 năm 2002 doanh thu từ hoạt
động môi giới và tư doanh đã chiếm tỷ lệ đáng kể; tài sản dưới dạng tiến
giảm, tỷ lệ tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng; khả năng thanh toán của
các công ty được đảm bảo.
* Hoạt động của TTGDCK
Tính đến ngày 30/6/2002 TTGDCK TP,HCM đã thực hiện 322 phiên
giao dịch. Với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là 41,3 triệu cố
phiếu và 811 ngàn trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch 1.673 tỷ đồng, trong
đó giao dịch cổ phiếu chiếm 94,9%. Bình quân giá trị giao dịch chứng
khoán trong 1 phiết đạt 5,2 tỷ đồng. Hiện nay, đã có 19 loại cổ phiếu và 27
loại trái phiếu được niên yết giao dịch.
Trong 2 năm qua, TTGDCK TP. HCM đã thực hiện tương đối tốt
công tác quản lý niên yết, thành viên và công bố thông tin thị trường. Bên
cạnh đó, TTGDCK TP.HCM còn thường xuyên tổ chức các buổi toạ dàm
tiếp nhận chức các buổi toạn đàm tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các
công ty CK thành viên, công ty NY, kiến nghị lên UBCKNN điều chỉnh và
bổ sung các quy định, quy chế cho phù hợp với yêu cầu quản lý và thực
tiễn thị trường đòi hỏi.
Việc lưu ký chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch
chứng khoán tại TTGDCK. Các thành viên lưu ký đều tuân thủ các quy
định về lưu ký chứng khoán của UBCKNN và TTGD-CK. Hiện nay, hoạt
động của các thành viên lưu ký nước ngoài chưa đáng kể do người nước
ngoài đầu tư ít vào TTCK Việt Nam.
Tính đến tháng 7/2002, tổng số cổ phiếu lưu ký tại TTGDCK
TP.HCM là 54 triệu cổ phiếu trên tổng số 101,6 triệu cổ phiếu niên yết,
chiếm 61,57%; tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu Ngân hàng
Đầu tư và phát triển (NHĐT & PT) Việt Nam là 3.246 tỷ đồng đã được lựa
chọn gần như toàn bộ đạt 93,87%.
2 thực trạng huy đông vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
a. Thực trạng huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán ở
Việt Nam trước năm 2000 :
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 20/7/2000 đánh dấu một bước phát triển của thị trường tài chính Việt
Nam. Mặc dù quy mô còn nhỏ bé song bước đầu đã thu hút được sự quan
tâm của công chúng đầu tư trong và ngoài nước song trước năm 2000 ở
Việt Nam thị trường chứng khoán đã tồn tại, nhưng còn ở dạng rởất sơ khai
tuy nhiên nó cũng là một trong những kênh huy dộng vốn trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội thời kỳ này đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát
triển kinh tế đất nước và đặc biệt là sự ra đời của trung tâm giao dịch
chứng khoán TPHCM
+ Đối với việc huy động vốn đầu tư qua bán cổ phiếu . Trong giai
đoạn này Cổ Phiếu được bán trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp
và chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1991 - 1994 đây là giai đoạn kiểm kê toàn bộ doanh nghiệp
nhà nước phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên
cơ sơ đó htuwcj hiện đăng ký lại các doanh nghiệp nhà nước theo Nghị
Định 388 - HĐBT (nay là Chính Phủ) và Quy Định 202/ct đây là giai đoạn
thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ
phần. Giai đoạn này cổ phần hoá được ba công ty là:
Công ty đại lý liên hợp vận chuyển 93
Công ty Cơ điện lạnh ( REE )
Xí nghiệp giày hoà an
Giai đoạn1994 - 1998 thực hiện quy định số 90/TTG, 91/TTg và chỉ
thị 500/TTg quy trình cổ phần hoá giai đoạn này được mở rộng đánh dấu
bằng nghị định 28/CP ngày 7/5/1996.tuy tiến độ CPH giai đoạn này diễn
ra chậm mới chỉ có 20 doanh nghiệp được CPH
Giai đoạn 1998-2000 đánh dấu bằng chỉ thị 20/98/ct_TTg ngày
21/4/1998 của Thủ Tướng Chính Phủ là giai đoạn cổ phần hoá diễn ra
mạnh mẽ với quy mô lớn, đến năm 2000 đã có 430 doanh nghiệp CPH với
tổng vốn điều lệ trên 2000 tỷ đồng. Tuy nhiên các doanh nghiệp CPH là
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
các doanh nghiệp nhỏ vốn điều lệ bình quân là 6 tỷ đồng, trong 430 doanh
nghiệp cổ phần chỉ có 50-60 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng.
Phần vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cao là 35%, phần bán cho cán
bộ công nhân viên chiếm 38 %, cnf lại là bán cho công chúng đầu tư bên
ngoài. Các doanh nghiệp phát hành Cổ phiếu ra cong chúng dưới hình thức
chứng chỉ có mệnh giá phổ biến là 100000 đồng cao gấp 10 lần mệnh giá
quy định trong Nghị định 48/1998/NĐCP , các chứng chỉ này do kho bạc
nhà nước invà cung cấp chon các công ty.
+ Về huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Trong giai đoạn này để
tạo hang cho thị trường chứng khoán và huy động vốn cho đầu tư phát triển
nhà nước đã phát hành đợt trái phiếu huy động trên 4000 tỷ đồng, tín phiếu
và trái phiếu ngân hàng đâu tư và phát triển là trên 2000 tỷ đồng. đồng thời
thành lập ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước tuy nhiên trong đợt phát
hành này còn rất nhiều hạn chế bởi vì đợt phát hành này chủ yếu phát hành
bằng cưỡng ép gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân.
b.Thực trạng huy động huy động vốn đầu tư qua thị trường
chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 dến nay.
Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM đã chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 20/7/2000, cho đến nay đã được hơn hai năm trong hơn hai
năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua bso khó khăn thử
thách để giữ vững ổn định và từng bước phá triển thị trường. Chúng ta hãy
cùng xem xét xem chúng ta đã đạt được những thành tựu gì qua hai năm
năm qua đặc biệt trong vai trò huy động vốn của mình.
Trong phiên giao dịch đầu tiên chỉ có hai loại chứng khoán là hai cổ
phiếu được phép niêm yết là REE , SAM và trái phiêu Chính Phủ với quy
mô giao dịch trên thị trường là 444 tỷ đồng {chỉ tính riêng cổ phiếu} cho
đến nay UBCKNN đã cấp phép phát hành, tăng vốn và đăng ký niêm yết
cổ phiếu cho 19 công ty cổ phần
ST
T
Tên công ty Mã cố
phiếu
1 Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
2 Công ty cổ phần và Vật liệu Viễn thông SAM
3 Công ty Giây Hải Phòng HAP
4 Công ty cổ phiếu kho vận và Giao nhận ngoại thương TMS
5 Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An LAF
6 Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn SGH
7 Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long CAL
8 Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng DPC
9 Công ty cổ phần bánh kẹo Biên hoà BBC
10 Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn TRI
11 Công ty cổ phần SXKD và XNK Bình Thạnh GIL
12 Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu BTC
13 Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn BPC
14 Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới BT6
15 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển GMD
16 Công ty cổ phần XNK thuỷ sản An Giang AGF
17 Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và XNK SAV
18 Công ty cổ phần Thuỷ sản số 4 TS4
19 Công ty cổ phần XNK Khánh Hội KHA
( Theo báo chứng khoán việt nam số 8 tháng 8 – 2002)
Với tổng giá trị vốn điều lệ 1016 tỷ đồng. Tính đến đầu tháng 7 năm
2002 TTGDCK TPHCM đã trải qua 330 phiên giao dịch với tổng khối
lượng chứng khoán được giao dịch là 41,3 triệu cổ phiếu và 841 ngàn trái
phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch là 1673 tỷ đồng, trong đó cổ phiếu chiếm
94.9%. Bình quân giá trị giao dịch mỗi phiên đạt 5.2 tỷ đồng, hiện nay đã
có 19 loại cổ phiếu và 27 loại trái phiếu được niêm yết giao dịch.
Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), trung tâm giao dịch
chứng khoán (TTGDCK) phối hợp với Bộ tài chính đã thực hiện thành
công 22 đợt đấu thầu qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính
Phủ với tổng giá trị là 3088,6 tỷ đồng. Công tác tạo hàng cho thị trường
chứng khoán là rất khó khăn. Đến nay, với số lượng hàng hoá trên 4000 tỷ
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
đồng nói trên là một sự cố gắng của UBCKNN, cũng như các Bộ, ngành,
địa phương.
Qua hai năm hoạt dông cho thấy các công ty niêm yết đều là các Công
ty cổ phần và hiện nay hoạt động kinh doanh của các công ty có chiều
hướng tốt, đều có lãi; bên cạnh đó các công ty niêm yết trên thị trường
được hưởng các ưu đãi về thuế nên mức trả cổ tức tương đối hấp dẫn người
đầu tư. Trong thời gian qua, công ty cổ phần Giấy Hải Phòng (HAPACO)
đã phát hành thành công thêm 1 triệu cổ phiéu mới để huy động vốn cho
dự án nhà máy Giấy Kraf với tổng giá trị là 32 tỷ đồng (tính theo giá phát
hành). Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) phát hành thêm 7.5 triệu cổ
phiếu thường để tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng. Về cơ
bản các công ty niêm yết đã cố gắng đáp ứng các quy định của UBCKNN
đề ra, bộ máy quản lý, công tác tài chính kế toán của các công ty niêm yết
đã được chú trọng, nhất là chất lượng báo cáo tài chính kế toán. Tuy nhiên,
một số công ty còn thụ động trong việc công bố thông tin; hầu hết các công
ty niêm yết chỉ chú trọng vào thông tin định kỳ và thông tin cung cấp theo
yêu cầu, chưa chủ động kịp thời thông tin liên quan tới hoạt dộng của công
ty.
Tuy nhiên chung ta cũng gặp không ít khó khăn và những hạn chế.
Điều đầu tiên đáng nói là thị trường của chúng ta chưa thực sự trở thành
một công cụ để huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. So với quy
mô của các thị trường khác thì thị trường của chúng ta còn quá nhỏ bé.
Hàng hoá trên thị trường đã tăng về quy mô song thực sự là chưa nhiều và
chưa đa dạng, về số lượng nhà đầu tư người nước ngoài tham gia thị trường
là rất khiêm tốn.
Số lượng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
David Apleton, quốc tịch Anh, đã ghi vào "lịch sử" phát triển của
TTCK Việt Nam khi Anh là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên được khớp
lệnh mua 100 cổ phiếu TMS với giá 65.000 đồng / cổ phiếu tại côg ty
chứng khoán ACBS trong phiên giao dịch thứ 102 (ngày 2 tháng 4). Từ đó
đến nay, đã có 11 nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân) mua được 161.700 cổ
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
phiếu trên Việt Nam (93.700 cổ phiếu TMS, 32.300 cổ phiếu HAP và
35.700 cổ phiếu SGH).
Về văn bản pháp lý Nghị định 48/1998/ NĐ - CP ngày 11/7/1998 của
Chính Phủ được soạn thảo và ban hành trong điều kiện TTCK Việt Nam
chưa đi vào hoạt động do vậy một số nội dung không phù hợp với hoạt
động của thị trường hiện tại cũng như nội dung mới của luật doanh nghiệp.
Về hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết tuy có tỷ lệ doanh thu
cao nhưng phần lớn các công ty có quy mô nhỏ ; sản phẩm của các công ty
có khả năng cạnh tranh khiêm tốn trên thị trường đặc biệt là thị trường
ngoài nước . công tác phổ biến, quán triệt các quy định chính sách, đối với
hoạt động thị trường chứng khoán tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng
chưa thật sâu rộng nên ý thức chấp hành chưa cao; hệ thống giám sát thị
trường đã được thiết lập nhưng hoạt động chưa có hiệu quả, chưa có hệ
thống chỉ tiêu giám sát, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn chưa có
kinh nghiệm, chưa nắm chắc nghiệp vụ nên kết quả kiểm tra còn kém hiệu
quả
Về hoạt động của TTGD CK còn hạn chế về mô hình tổ chức và
trình dộ kỹ thuật . Về mô hình tổ chức: TTGDCK là một đơn vị có thu
trực thuộc UBCKNN kiêm chức năng lưu ký đăng ký chứng khoán và
thanh toán bù trừ chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu của thị trường. Về năng
lực kỹ thuật: hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán chỉ là hệ
thống bán tự động với mạng cục bộ do vậy công suất và hiệu suất chưa
cao. Hệ thống thông tin trên thị trường hiện nay tuy đã cung cấp được một
số thông tin về giá, khối lượng chứng khoán giao dịch hàng ngày, tuy nhiên
lương thông tin cung cấp một mặt chưa đáp ứng được nhu cầu của người
tham gia thị trường, đặc biệt là thông tin của các công ty niêm yết, thông
tin về quản lý thị trường,các văn bản pháp quy, thông tin về tổ chức trung
gian tài chính…cho nên không gây được sự chú ý cho nhà đầu tư.
TTCK Việt Nam vẫn còn ít nhà đầu tư có tổ chức, đầu tư với quy mô
lớn và dài hạn góp phần tăng tính ổn định cho thị trường như quỹ đầu tư,
các tổ chức đầu tư tài chính; còn thiếu vắng công ty quản lý quỹ, tổ chức
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
mức tín nhiệm, tổ chức đăng ký chuyển nhượng chứng khóan…, là các
định chế quan trọng trên thị trường.
Hoạt động của các trung gian tài chính và hỗ trợ thị trường còn nhiều
hạn chế: đội ngũ hành nghề còn yếu kém về trình độ và kỹ năng hành nghề.
Các công ty Chứng Khoán mới chỉ triển khai được nghiệp vụ môi giới và
hoạt động tự doanh ngoài ra còn có một phần nhỏ nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành; hầu như chưa triển khai được đầy đủ các nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành, tư vấn đấu tư…
3. Nguyên nhân
Thứ nhất: Chứng khoán và thị trương chứng khoán là một lĩnh vực
mới, thực tiễn và kiểm nghiệm quản lý vận hành của UBCKNN, TTGDCK
các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và các tổ chức trung gian khác
còn hạn chế và đây cũng là lĩnh vực cò rất mới mẻ với công chúng đầu tư.
Thứ hai: Hệ thống các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán
và các văn bản pháp luật có liên quan còn thiếu, không đồng bộ, thậm chí
còn mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường.
Thứ ba: Môi trường kinh tế, phương thức quảng trị kinh doanh cũng
như thói quen dè dặt với cái mới làm cho hoạt động của thị trường chứng
khoán kém sôi động và hiệu quả.
Thứ tư: khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn rất hạn chế,
các doanh nghiệp chưa có chiến lược để huy động vốn trung và dài hạn qua
thị trường chứng khoán.
Thứ năm: Nhà nước đã có chính sách khuyến khích đối với các công
ty tham gia niêm yết , các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia thị truờng… tuy nhiên chính sách này cũng cần dược tiếp tục
nghiên cứu và hoàn chỉnh.
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ QUA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Mục tiêu tổng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm
2001-2010 của Việt nam được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng
IX:"Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại;
nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ , kết cấu hạ tầngười
tiềm lực kinh tế, quốc hòng an ninh được tăng cường vững chắc, thẻ chế
kinh tế thị trường XHCN được hình thành cơ bản, vị thế của nước ta
trong quan hệ kinh tế được củng cố và nâng cao". Để thực hiện được các
mục tiêu đó, vấn đề xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói
chung và phát triển thị trường tài chính nói riêng trong đó có chiến lược
phát triển thị trường chứng khoán việt nam đến năm 2010 có một ý nghĩa
rất quan trọng.Trên cơ sở nghiên cứu xuất phát điểm của nền kinh tế đất
nước, thực trạng của hệ thống tài chính cũng như TTCK Việt Nam trong
thời gian qua, và mục tiêu yêu cầu phát triển thị trường tài chính Việt Nam
§Ò ¸n kinh tÕ §Çu t− Ph¹m §¨ng KiÖm
từ nay đến năm 2010, chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010 tập trung vào những nội dung chính sau:
1. Phát triển TTCK tập trung theo mô hình từ Trung tâm giao
dịnh Chứng khoán lên Sở Giao Dịch Chứng khoán .
Quá trình phát triển của thị trường chứng khoán đến năm 2010 có thể
chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một từ năm 2010 đén năm 2004, là giai
đoạn xây dựng và hoàn thiện hoạt động của 2 Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chuẩn bị các
điều kiện về cơ sở hạ tầngười và khung pháp luật để từng bước phát triển
TTGDCK thành Sở Giao dịch Chứng khoá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-Một số giải pháp nhằm huy động vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán Việt Nam.PDF