Đề án Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam

Mặc dù chất lượng nhân lực dưới góc độ trình độ văn hoá này càng được nâng lên, kể cả khu vực nông thôn và thành thị. Song tỷ lệ lao động giản đơn còn quá cao, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm: 84,48% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật (năm 2000), chỉ giảm 1,65% so với năm 1999.Theo số liệu điều tra năm 1995 cả nước có khoảng 4,7 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 11% lực lượng lao động.Thành phố Hà Nội, nơi lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 26,5%. Trong khi đó các nước trong khu vực, tỷ lệ tương ứng là 45 – 50%. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã nảy sinh ra một cơ cấu lao động bất hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cơ cấu lao động kỹ thuật phổ biến là 1 đại học, cao đẳng - 4 trung học chuyên nghiệp - 10 công nhân kỹ thuật thì ở nước ta là: năm 1989: 1 - 1,8 – 2,2; năm 1998 - 1999: 1 - 1,3 - 2. Như cả ở thành thị và ở nông thôn, nhưng mức độ tăng và tăng thêm ở thành thị đều vượt xa nông thôn, đặc biệt là số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học. ở thành thị số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học tăng thêm là 223256 người với tốc độ tăng thêm là 10,31%, trong khi ở nông thôn các chỉ số này là 76231 người với 2,86%.

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am gia đào tạo. II.1.3.3. Công tác đào tạo giáo dục . Công tác đào tạo giáo dục ở các cơ sở giáo dục đào tạo cũng còn nhiều tồn tại. Trước hết là sự mất cân đối đào tạo (nguyên nhân của sự mất cân đối trong tỷ lệ giữa các loại lao động kỹ thuật hiện nay). Trong những năm qua, số trường đại học (cả công lập và dân lập) đã gia tăng rất nhiều, trong khi các trường đào tạo và dạy nghề càng ít dần: sau 10 năm trong cả nước số trường dạy nghề đã giảm từ 360 xuống còn 174 trường (chủ yếu là giao thông vận tải, in, cơ khí xây dựng hóa chất 244 trường trung cấp chuyên nghiệp và hơn 500 trung tâm dạy nghề ( may mặc , sửa chữa xe máy, ti vi, vi tính , nghiệp vụ văn phòng...) Với hệ thống các trường và cơ sở dạy nghề như trên, ở đây chưa đề cập tới việc phải tăng thêm số trường lớp hoặc cơ sở dạy nghề mà cần phải xem xét lại việc dạy nghề đã gắn với thực trạng đòi hỏi nền kinh tế hay chưa . Trước hết ở khu vực đô thị và khu công nghiệp: có thể thấy rất rõ là khả năng đáp ứng của lực lượng lao động trẻ cho nhu cầu của các khu công nghiệp tập trung còn rất hạn chế . Ví dụ như khu công nghiệp nhà bè, Thủ đức hoặc Tân thuận (thành phố Hồ chí Minh) , số lao động địa phương mới chỉ đáp ứng được 2/3 , só còn lại phải tuyển nơi khác . Hoặc đa số lao động kỹ thuật đang làm việc ở khu công nghiệp Nội bài, Sài Đồng ( Hà nội) là từ nơi khác đến, trong khi lao động địa phương lại dư thừa do không cótrình độ văn hóa ( tối thiểu là học hết cấp III), chưa được đào tạo nghề và công nghệ tiên tiến để có thể đáp ứng được về lao động kỹ thuật. Mặt khác, cũng cần phải có chính sách cụ thể mang tính khuyến khích đối với số lao động trẻ có trình độ tay nghề cao trở về quê nhà hoặc các vùng nông thôn tham gia lao động sản xuất trong các ngành kinh tế địa phương, góp phần giảm bớt sự tập trung ở các đô thị lớn hiện nay. Thực tế có hàng chục ngàn sinh viên sau khi ra trường không về quê làm việc, như ở Tiền giang từ 1994-1997 có tới 6.070 sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng năm 1995 chỉ có 35 người , năm 1996 chỉ có 12 người về tỉnh công tác số còn lại ở lại thành phố Hồ chí Minh tìm việc làm. Tương tự, ở Bến tre có trên 2.784 sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chỉ có vài chục người trở về quê, hoặc ở Bình định từ 1994-1996 cũng chỉ có vài chục về quê làm việc trong tổng số hơn 6000 tốt nghiệp đại học. ở Hà nội nơi tập trung nhiều trường đại học, hàng năm cũng có tới hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp ở lại tìm việc... Một số vấn đề khác nữa là việc đào tạo nghề ở nước ta hiện nay còn manh mún. tản mạn, nhưng chưa theo một quy trình mang tính chiến lược lâu dài trong việc tạo lập một đội ngũ lao động kỹ thuật và công nghệ để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế. Mặc dù việc dạy nghề ở các Bộ, ngành vẫn đang tiến hành nhưng khi ra trường vẫn có sự mất cân đối giữa nhu cầu và việc làm. Về khía cạnh tự tạo việc làm một số cơ sở dạy nghề còn đáp ứng được , nhưng khi nhu cầu đòi hỏi có kỹ thuật cao hơn phù hợp với dây chuyền công nghệ hiện đại thì lại hoàn tòan không thỏa mãn hoặc phải đào tạo lại. Chính việc đào tạo như vậy vừa gây tốn kém cho người học, vừa tốn khoản thời gian của việc dạy nghề mà hiệu quả chưa cao và không thiết thực. ở khu vực nông thôn: Những đòi hỏi của CNH-HĐH nông thôn cũng đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay công nghệ và tiểu thủ công nghiệp nông thôn đang có xu hướng phát triển, tuy nhiên quy mô và thiết bị sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm còn nhiều mặt hạn chế , lựcu lượng lao đông , kỹ thuật và công nghệ nông thôn rất cần đào tạo lại vì tổng số 31,8 triệu lao động ở khu vực này hiện có tới 29,4 triệu chưa qua đào tạo. Đa số thợ trong các cơ sở sản xuất là do kèm cặp, tự học và tích lũy kinh nghiệm. Nếu đặt vấn đề là tới đây đổi mới công nghệ quy mô sản xuất hoặc cải tiến các quy trình công nghệ quy mô sản xuất hoặc cải tiến các quy trình công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn hiện đại hơn thì số lao động cũ và mới sẽ đào tạo ở đâu học nghề như thế nào và chương trình dạy nghề cho lao động trẻ nông thôn ra sao? Đây có thể xem là một vấn đề bức xúc trong chương trình dạy nghề cho thanh niên nông thôn trong thời gian tới mà không thể không đề cập. Trong cơ chế thị trường, việc đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật nếu chỉ tập trung vào khu vực kinh tế nhà nước như trước đây thì không thể bảo đảm được do hạn chế kinh phí. Từ thực tế đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật trẻ hiện nay, ta thấy nổi lên một số tình hình sau đây: Một là, hầu hết số thanh niên có khả năng ( cả về kinh tế lẫn học lực ) đều muốn vào đại học và tiếp tục học cao hơn. Tâm lý chung là không muốn học trung học kỹ thuật. Hậu quả như đã nói là nhiều nơi, nhiều lúc cán bộ có trình độ đại học lại nhiều hơn cán bộ trung cấp và công nhân kỹ thuật bậc cao . Hai là, sự phân biệt giữa hệ thống đào tạo trung cấp và công nhân kỹ thuật còn chưa rõ ràng. Sự không phân biệt đó, hiện ở mức lương gần như tương đồng (thậm chí cán bộ kỹ thuật trung cấp còn thấp hơn công nhân) , ngoài ra công việc đôi khi lại rất giống nhau (trừ một số ngành y dược...) từ đó dẫn đến tâm lý đối với học sinh trẻ là học công nhân kỹ thuật bậc cao hơn là đi trung cấp, vì thời gian đào tạo gần như nhau, công việc đôi khi lại tốt hơn cho bản thân sau khi ra trường và hành nghề. Ba là, hệ thống quản lý nâng bậc kỹ thuật và đào tạo lại công nhân còn chậm đổi mới và không linh hoạt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Vì sự đòi hỏi ở người công nhân hiện đại không chỉ ở tay nghề mà còn ở thể lưc, vì điều đò có liên quan đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm . Bốn là, trong đội ngũ công nhân kỹ thuật và công nghệ của ta hiệnu nay còn có nhiều người mù chữ và chưa có bằng cấp. Thực tế , ở tất cả các nước tiên tiến, mọi công việc dù đơn giản nhất vẫn cần qua đào tạo, chỉ có như vậy mới nâng cao được chất lượng sản phẩm, đồng thời làm tăng tính năng động của đội ngũ lao động, giúp cho họ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Năm là, đội ngũ công nhân kỹ thuật và công nghệ của ta, tính đơn nghề còn phổ biến trong khi thực tế muốn có việc làm thường xuyên cần phải giỏi một nghề và biết nhiều nghề. Điều này có được khắc phục hay không hoàn toàn phù thuộc vào trình độ văn hóa và kỹ năng đào tạo đội ngũ lao động này như thế nào trong thời gian tới . Điều thách thức lớn hơn còn là điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, Hiện trạng cả hệ thống dạy nghề, cũng như thương trường , trang bị cơ sở vật chất kỹ tyhuật, đội ngũ giáo viên, giáo trình giáo án ... dều rất thiếu thôn lạc hậu . Công tác đào tạo còn nhiều vấn đề : Một là, do tâm lý “sính” đại học của dân chúng (bắt nguồn từ tư tưởng lánh nặng tìm nhẹ một tư tưởng phong kiến tham căn cố để ở nước ta ) do các cơ sở dạy nghề còn quá ít và chất lượng kém trên nhu cầu đại học rất lớn. Đồng thời do thiếu sự điều tiết vĩ mô về cơ cấu và quy mô các ngành đào tạo nên có tình trạng đào tạo ồ ạt, trùng lắp giữa các trường, quá tải về giảng đường, ký túc xá và giáo viên cũng phải làm việc quá tải. Hai là, việc đổi ới nội dung giảng dạy chưa được đồng đều giữa các trường. ở khối kinh tế việc này đã được khá tốt , hầu hết các môn học đã được đổi mới, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường . Song ở khối kỹ thuật, quá trình đổi mới chậm có những chuyên ngành giảng dạy những giáo trình quá lạc hậu. Ba là, cơ sở vật chất ở các trường có được bổ sung thêm, góp phần cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên và sinh viên nhưng các phương tiện giảng dạy thì hầu như chưa thay đổi. Bốn là, công tác phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng chưa được đổi mới - đặc biệt là hệ thống thư viện - nên chưa tạo được điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo trong khi đội ngũ giáo viên được quan tâm đào tạo và đổi mới kiến thức thì đội ngũ phục vụ giảng dạy còn được ít quan tâm. Năm là, nói chung sinh viên ra trường đều có kiến thức lý thuyết khá tốt nhưng yếu về kỹ năng và rất thiếu thực tế . Nguyên nhân của tình hình này có hai phía : phía nhà trường thì hầu như chưa có kinh phí cho việc thực tập hoặc kinh phí không đáng là bao và cần giảm quỹ thời gian dành cho thực tập , phía doanh nghiệp thì chưa nhận thức được trách nhiệm chung đối với quá trình đào tạo . Tất cả những điều trên làm giảm sút chất lượng sinh viên khi ra trường, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp. II.1.3.4. Vấn đề sử dụng đội ngũ lao động sau đào tạo và bồi dưỡng . Đây chính là biểu hiện hiệu quả của đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Với cấp độ khác nhau, sử dụng số lao động này có khác nhau.Việc sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật được biểu hiện thông qua việc làm và không có việc làm của họ hoặc việc sử dụng không đúng ngành nghề ( bảng 5) Bảng 5: Tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp Tình trạng công việc Tổng số CNKT có bằng CNKT không bằng TNCN CĐ-ĐH Tổng số 316713 773336 599513_1145446 638418 1. Công việc ổn đinh 2774283 675086 535552 995390 568225 2. Công việc tạm thời 20495 5944 7005 5335 2211 3. Chưa có việc làm 69598 23812 6654_26007 13125 4. Đang đi học 13484 1442 1057 6959 4026 5. Nội trợ 55495 10863 10733 25374 8520 6, Mất khả năng LĐ 80801 214269 12473 53253 13160 7. Tình trạng khác 142557 34269 26039 53128 29121 8. Tỷ lệ chưa có việc làm 220 3,08 1,11 2,27 2,06 Qua số liệu thống kê cho thấy rằng không kể những người sau khi tốt nghiệp đang làm nội trợ hoặc mất khả năng lao động, số đang đi học và các tình hình khác, thì chỉ riêng số người chưa có việc làm thực sự đã chiếm 2.2% tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong số những người có việc làm, việc phân bổ họ vào các thành phần kinh tế cũng không đồng đều. - Thành phần kinh tế phi nhà nước sử dụng rất ít lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút đại bộ phận lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cụ thể là: - 82.93% số tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp 93.00% số tốt nghiệp cao đẳng, đại học - 97.13% số tốt nghiệp trên đại học. Trong số lao động hiện nay có thể nói tổng quát là chỉ khoảng 70% người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đã làm đúng ngành nghề được đào tạo. Có một số lĩnh vực như giáo dục, y tế. Số người được làm đúng ngành nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhưng một số lĩnh vực khác thì tỷ lệ này rất thấp. II.1.3.5. Công cụ lao động Trước thời kỳ đổi mới phần lớn các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực sử dụng công cụ lao động giản đơn và dùing sức lực của người công nhân là chính. Hơn nữa công nhân phải sử dụng đủ công cụ và đủ mọi chi tiết để hoàn thành sản phẩm có nghĩa là một công nhân có thể phải đứng ở nhiều khâu để sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm (trình độ chuyên môn hóa trong sản xuất thấp). Đây chính là chịu ảnh hưởng sự bưng bít của cơ chế kế hoạch hóa tập trung và sự cấm vận của Mỹ. Sau thời kỳ đổi mới đến nay qua chuyển giao công nghệ nhiều máy móc thiết bị và các công cụ lao động tiên tiến khác cũng được thay đổi vì vậy năng suất lao động phần nào được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh sự đổi mới này lại có những khó khăn mới đó là công nhân phần lớn với tay nghề thấp kém đã không đủ trình độ để sử dụng máy móc, công cụ lao động hiện đại vì vậy chưa phát huy hết được công suất máy móc. Hai là, khi máy móc và các công cụ tiên tiến hơn có một khó khăn nữa là việc dư thừa lao động trong các doanh nghiệp. Như vậy khi bước sang điều kiện mới này, sự thay đổi về công cụ lao động đã tác động đến công việc đào tạo và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta. II.1.3.6.Cung lao động vượt quá cần gây sức ép mạnh về việc làm, đồng thời với một tỷ lệ lao động dư thừa lớn trong nông thôn. Lực lượng lao động ở Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng với tốc độ cao, một mặt tạo nguồn lực lớn cho phát triển đất nước, nhưng mặt khác cũng tạo ra áp lực lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong những năm qua tốc độ tăng dân số bình quân là 2,2% và tốc độ tăng lực lượng lao động là 3,2%. Nhưng tình trạng nghiêm trọng là hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn bình quân một lao động nông nghiệp năm 1995 chỉ có 0,23ha đất canh tác, trong khi đó con số tương ứng của các nước nông nghiệp khác trong vùng là 0,8% ha. Với diện tích canh tác chỉ có khoảng 7 triệu ha, nhu cầu tối đa chỉ cần 18 – 19 triệu lao động (kể cả chăn nuôi). Thực tế hiện nay ở nông thôn vẫn còn khoảng 25 triệu lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Bảng 1. Quy mô lực lượng lao động cả nước 1996 – 2000 1.Tổng lực lượng lao động 1996 2000 Tăng giảm hàng năm Tuyệt đối (ng) Tương đối % 2. Lực lượng lao động theo khu vực 34740509 38.643.089 975645 2,70 - Thành thị 6621541 8725998 526121 7,14 - Nông thôn 28118968 29917091 449524 1,56 3. LLLĐ trong độ tuổi lao động 33166764 36725277 889628 2,58 Nguồn:Tổng điểu tra mẫu quốc gia về lao động – việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000 Hiện nay nguồn cung lao động ở nước ta rất dồi dào và có xu hướng tiếp tục gia tăng ở mức cao. Năm 1996; lực lượng lao động cả nước là 34740509 người trong đó số lương động đã qua đào tạo 4104090 người (chiếm tổng lực lượng lao động ). Nông thôn chiếm 80,94% lực lượng lao động cả nước. Năm 1996 có trên 2 triệu người độ tuổi 15 trở lên ra thành thị tìm việc làm (chiếm 7,14%) dân số trong độ tuổi lao động đang hoạt động kinh tế ở nông thôn. Với số lượng người bước vào độ tuổi lao động đạt mức kỷ lục cao nhất như hiện nay, cùng với hàng chục vạn lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sẽ tạo áp lực lớn về việc làm và nguồn vốn đang căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (năm 2000, có 6,4% dân số thành thị trong độ tuổi lao động thất nghiệp, ở nông thôn bình quân người nông dân chỉ sử dụng 74% thời gian lao động, ở vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tỷ lệ này là 66%). Một số lao động thất nghiệp rời vào nhóm lao động trẻ, được đào tạo gây ra nhiều hậu quả cả về kinh tế và xã hội.Thế nhưng trong số người chưa có việc làm ở nước ta có cả lao động chưa qua đào tạo chính quy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao. Những kỹ sư, công nhân lành nghề, cử nhân và những người lao động giản đơn cùng xuất hiện trên thị trường lao động, cùng cạnh tranh để tìm việc làm. Sự thiếu phù hợp trong cơ cấu nguồn lao động và cơ cấu việc làm là nguyên nhân cơ bản tạo nên hiện tượng “ thừa giả tạo” lao động được đào tạo. Mặt khác sự di chuyển dòng lao đọng từ nông thôn ra thành thị mang tính hai mặt. Nó làm tăng sưc ép về nhân khẩu vốn đã căng thẳng ở thành thị nhưng nó cũng giải toả được những công việc lao động nặng nhọc mà người dân thành thị không muốn làm với giá cao. Bên cạnh đó còn có hàng triệu người già tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khả năng và mong nuốn được làm việc. II.1.3.7.Trình độ tay nghề và cơ cấu lao động bất cung lao động không đáp ứng được cầu. Mặc dù chất lượng nhân lực dưới góc độ trình độ văn hoá này càng được nâng lên, kể cả khu vực nông thôn và thành thị. Song tỷ lệ lao động giản đơn còn quá cao, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm: 84,48% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật (năm 2000), chỉ giảm 1,65% so với năm 1999.Theo số liệu điều tra năm 1995 cả nước có khoảng 4,7 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 11% lực lượng lao động.Thành phố Hà Nội, nơi lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 26,5%. Trong khi đó các nước trong khu vực, tỷ lệ tương ứng là 45 – 50%. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã nảy sinh ra một cơ cấu lao động bất hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cơ cấu lao động kỹ thuật phổ biến là 1 đại học, cao đẳng - 4 trung học chuyên nghiệp - 10 công nhân kỹ thuật thì ở nước ta là: năm 1989: 1 - 1,8 – 2,2; năm 1998 - 1999: 1 - 1,3 - 2. Như cả ở thành thị và ở nông thôn, nhưng mức độ tăng và tăng thêm ở thành thị đều vượt xa nông thôn, đặc biệt là số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học. ở thành thị số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học tăng thêm là 223256 người với tốc độ tăng thêm là 10,31%, trong khi ở nông thôn các chỉ số này là 76231 người với 2,86%. Số lượng lao động tuy tăng và dư thừa, nhưng lại yếu về sức khoẻ, trình độ tay nghề hạn chế. Lao động khu vực thành thị ở Hà Nội thừa khoảng 7,5% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% (đó là chưa kể hàng chục vạn lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước). Tại khu vực nông thôn còn dư thừa 26% quỹ thời gian lao động, tương đương khoảng 9 triệu người, nhưng 95,5% lao động không có tay nghề. Theo tổng điều tra dân số (4/1999): trong số người từ 13 tuổi trở lên, 92,4% là không có trình độ chuyên môn. Mặc dù thời điểm hiện nay mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người bước vào độ tuổi lao động, nhưng dự báo trong 10 năm tới số lượng này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu người, do đó việc đào tạo và nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại cũng như số thanh niên bước vào tuổi lao động sẽ là thách thức vô cùng lớn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn tăng với số lượng 4413977 người (1,03%), trong đó số trình độ cao (cao đẳng, đại học trở lên) tăng 827659 người. Năm 1996 lực lượng lao động khu vực thành thị chỉ chiếm 19,06% tổng lực lượng lao động cả nước, năm 2000 đã tăng lên 22,56%, trong khi tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm được trong khi đó lao động phổ thông lại dư thừa quá nhiều. Tỷ lệ lao động kỹ thuật đã thấp lại phân bổ không đều giữa các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế. Rất nhiều lao động kỹ thuật tập trung ở các cơ quan trung ương, các ngành nông lân – ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể còn thiếu nhiều lao động kỹ thuật. Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý dẫn đến năng suất lao động và thu nhập còn thấp.Theo kết quả điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội năm 1995 lao động nông nghiệp chiếm 72,6%; năm 1999 lao động được thu hút vào hoạt động trong nền kinh tế. Mặt khác cơ cấu nông nghiệp rất đặc trưng cho một nền kinh tế “thuần nông nghiệp” như Việt Nam chúng ta. II.1.3.8.Chất lượng của lực lượng lao động Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ, biểu hiện theo bảng sau. Bảng 2. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động Đơn vị: % Năm Tỷ lệ người mù chữ Tỷ lệ người biết chữ nhưng chưa tốt nghiệp cấp II Số người tốt nghiệp PTTH 1996 5,75 20,92 13,0 1997 5,10 20,26 14,5 1998 3,84 18,50 16,2 1999 4,10 19,00 17,1 Nguồn: Tạp chí lao động xã hội số 4/2001 Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động đã khá hơn sau10 năm, số người biết chữ được tăng, nâng từ 84% năm 1989 lên 96% năm 1999, tức là tăng 12%. Số người biết chữ song chưa tốt nghiệp cấp I cũng giảm, tuy còn chậm Như vậy năm 1997 so với năm 1996, số người có trình độ phổ thông trung học đều tăng lên tương đối, tuyệt đối từ 80,94% xuống còn 77,44%. Lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở nên tăng lên kể về số lượng cũng như chất lượng năm 1996 tỷ lệ này là 11,81% đến năm 2000 tăng lên 15,51%. Bình quân hàng năm tăng thêm 472038 người với tốc độ tăng 9,92%/ năm. Trong đó tăng nhiều nhất là lao động được đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, Đại học trở lên 174343 người với tốc độ tăng 16,86%/ năm, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật 131905 người với tốc độ tăng 7,58% thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng tăng thêm được hàng năm 113905 người với tốc độ tăng 8,64%. Lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trong tổng số lực lượng lao động được điều tra (35,8 – 37,8 triệu người) ngày càng giảm qua các năm. Cụ thể như sau: năm 1996: 87,69%; năm 1997: 87,71%; năm 1998: 86,69% năm 1999: 86,13. Riêng năm 2000 dự kiến lao động không qua đào tạo còn 80-82%. Tuy nhiên ở nhiều vùng số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao. Có được những kết quả như trên là do công tác trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề đem lại. Tuy nhiên tốc độ phát triển của lực lượng lao động đã qua đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn đã quá bất hợp lý lại còn bất hợp lý hơn. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị vẫn tiếp tục gia tăng, năm 1996 là 31,56% tăng lên 32% năm 1997, trong khi tỷ lệ này ở nông thôn lại đang có xu hướng giảm thấp 7,80% năm 1996 xuống 7,30% năm 1997, chênh lệch về tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Năm 1997 lực lượng lao động ở nông thôn trong tổng số lực lượng lao động chung của cả nước là 79,80%. So với năm 1996 các tỷ lệ này đang có xu hướng giảm từ 80,93% xuống còn 79,68%. II.2.Thực trạng về cung lao động Việt Nam II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm 84,48% lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 2000) chỉ giảm 1,65% so với năm 1999. Cơ cấu ngành nghề đào tạo không phù hợp với cơ cấu trình độ chuyên môn; cơ cấu ngành nghề trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn tới sự vận hành của thị trường lao động mới hình thành và thực hiện mục tiêu phát triển xã hội của đất nước. Thực tế này được minh chứng bằng những số liệu sau đây. Bảng 3. Lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn Chỉ tiêu 1996 2000 Tăng giảm bình quân hàng năm Chưa biết chữ 1999144 1547901 - 112810 - 6,19 Chưa tốt nghiệp cấp I 7268634 6367790 - 225211 - 3,25 Đã tốt nghiệp cấp I 9652627 11317123 416125 4,06 Đã tốt nghiệp cấp II 11138942 12748073 402283 3,43 Đã tốt nghiệp cấp III 4681162 6662193 495258 9,22 Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000 Theo số liệu trên số lượng người chưa biết chữ giảm là kết quả của chương trình xoá mù chữ do chính phủ thực hiện trong những năm qua. Số lao động chưa tốt nghiệp cấp I mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm một số lượng khá cao, còn trong trình độ cấp I, II, III còn chuyển biến chậm. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động ở nước ta không những yếu kém về trình độ chuyên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn rất nhiều bất hợp lý. Hiện nay, trong số lực lượng lao động ở nông thôn, cứ 100 người thì có khoảng 9 người có trình độ từ sơ cấp/ học nghề trở lên, trong đó có khoảng 6 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, ở thành thị tương quan này là 37 và 31 người, gấp từ 4 – 5 lần so với nông thôn. Theo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra lao động – việc làm của Bộ lao động thương binh và xã hội tại thời điểm 1/7/2000, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, học nghề trở lên) cao nhất cả nước, đạt 44,28%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 36,91% (nhưng so với một số nước trong khu vực, tỷ lệ này của Hà Nội vẫn thấp hơn nhiều). Trong đó, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 14,5%, trung học chuyên nghiệp chiếm 9% và công nhân kỹ thuật chiếm 13,5%, nghĩa là cơ cấu lao động đại học, cao đẳng/ THCN/ CHKT ở Hà Nội theo tỷ lệ 1/0,6/0,9 (nếu tính cả lao động lao động kỹ thuật không có bằng thì tỷ lệ này là 1/0,6/1,4) trong khi tỷ lệ hợp lý trên thế giới phải là 1/4/10. II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động. Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, với nền kinh tế mà tỷ lệ thừa lao động rất lớn trong nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp cao ở thành thị. Theo kết quả điều tra của Bộ lao động thương binh xã hội công bố ngày 25/10/2001 cả nước hiện có 39489000 người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm ổn định, khu vực thành thị có 9182000 người, khu vực nông thôn có 37307 người. Như vậy tỷ lệ lao động có việc làm là 97,24%.Tỷ lệ thất nghiệp là 2,76% riêng lao động nữ tỷ lệ có việc làm là 96,76%. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 71% năm 1996 lên 74,2% năm 2001. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2001 là 6,28 giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Các yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng lao động Về thể lực ( sức khoẻ, điều kiện chăm sóc sức khoẻ..) về sức khoẻ mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân nhưng do xuất phát điểm là một nước nghèo đông dân nên phần lớn dân số nước ta chưa đảm bảo về sức khoẻ. Sức khoẻ của người lao động Việt Nam còn kém xa với các nước trong khu vực về chiều cao, cân nặng, sức bền.Thực tế này được chứng minh từ những con số trong bảng sau: Bảng 4: số liệu về chiều cao và cân nặng trung bình Chỉ tiêu Nước Chiều cao (m) Cân nặng (kg) Việt Nam 1,47 39,4 Philipin 1,53 45,5 Nhật 1,67 53,3 Nguồn: thông tin thị trường lao động số 3/1999 Theo số liệu điều tra của Bộ lao động thương binh và xã hội cho thấy chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam vào cuối thập kỷ 80 chỉ là 161 – 162 cm ( so với 160cm vào thời điểm năm 1930. Như vậy sau 50 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hầu như không thay đổi), trong khi đó của nam thanh niên cứ sau 10 năm sẽ tăng thêm 1cm và nặng thêm 1kg. Về tư tưởng, tác phong làm việc và sinh hoạt của người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường lao động VN.doc
Tài liệu liên quan