Đề án Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : THƯƠNG HIỆU VÀ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU 2

1.1. Các quan điểm về thương hiệu 2

1.2. Phân loại thương hiệu 3

1.3. Vai trò của thương hiệu 5

1.4. Bảo vệ thương hiệu 7

PHẦN II : CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 8

2.1. Nhận thức của Doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu 8

2.2. Công tác bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam 11

PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU 17

3.1. Một số khó khăn mà các doanh nghiệp vẫn gặp trong việc bảo vệ thương hiệu 17

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ thương hiệu 19

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp ra thị trường sẽ thuận lợi dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp đã sẵn có thương hiệu. Trong những năm gần đây, sản phẩm mới thường được bán với những thương hiệu cũ, mong muốn đảm bảo với người tiêu dùng tiềm năng về chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, những nhãn hiệu thành công có xu hướng tồn tại lâu và mang lại nhiều lợi nhuận hơn và do đó nâng cao giá trị của chúng. Ví dụ, xà phòng Ivory, bàn cạo râu Gilette, Coca Cola, … đã từng là những thương hiệu hàng đầu vào những năm 1920 và ngày nay, chúng vẫn tiếp tục là những thương hiệu hàng đầu. Cũng chính vì những lí do này mà nhiều doanh nghiệp đã nghĩ đến việc mua một thương hiệu sẵn có thay cho việc tạo ra cho sản phẩm mới của mình một thương hiệu khác, như Unilever đã mua lại thương hiệu P/S với giá hơn 5 triệu USD trong khi giá trị tài sản hữu hình của P/S gần như bằng 0. Thương hiệu mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại những doanh nghiệp khác. Trong những lợi thế mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp còn phải kể đến sự bảo hộ của Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền trong việc hạn chế và chống lại những đối thủ cạnh tranh lấy cắp bản quyền, làm giả nhãn mác, mượn uy tín doanh nghiệp làm điều sai trái,… Thương hiệu cũng góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho hàng hoá . Một thương hiệu mạnh thường tạo được sự bền vững trong vị thế cạnh tranh và dễ dàng tìm thấy sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm này. Ngoài ra, một thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường cũng là một rào cản quan trọng ngăn cản sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh mới. Có được một thương hiệu mạnh là cả vấn đề đối với doanh nghiệp vì đó chính là uy tín, vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thấy được những tác dụng to lớn của thương hiệu trong cạnh tranh, phải làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi dùng sản phẩm. Bảo vệ thương hiệu Thương hiệu luôn gắn liền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, sau khi đã xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, doanh nghiệp cần phải không ngừng bảo vệ thương hiệu của mình. Một doanh nghiệp muốn bảo vệ các thương hiệu của mình thì việc đầu tiên phải ngăn chặn tất cả các xâm phạm từ bên ngoài (sự xâm phạm của hàng giả, hàng nhái, cố ý gây sự nhầm lẫn, gây sự khó hiểu của các thương hiệu gần giống nhau,…) và sự sa sút ngay từ bên trong thương hiệu (giảm uy tín do chất lượng sản phẩm suy giảm, không duy trì tốt được mối quan hệ với khách hàng,… PHẦN II : CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngay từ đầu những năm 1980, thương hiệu đã được coi là tài sản vô hình quý giá nhất của doanh nghiệp. Giá trị của những nhãn hiệu nổi tiếng như Coca Cola, Microsoft,… đều ở mức hàng chục tỷ USD. Tuy nhiên, bảo vệ thương hiệu vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Chỉ khi một số công ty lớn của Việt Nam bị mất thương hiệu trên trường quốc tế, thậm chí ngay tại “ sân nhà ”, thì thương hiệu mới thực sự nhận được sự quan tâm chú ý từ phía Nhà nước cũng như các doanh nghiệpViệt Nam. 2.1. Nhận thức của Doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu 2.1.1. Khái niệm về thương hiệu Gần đây, Báo Sài Gòn tiếp thị đã tiến hành một cuộc khảo sát 306 doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu, đã cho kết quả như sau: Hình 1: Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu STT Thương hiệu được hiểu là Số DN Tỷ lệ (%) 1 Nhãn hiệu hàng hoá 285 93 2 Tên thương mại của doanh nghiệp 195 63.7 3 Tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lí 58 18.9 4 Bất kì dấu hiệu, biểu tượng hình vẽ của 1 hoặc 1 nhóm sp 306 100 5 Tổng hợp các yếu tố tạo nên uy tín của sp 97 32 6 Là nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại và chỉ dẫn địa lí được người tiêu dùng thừa nhận 121 40 Từ kết quả trên ta thấy rằng thuật ngữ thương hiệu chưa được các doanh nghiệp Việt Nam hiểu một cách toàn diện. Vì vậy, việc thống nhất cách hiểu về thương hiệu là một yêu cầu cấp thiết hiện nay để giúp các doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch bảo vệ thương hiệu của mình. 2.1.2. Nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp Cách đây 5 năm, năm 2003, theo cuộc điều tra do Báo Kinh tế & Đô thị tiến hành, với mẫu là 500 doanh nghiệp, đã cho thấy kết quả thương hiệu chỉ là mối quan tâm thứ 2 sau đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nhưng sau đó, cuối năm 2004 đầu năm 2005, hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý rằng thương hiệu là mới quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. 87% các doanh nghiệp cho rằng xây dựng và phát triển thương hiệu là mối quan tâm hàng đầu , trên cả việc nâng cao chất lượng sản phẩm (82%), mở rộng thị trường xuất khẩu 32%,… nhưng các doanh nghiệp chưa ý thức được vấn đề bảo vệ thương hiệu của mình. STT Mối quan tâm của DN Số DN Tỷ lệ (%) 1 Xây dựng, củng cố thương hiệu 266 87 2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 250 82 3 Mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm 98 32 4 Phát triển sản phẩm mới 125 41 5 Chưa cần đầu tư phát triển thương hiệu 40 13 Hình 2 : Mức độ quan tâm của doanh nghiệp về thương hiệu Sau hàng loạt những sự kiện một số công ty của Việt Nam bị các công ty nước ngoài chiếm dụng thương hiệu thì nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về thương hiệu đã có sự chuyển biến đáng kể. Theo kết quả điều tra 306 doanh nghiệp, 292 doanh nghiệp (95.5%) đã coi thương hiệu là tài sản vô hình quý giá của mình, 92% đồng ý rằng thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, 97.56% doanh nghiệp công nhận thương hiệu giúp họ xây dựng và củng cố uy tín, hình ảnh của mình, 87.8% cho rằng thương hiệu giúp doanh nghiệp chống lại sự làm nhái, làm hàng giả …….. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự chuyển biến nhận thức về thương hiệu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp chưa thực sự hiểu hết được giá trị của thương hiệu vẫn còn chiếm đến 20% vì họ đồng tình với quan điểm thương hiệu chỉ là tên gọi để phân biệt các hàng hoá trên thị trường. 2.1.3. Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu Tuy ý thức được vai trò của thương hiệu, nhưng chưa thấu hiểu giá trị đích thực của thương hiệu nên việc đầu tư cho thương hiệu của các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế Hình 3: Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu so với doanh thu Về Ngân sách, 74% các doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc phát triể thương hiệu, trong đó, 41,4% đầu tư từ 0 – 1% doanh thu cho thương hiệu. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư 1-5% doanh thu cho thương hiệu chỉ chiếm 26% và có 20% các doanh nghiệp Việt Nam không chi cho thương hiệu. Như vậy, hầu hết, các doanh nghiệp Việt Nam chi khoảng dưới 5% doanh thu cho thương hiệu. Làm một phép tính đơn giản, doanh thu trung bình của 1 doanh nghiệp Việt Nam cỡ vừa và nhỏ hiện nay khoảng từ 300.000 – 900.000 USD/năm, thì họ chỉ đầu tư khoảng 15.000 đến 45.000 USD/năm cho thương hiệu. Nếu số tiền trên chỉ để chi cho quảng cáo trên truyền hình trong nước đã rất hạn chế, vì chi phí quảng cáo trên truyền hình Việt Nam trong 30s khoảng 3.000 USD, vậy thì số tiền đó không đủ để quảng cáo trên truyền hình nước ngoài trong 5’. Như vậy, có thể thấy do quy mô vốn nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế đã trở thành trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác phát triển cũng như bảo vệ thương hiệu. Về nhân lực, chỉ có khoảng 26% các doanh nghiệp Việt Nam được phỏng vấn có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, số còn lại, hoặc trực thuộc Ban Giám Đốc (11%) hoặc thuộc phòng Marketing (29%), hoặc thuộc phòng Kinh doanh (12%). Có tới hơn 13% không có bộ phận chuyên trách thương hiệu. Ngoài vấn đề thiều nguồn nhân lực chuyên ngành, sự phân công không chuyên nghiệp khiến các doanh nghiệp không thể khai thác, tận dụng năng lực của nhân viên làm thương hiệu, đặc biệt là các doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu và đang tiếp cận nhiều thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp lý giải cho các tình trạng nêu trên là do trên 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực còn rất hạn chế, do đó họ không thể đầu tư nhiều cho thương hiệu. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, ý thức của doanh nghiệp về thương hiệu mới là yếu tố quan trọng. Nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đầu tư tương xứng cho việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu cả về mặt tài chính lẫn nhân sự. 2.2. Công tác bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam Nói đến vấn dề bảo vệ thương hiệu không chỉ là nói đến việc đăng kí bảo hộ thương hiệu mà cần phải nói đến cả việc doanh nghiệp tự tiến hành các biện pháp khác nhau để chống lại sự xâm phạm cố ý từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm khi tiến hành hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài là đăng kí bảo hộ thương hiệu. 2.2.1. Tình hình đăng kí và cấp đăng kí thương hiệu Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến công tác đăng kí nhãn hiệu ra nước ngoài nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ thị trường của mình ở nước ngoài. Nếu như đến năm 1998, mới chỉ co 1614 nhãn hiệu hàng hoá được đăng kí bảo hộ ở thị trường nước ngoài, thì liên tục những năm sau đó, con số này đã tăng lên với tỷ lệ trung bình 100%/năm. Con số trên cho thấy sự cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng kí tài sản trí tuệ của mình, song con số đó còn quá khiêm tốn khi so sánh với lượng hàng vạn doanh nghiệp đang tiến hành xuất khẩu tại Việt Nam. Hình 4: Tình hình đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường nước ngoài từ 1982 dến nay Năm Số NHHH được cấp đăng kí bảo hộ tại nước ngoài Tỷ lệ hàng năm (%) Tính đến 1998 1614 1999 766 2000 1103 144 2001 673 64 2002 2404 357 2003 2039 85 2004 2042 101 2005 2231 109 Nguồn: Cục Sở Hữu Trí Tuệ Xét về nhóm ngành hàng, nhìn chung, các nhãn hiệu đã được các chủ thể đăng kí, sử dụng cho hơn 37 nhóm sản phẩm và 15 nhóm dịch vụ được liệt kê theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm và dịch vụ. Số lượng nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) xin đăng kí nhiều nhất là cho các sản phẩm là dược phẩm, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm và đồ điện tử, quần áo, giày dép,…. Xét về đăng kí, hầu như doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lựa chọn hình thức nộp đơn thông qua Cục Sở Hữu Trí Tuệ (Cục SHTT). Số lượng đơn đăng kí trực tiếp nhãn hiệu của mình tại thị trường Mỹ, Nhật và một số thị trường khu vực đã có nhưng không đáng kể. Một hình thức đăng kí nhãn hiệu ra nước ngoài được các doanh nghiệp chú ý là đăng kí theo Thoả ước Madrid. Nếu năm 2001, có 31 nhãn hiệu đến 52 quốc gia thì năm 2005 đã có 101 nhãn hiệu được đăng kí đến 56 quốc gia khác nhau trên thế giới. Hình 5 : Tình hình đăng kí thương hiệu của doanh nghiệp STT Đăng kí thương hiệu Số DN Tỷ lệ (%) 1 Chưa đăng kí thương hiệu 52 17 2 Đăng kí thương hiệu tại Việt Nam 226 74 3 Đăng kí thương hiệu tại nước ngoài 94 30.7 4 Đăng kí thương hiệu cả ở Việt Nam và nước ngoài 37 12 Khi được hỏi về nguyên nhân chưa đăng kí thương hiệu, lí do mà các doanh nghiệp đưa ra rất khác nhau. Nhiều doanh nghiệp lí luận rằng hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp mình chủ yếu là hàng hoá nhận gia công nên không mang nhãn hiệu của doanh nghiệp, vì lẽ đó, chưa cần thiết phải đăng kí nhãn hiệu của doanh nghiệp mình ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp lại cho rằng dù doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu nhưng thị trường chính vẫn là thị trường trong nước, xuất khẩu không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp nên doanh nghiệp chưa nhất thiết phải đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp dù đã nhận thức được rõ yêu cầu phải đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài nhưng vẫn không đăng kí vì công việc kinh doanh vẫn tốt (36%). Doanh nghiệp chỉ xuất khẩu không cần thương hiệu (30.7%), chi phí đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài quá tốn kém (34.3%), do cơ chế chính sách của Nhà nước còn thiếu (41%) và nhiều nhất là do doanh nghiệp chưa có thông tin về đăng kí thương hiệu (54%). Hình 6 : Lý do các doanh nghiệp chưa đăng kí thương hiệu STT Lý do Số DN Tỷ lệ (%) 1 Doanh nghiệp vẫn kinh doanh tốt 111 36.4 2 Doanh nghiệp chỉ xuất khẩu không cần thương hiệu 94 30.7 3 Chi phí đăng kí cao 104 34.3 4 Doanh nghiệp chưa có thông tin về đăng kí thương hiệu 16 54 5 Cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thiếu 125 41 Cũng do hạn chế về vốn và nhận thức về yêu cầu bảo hộ thương hiệu mà hầu như không có doanh nghiệp nào có ý thức về việc cần đăng kí nhãn hiệu ở những thị trường mà mình chuẩn bị thâm nhập, kể cả là những doanh nghiệp lớn. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn tâm lí chờ đợi, đến khi có thị trường, có sản phẩm xuất khẩu rồi mới đăng kí thương hiệu. Tất cả những nguyên nhân này đã dẫn đến một tình trạng là một số nhãn hiệu của Việt Nam bị chiếm đoạt ở nước ngoài. So với chi phí mà các doanh nghiệp đó phải bỏ ra để giành lại, mua lại nhãn hiệu của mình hoặc xây dựng một thương hiệu mới cũng như những thiệt hại mà doanh nghiệp đó phải chịu do mất thương hiệu thì chi phí đăng kí nhãn hiệu nhỏ hơn nhiều. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được điều này để có kế hoạch đăng kí nhãn hiệu của mình ở thị trường nước ngoài. Nhìn chung, tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài đang còn rất thấp. Lí do được đưa ra để giải thích cho sự chậm trễ và trì trệ này thì có nhiều, song nhìn nhận một cách khách quan, chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng khi tiếp cận với những quy định luật pháp của các nước, dẫn tới thủ tục hồ sơ không hoàn thiện, chưa chuẩn xác. Bên cạnh đó, một nguyên nhân vô cùng quan trọng đó là chúng ta chưa có một hệ thống thông tin phục vụ công tác đăng kí, vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam không có sự chuẩn bị kĩ càng cả về công tác thiết kế, dẫn đến sự trùng lặp tên gọi, logo và kết quả là đã không thành công trong việc đăng kí bảo hộ. Theo số liệu thống kê, đã có hàng chục doanh nghiẹp Việt Nam bị mất thương hiệu tại các thị trường lớn như cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc,, sữa Vinamilk, may Việt Tiến,…. Các doanh nghiệp này đã không hề biết nhãn hiệu của mình đã được đăng kí bảo hộ ở nước ngoài cho đến khi chính họ bị phía nước ngoài đệ đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại do “sử dụng nhãn hiệu trái phép”, hoặc không được xuất khẩu vào thị trường đó vì nhãn hiệu đã được đăng kí. Ngay cả Biti’s và Trung Nguyên, hai doanh nghiệp được coi là đi tiên phong trong đầu tư cho thương hiệu ở thị trường trong nước, cũng mắc phải sai lầm này khi kinh doanh ở nước ngoài. Với Biti’s, mặc dù đã xâm nhập vào thị trường Trung Quốc từ 1995, nhưng 3 năm sau khi hình thành hệ thống phân phối sản phẩm, Biti’s mới đăng kí nhãn hiệu để đáp ứng yêu cầu pháp lý. Khi đó, một nhãn hiệu khác phát âm gần giống với Biti’s đã đăng kí bảo hộ trước nên Biti’s đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc chứng minh giải trình với cơ quan bảo hộ thương hiệu của Trung Quốc. Đối với cà phê Trung Nguyên, do việc đăng kí nhãn hiệu được tiến hành sau khi xuất khẩu sản phẩm và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở hai thị trường Nhật Bản và Mỹ nên đã làm công ty này thiệt hại hàng triệu USD vì các đối tác của công ty đã đăng kí nhãn hiệu trước. Ngoài các vụ xâm phạm thương hiệu mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin, mà chủ yếu là sự xâm phạm theo kiểu chiếm dụng khi doanh nghiệp chưa kịp tiến hành đăng kí bảo hộ, còn rất nhiều vụ xâm phạm khác dưới dạng hàng giả, hàng nhái mà hầu như các doanh nghiệp đã không kịp để ý tới và ngăn chặn. Ví dụ, nhái thương hiệu nổi tiếng, tạo tên thương hiệu gây sự nhầm lẫn như trường hợp bột giặt TOMOT, Aquasie, Lavige, Lavila (tạo sự nhầm lẫn với OMO, La Vie), sử dụng tên hiệu khác nhưng logo và bao bì gần giống với thương hiệu nổi tiếng để đánh lừa người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xử lý các vi phạm xâm phạm thương hiệu tại Việt Nam còn rất ít, lại không có hiệu quả và chưa có tác dụng răn đe. Hầu hết, các vụ vi phạm chỉ dừng lại ở mức tịch thu hàng vi phạm và xử phạt hành chính với mức phạt mà bất cứ người làm hàng giả nào cũng có thể vi phạm rồi nộp phạt, rồi lại vi phạm,…. Tại thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho biết, có đến hàng chục mặt hàng của Việt Nam đã bị làm nhái hoặc mang địa danh Việt Nam (lợi dụng về chỉ dẫn địa lý) đang được bày bán công khai tại nước ngoài dưới thương hiệu khác của nước ngoài (như mang một thương hiệu của Thái Lan, Trung Quốc, hay Campuchia,……) Rõ rãng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có thông tin cập nhật về tình hình vi phạm thương hiệu của mình tại nước ngoài và vì thế, không có sự phản ứng nào trước các vi phạm đó. Một xu hướng đáng lo ngại là “chiếm đoạt” nhãn hiệu Việt Nam ngày càng gia tăng, chủ yếu tập trung ở các thị trường mà hàng Việt Nam chiếm thị phần khá lớn, người tiêu dùng đã quen thuộc và tín nhiệm. Ngoài việc đăng kí bảo hộ tại thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vẫn chưa tiến hành mạnh mẽ các hoạt động để tự bảo vệ thương hiệu như các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái và mở rộng hệ thống phân phối. Họ cho biết, ngay cả khi biết thương hiệu bị xâm phạm, hầu hết các doanh nghiệp chọn phương án chấp nhận bị chiếm dụng thương hiệu nà không có động thái nào để chống lại. Điều này cho thấy tính chủ động và kiên quyết của các doanh nghiệp Việt Nam trong bảo vệ thương hiệu còn thấp. Cũng vì lí do tài chính hạn chế, các doanh nghiệp cũng gần như không theo đuổi các tranh chấp để giành lại thương hiệu đã bị chiếm dụng.. Nhìn chung, các doanh nghiệp của nước ta hầu hết bảo vệ thương hiệu bằng biện pháp chủ yếu là ngăn chặn và phát hiện, chứ ít khi có các biện pháp đối đầu trực tiếp. 2.2.2. Một ví dụ điển hình về xâm phạm thương hiệu Trong chuyến sang Mỹ công tác vào cuối năm 2001, Trung Nguyên là công ty đầu tiên của Việt Nam đã chuyển nhượng thương hiệu sang thị trường Mỹ với giá 100.000 USD/bang/đối tác trong vòng 3 năm. Trong khi công việc thương thảo đang còn trong sự bàn bạc thì Trung Nguyên gặp phải một vấn đề lớn. Đó là công ty Rice Field Corp - Mỹ đã nộp đơn đăng kí nhãn hiệu “Trung Nguyên, cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột” và nhãn hiệu “Trung Nguyên”, hiện đang trong giai đoạn chờ cấp phép. Công ty quyết tâm giành lại thương hiệu cho mình nên đã thuê luật sư và đồng thời tìm hiểu xem vì sao công ty đó lại nộp đơn xin đăng kí nhãn hiệu của Trung Nguyên. Sau khi điều tra, Trung Nguyên hiểu ra rằng đó là một công ty chuyên phân phối hàng nông sản, biết Trung Nguyên là một nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam nên đã đăng kí nhãn hiệu Trung Nguyên để giành độc quyền phân phối cà phê Trung Nguyên ở Mỹ. Qua nhiều lần đàm phán trao đổi, công ty này đã đồng ý rút hồ sơ với điều kiện Trung Nguyên đồng ý cho họ là nhà phân phối độc quyền cà phê của Trung Nguyên ở Mỹ trong 2 năm. Không chỉ nhãn hiệu Trung Nguyên bị đăng kí trước mà ngay cả tên miền của Trung Nguyên là trungnguyen.com cũng đã bị một Việt Kiều ở Tiệp đăng kí trước nhằm đầu cơ và đang rao bán rất đắt. Bà Võ Thị Hà Giang, giám đốc PR của Trung Nguyên cho biết, bài học mà Trung Nguyên đã rút ra và muốn chia sẻ với các doanh nghiệp khác là các doanh nghiệp sẽ phải trả giá rất đắt cho việc nhận thức thấp về thương hiệu. Các doanh nghiệp tuy có những thương hiệu nổi tiếng trong nước vẫn phải làm lại từ đầu khi tiến vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, không chỉ Trung Nguyên mới gặp tình trạng này. Vifon phải vất vả lắm mới có thể đòi lại quyền sở hữu hợp pháp cho nhãn hiệu của mình nhờ sự đấu tranh tích cực cùng với sự trợ giúp của các luật sư có kinh nghiệm. PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU Một số khó khăn mà các doanh nghiệp vẫn gặp trong việc bảo vệ thương hiệu 3.1.1.Những khó khăn từ phía doanh nghiệp Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ta còn thiếu thông tin, kiến thức về thương hiệu. Đây là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp đề cập tới nhiều nhất. Các doanh nghiệp vẫn đang lúng túng khi hiểu về thương hiệu và không biết phải làm gì cụ thể để bảo vệ thương hiệu của mình, nhất là tại thị trường nước ngoài. Thứ hai, các doanh nghiệp còn hạn chế về vốn, tài chính. 90% các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, tiềm lực còn hạn chế, nên đã cản trở các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu quy mô và lâu dài. Thứ ba, chính là trình độ nhân lực của các doanh nghiệp. Năng lực quản lý điều hành của đội ngũ lãnh đạo đã “già”, kém, kiến thức về thương hiệu thấp, trình độ của đội ngũ nhân viên chưa cao, Đã thế, các doanh nghiệp lại chưa có nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ xây dựng thương hiệu cho đội ngũ cán bộ nhân viên của mình. Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được cho mình một chiến lược bảo vệ thương hiệu lâu dài, phù hợp với doanh nghiệp của mình. 3.1.2.Những khó khăn từ bên ngoài Một là, thiếu vắng các chuyên gia giỏi về thương hiệu. Không chỉ các doanh nghiệp mà các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực này cũng ít về số lượng, thiếu kĩ năng và chuyên môn. Hai là, nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan. Doanh nghiệp càng không ý thức được vấn đề bảo vệ thương hiệu, càng làm cho tình trạng vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng. Gần như bất cứ một sản phẩm nào ra đời được một thời gian đều bị làm giả, làm nhái kể cả là những sản phẩm có giá trị thấp, đơn giản. Vi phạm chủ yếu liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp,… 3.1.3.Những khó khăn do cơ chế chính sách và quá trình thực thi pháp luật của Nhà nước Một là, quy định chưa rõ ràng về việc xử phạt, chế tài xử phạt còn yếu và thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc xử lý hàng giả. Khung hình phạt của chúng ta lại quá nhẹ, chưa đủ răn đe, dẫn tới tình trạng vi phạm tràn lan, khó kiểm soát. Sự thiếu vắng của các Hiệp định cũng như các thoả thuận song phương với các nước cũng làm cho công tác bảo vệ của hàng Việt Nam tại nước ngoài bị hạn chế nhiều, mặc dù các nước cũng có các quy định chặt chẽ về bảo hộ thương hiệu. Ngoài ra, trong quá trình xét xử các vi phạm, thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn và nhất là thiếu các thẩm phán am hiểu về sở hữu trí tuệ. Các biện pháp xử lý hành chính thường được áp dụng bởi tính nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém của nó về mặt thủ tục, tuy nhiên, tính răn đe và hiệu quả của biện pháp này chưa cao. Mặt khác, những vi phạm dạng hàng nhái, hàng giả thường chỉ dừng ở mức độ hành chính và tịch thu. Thậm chí việc doanh nghiệp làm hàng giả cũng chỉ coi là tranh chấp dân sự. Trong khi đó, việc làm hàng giả không chỉ gây thiệt hại về vật chất trước mắt mà thậm chí có thể giết chết một thương hiệu mà doanh nghiệp phải dày công xây dựng. Bên cạnh đó, một bất cập về quy định hiện nay là vi phạm đến đâu thì xử lí đến đó. Việc xử lí như vậy là chưa triệt để. Một cơ sở làm nhái nước suối La Vie, khi bị bắt quả tang, chỉ phải huỷ loại bao bì đó mà vẫn được giữ lại phần nước rồi đóng chai với nhãn mác khác. Một thương nhân đã từng chua chát nói rằng: ăn cắp một chiếc xe đạp cũ trị giá vài trăm nghìn đã có thể đi tù từ 3 đến 6 tháng, trong khi đó, một cơ sở làm hàng giả, hàng nhái, thu lợi bất chính khiến doanh nghiệp thiệt hại hàng trăm tỷ đồng thì chỉ bị phạt vài triệu, thế thì tội gì họ không tái phạm? Hai là, còn thiếu sự phối hợp trong các cơ quan thực thi bảo vệ thương hiệu. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cơ quan cùng tham gia việc thực thi bảo hộ thương hiệu như Cục SHTT, Cục Quản lý thị trường, Thanh tra Khoa học công nghệ, Hải quan,…Tuy nhiên, không một cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trước vấn đề này. Một số doanh nghiệp phàn nàn rằng, họ đã làm đơn lên các cơ quan chức năng này, nhưng mãi mà không thấy trả lời. Ba là, thủ tục phức tạp và gây sự khó khăn trong việc thực hiện. Thủ tục cấp chứng nhận đăng kí nhãn hiệu quá chậm chễ. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng gần 20 cơ quan liên quan tới việc đăng kí và cấp giấy phép kinh doanh. Cần phải có một cơ quan đầu mối thống nhất về đăng kí kinh doanh với một hệ thống nối mạng quốc gia để đảm bảo tối thiểu không có doanh nghiệp trùng lặp tên nhau trên phạm vi toàn quốc. Bốn là, năng lực của các cơ quan quản lí đăng kí và thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Ngay bản thân Cục Sở hữu trí tuệ còn nhiều yếu kém, thậm chí ở hệ thống toà án, rất khó có thể tìm thấy một thẩm phán am biểu về thương hiệu. Mấy năm trước, trong một chương trình đào tạo hợp tác với chính phủ Thuỵ Sỹ để đào tạo 10 thẩm phán Việt Nam về nghiệp vụ Sở hữu trí tuệ ở Anh, cơ quan Toà án đã không thể cử đủ 10 phẩm phán có đủ các tiêu chí về ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn và sau đó phải cử thư kí toà. Do các thẩm phán thiếu kiến thức chuyên môn về sở hữu trí tuệ, nên khi đưa ra phán quyết, còn phải hỏi ý kiến các cơ quan chức năng khác nên quá trình xét xử vi phạm kéo dài và kém hiệu quả. 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ thương hiệu 3.2.1. Đối với Nhà nước Thứ nhất, hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ thương hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại chưa có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thông tin qua mạng toàn cầu, vì lẽ đó, Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ thương hiệu không chỉ ở thị trường nước ngoài, mà còn ngay tại thị trường nội địa, giúp các doanh nghiệp hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp lý về định giá tài sản doanh nghiệp, tăng cường quản lý Nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21792.doc
Tài liệu liên quan