Do tình hình thu hút FDI của Trung Quốc đang rất lớn, nó được coi như
"thỏi nam châm thu hút vốn", điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình
thu hút FDI của Việt Nam. Bởi vì các nhà đầu tư EU trong chiến lược Châu Á
mới của mình cũng xem Việt Nam là nước có vai trò quan trọng nhưng trong
tình hình hiện nay, nước được xếp vị trí số một vẫn là Trung Quốc.
Do sự cách xa về công nghệ. EU khu vực có công nghệ nguồn của Thế
giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp FDI của EU tại Việt Nam .
Do quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ bé. Quy mô thị trường ở
đây không phải là thị trường tiềm năng với 80 triệu dân mà thị trường ở đây là
số người dân trong số đó nhu cầu và khả năng thanh toán cho các sản phẩm
của các doanh nghiệp EU.
101 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
47
% 54 7 29 10
Hình thức liên doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và đây cũng là hình thức
được đặc biệt bên Việt Nam khuyến khích, bởi nó sẽ chuyển giao công nghệ
hiện đaị , kỹ thuật cao và tài chính của công ty Pháp .
Đứng sau hình thức bên liên doanh, hình thức hợp đồng vận hành
chuyển giao (BOT) cũng chiếm tỷ trọng lớn 29%. Hình thức này, bởi vì nó
cải thiện cơ sở hạ tầng cho phía Việt Nam, đồng thời ta không mất vốn để góp
như hình thức liên doanh. Tỷ lệ 29% một tỷ lệ rất lớn so với các nước khác
đầu tư vào Việt Nam. Cho tới nay hình thức BOT (viết tắt bao gồm: BOT,
BTO và BT) được thực hiện ở Việt Nam vẫn ở con số rất nhỏ vào khoảng trên
10 dự án.
Nhà đầu tư Pháp cũng giống với các nhà đầu tư từ EU chủ yếu tập
trung vào các vùng phát triển thuận lợi, mặc dù phía Việt Nam vẫn không
ngừng kêu gọi, khuyến khích đầu tư vào các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn
hơn. Đầu tư của Pháp chủ yếu tập trung vào TP. HCM, Hà Nội, Tây Ninh,
Đồng Nai, Tiền Giang.... những dự án có thể kể đến như: Telecôm tại TP.
HCM, công ty TNHH mía đường Bourbon tại Tây Ninh 95 triệu $, nếu phân
theo ngành thì cơ cấu đầu tư của Pháp vào Việt Nam được thể hiện qua bảng
sau:
54
7
29
10
0
10
20
30
40
50
60
Liªn doanh Hîp ®ång hîp t¸c
kinh doanh
Hîp ®ång vËn
hµnh chuyÓn giao
(BOT)
C«ng ty 100%
vèn n•íc ngoµi
%
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
48
Trong đố ngành nông nghiệp chiếm 14%, công nghiệp chiếm 19%,
ngân hàng chiếm 3%, khách sạn 7%, nước 6%, viễn thông 22%, vận tải 1%,
dịch vụ 17%.
Qua hình trên ta thấy lĩnh vực đầu tư của Pháp vào Việt Nam đáng
quan tâm đó là lĩnh vực viễn thông chiếm tỷ lệ 22% Việt Nam. Việt Nam
đang là một nước trong quá trình CNH - HĐH đất nước chính vì vậy lĩnh vực
viễn thông chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho
nền kinh tế Việt Nam phát triển đội ngũ kỹ thuật, có trình độ về quản lý,
nghiệp vụ để có thể hội nhập với khu vực và thế giới, nắm bắt thông tin mới,
kỹ thuật tiên tiến mới trên thế giới áp dụng vào Việt Nam.
Tính đến đầu năm 2002 Pháp có 80 dự án đi vào hoạt động với số vốn
đăng ký 1,3 tỷ $ bao gồm 15 dự án đầu tư xây dựng cơ bản với tổng vốn nước
ngoài ký 220 triệu $. Tổng vốn đầu tư của 80 dự án trên > 1,3 tỷ $ và tạo việc
làm cho trên 10.500 lao động trực tiếp, số lao động gián tiếp lớn hơn rất
nhiều, đặc biệt các dự án mía đường, chăn nuôi gia súc gia cầm ....
Như vậy, FDI của Pháp vào Việt Nam không những lớn về tỷ trọng
trong khu vực EU mà còn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó đầu tư vào các
14
19
3
7
6
22
1
17
0
5
10
15
20
25
N«ng nghiÖp C«ng nghiÖp Ng©n hµng Kh¸ch s¹n
N•íc ViÔn th«ng VËn t¶i DÞch vô
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
49
lĩnh vực được đặc biệt Việt Nam chú ý và khuyến khích như BOT, viễn
thông.... Điều đó, đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới đây phải tăng cường
hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Pháp tạo ddiều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư
Pháp đầu tư vào Việt Nam .
1.2. Tình đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam :
Hà Lan là nơi đứng tứ hai trong thế giới trong khối EU đầu tư vào Việt
Nam, tính từ năm 1991 đến nay, Hà Lan đã có 54 dự án đầu tư vào Việt Nam,
trong đó số dự án còn hiệu lực 44 dự án với số vốn đầu tư 1,65 tỷ $. Tính đến
đầu năm 2002. Hoạt động FDI của Hà Lan tại Việt Nam tạo việc làm cho
5000 lao động, doanh thu từ các dự án đạt trên 1,1 tỷ $.
Như vậy, từ năm 2000 đến nay, đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam đã
vượt Anh. Một số các công ty có giá trị lớn là Shell Group, Unilever...
1.3. Tình hình đầu tư của vương quốc Anh vào Việt Nam .
Vương quốc Anh là nước đứng thứ 3 trong khu vực EU đầu tư vào
Việt Nam, đứng thứ 10 trên Thế giới đầu tư vào Việt Nam, với 34 dự án còn
hiệu lực, tổng số vốn đăng ký là 1,14 tỷ $. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các
nhà đầu tư Anh là dầu khí, công nghiệp nặng, khách sạn, du lịch. Được tập
trung chủ yếu ở một số thành phố lớn như: TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà
Nội, tạo việc làm cho 4000 lao động .
Hiện nay Anh là nước có lượng FDI ra ngoài vào loại lớn nhất Thế
giới: Thời kỳ 1996 - 2000 luôn xếp thứ nhất EU. Tính riêng năm 2000 đầu tư
ra nước ngoài của Anh là 249.794 triệu $, trong khi đầu tư đứng thứ 2 của EU
là Pháp, đầu tư ra nước ngoài của Pháp là 172.478 triệu $, thế nhưng đầu tư
của Anh vào Việt Nam vẫn còn rất hạn chế mới đứng thứ 10 trong số các
nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Như vậy, trong thời gian tới chúng ta cần tăng cường thu hút FDI từ
Anh, không ngừng xúc tiến đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư gọi vốn nước ngoài.
1.4. Tình hình đầu tư của cộng hoà liên bang Đức.
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
50
Trên Thế giới, Đức là một nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất ở Châu
Âu và đứng thức 3 trên Thế giới. Đầu tư của Đức ra nước ngoài chiếm tỷ
trọng lớn so với Thế giới. Hiện nay đầu tư của Đức vào Việt Nam vẫn ở vị trí
rất khiêm tốn đứng thứ 17 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam với 36 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn 355 triệu $ đứng thứ 3 trong EU
đầu tư vào Việt Nam. Các nhà đối tượng Đức có mặt ở nhiều lĩnh vực trong
nền kinh tế quốc dân như: công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, xây dựng
căn phòng và căn hộ, bưu chính viễn thông, khách sạn du lịch, tài chính ngân
hàng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, lâm nghiệp... Trong đó công nghiệp
nặng là lĩnh vực đầu tư chủ yếu.
1.5. Tình hình đầu tư của các nước khác thuộc EU đầu tư vào Việt Nam.
Các nước khác đầu tư vào Việt Nam chiếm vị trí thấp, chỉ có Thuỵ
Điển có số vốn đầu tư vào Việt Nam là 355 triệu $, còn các nước khác đầu tư
trên dưới 100 triệu $ .
Như vậy, có thể nói đầu tư của EU vào Việt Nam vẫn chưa xứng với
tiềm năng kinh tế cũng như quy mô của FDI ra khỏi EU đặc biệt là Đức, một
nước có tiềm lực kinh tế rất mạnh nhưng vẫn đứng ở vị trí khiêm tốn, đó là
điều hạn chế lớn đối với việc thu hút FDI từ EU vào Việt Nam EU là một nhà
đầu tư lâu đời của thế giới. Vì vậy, những diễn biến chung của các xu hướng
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thế giới cũng giống xu hướng đầu tư của EU.
Họ đều đầu tư vào Trung Quốc là điều dễ hiểu Vì đa số đều quan tâm đến lợi
ích ngắn hạn.
2. Kết quả đạt được, tồn tại và những nguyên nhân.
2.1. Kết quả đạt được.
Hiện nay đầu tư của EU đứng vị trí thứ hai trong số các nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam, số vốn đăng ký 7,53 tỷ $, nếu tính số vốn còn hiệu
lực là 5,8 tỷ $ chiếm 15,4 % so với toàn bộ các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Nhờ vậy, đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp không
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
51
nhỏ trong việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang giảm
sút năm 1997 - 1998 thì nhà đầu tư EU lại tăng lên khoảng 3% mức cao nhất
kể từ năm 1991. Đây là lượng vốn rất quan trong bổ sung sự thiếu hụt lượng
FDI vào Việt Nam. Năm 1999 - 2000 đầu tư của EU vào Việt Nam tiếp tục
tăng cao hơn đạt mức một tỷ $ và giảm nhẹ khoảng 19 % năm 2001 .
Như vậy, nhờ thu hút FDI từ EU, ta đã có được một lượng vốn lớn để
phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế... Đặc biệt được chú ý trong các nhà đầu tư EU đó là Pháp,
nước xếp thứ nhất trong các nhà đầu tư EU vào Việt Nam, với số vốn 2,17 tỷ
$ điều đáng chú ý ở đây không phải là vốn mà là các lĩnh vực đầu tư của
Pháp, Pháp có mặt hầu hết tại các lĩnh vực của Việt Nam, từ công nghiệp đến
nông nghiệp và dịch vụ. Hình thức đầu tư chủ yếu đó là liên doanh chiếm
54%, đây là tỷ lệ rất đáng quý cho nền kinh tế Việt Nam, vì nó hứa hẹn
chuyển giao công nghệ sang Việt Nam, hình thức hợp đồng xây dựng chuyển
giao (BOT) chiếm 29% một tỷ lệ rất lớn so với các nhà đầu tư nước ngoài
khác vào Việt Nam tạo điều kiện cho Việt Nam cải thiện sơ sở hạ tầng, tăng
khả năng thu hút FDI trên Thế giới.
2.2. Tồn tại .
Mặc dù vị trí của EU trong Việt Nam là cao, tuy nhiên nếu xét về tiềm
lực kinh tế của EU thì lượng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam vẫn chưa xứng
với EU. Chỉ tính riêng năm 2000 đầu tư ra nước ngoài từ khối EU đã lên tới
xấp xỉ 773 tỷ $ thì con số 5,8 tỷ $ năm 1988 - 2001 vẫn là con số quá nhỏ.
Mặt khác các doanh nghiệp FDI của EU đã cố mặt ở 33 tỉnh thành phố
trong cả nước nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các thành phố lớn. Đây là điều
rất hạn chế cho Việt Nam trong việc cải thiện đời sống cho các vùng khó
khăn, đảm bảo phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng kinh tế.
Điều đáng chú ý là các nhà đầu tư EU chỉ tập trung chủ yếu vào dầu
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
52
khí, trong khi lĩnh vực nông nghiệp hầu như còn bỏ ngỏ ngoại trừ Pháp có
một số dự án có quy mô tương đối lớn. Như vậy, vấn đề giải quyết công ăn
việc làm cho phía Việt Nam sẽ gặp khó khăn, bởi vì lĩnh vực nông nghiệp sẽ
tạo việc làm rất lớn cho những người lao động ở vùng nông thôn còn đang dư
thừa.
Trong thời gian 1991 - 2001 lượng FDI của EU vào Việt Nam luôn
chiếm vị trí quan trọng. Nhưng 6 tháng đầu năm 2002 ta mới thu hút được 30
triệu $. Đây là con số rất đáng lo ngại cho ta trong việc thu hút FDI trong năm
nay. Mục tiêu đặt ra từ 2001 - 2005 thu hút FDI là 12 tỷ $, trung bình một
năm là 2,4 tỷ $, nhưng tình hình này khiến ta khó có khả năng thực hiện được
kế hoạch năm 2002. Vì vậy, để đảm bảo được mục tiêu đề ra, Việt Nam cần
phải có những giải pháp hữu hiệu trong việc thu hút FDI của EU .
2.3. Nguyên nhân:
2.3.1. Khách quan .
Do tình hình thu hút FDI của Trung Quốc đang rất lớn, nó được coi như
"thỏi nam châm thu hút vốn", điều này đã tác động không nhỏ đến tình hình
thu hút FDI của Việt Nam. Bởi vì các nhà đầu tư EU trong chiến lược Châu Á
mới của mình cũng xem Việt Nam là nước có vai trò quan trọng nhưng trong
tình hình hiện nay, nước được xếp vị trí số một vẫn là Trung Quốc.
Do sự cách xa về công nghệ. EU khu vực có công nghệ nguồn của Thế
giới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp FDI của EU tại Việt Nam .
Do quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ bé. Quy mô thị trường ở
đây không phải là thị trường tiềm năng với 80 triệu dân mà thị trường ở đây là
số người dân trong số đó nhu cầu và khả năng thanh toán cho các sản phẩm
của các doanh nghiệp EU.
2.3.2 Chủ quan:
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
53
* Về phía Việt Nam.
Việt Nam trong thời gian qua chưa coi trọng công việc xúc tiến đầu tư,
quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, giới thiệu các dự án kêu
gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, có quy mô phù hợp tính khả thi cao, phù
hợp với các nhà đầu tư EU.
Vấn đề về luật pháp, chính sách. Cho đến nay lĩnh vực này đã được Việt
Nam cải thiện nhiều nhưng vẫn còn hạn chế đối với các nhà đầu tư nước
ngoài chẳng hạn vấn đề về cấp giấy phép đầu tư, giải phóng mặt bằng ...
* Về phía EU.
Sự hạn chế đầu tư của EU vào Việt Nam một phần do sự chậm trễ ngay
chính các nước thuộc EU chẳng hạn: đầu tư của Đức vào Việt Nam thấp một
phần do chính chính sách của Đức. Định hướng đầu tư của Đức từ trước đến
nay vẫn là các nước Tây Âu.
3. FDI của Mỹ vào Việt Nam, kết quả đạt được, tồn tại và những nguyên
nhân.
3.1. FDI của Mỹ vào Việt Nam.
Từ sau khi Mỹ chính thức xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt nam vào
ngày 3/2/1994, hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt nam
đã có bước nhảy vọt. Nhiều công ty và tập đoàn kinh tế Mỹ vào Việt nam với
mục đích là thăm dò hoạt động đầu tư của thị trường này. Chỉ riêng năm 1994
- năm đầu tiên khi lệnh cấm vận được bải bỏ - số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt
nam đã tăng vọt lên 120,310 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí
thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam. So với cả giai
đoạn 1988-1993, khi lệnh cấm vận còn hiệu lực, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào
Việt nam với tổng số vốn đăng ký là 3,34 triệu USD. Điều này cho thấy: trước
khi Mỹ xoá bỏ cấm vận, các công ty của Mỹ đã rất sốt ruột muốn được vào
đầu tư kinh doanh tại Việt nam, để có cơ hội cạnh tranh với các công ty của
Nhật Bản, Châu Âu và các nước khác. Do đó khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, các
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
54
công ty Mỹ đã "nhảy" vào đầu tư ở Việt nam. Cụ thể, sau khi huỷ bỏ lệnh cấm
vận 1 ngày, đã có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt nam, "mở đầu
cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt nam". Chỉ vài năm
sau đó, nhất là khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao, đầu tư của Mỹ tại
Việt nam đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể:
Bảng 4: Đầu tư của Mỹ tại Việt nam
(Tính đến tháng 10/2002 - các dự án còn hiệu lực)
Năm
Số
dự án
Tổng số vốn đầu tư
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
Quy mô dự án
(triệu USD)
1994 12 120,310 8,57 10,03
1995 19 397,871 28,34 20,94
1996 16 159,722 11,38 9,98
1997 12 98,544 7,02 8,21
1998 15 306,955 21,87 20,46
1999 14 66,352 4,73 4,74
2000 12 95,275 6,79 7,94
2001 23 110,8 7,89 4,82
10/2002 19 - - -
Tổng cộng 144 1.403,680 100,00 9,75
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Với quy mô và tốc độ đầu tư tăng khá lớn vào Việt nam, chỉ 2 năm sau
khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Mỹ đã vượt lên thứ 6 trong danh sách 10 nhà
đầu tư lớn nhất vào Việt nam và chỉ sau Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc,
Singapore và Thuỵ Điển. Năm 1995, đã tạo ra một bước đột biến mới với 19
dự án đầu tư của Mỹ với tổng số vốn đầu tư là 397,871 triệu USD. Đây là
năm đạt mức đầu tư cao kỷ lục cả về số lượng dự án lẫn số vốn đầu tư và quy
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
55
mô dự án, chiếm tới 28,34% tổng vốn đầu tư; 13,19% số dự án đầu tư, với
quy mô dự án bình quân đạt 20,94 triệu USD - mức cao nhất từ trước đến giờ
của đầu tư Mỹ vào Việt nam và cao hơn nhiều so với quy mô dự án của cả
giai đoạn (9,75 triệu USD). Điều đáng quan tâm là các công ty tầm cỡ thế giới
của Mỹ đã tham gia chính với những dự án quy mô lớn và có tầm quan trọng
đối với tương lai phát triển của nền kinh tế Việt nam. Chẳng hạn như Mobil
Oil với dự án dầu khí (Mỏ Thanh Long) 55 triệu USD, dự án khu du lịch Non
Nước của tập đoàn BBI China Beach Ltd 243 triệu USD…. Vị trí này Mỹ tiếp
tục giữ trong năm 1997, mặc dù cả số dự án lẫn tổng vốn đầu tư của Mỹ vào
Việt Nam giảm mạnh (trong năm chỉ có thêm 12 dự án với tổng số vốn
98,544 triệu USD). Tuy tốc độ đầu tư của Mỹ vào Việt nam hai năm 1996 -
1997 có dấu hiệu chững lại do tác động của nhiều nhân tố khách quan như
khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, môi trường, chính sách đầu tư
của Việt nam chưa ổn định, phức tạp, nhiều rủi ro, chậm thu lợi nhuận, chính
sách đối xử của Việt Nam đối với các công ty nước ngoài nói chung, công ty
Mỹ nói riêng, còn nhiều phân biệt, chưa thuận cho cách làm ăn kinh doanh
của họ. Nhưng tác động tích cực của các nhân tố khác như việc chính phủ Mỹ
cho phép cơ quan phát triển thương mại Mỹ (TDA) chính thức mở các
chương trình hỗ trợ đầu tư tại Việt nam, sự cấp phép hoạt động tại Việt Nam
của ngân hàng xuất nhập khẩu và Tổ chức đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC),
cũng như hiệp định về bản quyền giữa chính phủ hai nước được ngoại trưởng
hai nước ký vào ngày 27/6/1997, đã tạo cơ sở pháp lý và những tiền đề quan
trọng trong việc phát triển quan hệ kinh tế hai nước nhất là lĩnh vực đầu tư.
Sau hai năm theo xu hướng giảm sút, đầu tư của Mỹ vào Việt nam năm
1998 lại tạo được bước tăng đột biến với số vốn đầu tư tăng hơn 3 lần so với
năm trước, đạt 306,955 triệu USD với 15 dự án. Điều này một phần là do
ngày 10/3/1998, tổng thống Mỹ B.Clinton đã tuyên bố bãi bỏ tù chính án
Jackson-Vanik đối với Việt nam, nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt nam
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
56
lên một bước mới. Phía Mỹ cho rằng, bỏ tù chính án Jackson-Vanik đối với
Việt nam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư,
tạo thế thuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời tăng thêm niềm tin đối với
các công ty Mỹ vốn quan tâm tới việc hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù
vốn đầu tư tăng song thứ hạng của Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 8 trong danh
sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam.
Sang năm 1999 - năm ảm đạm nhất trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt nam - đầu tư của Mỹ vào Việt nam cũng trong tình
trạng chung. Mặc dù số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giảm không đáng
kể so với năm trước, đạt 66,352 triệu USD. Nếu như năm 1995 được ghi nhận
là năm đạt mức cao kỷ lục về tổng vốn đầu tư, số dự án và quy mô dự án thì
năm 1999 đánh dấu mức thấp nhất về tổng vốn đầu tư và quy mô dự án của
vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt nam. Quy mô trung bình một dự án chỉ
bằng 48,62% mức trung bình của cả giai đoạn và chỉ gần bằng 1/4 so với mức
tương ứng năm 1995. Sự giảm sút này đã đẩy Mỹ xuống vị trí cuối cùng trong
danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt nam trong năm 1999.
Tính đến hết năm 2000, Mỹ chỉ chiếm 3,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt nam, xếp thứ 9 trong tổng số 13 nước này.
Năm 1999-2000 đầu tư của Mỹ vào Việt nam đã giảm hẳn. Tìm hiểu
nguyên nhân suy giảm đầu tư của Mỹ vào Việt nam có thể đưa ra vài nhận
xét: Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, nhiều nước đã lấy lại được
phong độ phát triển tốt, thay đổi chính sách đầu tư như Thái Lan, Hàn Quốc
nên đã hút vốn nước ngoài nhiều hơn, trong đó có Mỹ, thay vì Mỹ đầu tư vào
Việt nam thì đầu tư vào các nước đó. Mặt khác, Trung Quốc là nước láng
giềng của Việt nam cũng có nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút các nhà đầu
tư Mỹ vào Trung Quốc. Ngoài ra, phải kể đến, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy
thoái, các công ty Mỹ cần cơ cấu lại và họ sẵn sàng rút các dự án đầu tư ở
nước ngoài nếu nhắm thấy không có hiệu quả.
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
57
Tuy nhiên, số dự án đầu tư của Mỹ đang có chiều hướng tăng lên. Năm
2000, luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi đã chỉ rõ những ngành nghề được
nhà nước khuyến khích đầu tư: sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng kỹ thuật
cao, sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sẵn có tại Việt nam, xây dựng cơ sở
hạ tầng, Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được kí kết vào ngày
13/7/2000 (giờ Hoa Kỳ) đánh dấu việc hoàn tất quá trình bình thường hoá
hoàn toàn quan hệ Việt-Mỹ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì hiệp
định thương mại Việt-Mỹ được kí kết sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn để các
nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ. Do
đó, năm 2001, đầu tư của Mỹ vào Việt nam được cải thiện hơn với 23 dự án
và tổng só vốn đầu tư là 110,8 triệu. Điều này đã đưa Mỹ lên vị trí thứ 6 trong
tổng số 10 nhà đầu tư lớn vào Việt nam năm 2001. Mặc dù vậy, nếu so với
các quốc gia khác như Hà Lan - nước dẫn đầu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt nam năm 2001- thì tổng vốn đầu tư của Mỹ chưa bằng 1/5 của Hà Lan.
Từ đầu năm 2002 đến nay, các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư vào Việt
nam khoảng 20 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 50 triệu USD, trở
thành 1 trong 6 nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt nam trong
năm nay.
Hiện nay, Mỹ có khoảng 144 dự án còn hiệu lực tại Việt nam với tổng
vốn đăng ký trên 1 tỉ USD, đứng vị trí thứ 13 trong số các nước và vùng lãnh
thổ về FDI vào Việt nam. Trong đó, có 62 dự án với tổng vốn đầu tư 582
triệu USD đã đi vào sản xuất kinh doanh và 25 dự án với tổng vốn đăng ký
151 triệu USD đang xây dựng dự án.
Nếu so với nhiều đối tác đầu tư khác thì tình hình góp vốn của Mỹ, tình
hình thực hiện vốn đã đăng ký và tình hình thực hiện vốn pháp định đã đăng
ký của Mỹ là tương đối thấp. Và mặc dù là một nước lớn với nguồn vốn dồi
dào, nhưng các dự án của Mỹ đầu tư vào Việt Nam đa số chỉ là những dự án
nhỏ, quy mô một dự án thấp hơn cả mức bình quân chung của tất cả các đối
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
58
tác đầu tư (Bảng 2)
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
59
Bảng 5: Tình hình thực hiện vốn và quy mô dự án
Các chỉ tiêu Mỹ Bình quân chung
Tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định đăng ký(%) 71 77
Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đã đăng ký (%) 37 42
Tỷ lệ thực hiện vốn pháp định đã đăng ký (%) 49 48
Quy mô bình quân 1 dự án (triệu USD) 9,75 16,23
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Tuy có những bước phát triển nhảy vọt, song hoạt động đầu tư trực tiếp
của Mỹ vào Việt Nam còn dừng lại ở những kết quả khiêm tốn so với tiềm
năng của cả hai phía. Đến nay, Mỹ mới chiếm 3,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam. Nếu so sánh vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam với
tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ thì con số này hết sức nhỏ
nhoi: trong suốt những năm qua tỷ lệ này chưa năm nào đạt nổi 0,5% (dao
động trong khoảng từ 0,227% đến 0,456%).
Như vậy, qua nghiên cứu quá trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, ta
thấy đầu tư của Mỹ vào Việt Nam lúc lên, lúc xuống không đều. Mỹ là quốc
gia có tiềm lực kinh tế mạnh, lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Mỹ lớn, nhưng so với các quốc gia khác đầu tư vào Việt Nam thì lượng vốn
FDI của Mỹ thu hút vào Việt Nam là quá bé, chưa tương xứng với tiềm năng
là một cường quốc số một về kinh tế, chưa khai thác hết lợi thế của một vùng
đất mà Mỹ đã và đang có.
3.2. Kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân.
3.2.1. Những thành tựu đạt được.
Những phân tích ở trên cho thấy: đầu tư trực tiếp của Mỹ đã trở thành
một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và đã có những đóng góp tích cực cho
quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam, cụ thể:
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
60
- Đầu tư trực tiếp của Mỹ đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng
cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực kinh tế để khai thác và nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện năng, nuôi trồng
và chế biến cây trồng công nghiệp, cây lương thực.
Bảng 6: Tỉ lệ đóng góp của đầu tư Mỹ trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội (%)
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tỷ lệ
(%)
2,6 3,5 2,8 2,5 3,2 2,2 2,7 3,1 24,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam đã chuyển giao các công nghệ
hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh, góp phần phát triển mạnh mẽ các nguồn
lực sản xuất.
Cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư Mỹ đã tiến hành
chuyển giao công nghệ. Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như
thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuất lắp ráp ô tô, hoá chất… Về
chất lượng công nghệ đầu tư trực tiếp của Mỹ đưa vào Việt Nam, nhìn chung,
phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, thuộc loại trung bình của thế giới và
tiên tiến hơn những thiết bị hiện có của ta. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Mỹ,
trong quá trình đầu tư rất quan tâm đến việc tham gia đào tạo, nâng cao tay
nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động Việt nam, kể cả lao động trực
tiếp lẫn đội ngũ quản lý.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: sự gia tăng FDI của Mỹ góp phần vào
tăng trưởng GDP, nâng cao đời sống người dân Việt nam.
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước
Những dự án đầu tư của Mỹ khi đi vào sản xuất kinh doanh không
một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam
VŨ NGỌC TOÀN TC18—A3 GVHD: PGS.TS VŨ CHÍ LỘC
61
những mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư, lợi ích trực tiếp cho bên liên doanh,
cho người lao động Việt Nam mà còn đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng
trăm triệu đồng, làm tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước, góp phần vào
việc khắc phục cân bằng thu chi, góp một phần quan trọng vào việc bù đắp
thâm hụt cán cân vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Bảng 7: Tình hình đóng góp của các dự án đầu tư Mỹ vào ngân
sách nhà nước
(Đơn vị: triệu USD)
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
13,8 17,5 23,3 27,5 27,7 24,1 23,0 24,2 24,8
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Nguồn thu vào ngân sách nhà nước tăng liên tục qua các năm. Năm
1994 là 13,8 triệu USD; đến năm 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thị trường EU và khả năng xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này.pdf