Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta

MỤC LỤC

Chương I: 1

I – Khái niệm và vai trò của hoạt động kinh doanh. 1

1- Khái niệm 1

a. Khái niệm về thương mại. 1

b) Khái niệm về Kinh doanh hàng hoá. 2

2-Vai trò: 2

II-Nội dung của kinh doanh hàng hoá. 3

III- Một số học thuyết kinh tế ứng dụng vào kinh doanh hàng hoá 4

1-Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương. 4

2- Lý thuyết của chủ nghĩa tự do thương mại. 6

a) Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. 7

a. Lý thuyết lợi thế so sánh( lợi thế tương đối) của David Ricardo. 12

Lợi thế tương đối 14

Cơ cấu tiêu dùng sau khi có thương mại 17

IV- Đặc điểm và nội dung của kinh doanh lương thực 18

1) Đặc điểm của kinh doanh lương thực. 18

a. Đặc điểm của sản xuất lương thực ở Việt Nam. 18

b. Đặc điểm của thị trường lương thực Việt Nam. 24

1. Nội dung của kinh doanh lương thực 37

Chương II 39

Thực trạng kinh doanh lương thực ở nước ta. 39

I- Thực trạng hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh lương thực ở nước ta. 39

1)Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh lương thực của ngành lương thực nước ta. 39

2)Chính sách can thiệp của nhà nước. 41

a. Giai đoạn trước năm 1989 41

Phần cân đốidư (nếu có) a-b 42

b) Giai đoạn sau năm 1989: 44

II-Thực trạng hệ thống kinh doanh lương thực ở nước ta. 51

1. Hệ thống tổ chức thu mua và cung ứng lương thực. 51

a. Thành phần kinh tế nhà nước: 51

b) Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: 54

c)Cục dự trữ quốc gia và vấn đềdự trữ lương thực: 54

2)Về hoạt động xuất nhập khẩu. 55

a) Giai đoạn trước năm 1989 55

2) Thị trường lương thực Việt Nam trong thời gian qua. 68

Chương III 78

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta. 78

I-Định hướng phát triển kinh doanh lương thực ở nước ta. 78

II-Một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta. 79

A-Những giải pháp chủ yếu. 79

1-Tìm kiếm, duy trì và khai thác thị trường. 79

a)Với thị trường trong nước 79

b) Với thị trường nước ngoài. 81

2-Tăng sản lượng lương thực, cải thiện chất lượng lương thực theo định hướng thị trường. 83

a. Tổ chức tốt việc sản xúât lương thực: 83

b)Thực hiện thâm canh,đổi mới cơ cấu và tăng cường đầu tư cho việc sản xuất lương thực. 88

3) Giải pháp về giá 90

a. Xác định mức gía thóc và giá gạo làm chuẩn cho sự điều tiết thị trường (sẽ gọi tắt là giá chuẩn). 91

b. Gĩư vững trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường thóc gạo bằng cách thay đổi linh hoạt khối lượng và thời gian mua vào bán ra lượng thóc dự trữ. 93

c.Duy trì trạng thái cân bằng tích cực trên thị trường thóc gạo nội tiêu bằng việc điều tiết lượng gạo xuất khẩu. 96

d.Tạo ra tiền đề vật chất và môi trường kinh tế cho sự vận hành thông suốt của thị trường thóc gạo từ sản xuất đến tiêu dùng. 98

4. Giải pháp về hệ thống thông tin thị trường. 99

5. Củng cố hệ thống “DNNN kinh doanh lương thực” một cách hợp lý 101

6. Đổi mới và tăng cường quản lý Nhà nứơc một cách đồng bộ về lương thực ( chủ yếu là gạo): 102

2. Với trạng thái cân bằng thiếu. 108

III-Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở Việt Nam. 110

1. Để đẩy mạnh tiêu thụ lương thực. 110

a. Một số nguyên nhân của những khó khăn trong tiêu thụ lương thực hiện nay. 110

b) Giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ lương thực hàng hoá. 113

2) Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu lương thực năm 2004 115

Kết luận 119

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về hệ thống quản lý... nhưng về mục đích thì sự khác nhau chỉ là tương đối. 2)Về hoạt động xuất nhập khẩu. a) Giai đoạn trước năm 1989 Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo vào đầu những năm 30. Tại thời gian đó, bán đảo Đông Dương (Việt Nam, Lào , Campuchia) xuất khẩu hàng năm từ 0,8- 1,2 triệu tấn gạo trong đó phần lớn của Việt Nam. Trong những năm 50, Việt Nam tiếp tục là nước nhập khẩu gạo cho tới cuối năm 1980 Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu trở lại xuất khẩu. Tuy vậy, từ năm 1980 đến năm 1988 nhập khẩu vẫn là hoạt động kinhdoanh chính. Việt Nam cũng xuất khẩu gạo nhưng chỉ với số lượng hạn chế khoảng dưới 100.000 tấn/năm. *Về hình thức kinh doanh: Trước năm 1989, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Sản xuất lương thực và tiêu dùng nội địa được thực hiện trên cơ sở kế hoạch Nhà nước. Hoạt động kinh doanh lúa gạo được thực hiện chủ yếu với 3 cách sau: -Nghị định thư giữa các chính phủ. -Kinh doanh đổi hàng. -Thanh toán L/C (thư tín dụng). *Với nghịđịnh thư Dạng này chỉ được áp dụng trong hệ thống xã hộichủ nghĩa Việt Nam đang thiếu gạo trong thời gian này. Các nước xã hội chủnghĩa như Liên Xô cũ . Rumani, Cuba thường xuyên mua gạo của Thái Lan, ấN Độ, Inđônêxia... chuyển cho Việt Nam.Đôi khi Việt Nam sử dụngtài chínhviện trợ của các nước XHCN này để nhập khẩu gạo. -Theo nghị định thư được ký giữa các nước, Việt Nam không chỉ nhận từ các nước XHCN những mặt hàng như: thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc, thiết bị và các hàng hoá khác mà còn phải chịu trách nhiệm xuất khẩu gạo để trả lại. Trong thời kỳ này, nềnkinh tế Việt Nam rất khó khăn, Việt Nam thường không thể thực hiện được tất cả các nhiệm vụ đã được quiđịnh trong nghị định thư. Việt Nam thường thiếu hàng hoá để trả, nợ năm này qua năm khác, nhiều nước XHCN đã phải xoá nợ cho Việt Nam. Thêm vào đó do mối quan hệ hữu nghị, ngay cả khi chất lượng gạo Việt Nam không tốt cũng vẫn được các nước XHCN khác chấp nhận. *Với kinhdoanh đổi hàng Cách này được áp dụng đối với một số công ty tư bản. Việt Nam ký hợp đồng với công ty nước ngoài trên cơ sở giá cả thị trường thế giới, nhập khẩu một số hàng hoá cần thiết và xuất khẩu lại gạo cho họ. *Với kinh doanh theo kiểu “thư tín dụng” tới khi việc trả chậm được áp dụng 180,360 hoặc 720 ngày sau khi giao hàng với một số công ty tư bản. Do sự áp dụnglinh hoạt, những cách trên đã đem lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho Việt Nam: +Giải quyết việc thiếu vốn, đặc biệt là thiếu ngoại tệ nhập khẩu. +Giải quyết vấn đề thị trường đối với tiêu dùng gạo. *Về quản lý +Những tổ chức liên quan đến quản lý gạo: Uỷ ban kế hoạch nhà nước đưa ra toàn bộ chỉ tiêu xuất, nhập khẩu và trình Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt. -Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Ngoại thương năm toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu trên cả nước. +Về quản lý giấy phép xuất nhập khẩu: Bộ Ngoại thương có những trách nhiệm giao cho các Tổng Công ty xuất nhập khẩu tìm kiếm khách hàng và thực hiện các giấy phép nhập khẩu gạo. -Chứng nhận giá xuất- nhập khẩu. -Cấp giấy phép xuất0- nhập khẩu. +Về quản lý giá: . Đối với dạng nghị định thư, giá được quiđịnh cả năm cho các thành phần. Những giá này là giá hợp đồng trung bình của năm năm trước và không được phản ánh bằng giá thị trường quốc tế. . Đối với dạng trao đổi hàng, Bộ Ngoại thương xác định giá trên cơ sở giá cả thị trường quốc tế tại thời điểm kinh doanh. Sơ đồ: Tổ chức quản lý xuất, nhập khẩu gạo trước năm 1989 Hội đồng bộ trưởng Uỷ ban kế hoạch nhà nước Bộ thương mại Tổng công ty xuất nhập khẩu Giai đoạn sau năm 1989 Từ năm 1989, Việt Nam đã bước đầu tham gia xuất khẩu gạo. - Cơ chế của quản lý nhà nước đối với xuất khẩu gạo trong những năm gần đây đã từng bước được cải thiện, có tiến bộ và áp dụnglinh hoạt phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Tuy vậy, những chính sách kinh doanh vẫn chưa đầy đủ và ổn định. Đôi khi những chính sách này khó áp dụng. Ví dụ như giá xuất tối thiểu lại cao hơn giá thế giới gây khó khăn cho các công ty kinh doanh. -Chính sách kinh doanh vẫn có những điểm yếu và làm cho các cơ quan chức năng Nhà nước khó kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ chức xuất khẩu gạo. Nhiều vấn đề tiêu cực đã xảy ra trong kinhdoanh gạo, gây ra nhiều thiệt hại chođất nước cũng như lợi ích người sản xuất (thí dụ: Một vài hợp đồng đượcký không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh, vẫn còn có sự sai khác giữa giá ký và mức được chấp nhận). * Về tổ chức xuất khẩu gạo: Từ năm 1991, nhiều tổ chức đã tham gia xuất khẩu gạo. Năm 1992, có hơn 40 đầu mối xuất khẩu gạo. Những đầu mối này cạnh tranh với nhau trong việc bán gạo, giảm giá gây ảnh hưởng xấu cho kết quả thoả thuận. Một số tổ chức thiếu kinh nghiệp cũng xuất khẩu gạo. Việc ký hợp đồng của họ không đạt yêu cầu. Một số trong họ lại không thực hiện hợp đồng v.v... Từ năm 1993, Chính phủ Vịêt Nam quyết định hạn chế đầu mối xuất khẩu. Bộ Thương mại dựa vào hoạt động xuất khẩu gạo của tất cả các đầu mối trong 4 năm qua, đặc biệt 2 năm trở lại đây đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư), Hiệp hội xuất khẩu lương thực và chỉ ra các đầu mối được cấp giấy phép nếu đáp ứng được những nguyên tắc sau đây: +Chỉ cho phép phát triển tổ chức xuất khẩu gạo cho một tỉnh có sản lượng lớn hơn 200.000 tấn gạo/năm và cho phép 2 tổ chức xuất khẩu của một tỉnh có sản lượng lớn hơn 600-700 ngàn tấn gạo/năm. +Đối với các công ty không có giấy phép xuất khẩu trực tiếp, nhưng có khả năng thu mua gạo và khả năng chế biến...có thể hợp tác với các đầu mối để xuất khẩu. *Quản lý chỉ tiêu xuất khẩu (quota): Trước đây, tổng chỉ tiêu xuất khẩu được phân chia cho các tổ chức xuất khẩu vào đầu năm. Hầu hết các chỉ tiêu được phân bố theo khả năng thoả thuận hoặckýhợp đồng xuất khâu của các công ty. Tổ chức có thể ký hợp đồng trước sẽ nhận chỉ tiêu sớm hơn. Phương thức này đã làm giảm việc mua bán chỉ tiêu xảy ra trước đây. Hiện nay, chúng ta đanglàm như sau: +Thủ tướng Chínhphủ thông qua tổng chỉ tiêu xuất khẩu trên đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Thương mại. +Chính phủ giao cho Bộ Thương mại nắm toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu gạo. Với quyền cấp giấy phép , Bộ Thương mại phân phối 70% tổng số chỉ tiêu theo khả năng xuất khẩu của các công ty. Phần còn lại 30% sẽ được phân phối lại cho các công ty có thể xuất khẩu với hiệu quả cao hơn và các công ty được cấp giấy phép mới với sự chấp nhận của Hiệp hội xuất khẩu nếu: +Công ty đó có khả năng tham gia vào thị trường mới và buôn bán với khách hàng lớn. + Có khả năng thoả mãn tất cả các điều kiện về giá vàkinh doanh như các đầu mối được chọn. *Về quản lý giá: Để bảo vệ lợi ích quốc gia, người sản xuất và các công ty kinh doanh, Bộ Thương mại hợp tácvới các tổ chức trong và ngoài nước về việc nghiên cứu thị trường, chuyển giao thông tin, như Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ banvật giá xácđịnh giá cần xuất khẩu. Khi Bộ Thương mại thông báo mức giá, tất cả các tổ chức đều phải thi hành nghiêm chỉnh. Đối với công ty không theo những qui định, sẽ bị chú ý nghiêm ngặt, họ sẽ không được nhận giấy phép xuất khẩu nữa. Sau mỗi đợt kinh doanh, tất cả các công ty phải báo cáo Bộ Thương mại hoặc Hiệp hội lương thực về công việc của mình. Bộ Thương mại và Hiệp hội sẽ thôngbáo những thông tin cho các công ty khác để giảm sức ép của khách hàng khi thoả thuận giá. Tổ chức và trách nhiệm của các Bộ trong quản lý xuất khẩu. Trách nhiệm của các cơ quan Bộ như sau: +Uỷ ban Kế hoạch nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có trách nhiệm phát triển sản xuất, bảo đảm tiêudùng nội địa, tạo nguồn cung cấp cho xuất khẩu với chất lượng cao và đa dạng, trình kế hoạch phát triển lên Chính phủ để thông qua và phân bố mục tiêu kế hoạch cho cấp tỉnh. +Bộ Tài chính có trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn cho sản xuất và kinh doanh. +Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra xuất khẩu gạo, tìm kiếm thị trường, mở thị trường và những chính sách kinh doanh cũng như kiểm soát giá. +Các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan: Ngân hàng Nhà nứơc Việt Nam, Bộ Tài chính , Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan... hợp tác với nhau để kiểm soát mọi hoạt động của các vùng với những tổ chức pháp luật xử lý mọi trường hợp bất hợp pháp có ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội và ngừời sản xuất. Vai trò của Quốc doanh lương thực và các thành phần kinh tế khác trong kinh doanh xuất khẩu gạo. Tình trạng xúât khẩu gạo Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Sau 15 năm xuất khẩu Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 40 triệu tấn gạo thu về nhiều tỉ đôla. Xuất khẩu gạo của Việt Nam Năm Số lượng (Triệu tấn) Gía trị (USD) 1991 1992 2002 2003 1.010.000 1.950.000 3.240.000 3.890.000 230.779.000 405.131.000 725.436.000 734.000.000 Xuất khẩu gạo đem lại cho nền kinh tế Việt Nam lượng ngoại tệ lớn. Nhiều công ty đã cố gắngđầu tư để cải tiến kỹ thuật và phương tiện xay xát, chế biến, đánh bóng và chọn lọc giống, và đã nâng cao được chất lượng gạo xuất khẩu. Chất lượng gạo Việt Nam đã dần dần thoả mãn yêu cầu của thị trường quốc tế. Thị trường và khách hàng: Từ năm 1989 thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là châu á, châu Phi (chiếm từ 70-90% tổng xuất khẩu hàng năm). Bên cạnh đó là thị trường Trung Đông, Mỹ, Nhật Bản... -Như vậy thị trường của Việt Nam cũng là của Thái Lan. -Gía: Gýa xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tiến dần đến giá quốc tế. Nguyên nhân là do chất lượng gạo tốt hơn, khả năng bốc hàng và bến cảng đã được cải thiện, quản lý tiếp thị (marketing) đã tiến bộ... -Khách hàng và thanh toán. Trước đây, những năm 80, kinh doanh được thực hiện chủ yếu dưới hình thức đổi hàng. Nhưng hiện nay dạng L/C đang chiếm phần lớn trong kinh doanh. Tóm lại: Trước năm 1989, gạo do các Nông trường Nhà nước, các Hợp tác xã Nông nghiệp và tư nhân cung cấp, nhưng chủ yếu là nguồn ở các Hợp tác xã Nông nghiệp. -Mua nội địa để xuất khẩu do các tổ chức của nhà nước từ TW tới địa phương đảm nhận. -Nhập khẩu gạo do các Tổng công ty nhà nước thực hiện. Sau năm 1989, nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là sản xuất Nông nghiệp đã chuyển sang cơ chế thị trường, hộ nông dân đã trở thành đơn vị sản xuất tự chủ. Các hợp tác xã và nông trường trở thành đơn vị cung ứng vật tư Nông nghiệp (phân bón, sức kéo, thuốc trừ sâu...) cho hộ nông dân. Vì gạo là một trong nhữngmặt hàng thiết yếu, chiến lược nên trong thời kỳ này Nhà nước chỉ cho phép hạn chế các đơn vị có quyền tham gia xuất khẩu. Tuy vậy, đằng sau họ là những nguồn chế biến và cung cấp gạo tư nhân (chiếm khoảng 60-80% tổng số gạo xuất khẩu). Những vấn đề nảy sinh trong xuất khẩu gạo. -Chất lượng Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện. Tuy thế vẫn còn thấp do: +Độ trắng không đồng đều. +Nhiều tạp chất. +Vẫn còn hạt vàng. +Chất lượng, hình thức bao bì, điều kiện bốc dỡ và bảo quản chưa tốt. +Tổ chức kiểm dịch và kiểm tra chất lượng chưa hoàn thiện. Nói chung chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn so với một số nước xuất khẩu gạo khác. -Cơ chế quản lý Xuất khẩu gạo mấynăm gần đây dần dần được cải thiện. Nhưng vẫn còn một số điểm yếu: +Tổ chức quản lý chưa hợp lý +Quản lý “chỉ tiêu” chưa chặt chẽ, còn có những trường hợp mua bán chỉ tiêu. +Quản lý giá nhiều khi thiếu linh hoạt. Gýa sàn hay giá tối thiểu do nhà nước đặt ra nhiều khi không phù hợp với giáthị trường quốc tế. Mối liên quan nội bộ giữa các tổ chức quản lý Nhà nước chưa thích hợp làm hạn chế hiệu quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ảnh hưởng đến hiệu quả của người sản xuất, kinh doanh cũng như lợi ích của xã hội. III-Thị trường lương thực thời gian gần đây và triển vọng trong thời gian tiếp theo Khái quát thị trường lương thực thế giới trong thời gian gần đây. *Sản xuất lúa gạo trên thế giới trong thập kỷ vừa qua tăng bình quân 1,4%/năm, năm 1983 đạt 450,7 triệu tấn thóc, năm 1996 đạt 551,2 triệu tấn, năm 1997 đạt 565,2 triệu tấn, năm 1999 đạt 560,3 triệu tấn và theo dự báo của FAO vào những năm đầu của thế kỷ XXI , mặc dù có sự biến động phức tạp của thời tiết, song sản lượng lương thực thế giới vẫn tăng khoảng 5 triệu tấn, ước đạt khoảng 572-575 triệu tấn. Các nước sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc , chiếm 30-36%. ấn độ chiếm gần 20% và Inđônêxia 8-9% sản lượng gạo thế giới. Lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới trong giai đọan 1980-1996 dao động vào khoảng 15-20 triệu tấn/năm, cao nhất là năm 1995: 21 triệu tấn. Trong giai đoạn 1996-2000 lượng gạo buôn bán trên thị trường (xuất nhập khẩu) bình quân là 20,4 triệu tấn/năm. Dự kiến những năm tới lượng gạo buôn bán mậu dịch trên thế giới vào khoảng 21,5-22 triệu tấn (tăng 1,3-15% tức 300-500 ngàn tấn so với năm 2000). Những nước tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thường xuyên là :Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ôxtrâylia, Italia. Trong đó Thái Lan vẫn đứng đầu với khối lượng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 5-5,5 triệu tấn, Việt Nam khoảng 4-4,5 triệu tấn, Mỹ khoảng 2,5-3 triệu tấn... Thị trường nhập khẩu gạo được chia làm hai khối với các đặc tính khác nhau: +Khối Trung Đông, Nam Mỹ, châu á, châu Phi nhập gạo chất lượng thấp và sức mua yếu. +Khối châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Xingapo, Hàn Quốc là thị trường yêu cầu về chất lượng cao và có sức mua yếu. Năm qua Theo thông tin mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo toàn cầu vụ 2002-2003, đạt 381,7 triệu tấn quy xay xát , tăng 1,4 triệu tấn so với dự báo hồi đầu năm, nhưng giảm 4% so với niên vụ trước. Vụ này, tiêu thụ gạo toàn cầu ở mức 408,2 triệu tấn, tăng chút ít so với dư báo trước, tồn kho cuối vụ là 107,5 triệu tấn giảm 20% so với niên vụ trước. Đây là mức thấp nhất kể từ niên vụ 1987-1988 và là năm thứ 3 lien tiếp tồn kho toàn cầu giảm. Cũng theo USDA, tổng khối lượng buôn bán toàn cầu năm 2003 sẽ vào khoảng 26,7 triệu tấn quy xay xát, giảm 4% so với năm 2002. Châu á: Thái Lan, sản lượng tăng khoảng 700 nghìn tấn, đạt tổng sản lượng 17,2 triệu tấn, Inđônêxia tăng 370 nghìn tấn lên 33,2 triệu tấn, Việt Nam tăng 150 nghìn tấn lên 8,45 triệu tấn. Sản lượng thóc của ấn độ tăng 13% so với năm trước. Tại Pakistan nhờ tăng diện tích gieo trồng và lượng mưa dồi dào nên sản lượng tăng khoảng 12%. Băng la đet cũng sẽ có sản lượng tăng do áp dụng những biện pháp tăng hiệu quả trong gieo trồng. Tại Trung Quốc, dự báo sản lượng năm nay giảm 2% so với năm trước. Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên cũng có sản lượng giảm hơn năm trước. Sản lượng thóc năm nay của các nước Cận Đông có thể phục hồi nhờ những nỗ lực gieo trồng và thời tiết thuận lợi. Sản lượng thóc của châu Phi năm nay tăng trong năm nay, nhất là tại Ai cập, Gha na, Nigiêria, trong khi lại giảm ở Burundi, Libêria, Côtđivoa. Tại Trung Mỹ, sản lượng vụ này sẽ tăng ở Mêhicô, trong khi giá gạo hạ đã làm cho sản xuất ở Mỹ thu hẹp dẫn đến sản lượng giảm. Trung Quốc và ấn Độ là 2 nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, nhưng gần đây do dân số tăng nên tiêu thụ trong nước gần hết lượng gạo sản xuất được, vì thế xuất khẩu của các nước này có xu hướng giảm đi. Theo dự báo của USDA, buôn bán gạo toàn cầu vụ này giảm khoảng 1 triệu tấn so với vụ 2002. Nguyên nhân chính là do sự giảm sút lượng gạo mua vào của các nước nhập khẩu lớn, trong đó có Philipin, Inđônêxia, Iran, Irắc.... Nhập khẩu của các nước châu Phi cũng giảm , nhất là Cốtđivoa và Libêria đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn về mặt an ninh và chính trị, Nigiêria mới áp dụng mức giá nhập khẩu tối thiểu để tính thuế. Một số nước châu Phi khác cũng áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu gạo. Một số nước Mỹ latinh như Mêhicô, Cuba và Braxin đang có kế hoạch tăng nhập khẩu gạo trong thời gian tới. Inđônêxia chắc chắn sẽ là nứơc nhập khẩu gạo số 1 thế giới trong năm 2003 với khoảng 3,25 triệu tấn, không thay đổi nhiều so với năm 2002. Nước này nhập khẩu nhiều gạo là do El Ninô gây ra hạn hán làm cho sản lượng trong nước bị sụt giảm mạnh. Iran sẽ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn, Irắc 1,1 triệu tấn, ả Rập Xê út 1 triệu tấn, EU 0,8 triệu tấn, Xênêgan 0,75 triệu tấn, Nhật Bản và Philipin 0,65 triệu tấn mỗi nước. Nhu cầu nhập khẩu cao sẽ làm tăng tiêu thụ gạo trên toàn thế giới, nhất là ở những nước mất mùa do thời tiết bất lợi. Về xuất khẩu, năm này lượng gạo xuất khẩu của Âns Độ và Ôxtrâylia có thể giảm dáng kể do tiêu thụ trong nứơc ở mức cao. Trong khi đó, lượng gạo bán ra của các nước xuất khẩu lớn khác như Thái lan, Việt Nam, Pakixtan, Myanma vẫn có xu hướng tăng so với năm 2002. Thái lan vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới tuy nhiên có thể giảm chút ít so với con số 7,5 triệu tấn năm 2002. Việt Nam và Âns độ là những nước xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 trên thế giới với khoảng 4 triệu và 3,5 triệu tấn, đứng thứ 4 là Mỹ với khoảng 2,95 triệu tấn, tiếp đến là Trung Quốc 2,25 triệu tấn, Myanma 1,5 triệu tấn, Pakixtan 0,8 triệu tấn. Các hoạt động viện trợ lương thực trong năm nay cũng có thể khiến lượng gạo bán ra của Nhật Bản năm nay tăng lên. Trên thị trường thế giới, giá gạo thế giới có xu hướng nhích lên kể từ tháng 3/2003 đến nay. Xu hướng này được thể hiện qua tổng chỉ số giá của FAO. Trong các loại gạo mua bán trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo hạt vừa tăng mạnh nhất, giá gạo hạt dài tăng ít hơn, trong khi giá gạo basmati (một loại gạo của Âns độ) hầu như không thay đổi. Hiện nay, giá gạo trên thị trường thế giới ở mức cao nhất kể từ 2 năm trở lại đây. Nguyên nhân giá tăng là do nguồn cung cho xuất khẩu của các nước xuất khẩu chủ yếu không đủ và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới tăng cao. Nhìn chung các loại gạo có chất lượng cao có mức tăng giá nhiều hơn các loại khác. Gýa gạo thờm tăng tới mức cao nhất kể từ năm 1999 tới nay do nguồn cung giảm và do chính sách thu mua của Chính phủ Thái Lan. *Gýa gạo: Tới nay giá gạo thế giới tăng 10-15 USD/tấn so với hợp đồng đã chốt hồi đầu năm. Nội tệ tăng giá và chương trình mua thóc gạo can thiệp trong vụ lúa chính của Chính phủ Thái Lan tiếp tục đẩy giá gạo Thái tăng lên và khiến các nhà xuất khẩu rất khó tính tìm nguồn hàng. Xuất khẩu gạo Thái Lan từ đầu năm tới15/2/2004 đạt khoảng 622.120 tấn, tăng 16,2 % so với cùng kỳ năm trước, và dự đoán xuất khẩu trong cả năm sẽ đạt 8 triệu tấn, tức tăng 5,5% so với năm trước. Gạo Việt Nam đang hấp dẫn khách hàngvì giá thấp hơn 10-15 USD/tấn so với gạo Thái Lan, song hiện nguồn cung gạo ở Vịêt Nam chưa tăng nhiều mặc dù vụ thu hoạch lúa chính bắt đầu diễn ra. Do khan hiếm gạo nên hầu hết các nhà uất khẩu gạo không chào bán gạo lúc này, và họ dự kiến sẽ không chào bán tới tháng 7 tới, sau khi đã hoàn tất những hợp đồng đã ký, đặc biệt là hợp đồng bán 410 nghìn tấn gạo cho Philipin. Trong khi đó, Philipin hy vọng tăng sản lượng gạo thêm 11%năm 2004 nhờ sử dụng các giống lúa lai. Tuy nhiên, dù đạt sản lượng như vậy, Philipin vẫn cần nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo nữa mới đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu gạo năm 2004/2005 chắc chắn sẽ giảm xuống thấp hơn so với 2003/2004 vì sản lượng trong nước tiếp tục tăng mà lượng gạo nhập lậu lại giảm. Trong niên vụ này và niên vụ tới, Philipin sẽ nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc. Thuế nhập khẩu gạo vào Philipin sẽ ổn định từ 2003 tới 2005, ở mức 50%, trừ thóc giống. Nguồn cung khan hiếm cũng đẩy giá gạo Pakixtan tăng mạnh mặc dù hoạt động xuất khẩu gần như trì trệ. Pakixtan dự kiến xuất khẩu 1,9 triệu tấn gạo trong tài khoá 2003/2004 (tháng 7/2003-6/2004), so với 1,72 triệu tấn năm tài khoá trước. Pakixtan đã chính thức tiếp cận với chính phủ Trung Quốc, xin giấy phép để đưa gạo chất lượng cao vào thị trường này. Gýa gạo Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 2/2004 do nỗi lo về nguồn cung sẽ khan hiếm trong khi nhu cầu tăng lên. Gạo chất lượng trung bình tại Quảng Đông –Khu vực tiêu thụ gạo lớn ở miền Nam Trung Quốc- hiện là 2.080NDT/tấn (1USD=8,28NDT), tăng 80 NDT/tấn so với đầu tháng 2. Gýa gạo tại các tỉnh khác cũng tăng từ 60-80 NDT/tấn.Năm 2003/2004 (tháng 9/2003-8/2004), sản lượng gạo Trung Quốc dự kiến đạt 115 triệu tấn, giảm 5,9% so với năm trước. Hai tuần qua, Trung Quốc đã tìm mua gạo khi giá trong nước tăng trong bối cảnh dự trữ ngũ cốc, kể cả ngô và lúa mì, có dấu hiệu suy giảm. Gýa gạo trong nước có ngày tăng 200 NDT/tấn (24USD) tại một số tỉnh, theo sau sự nhảy vọt về giá ngô hồi tháng 10 và giá lúa mì hồi tháng 12 đã khiến Trung Quốc đề ra các biện pháp khuyến khích sản xuất ngũ cốc. Trước nhu cầu mua gạo của Trung Quốc, giá gạo Việt Nam lại có cơ hội tăng cao khi mà nguồn cung đang khan hiếm. Tuần này, giá chào bán gạo 5% tấm tăng lên 215USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 207-208 USD/tấn tuần trước. Gạo 25% tấm tăng lên 200USD/tấn từ mức 198 USD/tấn tuần trước. Nguồn cung khan hiếm cũng khiến các nhà xuất khẩu không dám ký các hợp đồng xuất khẩu mới. Hiện các nông dân vùng châu thổ sông Mêkông muốn bán gạo cho các nhà buôn miền Bắc hơn là cho các nhà thầu chính ngạch do quá trình kiểm định và thành toán dễ dàng hơn. Âns độ vẫn tiếp tục ngừng bán gạo dự trữ cho các nhà xuất khẩu từ mấy tháng nay. Cơ quan Hậu cần quốc gia Inđônêxia (Bulog) thông báo họ tiếp tục kế hoạch nhập khẩu 50 nghìntấn gạo Việt Nam và Thái Lan nếu lũ lụt trong mùa mưa đẩy giá gạo trong nước lên cao. Bulog có kế hoạch mua ngũ cốc từ nông dân của mình để dự trữ và phòng khi giá gạo lên cao.. Khả năng năm nay, Bulog sẽ nhập khẩu 200.000 tấn gạo. SSản lượng gạo Inđônêxia năm nay dự kiến đạt 31,9 triệu tấn. Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới niên vụ 2003/2004 sẽ đạt 413,2 triệu tấn, tăng 0,26% so với niên vụ trước và cao hơn 17,7 triệu tấn so với sản lượng dự kiến.. Do vậy, tồn kho gạo thế giới tiếp tục giảm mạnh, igảm 14,3% trong vòng một năm, còn 105,5 triệu tấn cuối vụ 2003/2004. Mậu dịch thế giới năm 2004 sẽ đạt 26,1 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với năm trước, do giảm cung ở những nước xuất khẩu chính, nhất là Trung Quốc và Âns độ, cộng với dự trữ gạo toàn cầu giảm 20 triệu tấn trongnăm 2003. Trung quốc chắc chắn sẽ hạn chế xuất khẩu ở mức 2 triệu tấn so với 2,6 triệu tấn năm 2003. Xuất khẩu của Âns độ cũng sẽ giảm 1 triệu tấn còn khoảng 3,2 triệu tấn do dự trữ giảm mạnh. Những yếu tố trên cho thấy giá gạo sẽ còn tiếp tục tăng trong một thời gian nữa. Vào tháng tới Thái Lan sẽ bước vào vụ thu hoạch lúa thứ hai và khi đó khách hàng sẽ nhanh chóng quay trở lại nguồn cung Thái Lan vì các nguồn cung khác như ấn độ, Trung Quốc, Việt Nam và Pakixtan vẫn tiếp tục hạn hẹp. Khi Thái Lan thu hoạch rộ giá gạo châu á giảm chút ít. 2) Thị trường lương thực Việt Nam trong thời gian qua. *Thành tựu của nông nghiệp 2003. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, cây lương thực vẫn được mùa. Năm 2003, thời tiết diễn biến phức tạp: đầu năm rét đậm kéo dài, nhiều diện tích mạ bị chết rét, lúa đông xuân các tỉnh phía Bắc phải cấy lại, gây nên tình trạng thiếu giống, trễ vụ, một số phải chuyển sang các cây trồng cạn. Giữa năm nắng hạn gay gắt trên diện rộng từ Hà Tĩnh đến hầu hết các tỉnh phía Nam, nặng nhất là Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, gây thiệt hại nặng nề chovụ hè thu. Cuối năm mưa lớn lũ lụt lịch sử ở vùng đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và cả Nam bộ, gây thiệt hại nặng cho sản xuất vụ mùa,vụ thu đông. Sâu rầy phát triển mạnh ở vùng ĐB sông Cửu Long, nhất là các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long... Thêm vào đó giá vật tư nông nghiệp phân bón tăng, thị trường nông sản thế giới biến động sau chiến tranh Irắc đã tác động lớn tới sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Để vượt qua khókhăn, Chính phủđã chỉ đao các ngành, các địa phương triển khai nhiều chủ trương và biện pháp tích cực, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp, các hộ nông dân khôi phục và phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết thúc năm 2003, sản xuất lương thực vẫn được mùa. Sản lượng lương thực phát triển toàn diện theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản lượng phù hợp với yêu cầu thị trường. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 37,5 triệu tấn, tăng 558 nghìn tấn (1,5%) so với năm 2002 và là mức cao nhất từ trước đến nay(năm 2000-34,54 triệu tấn, năm 2001-34,27 triệu tấn,năm 2002 36,96 triệu tấn). Những nét mới của năm 2003 là cơ cấu sản lượng lương thực đã chuyển dịch theo hướng tích cực: vừa đadạng hoá, vừa tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản xuất lúa tiếp tục phát triển theo hướng hàng hoá: giảm dần diện tích tăng năng suất và chất lượng lúa gạo. Diện tích lúa cả năm đạt 7443,6 nghìn ha, giảm 60.700 ha (0,8%). Trong đó, diện tích lúa đông xuân giảm 0,3% (10.100 ha), còn 3.022,9 ngàn ha; lúa mùa giảm 3% (65.000 ha),còn 2.112,6 ngàn ha; riêng lúa hè thu tăng 0,6% (14.400 ha) lên 2.308,1 ngàn ha. Tuy nhiên, năng suất đạt 46,6 tạ/ha, tăng 0.7 tạ/ha (1,5%) và sản lượng tăng 0,6% ( 22,2 nghìn tấn) so với năm 2002, riêng sản lượng lúa ở các tỉnh phía nam tăng 0,4% so với năm trước,lên 21,794 triệu tấn, và đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Việc chuyển dịch cơ cấu cùng với việc sử dụng giống chất lượng cao đã đưa đến năng suất bình quân tăng 1,5%, làm sản lượng thóc cả năm đạt gần 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33778.doc
Tài liệu liên quan