Đề án Một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về ngành thủy sản 3

I. Vai trò và đặc điểm của ngành thủy sản trong nền kinh tế 3

1. Bản chất ngành thuỷ sản: 3

a. Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập 3

b. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp. 3

2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế 4

3. Đặc điểm của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế: 6

II. Những nhân tố ảnh hưỏng đến phát triển thuỷ sản ở Việt Nam 7

1. Điều kiện tự nhiên 7

2. Điều kiện kinh tế 9

III. Kinh nghiệm phát triển thuỷ sản ở một số nước 15

1. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản ở Na Uy 15

2. Nuôi cá kết hợp với cấy lúa ở Indonexia 18

Chương II: Vài nét phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta 20

I- Tình hình phat triển nghề nuôi trồng thuỷ sản 20

1. Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta 21

2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta 24

3. Vài nét phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta 26

II. Đánh giá chung tình hình phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 28

1. Những thành tựu đạt được 28

2. Những thách thức với quá trình phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam 32

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. 35

1. Trước hết về thị trường 35

2. Về quy hoạch 35

3. Về đầu tư 36

4. Về sản xuất, kiểm dịch, cung ứng giống 36

5. Về khoa học công nghệ, đào tạo và xây dựng mô hình 37

6. Về quản lý sử dụng vật tư, hoá chất chế phẩm sinh học 37

7. Về tổ chức sản xuất và quản lý cộng đồng 38

8. Về chỉ đạo điều hành 38

9. Về thuỷ lợi 38

10. Đa dạng hoá đối tượng nuôi 39

11. Về đào tạo cán bộ và an toàn vệ sinh lao động 39

Kết luận 41

Tài liệu tham khảo 42

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu biển (IMR) có trách nhiệm chủ yếu cung cấp tư vấn khoa học cho bộ và ban giám đốc nghề cá, kinh phí hoạt động chủ yếu là ngân sách nhà nước ngoài ra hội đồng nghiên cứu na Uy lấy kinh phí từ các quỹ thông qua ngân sách nhà nuớc hỗ chợ tài chính cho việc nghiên cưu và phát triển ngành thuỷ sản. IMR cũng được hội đồng hộ trợ, những pha cạnh tranh với cả việc nghiên cứu và phát triển khác đều có được nguồn kinh phí này. Ví dụ điển hình tái tạo nlts đó là tái tạo nguồn cá trích sinh sản vào mùa xuân: Loài cá trích sinh sản vào mùa xuân của na Uy là nguồn lợi lớn nhất ở đông bắc đại tây dương. Vào mùa xuân, chúng đi vào vùng biển miền tây na uy để sinh sản, sau khi đẻ, chúng di cư về phía tây aixlen kiếm ăn vào mùa đông sau đó quay trở lại biển na uy để sinh sản vào mùa xuân. Trước năm 1950, chỉ có na Uy và aixlen khai thác loài này, nhưng đến những năm 1950 nga cũng bắt đầu khai thác. Năng lực các tàu khai thác tăng nhanh chóng làm cho sản lượng rất cao, sản lượng cập bến cao nhất vào năm 1965 với gần 2 triệu tấn. sang các năm tiếp theo, sản lượng giảm rõ rệt và từ cuối những năm 1960, hội đồng quốc tế thăm dò biển (ICES) kêu gọi cần phải quản lý nguồn lợi này và đã tư vấn về kích cỡ tối thiểu của cá trích khai thác. ICES khuyến nghị việc khai thác cá trích chưa trưởng thành là điều bất hợp pháp, dẫn tới suy giảm nguồn lợi cá trưởng thành và sau đó là đánh cá sinh sản. ICES đưa ra lời khuyên phải quy định “kích cỡ tối thiểu” của cá trích, năm 1970 na uy đã áp dụng kích cỡ tối thiểu là 20cm, đến năm 1975 na Uy đã tăng thành 25cm. Trữ lượng tối thiểu của đàn cá sinh sản: Từ năm 1979 trở đi, ices khuyến nghị cần phát triển đàn cá sinh sản ở na Uy ít nhất ở mức 2,5 triệu tấn, và lí do xuất phát từ những khảo sát khoa học về mối liên hệ giữa trữ lượng đàn cá sinh sản và tỷ lệ cá đến tuổi khai thác. Nhà quản lý không sẳn sàng áp dụng các biện pháp để phát triển đàn cá lên trên mức đó, sẽ không thể có được nguồn lợi đàn cá đến tuổi khai thác như mong muốn. mặt khác, các nhà khoa học cho rằng khả năng nguồn lợi cá trích ở độ tuổi khai thác sẽ tăng lên nếu trữ lượng đàn cá sinh sản lớn hơn 2,5 triệu tấn. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng tỉ lệ đàn cá ở tuổi khai thác sẽ tăng do đàn cá sinh sản tăng. Nguồn lợi đàn cá đến tuổi khai thác tăng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như nhiệt độ, độ mặn, động vật ăn thịt các yếu tố mà con người không thể kiểm soát được - Các biện pháp quản lí đã áp dụng: Các nhà quản lí nghề cá Na Uy đã chấp nhận trừ lượng tối thiểu của đàn cá trích sinh sản là 2,5 triệu tấn, mặc dù điều này có nghĩa là tổng sản lượng khai thác cho phép là (TAC) hàng năm trong một giai đoạn phải rất thấp mới có hi vọng phục hồi nguồn lợi ở mức cao hơn.đơn thuần từ quan điểm sinh học, nghề cá trích phải bị cấm cho đến khi trữ lượng đàn cá sinh sản đạt mức 2,5 triệu tấn. Hạn ngạch và nghề cá đã gần tới con số 0 trong giai đoạn 1970-1984. từ năm 1984, các nhà quản lí Na Uy chấp nhận hạn chế nghề cá trích nhằm mục đích kinh tế xã hội. TAC hàng năm được giới hạn ở mức 5% đối với đàn cá sinh sản, đồng thời nghề cá trích được giám sát và kiểm soát chặt chẽ. - Các yếu tố liên quan đến quá trình tái tạo nguồn lợi bao gồm: + đánh giá nguồn lợi mang tính khoa học chính xác: Quan sát khoa học cho thấy nguồn lợi cá đến tuổi khai thác sẽ ở mức cao nếu trữ lượng đàn cá sinh sản đạt mức 2,5 triệu tấn. điều này dựa vào nhiều chuyến khảo sát trữ lượng nguồn lợi cá trưởng thành và hoạt động khai thác, khi khảo sát, người ta tính toán nguồn lợi cá sinh sản và cá đến tuổi khai thác để tìm ra mức trữ lưọng đàn cá sinh sản tối thiểu có thể chấp nhận được là 2,5 triệu tấn. đánh giá trữ lượng hàng năm là rất cần thiết để biết được nguồn lợi đàn cá sinh sản đang ở dưới hay trên giới hạn đã xác định, đồng thời để đưa ra TAC hàng năm + Tư vấn rõ ràng dựa vào tiêu chí sinh học Trong vài thập kỷ qua, ICES đã tư vấn về sản lượng thuỷ sản có thể khai thác, dựa vào các tiêu chí sinh học, theo đó ngư dân có xu hướng chấp thuận giảm hạn ngạch nếu tư vấn này dựa vào các điều tra khoa học về nguồn lợi liên quan. Sự chấp thuận của ngư dân rất cần thiết để giảm hạn ngạch khiến nhà quản lí dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quy định nhằm đạt được mục tiêu này + tán thành sự cần thiết phải tái tạo nguồn lợi quá trình tái tạo NLTS ở mức cao hơn nghĩa là trong vài năm, mức sản lượng hay hạn ngạch phải thấp hơn mức trước khi bắt đầu quá trình tái tạo. khi xem xét cân nhắc có nên bắt đầu quá trình tái tạo hay không, luôn có những ý kiến phản đối, phổ biến nhất là không có gì bảo đảm rằng việc giảm sản lượng sẽ dẫn đến kích cỡ loài lớn hơn, vì kích cỡ loài còn phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên như sự tăng trưởng, nhiệt độ và bất kỳ NLTS nào cũng thay đổi mà chẳng nhà quản lý nào có thể giám sát được. Nhưng cũng chính mức sản lượng là điều rất quan trọng đối với trữ lượng nguồn lợi măc dù không thể theo dõi được hết, nhưng chúng ta phải kiểm soát mức khai thác điều này được nhiều ngư dân Na uy tán thành. Nhiều NLTS chính của Na uy được tái tạo và ngày nay đem lại sản lượng rất cao. Các biện pháp ngăn chặn việc cập bến các sản lượng khai thác vượt mức cho phép: Để giảm sản lượng cập bến nhằm mục đích tái tạo nguồn lợi, các quy định về đầu vào và đầu ra đều được áp dụng như các quy định mang tính kỷ luật. Đã áp dụng kể cả biện pháp mạnh mẽ nhất là không cho tầu hoạt động khai thác. Các tàu có năng lực khai thác lớn phải có giấy phép mới được hoạt động. Về mặt sản lượng TAC được chia cho các nhóm tàu khác nhau. Ngoài ra, còn các hạn ngạch theo tầu. Điều này cùng với lệnh cấm khai thác cá trích chưa trưởng thành (khích cỡ tối thiểu cho phép được quy định cao hơn) đã đảm bảo mô hình khai thác của nghề cá trích. Kiểm soát hiệu quả các hoạt động khai thác: Nghề cá được quan sát và kiểm soát chặt chẽ cả ở biển và trên đất liền. Các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên việc kiểm soát hiệu quả nghề cá. Thực trạng nguồn lợi: Hiện nay nguồn lợi cá trích được coi là ở mức an toàn về sinh học. Tỷ lệ cá đến tuổi khai thác tăng rất nhanh trong năm 1991 và 1992 dẫn tới việc tăng trữ lượng cá sinh sản lên đến 9 triệu tấn vào năm 1997, nhưng những năm sau đó tỉ lệ cá đến tuổi khai thác giảm rất nhiều trữ lượng đàn cá sinh sản giảm còn 5 triệu tấn vào năm 2002. Hy vọng xu hướng giảm sút này sẽ dừng lại vì đã đến thời kỳ khai thác nguồn lợi được phát triển từ năm 1998. 2. Nuôi cá kết hợp với cấy lúa ở Indonexia Hình thức nuôi cá kết hợp với cấy lúa có lịch sử lâu đời ở Indonexia, bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 ở vùng tây Java. Đến nay hình thức canh tác này đã được áp dụng ở 17 trong số 27 tỉnh của Indonexia, với tổng diện tích khoảng 94.309 ha, trong đó 69% diện tích ở Java, 15% ở Sumatra, 6% ở Sulawesi và 10% còn lại ở các đảo Nusa và Tenggara. Hình thức nuôi cá kết hợp với cấy lúa có nhiều lợi thế rõ ràng, trước hết nó cho phép người nông dân tận dụng tối đa những khả năng của trang trại để đa dạng hoá nguồn thu hoạch, từ đó tìm kiếm thu nhập cao hơn. Thứ hai nó có thể đem lại nguồn đạm từ cá cho những vùng đất liền bị cô lập với nguồn cá biển. Những cánh đồng lúa sẽ là môi trường rất tốt để nuôi cá nếu người nông dân biết sử dụng phân bón hợp lý. Đồng ruộng mầu mỡ và giàu chất khoáng cho năng suất cao hơn, có nhiều thành phần thực vật (tảo, thực vật phù du) và động vật (ấu trùng của côn trùng, giun, động vật phù du) làm thức ăn cho cá. Ngược lại việc nuôi cá cũng rất có lợi cho động lúa vì nó giúp tạo ra môi trường tốt hơn cho lúa sinh trưởng bằng cách diệt trừ rong rạ và những loài côn trùng địch hại. Có hai hình thức nuôi cá kết hợp cấy lúa ở Indonexia: Một là trồng lúa và nuôi cá đồng thời trong cùng một thửa ruộng, hai là luân canh mùa vụ thả cá xong rồi trồng lúa hoặc ngược lại trong cùng một thửa ruộng. Nhìn chung làm theo hình thức nào và với kỹ thuật nào đều do người nông dân tự áp dụng. Thực tế nuôi cá kết hợp cấy lúa phổ biến ở những vùng đồng ruộng được tưới tiêu nước tại tây Java là các phương pháp: Minapadi (cả nuôi cá và trồng lúa trong cùng một thửa ruộng), Penyelang (nuôi cá giữa hai vụ lúa) và Palawja (nuôi cá ngay sau khi thu hoạch lúa mùa khô). ở những vùng ven bờ phía đông Java, còn một hình thức đặc biệt được gọi là Sawaktambak. Hầu hết những loài cá nuôi ở ruộng được dùng chủ yếu để làm giống thả nuôi các hệ thống nuôi lớn như lồng lưới nổi, lồng tre, nuôi nước chảy (bể xi măng) và các hệ thông kênh mương tưới tiêu nước. Những loại lúa trồng kết hợp với nuôi cá có thể cho năng suất cao như IR 64 (mùa mưa) và Ciliwung (mùa khô). Theo SEAFPEC asian aquacunture ta có bảng sau: Phương pháp Cỡ giống Số lượng thả /ha (con) Năng suất thu hoạch (kg/ha) Thời gian nuôi (ngày) Minapađi 15-25g 2500-3000 100-200 60 Penyelang 15-25g 2500-3000 70-100 30-40 Palawija 5-8cm 30-50g 50-100g 5000 1000-3000 200-300 300-800 60 60-70 ChươngII: Vài nét phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta I- Tình hình phat triển nghề nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và vùng ven bờ. Ngay trong những năm đầu hình thành ngành, hoạt độnh nuôi trồng đã được đẩy mạnh nhằm tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho đời sống dân sinh và quân đội. Sản xuất giống nhân tạo các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt được thực hiện thành công bắt đầu từ cuối những năm 1960 và các loại hình nuôi như nuôi ruộng lúa, nuôi ao hồ, nuôi sông cũng đã phát triển. Trong những năm tháng chiến tranh, nuôi trồng thuỷ sản càng được đẩy mạnh nhằm bù đắp cho sự suy giảm trong khai thác. Còn trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành thuỷ sản (1976-1980), nuôi trồng thuỷ sản vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong khi khai thác giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng của ngành thuỷ sản mà nuôi trồng thuỷ sản có những đặc trưng khác với nghề chăn nuôi khác: Hoạt động nuôi trồng rộng khắp trên các vùng địa lý từ miền núi tới ven biển, tính chất sản xuất phức tạp đa dạng do qui luật phát triển riêng của từng khu hệ động thực vật. Hơn nữa, nuôi trồng thuỷ sản rất khó quan sát trực tiếp được vật nuôi nên rủi ro đối với ngành càng lớn. Thuỷ vực bao gồm cả đất và nước trong đó nó vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thay thế được. Tư liệu sản xuất này nếu biết cách sử dụng thì không những không hao mòn đi mà chất lượng còn tốt hơn lên bằng khả năng tăng năng suất sinh học của thuỷ vực. Quá trình tác động nhân tạo xen kẽ với quá trình tác động tự nhiên đối với các sinh vật nuôi, tức là thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất. Tinh thời vụ gây ra nhiều phức tạp cho sản xuất do vậy phải tìm cách hạn chế. Quá trình sản xuất phải tiếp xúc với cơ thể sống thuỷ sinh có đặc tính sinh lý, sinh thái, quy luật phát triển và sinh trưởng riêng nên phải nghiên cứu các quy trình nuôi phù hợp như đói với cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Một số đối tượng nuôi được giữ lại làm giống cho quá trình tái sản xuất sau. Đặc điểm này đòi hỏi phải có chế độ, qui trình chăm sóc lựa chọn riêng biệt ưu tiên và một hệ thống sản xuất giống quôc gia. Xét về đặc điểm kinh tế xã hội thì nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là một nghề truyền thống gắn liên với nông nghiệp, nông thôn, tính chất nhỏ bé, manh mún hiện nay đã trở thành một nghề chính đang phát triển mạnh với nhiều hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, tập thể, tư nhân, hộ gia đình và các loại sở hữu khác. 1. Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Nước ta có tiềm năng phát triển nuôi thuỷ sản nội địa rất to lớn. Giống loài cá kinh tế có nhiều và ổn định. Cơ cấu đàn cá nuôi khá ổn định gồm cá nhiệt đới và pha ôn đới: mè, trôi, trắm cỏ, chép, rô phi, trê phi, tai tượng. Cơ cấu đàn cá nuôi thường xuyên được bổ sung các đối tượng nuôi mới nhớ vào kết quả di giống, thuần chủng và lai tạo của các chuyên gia Việt Nam trong nhiều năm. Ngoài ra, khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm quanh năm rất thuận lợi cho nuôi trồng thửy sản trên cả 3 miền của nước ta, đặc biệt tại các tỉnh phía nam với vùng trọng điểm lúa - cá - tôm Tây nam bộ.Theo thống kê Bộ thuỷ sản, tổng diện tích có khả năng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản khoảng 3 triệu ha. Trong đó tổng diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 1.416.000 ha. Trong đó các loại hình thuỷ vực có khả năng nuôi trồng như sau: - Ruông trũng: 600.000ha (đã sử dụng 15%) - Ao hồ nhỏ: 56.000ha (đã sử dụng 80%) - Mặt nước lợ, nước mặn: 300.000ha (đã sử dụng 30%) Các loại thuỷ vực trên có thành phần giống loài rất phong phú: Tôm gồm các loại tôm he, tôm rảo, tôm hùm, tôm càmg xanh với năng suất nuôi: đối với nuôi quảng canh là 200-500 kg/ha, nuôi bán thâm canh 1000-2000kg/ha Cá nước ngọt: khu hệ cá sông Hồng có 210 loài và khu hệ cá đồng băng sông Cửu Long có 3000 loài. Có 30 loài có giá trị kinh tế cao được coi là các đối tương nuôi chính ở các địa phương như cá mè, cá trắm, cá chép, cá trôi, cá tai tượng, cá tra, cá trê. Động vật thân mềm (nhuyễn thể) những đối tượng nuôi chính là hầu sông, trai ngọc, bào ngư, vẹm vỏ xanh, sò huyết. Rong biển: vì nằm trong khu vực nhiệt đới nên giống loài phong phú trên 700 loài nhưng loài ít có giá trị kinh tế. Đối tượng nuôi chính là rau câu chỉ vàng thuỷ đặc sản nước ngọt: gồm ba ba, ếch, cá quả cụ thể diện tích, sản lượng các vùng nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta như sau: a. Các tỉnh ven biển Các tỉnh ven biển dọc chiều dài hơn 3.000 cây số, bờ biển Việt Nam dã tạo thành vùng nuôi trồng trù phú nhất. Năm 2001, tổng diện tích nuôi trồng của khu vực này lên đến trên 602.000 ha chiềm trên 80% tổng diện tích nuôi của cả nước, tạo ra 433.000 tấn sản phẩm, bằng xấp xĩ 60% sản lượng toàn quốc gia trong số 29 tỉnh ven biển, Ca Mau (phía Nam) là địa phương đang giữ vị trí quán quân chiềm 32.5%về diện tích và trên 12%về sản lượng so với cả nước. Trong khi đó Quảng Ninh (phía Bắc) được xem là tỉnh có tiềm năng nuôi thuỷ sản biển lớn nhất nước ta với khoảng 3.300 ha có điều kiện thuận lợi để đặt lồng, nếu nuôi với năng xuất 10 dến 12 cân trên m3 lồng cũng có thể cho sản lượng 70.000 tấn cá mỗi năm. Quảng ninh còn có tiềm năng vùng Bãi Triều khá lớn đã thu hút được một số dự án nuôi công nghiệp quy mô vài trăm ha. b. các tỉnh nội đồng đồng bằng Bắc Bộ Vùng này bao gồm 7 tỉnh là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hải Dưong, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Tổng diện tích nuôi trồng vào năm 2001 của khu vực này đạt trên 37.000 ha, Trong đó nổi bật nhất là Hà Tấy với trên 11.000 ha, tổng sản lượng vùng đạt 56.000 tấn. Tuy nhiên, sản phẩm vật nuôi của khu vực này, chủ yếu là các loài nuôi nước ngọt truyền thống như trắm cỏ, mè, chép. Vài năm trở lại đây, một vài đối tượng nuôi mới đang được gây trồng mang tính chất thăm dò như nuôi tôm càng xanh tại Hà Nội khoảng 50 ha, nuôi cá chim trắng ở Bắc Ninh. c. các tỉnh nội đồng đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long có 11 tỉnh nhưng những tỉnh được kể đến trong khu vực nội đồng chỉ có 4 tỉnh là An Giang, cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Tổng diện tích nuôi thuỷ sản của khu vực này năm 2001 là 23,5 nghìn ha, trong đó riêng diện tích nuôi tôm càng xanh khoảng gần 2.000 ha tuy nhiên diện tích nuôi trồng thấp hơn 7 tỉnh nội đồng đồng bằng Bắc Bộ nhưng sản lượng lại cao hơn gấp 3 lần, đạt đến 186.000 tấn vào năm 2001 lý do chính là công nghệ nuôi trồng bằng lồng bè, phương pháp nuôi chính của vùng này, cho sản lượng rất cao. d. Các tỉnh miền núi phía Bắc Khu vực miền núi phía Bắc gồm 13 tỉnh: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai,Phú Tho, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Yên Bái với tổng dân số gần 10 triệu người, trong đó có khá nhiều người dân tộc sinh sống. Đây cũng là khu vực khó khăn, có tỉ lệ hộ thuộc diện đói nghèo cao nhất cả nước trong 130.000 ha diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản đó có trên 50.000 ha được khai thác nhưng chỉ đạt được hơn 25.000 tấn. Phú thọ là tỉnh có sản lượng và năng suất cao nhất trong khu vực cũng chỉ đạt bình quân 4,36 tấn/ha, kém năng suất bình quân 1.5 tấn/ha của cả khu vực các tỉnh nội đồng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Bắc Giang có sản lượng 4300 tấn cá/năm, doanh thu trên 35 tỷ đồng, nhưng lãi tới 23,5 tỷ đồng một mức lãi rất cao mà không ngành nghề nào đạt được. Chính vì vậy khu vực này đang thụ hưởng nhiều dự án nuôi trồng do các tổ chức quốc tế tài trợ và chính phủ Việt Nam đầu tư. Diện tích đất ngập nước toàn khu vực khoảng 141.000 ha với các loại hinh mặt nước đa dạng như ao hồ nhỏ, ao nước chảy, ruộng ngập nước, sông, hộ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện. Năm 2003 diện tích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) toàn khu vực đạt 538.232 ha, sản lượng nuôi và khai thác đạt 34.694 tấn, tương ứng tăng 4.2% và 10.9% so với năm 2002. Các tỉnh đã quan tâm chỉ đạo phong trào NTTS trong nhân dân, tận dụng tối đa diện tích các ao, hồ nhỏ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng các mô hình sản suất giỏi, nuôi cá thâm canh có năng suất cao 3-5 tấn/ha/năm. e. các tỉnh miền núi tây nguyên và đông nam bộ khu vực này gồm 8 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Đồng Nai. Tổng diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản của khu vực này khoảng 90.000 ha, đến năm 2002 đã đưa vào sử dụng khoảng 40.000 ha với tổng sản lượng 30.000 tấn. Tuy nhiên, riêng tỉnh Đồng Nai đã chiếm đến gần 70% diện tích đã khai thác và trở thành địa bàn có tiềm năng phát triển lớn nhất khu vực khi còn đến hơn 40.000 ha có thể phát triển thuỷ sản. Cũng chính địa phương này đi đầu trong phong trào nuôi tôm càng xanh và nuôi lồng bè. Tại Tây Nguyên, ĐăkLăk là tỉnh dẫn đầu vùng cao nguyên với tiềm năng nuôi cá tại các hồ chứa, tuy nhiên diện tích nuôi thuỷ sản chỉ mới đạt trên 3.500ha và sản lượng cũng sấp xỉ 3.000tấn. Như vậy dù ở khu vực nào, vai trò hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được nhiều địa phương quan tâm. Tại khu vực các tỉnh ven biển và khu vực các tỉnh nội đồng Đồng Bằng Sông Cửu Long, thuỷ sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương là ngành đem về một khối lượng lớn nếu không nói là cao nhất trong số các ngành kinh tế. Đối với những vùng khác nuôi trồng thuỷ sản tạo nên nguồn thực phẩm giàu chất đạm cho đời sông cư dân, đặc biệt đối với một số khu vực miền núi, vùng xa, nuôi trồng thuỷ sản là một trong những giải pháp để xoá đói giảm nghèo. 2. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản trong nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Các dạng hình NTTS ở nước ta cũng như mức độ canh tác khá đa dạng và phong phú. Các đối tượng nước ngọt được nuôi ở ao, mương vườn, ruộng lúa, hồ chứa, nuôi cá lồng, bè trên sông, hồ. Các loài nước lợ, nước mặn được nuôi ở ao vùng triều, vùng cao triều (bãi cát) và các đầm phá ven biển, nuôi lồng, bè trên biển ở những vùng sinh thái thích hợp đã tiến hành nuôi gèp nhiều loài cá như cá trắm, trôi, mè, chép,rô phi, phương thức nuôi đơn, thâm canh áp dụng cho những loài ăn trực tiếp, nuôi dạt năng xuất cao như dạng nuôi cao sản tôm, nuôi cá tra, loc, bung trong lồng bè ở vùng An Giang, Đồng Tháp. Các loài nuôi nước ngọt là tập hợp các loài cá nuôi truyền thống thuộc khu hệ ca Nam Trung Hoa - Sông Hồng như cá trắm đen, mè trắng, trôi, chép, diếc, bống và khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long như cá tra, bung, lóc, bống, sặc rằn, rô, mè vinh, tôm càng xanh, một số giống mới được nhập nội và thuần hoá bổ sung cho tập đoàn giống nuôi của nước ta như cá trắm cỏ, mè hoa, mè trắng. Các loài nuôi nước lợ và ven biển có tôm sú, cá măng, nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc điệp, vẹm xanh, tu hà, cua ghẹ, rong biển. Các loài nuôi biển có cá giò, song, tráp vây vàng, vược hồng, cam, tôm hùm. Cụ thể cơ cấu sản phẩm thuỷ sản của 29 địa phương ven biển như sau: Sản phẩm tôm nước lợ là sản phẩm nuôi chủ lực, chiếm khoảng 70 % tổng diện tích nuôi trồng của nhóm địa phương này và nằm chủ yếu ở khu vực phía Nam (từ tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu trở vào). Các tỉnh phía Bắc có tiềm năng lớn nhưng đang trong giai đoạn đầu tư. Nuôi cá biển, tôm hùm lồng và nhuyễn thể: đây là những phương thức nuôi trồng mới phát triển nhưng có tốc độ tăng trưởng cao và cho giá trị lớn. Năm 2001, tổng số lồng bè nuôi thuỷ sản trên biển của 29 tỉnh ven biển gần 24.000 chiếc, chủ yếu là những lồng bè nuôi tôm hùm. Những địa phương nuôi cá biển, điển hình là Quảng Ninh, Bà Rỵa-vũng Tàu, trong khi Khánh Hoà và Phú Yên lai là “vương quốc” của tôm hùm. Nuôi nhuyễn thể phát triển ở nhiều tỉnh, trong khi nuôi trai lấy ngọc lại tập trung ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Kiên Giang qua nhiều dự án liên doanh với nước ngoài. Trồng rong (rong câu và rong sụn) và thủ phủ là tỉnh Thừa Thiên Huế, Bến Tre thường các hộ nuôi trồng rong câu có kết hợp với nuôi tôm, cá tổng hợp. Tuy nhiên, giá trị kinh tế so với các sản phẩm nuôi trồng khác còn thấp. Thuỷ sản nước ngọt chiếm khoảng 20% tổng diện tích nuôi trồng chủa khu vực này và tập trung lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long-từ năm 2001 trở lại đây, diện tích có suy giảm do các địa phương thực hiện chuyển đổi từ nuôi nức ngọt sang nuôi tôm nước lợ, điển hình như ở Cà Mau giảm gần 10.000 ha vào năm 2001. Tuy vậy, sản lượng thuỷ sản nước ngọt vẫn tăng do người dân ngày càng có kinh nghiệm hơn. Các tỉnh nội đồng đồng bằng bắc bộ: sản phẩm nuôi của khu vực này là các loài cá nước ngọt truyền thống như trắm cỏ, mè, chép. Vài năm trở lại đây, một vài đối tượng nuôi mới đang được gây trồng mang tính chất thăm dò như nuôi tôm càng xanh tại Hà Nội khoảng 50 ha, nuôi cá chim trắng ở Bắc Ninh. Các tỉnh nội đồng đồng bằng sông Cửu Long: khu vực này cũng chính là thủ phủ của sản phẩm cá da trơn (cá ba sa và cá tra) với công nghệ nuôi đạt trình độ cao, tổng sản lượng đạt 120.000 tấn vào năm 2001. An Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực vì chiếm gần một nửa tổng sản lượng thuỷ sản của khu vực và cũng là nơi có phong trào nuôi cá da trơn xuất khẩu mạnh nhất cả nước - năm2001, An Giang xuất hơn 50.000 tấn cá ra thị trường thế giới. Tuy nhiên sau vụ kiện bán phá giá cá catfish từ phía các chủ trại nuôi cá nheo của Mỹ vào năm 2001, rồi việc Mỹ áp dụng mức thuế nhập khẩu cao với các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam vào đầu năm 2003, tình hình nuôi trồng của khu vực này bị biến động mạnh. Ngoài sản phẩm cá da trơn, nghề nuôi tôm càng xanh gần đây cũng đang phát triển mạnh quá trình chuyển đổi diện tích canh tác nông nghiệp không hiệu quả. Các tỉnh miền núi phía bắc: ngoài những sản vật nuôi truyền thống, các địa phương cũng đang thử nghiêm cá giống mới như cá chim trắng, tôm cang xanh, cá tra và cá basa, cá chép v1,cá mè vinh bước đầu đã có kết quả.với các hồ chứa nước lớn, ngoài việc cung cấp nươc cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thuỷ điện, còn là lợi thế của các tỉnh miền núi để phát triển NTTS. Nhiều tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển nghề cá hồ chứa vừa và nhỏ, giao khoán cho các thành phần kinh tế quản lý tổ chức nuôi thả cá. mặc dù, hình thức mới còn đơn giản, chủ yếu là thả giống và quản lý, bảo vệ nhưng đã nâng cao sản lượng cá hồ, góp phần tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và tạo được việc làm cho đồng bào sống ven hồ.với những hồ quá rộng, đã khuyến khích nhân dân nuôi cá lồng bè, nuôi cá eo ngách, kết hợp tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi và khai thác hợp lý.tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân không khai thác bằng chất độc, chất nổ,xung điện trên hồ chứa và bảo vệ các bãi đẻ tư nhiên của cá. bên cạnh đó nuôi cá lồng bè được duy trì và hiện đang có xu hướng phát triển theo hướng có tổ chức quy hoạch, chọn lựa đối tượng, kích cỡ cũng như đảm bảo đày đủ về kỹ thuật. ngoài ra, phong trao nuôi cá ruộng đã phát triển ở bước cao hơn, quy mô tương đối lớn, đầu tư cao để tạo sản phẩm hàng hoá tập trung.mặc dù năng suất cá ruộng mới đạt ở mức thấp, bình quân 300 - 400 kg/ha năm nhưng rất có ý nghĩa trong viêc cải thiện chất lượng bữa ăn và tăng thêm thu nhập trên diện tích canh tác, thu hút hàng ngàn lao động tham gia. cùng với đó là phong trào nuôi thuỷ sản đặc sản với đối tượng chủ yếu là baba, ếch lươn tuy số hộ tham gia nuôi và sản lượng nuôi còn hạn chế. Các tỉnh miền núi Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: trong khu vực này ngoài tôm càng xanh, đa phần vật nuôi còn lại là sản phẩm truyền thống nên giá trị kinh tế của hoạt động nuôi trồng chưa cao. 3. Vài nét phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta Kể từ đầu năm 2000, trên cả nước đã diễn ra quá trình chuyển đổi mạnh mẽ mục đích sử dụng đất kém hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, trồng cói, làm muối hoặc vùng đất cát, bãi triều hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản. và ưu thế của nuôi trồng thuỷ sản đã được khẳng định, nhiều địa phương đã xem đây là mũi nhọn kinh tế, ngay cả nhiều tỉnh nội đồng và trung du, miền núi cũng đã có sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Nhiều địa bàn sản xuất nông nghiệp đã xác định, bên cạnh đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi thì nuôi thuỷ sản cũng là một giải pháp quan trọng để thực hịên chương trình cánh đồng 50 triệu đồng giá trị sản phẩm trên một ha đất canh tác. Con tôm sú đã khẳng định ưu thế vượt trội của mình ở các vùng ven biển, từ Nam ra Bắc. Sản lượng tôm sú nuôi năm 2003 đã vượt 200 nghìn tấn, đóng góp gần 1tỷ đô la giá trị xuất khẩu cho toàn ngành. Theo số liệu thống kê, năm 2003 Việt Nam sản xuất hơn 300 nghìn tấn tôm, trong đó sản lượng tôm nuôi là 244 nghìn tấn. Công nghệ nuôi đã được xác định tương đối hoàn chỉnh, với nhiều mức độ từ nuôi thâm canh,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35650.doc
Tài liệu liên quan