Đề án Một số giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. 3

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG ÁO PHÔNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY VĨNH PHÚC. 3

I. Chất lượng sản phẩm – quản lý chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3

1. Các khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. 3

1.1. Các khái niệm về chất lượng sản phẩm. 3

1.2. Các khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm. 4

2. Đặc điểm quản lý chất lượng sản phẩm. 5

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 6

4. Vai trò của quản lý chất lượng. 7

II. Chất lượng sản phẩm dệt may và chất lượng áo phông. 8

1. Một số vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm áo phông 8

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng áo phông. 9

PHẦN II 10

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ÁO PHÔNG TẠI 10

CÔNG TY DỆT MAY VĨNH PHÚC 10

I. Quá trình hình thành và phát triển. 10

1. Hoàn cảnh ra đời. 10

2. Quá trình xây dựng và phát triển. 11

II. Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may Vĩnh Phúc. 11

1. Đặc điểm của mặt hàng áo phông. 11

2. Đặc điểm nguyên phụ liệu sử dụng. 12

3. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm áo phông hiện nay. 14

4. Đặc điểm của quá trình sản xuất áo phông. 16

5. Đặc điểm về lao động. 16

6. Đặc điểm tài chính. 17

III. phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may vĩnh phúc. 18

1. Qui định về đánh giá chất lượng áo phông. 18

2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng áo phông. 19

3. Thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may Vĩnh Phúc. 20

IV. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm áo phông tại công ty dệt may Vĩnh Phúc. 21

1. Những kết quả đã đạt được. 21

2. Những vấn đề chất lượng còn tồn tại. 21

3. Những vấn đề cần đặt ra đối với chất lượng sản phẩm của công ty dệt may Vĩnh Phúc trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu. 21

PHẦN III. 23

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MẶT HÀNG ÁO PHÔNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY VĨNH PHÚC. 23

Giải pháp 1: Xây dựng chính sách chất lượng cho bộ phận sản xuất áo phông. 23

1. Cơ sở lý luận. 23

2. Cơ sở thực tiễn. 23

3. Nội dung của giải pháp. 24

4. Hiệu quả của giải pháp. 25

Giải pháp 2: Tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng cho CBNV và đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà thiết kế mẫu. 25

1. Cơ sở lý luận. 25

2. Cơ sở thực tiễn. 26

3. Nội dung của giải pháp: 26

4. Hiệu quả của giải pháp. 27

Giải pháp 3:Thiết lập các nhóm chất lượng. 27

1. Cơ sở lý luận . 27

2. Cơ sở thực tiễn. 27

3. Nội dung của giải pháp 28

4. Hiệu quả của giải pháp 28

Giải pháp 4 :Quản lý chi phí chất lượng. 28

1. Cơ sở lý luận. 28

2. Cơ sở thực tiễn. 29

3. Nội dung của giải pháp. 29

4. Hiệu quả của giải pháp. 29

Giải pháp 5: Tổ chức mạng lưới thu thập ý kiến đánh giá và khiếu nại của khách hàng tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của các khách hàng. 29

1. Cơ sở lý luận: 29

2. Cơ sở thực tiễn : 30

3. Nội dung của giải pháp: 30

4. Hiệu quả của giải pháp: 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cỡ kích, công suất…. + sử dụng sản phẩm theo đúng thuyết minh, thuyết trình kỹ thuật hoặc hướng dẫn sử dụng. 4. Vai trò của quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng không chỉ là bộ phận hữu cơ của quản lý kinh tế mà quan trọng hơn nó còn là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh. Khi nền kinh tế và sản xuất kinh doanh phát triển thì quản trị chất lượng càng đóng vai trò quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản không thể thiếu được của doanh nghiệp và xã hội. Tầm quan trọng của quản trị chất lượng được quyết định bởi - Vị trí của công tác quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Bởi vì theo quan điểm hiện đại thì quản lý chất lượng chính là quản lý có chất lượng, là quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. - Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với phát triển kinh tế, đời sống của người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm được lao động xã hội do sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tiền vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. Chất lượng, giá cả và thời gian và thời gian giao hàng là một trong 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp nhở sản phẩm làm ra có giá trị lớn hơn, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đứng trên giác độ nền kinh tế quốc dân nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng năng suất lao động xã hôi. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. II. Chất lượng sản phẩm dệt may và chất lượng áo phông. 1. Một số vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm áo phông Chất lượng chất vải. Đó là chất lượng sản phẩm đầu ra của ngành dệt nó cũng có liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của ngành may vì nó là nguyên liệu cấu tạo lên sản phẩm của ngành may mặc đặc biệt với chất lượng mặt hàng áo phông. Chất liệu chỉ may chất lượng áo phông hay sản phẩm dệt may nói chung thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là chất liệu của chỉ may. Khi xã hội càng phát triển thì người ta rất ngại phải khâu một chiếc áo bị sứt chỉ. Kỹ thuật thiết kế áo là việc thiết kế ra một sản phẩm mới với những đặc điểm về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu sao cho sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Quá trình sản xuất áo phông là tập hợp các hoạt động, phương pháp, thực hành, biến đổi để tạo ra một sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng áo phông. Nhu cầu thị trường: Cũng như các sản phẩm khác, áo phông được sản xuất ra là để cung cấp cho người tiêu dùng thông qua thị trường. Nhu cầu thị trường sẽ là yếu tố quyết định tới các mức chất lượng mà một chiếc áo phông cần phải có. Thông qua nhu cầu của người tiêu dùng mà nhà thiết kế có thể đưa ra các mẫu sản phẩm đẹp về mẫu mã và đảm bảo về chất lượng. Nhân tố thời gian: Khi một sản phẩm ra đời được một thời gian sẽ bị bắt chước và làm nhái. Nên các nhà thiết kế luôn phải cho ra đời những sản phẩm mới để không bị lỗi thời và chất lượng tốt hơn. Nhân tố chi phí: nhà sản xuất phải cân đối giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu lại. Quản lý chặt chẽ tất cả các khâu để sản phẩm làm ra phù hợp với mức sống của người dân và vừa phải đảm bảo chất lượng. Nhân tố con người: Con người là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất áo phông. Trình độ năng lực của người công nhân viên và nhà quản lý sẽ cho ra đời sản phẩm phản ánh đúng trình độ của họ. PHẦN II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ÁO PHÔNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY VĨNH PHÚC I. Quá trình hình thành và phát triển. 1. Hoàn cảnh ra đời. Ngành dệt may ở nước ta đã có từ rất lâu đời không ai có thể nắm được chính xác nó ra đời vào thời gian cụ thể nào. Nhưng có thể chắc chắn rằng nó ra đời từ rất lâu đời và cho tới nay thì ngành dệt may đã rất phát triển và là một trong những thế mạnh xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, hiện nay ngành dệt may của chúng ta không bằng các nước như Trung Quốc, Ấn Độ.. nhưng trong tương lai chúng ta có thể vượt họ. Tại cuộc họp thứ 6, quốc hội khóa IX. Quốc hội đã nhất trí và có những nhận định sau: + Thứ nhất: khẳng định vai trò của ngành dệt may là một trong số những ngàng thế mạnh xuất khẩu của nước ta cần phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này nhiều hơn nữa có thế ngang bằng với các nước có thế mạnh về mặt hàng này như Trung Quốc và Ấn Độ… có thể tiến xa hơn nữa. + Thứ hai: khẳng định thị trường Mỹ là một thị trường khó tính nhưng rất mở rộng và đầy hứa hẹn chúng ta cần cố gắng chinh phục thị trường này. Nhưng để làm được việc này chúng ta cần nâng cao chất lượng của toàn bộ các sản phẩm của ngành dệt may hiện nay. Đó cũng là một vấn đề tương đối khó mà chúng ta phải thực hiện nếu muốn đưa sản phẩm vào thị trường này. Thứ ba: ngành dệt may cần phát triển các thế mạnh sẵn có của mình như giá nhân công thấp, thị trường trong nước khá mở rộng và cần đào tạo được đội ngũ công nhân viên lành nghề có trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng các công nghệ mới cao. 2. Quá trình xây dựng và phát triển. Ngành dệt may đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời mà không ai có thể biết đến từ bao giờ ngành dệt may dần dần lớn mạnh và phát triển. Nó đã trở thành thế mạnh xuất khẩu của nước ta. Hiện nay, ở nước ta ngành dệt may cũng rất được quan tâm và chú trọng. chúng ra nên tạo những điều kiện thích hợp về môi trường kinh doanh và xuất khẩu để cho các công ty có thể sản xuất hết khả năng của mình. II. Các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may Vĩnh Phúc. 1. Đặc điểm của mặt hàng áo phông. Áo có dạng hình chữ nhật, suôn, dáng thẳng, các chi tiết trên áo cũng có dạng hình chữ nhật. Áo một lớp, có cấu trúc đơn giản, số lượng chi tiết ít . Chi tiết chính gồm: thân trước áo, thân sau áo, tay áo. Chi tiết phụ gồm : + Chi tiết phụ lần ngoài: cổ áo, túi ốp, bo gấu tay, nẹp cổ. + Chi tiết trang trí : dây viền vai . + Nhãn tên, nhãn cỡ, nhãn sử dụng, cúc áo. Sử dụng các đường liên kết chính : đường may sườn áo, chắp vai, đường nách áo, sườn bụng tay, đường gấu áo, xẻ áo . Đường liên kết phụ : đường may cổ áo, nẹp áo, bo gấu tay, may túi ốp, đường may nhãn mác trên sản phẩm. Đường thêu tên trang trí trên túi ngực. Sản phẩm áo thể thao, hay dạo phố tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, dễ vận động . Bảng 3 : Bảng thống kê số lượng các chi tiết của áo phông. STT Tên chi tiết Số lượng Ghi chú Vải ngoài Vải lót Dựng NPL 1 Thân trước 1 2 Tay áo 2 Đối xứng 3 Nẹp cổ 2 2 4 Thân sau 1 5 Cổ áo 1 Vải dệt kim đan chun 6 Viền cổ áo 1 Vải trang trí 7 Viền vai 2 Vải trang trí , đối xứng 8 Túi ốp 1 9 Dựng dán miệng túi 1 10 Bo gấu tay 2 Vải dệt kim đan chun 11 Khuy áo 2 12 Nhãn tên 1 13 Nhãn cỡ 1 14 Nhãn treo 1 Tổng số các chi tiết 13 3 5 Nguồn: phòng thiết kế 2. Đặc điểm nguyên phụ liệu sử dụng. * Nguyên liệu ( vải chính ) : Vải chính là loại vải SINGLE – vải dệt kim đan ngang , 100 % cotton Chỉ số sợi : 60/3 Kiểu dệt : vải dệt kim đan ngang Mật hàng vòng : Mật cột vòng : Khối lượng riêng : 60 g/m2 Độ co : + Co dọc : 1 % + Co ngang : 1.6 % Độ bền đứt : Độ thông khí : Độ hút ẩm : Hệ số dẫn nhiệt : Độ thông hơi : Độ dày : 0,5 mm Khả năng chịu nhiệt : 110 0C * Phụ liệu : Chỉ : + Thành phần : 100% PE + Chi số : 50/3 + Hướng xoắn : S + Chiều dài cuộn : 5000 m Mex : + mex được tạo thành từ hai bộ phận là đế và nhựa dính Sử dụng mex giấy Đế : mex giấy có đế làm từ vải không dệt , có khối lượng 60 g/m2 , nguyên liệu làm đế là 100% cotton. Nhựa : được làm từ các chất nhiệt dẻo như PVC có nhiệt độ nóng chảy là 150 0C Cúc : + Đường kính : 10 mm + Số lỗ : 2 + Không chân Nhãn cỡ : + Kiểu dệt : vân chéo satin + Thành phần : 100% PE + Cỡ : 5x10mm Thùng carton : + 3 lớp + Kích thước : 100x60x80 cm Băng dán : + Thành phần : 100 % PU + Trọng lượng : 145g/m2 3. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm áo phông hiện nay. Nước ta là một nước có tỉ lệ dân số cao trên thế giới ( > 80 triệu dân) tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm tới > 50 % ( dân số trẻ). Vì vậy, nhu cầu trong nước về mặt hàng này tương đối cao. Đây cũng là một trong những mặt hàng bán chạy ở nước ta và chiếm doanh số tương đối. Tuy nhiên thời gian gần đây, do sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới cũng đã tác động rất lớn đến ngành này cũng như tất cả các ngành khác. Thị trường chính của nước ta là nước Mỹ. Quốc gia này bị suy thoái kinh tế mạnh, giá đô la mỹ giảm mạnh. Điều này đã tác động tới việc xuất khẩu của chúng ta. Giá xăng dầu tăng cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá cả của mặt hàng áo phông. Điều này khiến cho tất cả các giá cả của nguyên liệu đầu vào ngành dệt may tăng. Sự lạm phát và cuộc suy thoái kinh tế gần đây đã khiến cho số lượng tiêu thụ áo phông của công ty giảm đáng kể. Nhu cầu mua sắm của người dân giảm đáng kể. Đồng tiền bị mất giá, nó đã tác động rất lớn tới thị trường tiêu thụ của sản phẩm. Dưới đây là biểu đồ so sánh doanh thu của công ty ở thị trường trong nước và quốc tế. Năm Doanh thu trong nước Doanh thu xuất khẩu Tổng doanh thu 2005 16797527 21216279.45 38013806.45 2006 21537867 22689552.35 44227419.35 2007 23082336 25569534.97 48651870.97 2008 17151569 17445205.19 34596774.19 2009 18218553 19050350.23 37268903.23 202758774.2 Nguồn: Phòng kinh doanh Như vậy ta có thể thấy ở mặt hàng này xuất khẩu chiếm ưu thế. Tuy nhiên nhu cầu trong nước cũng đang tăng mạnh. Vì vậy, công ty nên chú trọng cả 2 thị trường này đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước. Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường của hàng Việt Nam. Khi hàng hóa của chúng ta có chất lượng cao thì chúng ta có thể chiếm lĩnh được thị trường và cũng chính vì vậy mà chúng ta có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm từ đó cũng chính là cơ sở để chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn nữa. 4. Đặc điểm của quá trình sản xuất áo phông. Sơ đồ tổng thể quá trình sản xuất áo phông. X©y dùng vµ qu¶n lý hîp ®ång s¶n xuÊt ¸o ph«ng X¸c ®Þnh nhu cÇu kh¸ch hµng vÒ s¶n phÈm ¸o ph«ng ThiÕt kÕ mÉu mèt ¸o ph«ng chuÈn bÞ c¸c yÕu tè cho s¶n xuÊt TriÓn khai s¶n xuÊt Test Qu¶n trÞ dù ¸n s¶n suÊt ¸o ph«ng ThÇu phô dù ¸n s¶n suÊt ¸o ph«ng Hç trî kh¸ch hµng Qu¶n lý dù ¸n tõ s¶n xuÊt ®Õn tiªu thô Qua sơ đồ tổng thể quá trình sản xuất áo phông trên ta thấy quá trình sản xuất áp áo phông của công ty gồm 10 quy trình khép kín có liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó qui trình thiết kế áo phông là qui trình phức tạp nhất nó đòi hỏi phải có sự chính xác cao nhất trong tất cả các khâu khác. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong qui trình này đều gây ra lỗi sai nhiều khó chấp nhận đối với khách hàng. Điều này đòi hỏi công ty phải có một đội ngủ các nhà thiết kê mẫu chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn. 5. Đặc điểm về lao động. Bảng trình độ lao động trong năm 2009 Trình Độ Số lượng Tỷ lệ Trên đại học 4 0.12% Đại học 135 4.40% Cao đẳng 71 2.30% Trung cấp 100 3.25% Công nhân bậc 1 207 6.73% Công nhân bậc 2 349 11.36% Công nhân bậc 3 415 13.51% Công nhân bậc 4 712 23.18% Công nhân bậc 5 832 27.10% Công nhân bậc 6 228 7.40% Công nhân bậc 7 17 5.53% Tổng 3070 100.00% Nguồn: Phòng nhân sự Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trình độ của người lao động ở bậc đại học và trên đại học vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức cao. Vì vậy công ty nên chú trọng hơn nữa vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. 6. Đặc điểm tài chính. Các công ty may của Việt Nam có rất nhiều và qui mô của các công ty này cũng rất khác nhau do vậy qui mô về vốn của các công ty này hoàn toàn khác nhau. Các công ty này thương huy động vốn ở các nguồn tài chính, vốn tự có và vốn vay của các ngân hàng. Các công ty cần huy động vốn với số lượng phù hợp phải cân đối được về qui mô tài sản, về lợi nhuận, tỷ suất thanh toán nhanh tức thời, tỷ suất thanh toán dài hạn cảu các công ty để đảm bảo cân đối giữa thu và chi sao cho hợp lý nhất. Tài chính có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm và vấn đề chi phí chất lượng sản phẩm. Nếu như phần chi phí cho chi phí chất lượng sản phẩm lớn về chi phi phòng ngừa và chi phí thẩm định giá thì sẽ giảm được thiệt hại và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn. III. phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may vĩnh phúc. 1. Qui định về đánh giá chất lượng áo phông. a. Các qui định chung. Các nhà thiết kế sẽ tạo ra các mẫu phù hợp với kế hoạch quản trị các dự án và có trách nhiệm tạo ra các qui định chi tiết trên cơ sở sổ tài liệu hướng dẫn công việc phổ biến cho các cán bộ thiết kế của công ty tham gia dự án. Các thành viên của dự án có trách nhiệm tuân thủ các qui định của qui trình dự án. Trong quá trình phát triển và sử lý lỗi của các sản phẩm do qui định chuẩn chi tiết về kích cỡ đặc điểm cụ thể của từng sản phẩm nhưng cần đảm bảo thực hiện các qui định chung về sản phẩm của các doanh nghiệp. Khâu đầu tiên của quá trình sản xuất là khâu thiết kế mẫu do các nhà thiết kế của công ty đảm nhận. Vì vậy, các nhà thiết kế mẫu nghiên cứu nhu cầu của thị trường và nắm rõ thị hiểu của họ để cho ra đời những mẫu thiết kế có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. b. Các qui định chi tiết về sản phẩm sản xuất. Các mẫu thiết kế của các nhà tạo mẫu phải rõ ràng và sản xuất với kích cỡ cụ thể. Các kích cỡ này sẽ tương ứng với số đo là bao nhiêu sẽ được qui định rõ để các công nhân khi thực hiện sẽ không thắc mắc về những vấn đề này và khâu cắt để may sản phẩm cũng phải chính xác. Khâu may sản phẩm cần cụ thể với từng sản phẩm phụ thuốc vào chất vải mà may phải khác nhau. 2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng áo phông. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng áo phông. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng áo phông. Chỉ tiêu thứ nhất là về chất liệu vải: Đối với sản phẩm áo phông thì chất liệu vải là rất quan trọng. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu để đánh giá chất lượng sản phẩm áo phông. Người tiêu dùng có thể cảm nhận được chất liệu vải sau khi mua một sản phẩm áo phông cũng như một sản phẩm dệt may nói riêng. Đây là điều đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm. Chỉ tiêu thứ hai là dáng áo phông: kiểu dáng áo phông cũng rất quan trọng đây là một yếu tố khẳng định sản phẩm của công ty có phù hợp với khách hàng hay không. Chỉ tiêu màu sắc của chiếc áo phông: Đây cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng. Vậy nhà sản xuất nên đưa ra nhiều sản phẩm phong phú về màu sắc để người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn các tông màu phù hợp với làn da của mình. Chỉ tiêu về kích cỡ của chiếc áo phông: thường thì nhà sản xuất phải có nhiều kích cỡ của sản phẩm để khách hàng có thể chọn cho mình một kích cỡ phù hợp. Đây là một số chỉ tiêu cơ bản ngoài ra đứng trên các quan điểm khác nhau sẽ có rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm áo phông khác nhau. 3. Thực trạng chất lượng sản phẩm áo phông của công ty dệt may Vĩnh Phúc. Hiện nay, chất lượng áo phông của công ty dệt may khá tốt. So với một vài năm trước thì chất lượng được tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm một cách tốt nhất đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Nếu so sánh hàng hóa của chúng ta với các nước khác thì chúng ta vẫn thu xa họ về chất lượng, giá cả, mẫu mã và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa để cho ra đời những sản phẩm phong phú và đa dạng về mẫu mã, chất lượng tốt. Yếu tố chất lượng là yếu tố rất quan trọng. Nó có thể giúp sản phẩm áo phông của chúng ta có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Nên chúng ta cần khắc phục những điểm còn yếu kém và phát huy những mặt tích cực. Năng suất của công ty vẫn còn thấp với với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, chúng ta không chỉ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải đẩy mạnh việc cải tiến máy móc và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Để biết được sản phẩm của công ty còn yếu kém mặt nào thì các công ty nên xem ý kiến khiếu nại của khách hàng. Đây có thể coi là một cách tốt nhất để biết được chất lượng sản phẩm của công ty như thế nào và cần khắc phục những điểm gì. Chúng ta hãy làm việc với phương châm khách hàng luôn đúng và tìm mọi cách để thỏa mãn khách hàng tốt nhất mà doanh nghiệp có thể. IV. Đánh giá chung về chất lượng sản phẩm áo phông tại công ty dệt may Vĩnh Phúc. 1. Những kết quả đã đạt được. Trong những năm qua công ty dệt may Vĩnh Phúc đã cải tiến chất lượng sản phẩm một cách rõ nét. Cụ thể là công ty đã đẩy mạnh được xuất khẩu góp phần vào sự phát triển của đất nước. Tuy trong 2 năm gần đây nên kinh tế bị suy thoái nó đã ảnh hưởng rất lớn đến công ty, nhưng công ty vẫn cố gắng để duy trì sản lượng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2. Những vấn đề chất lượng còn tồn tại. Hiện nay sản phẩm dệt may của công ty còn chưa cao so với các đối thủ cạnh tranh và các nước khác trên thế giới. Những yếu kém đó là do một số nguyên nhân sau: + Trình độ chuyên môn của các cán bộ công nhân viên còn chưa cao. Phần lớn công nhân là chưa qua đào tạo. + Máy móc thiết bị của chúng ta còn lạc hậu so với các nước khác. + Trình độ quản lý còn thấp các cán bộ nhiều khi không làm hết sức của mình. 3. Những vấn đề cần đặt ra đối với chất lượng sản phẩm của công ty dệt may Vĩnh Phúc trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu là một yếu tố hết sức quan trọng. Hiện nay, hạn ngạch đã được bỏ vào năm 2005 khi chính phủ quyết định bỏ hạn ngạch xuất khẩu của ngành dệt may thì đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành dệt may. Song vấn đề hiện nay của ngành không chỉ là nâng cao chất lượng sản phẩm mà các nhà kinh doanh còn phải đẩy mạnh nâng cao năng suất và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Để đẩy mạnh xuất khẩu thì ban lãnh đạo công ty cần phải cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó tạo dựng uy tín cho sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Để làm được điều này các công ty cần thực hiện các biện pháp sau. Xây dựng các bộ phận sản xuất áo phông một chính sách chất lượng được coi là con đường dẫn dắt doanh nghiệp tiến đến sự thành công. Đó là một yếu tố tạo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về chất lượng sản phẩm và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Mặt khác nó còn là một công cụ cạnh tranh trong việc ký kết hợp đồng. Nâng cao trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên nhất là bộ phận thiết kế. Thiết lập các nhóm chất lượng (nhóm chất lượng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chất lượng và giải quyết các vấn đề chất lượng phát sinh). Quản lý tốt chi phí chất lượng: chất lượng phản ánh những chi phí phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm này. Đồng thời cho biết những khoản không phù hợp phát sinh nhiều hay ít và nó chỉ cho các thành viên trong công ty thấy được cần giảm thiểu chi phí nào. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng: ISO9001:2000, ISO9002:2000, ISO14000. PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MẶT HÀNG ÁO PHÔNG TẠI CÔNG TY DỆT MAY VĨNH PHÚC. Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về công ty dệt may Vĩnh phúc em xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm mặt hàng áo phông tại công ty dệt may Vĩnh Phúc Giải pháp 1: Xây dựng chính sách chất lượng cho bộ phận sản xuất áo phông. 1. Cơ sở lý luận. Chính sách chất lượng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Nó được coi là con đường dẫn dắt mọi thành viên trong doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của công việc mà mình đang thực hiện, thấy được trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, xã hội và doanh nghiệp. Chính sách chất lượng khuyến khích mọi người cố gắng hết sức mình vì mục tiêu chất lượng chung của doanh nghiệp. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong Công ty dệt may Vĩnh phúc hiện nay bộ phận sản xuất sản phẩm may mặc không có chính sách chất lượng cụ thể cho từng sản phẩm mà doanh nghiệp chỉ có chính sách chất lượng chung cho tất cả các sản phẩm chung cho toàn công ty. Nhưng để sản xuất áo phông một cách có hiệu quả để có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trên thị trường thế giới và đặc biệt là thị trường khó tính như Mỹ thì doanh nghiệp cần phải có một chiến lược chất lượng cụ thể cho sản phẩm áo phông rõ ràng hơn trên cơ sở chính sách chất lượng chung cho các sản phẩm của công ty. 3. Nội dung của giải pháp. Để xây dựng được chính sách chất lượng mang tính khả thi và mang lại hiệu quả cao tổng công ty cần thực hiện các công việc sau: Nắm được ý kiến đánh giá của khách hàng : Để thu được ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng áo phông công ty cần thành lập một nhóm khoảng 8 người chuyên trách công việc này trong một thời hạn 7 ngày. Nhóm điều tra sẽ được phân thành các nhóm từ 1 đến 2 người phụ trách các khu vực điều tra khác nhau. Công việc điều tra có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp rồi ghi chép lại, gửi thư, qua báo hoặc tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo một mẫu điều tra thống nhất do công ty tự lập. So sánh với các đối thủ cạnh tranh: Qua kết quả phân tích cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng cùng với việc đánh giá công tác quản lý chất lượng và quản lý chung của Công ty và các đối thủ cạnh tranh như : Công ty may của nứớc ngoài có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc hay ấn độ. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích và so sánh giữa chất lượng của các sản phẩm dệt may, công tác quản lý chất lượng và quản lý chung của các Doanh nghiệp dệt may của chúng ta và các nước khác có ngành dệt may phát triển họ cũng là những đối thủ cạnh tranh mạnh mà chúng ta không thể coi thường. Tự đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm quản lý chất lượng và quản lý chung của Công ty: Thông qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh Công ty sẽ thấy được những điểm mạnh và những điểm còn yếu kém so với đối thủ. Với những điểm yếu kém cần phải tập trung vào xác định xem đâu là nguyên nhân gây ra những yếu kém đó và đưa ra hương giải quyết. Tìm kiếm cơ hội phát triển các điểm mạnh hiện có và tiềm năng: Khi đã đánh giá được trình độ của bản thân Công ty cùng với việc so sánh với các đối thủ, Công ty sẽ tiến hành phân tích để tìm kiếm cơ hội phát triển các điểm mạnh hiện có và tiềm năng trong bối cảnh dự kiến có biến động về môi trường kinh doanh, pháp lý ... và tìm các biện pháp khắc phục các yếu kém. Đưa ra tầm nhìn trong 5 năm hay 10 năm: Ban lãnh đạo Công ty cần đưa ra tầm nhìn chung về bối cảnh phát triển của Công ty cũng như sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, nền kinh tế quốc dân kinh tế khu vực và kinh tế thế giới sẽ phát triển ở mức độ nào, trong khoảng thời gian đó có chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hay tài chính nào không. 4. Hiệu quả của giải pháp. Với chính sách chất lượng được thiết lập cùng với những định hướng và giải pháp thực hiện chính sách chất lượng, mọi thành viên trong bộ phận sẽ có được sự thống nhất về chiến lược chất lượng của Công ty; thấy được những yêu cầu mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm áo phông do tổng Công ty cung cấp từ đó tạo cho họ có ý thức, trách nhiệm đối với khách hàng, xã hội và Công ty; thấy được tương lai của mình do đó họ sẽ cố gắng hết mình để thực hiện chiến lược chất lượng của Công ty. Giải pháp 2: Tăng cường công tác đào tạo nhận thức về chất lượng cho CBNV và đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà thiết kế mẫu. 1. Cơ sở lý luận. Con người là chủ thể của mọi quá trình kinh tế xã hội. Đào tạo và bồi duỡng cho nguời lao động là cơ sở để thưc hiện chiến lược phát huy nhân tố con nguời. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. sản phẩm mẫu thiết kế áo phông là sản phẩm của trí tuệ, chứa đựng nhiều chất xám, do vậy sự thành bại của sản phẩm áo phông là yếu tố con nguời chiếm phần lớn. Vì vậy muốn nâng cao chất luợng sản phẩm áo phông thì việc cần thiết phải làm là nâng cao trình độ của lao động, kinh nghiệm cho các nhà thiết kế mẫu và công nhân viên nhận thức về chât luợng. 2. Cơ sở thực tiễn. Trong Công ty các nà tạo mẫu là lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng của sản phảm áo phông . Măc dù các nhà tạo mẫu trong Công ty đều có trình độ đại học. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thiết kế thời trang đòi hỏi vấn đề kiến thức phải thường xuyên cập nhật một cách liên tục đều đặn. Lực lượng lao động hiện nay ở các Công ty dệt may phần lớn là CBNV trẻ họ nặng động, nhiệt tình được đào tạo bài bản song lại thiếu kinh nghiệm thưc tiễn cũng như điều kiện thực tế chưa đủ để đương đầu với những biến đổi nhanh chóng của thị trường như hiện nay. Và với sự thay đổi của mẫu môt 3. Nội dung của giải pháp: Đối tượng đào tạo: - Các cán bộ quản lý. - Các chuyên gia thiết kế mẫu - Các kỹ sư thiết kế mẫu mốt đã làm việc ở Công ty từ 2 năm trở lên, đặc biệt là những nhà tạo mẫu có năng lực và có nhiều triển vọng. - Các nhà tạo mẫu còn trẻ chưa đáp ứng được công việc. Nội dung đào tạo: - Đào tạo kiến thức về quản lý chất l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26402.doc
Tài liệu liên quan