Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp (KCN) 2
I. Lý luận chung về đầu tư 2
1. Khái niệm về đầu tư 2
2. Khái niệm về vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư 2
2.1 Vốn đầu tư 2
2.2 Nguồn vốn đầu tư 3
II. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư vào các KCN 4
1. Khái niệm KCN 4
2. Đặc điểm của KCN 5
3. Chính sách, phương pháp, công cụ thu hút vốn đầu tư vào KCN 6
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào KCN 8
4.1. Các yếu tố về khung pháp lý 9
4.2. Các yếu tố liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng 9
4.3. Vấn đề liên quan đến dịch vụ: 10
4.4. Các chính sách hỗ trợ: 11
Chương II: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội giai đoạn 2002- 2007 12
I. Các KCN tập trung ở Hà Nội 12
1. Những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các KCN tập trung Hà Nội 12
2. Các chính sách đã thực thi để thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà Nội 16
2.1. Ưu đãi về thuế 16
2.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất 17
2.3. Các hỗ trợ khác từ phía Thành phố Hà Nội: 17
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007 19
1. Thực trạng thu hút vốn đầu vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007 19
2. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN phân theo đối tác 23
III. Những mặt còn tồn tại và hạn chế khi đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 24
1. Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng 24
1.1. Về giá đất. 24
1.2. Về vấn đề quyền sử dụng đất: 26
1.3. Vấn đề giải phóng mặt bằng(GPMB)và giá đền bù 26
1.4. Về vấn đề quy hoạch: 27
1.5. Về cơ sở hạ tầng: 27
1.6. Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính: 28
1.7. Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ: 29
1.8. Về hoạt động xúc tiến đầu tư 30
2. Nhóm các vấn đề liên quan đến pháp lý. 30
Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 32
I. Định hướng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 32
II. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội 33
1. Giải pháp từ phía các KCN và thành phố Hà Nội 33
1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy hoạch 33
1.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN: 33
1.3. Các giải pháp hỗ trợ các KCN về đất 34
1.4. Giải pháp về cung ứng lao động 35
1.5. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn để xây dựng và hoạt động KCN 37
1.6. Tăng cường sự phân cấp, quản lý Nhà nước cho Ban quản lý các KCN 38
1.7. Đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khu đầu tư vào KCN 38
1.8. Các biện pháp hỗ trợ khác 38
2. Giải pháp từ phía nhà nước 39
2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN trên cả nước 39
2.2. Hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN 40
2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 42
2.4. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp 43
2.5. Nâng cao tính chất bền vững trong phát triển KCN 43
2.6. Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường 43
Kết luận 44
Tài liệu tham khảo 45
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o KCN tập trung, kể cả doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh trong KCN đều được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành đối với từng sắc thuế.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong KCN, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nộp thuế như sau:
+ Đối với doanh nghiệp chế xuất: 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất, 15% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận đối với doanh nghiệp dịch vụ.
+ Đối với doanh nghiệp KCN: 15% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận. Trường hợp xuất khẩu từ 50-80% sản phẩm của mình thì được miễn giảm thêm 50% thuế lợi tức trong vòng 2 năm tiếp theo, 10% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp xuất khẩu trên 80% sản phẩm và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.
+ Đối với doanh nghiệp dịch vụ: 20% lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức trong 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và giảm 50% trong những năm tiếp theo.
Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp trong KCN nộp khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.
2.2. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Đối với công ty phát triển cơ sở hạ tầng: Nếu là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thì có thể được xem xét để chậm nộp tiền thuê đất trong một khoảng thời gian nhất định dưới hình thức cho doanh nghiệp được nhận nợ thuê đất thuộc vốn ngân sách nhà nước, được ưu đãi cho vay vốn tín dụng nhà nước, được huy động nguồn vốn theo quy định của luật pháp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Các ưu đãi đối với doanh nghiệp thuê đất trong các KCN là được trực tiếp thuê đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian thuê. Doanh nghiệp đầu tư vào các KCN được ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước để thực hiện di chuyển nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Nếu là mặt bằng nhà xưởng cũ là thuê của nhà nước thì được thuê lại để sử dụng.
2.3. Các hỗ trợ khác từ phía Thành phố Hà Nội:
· Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án.
· Đối với các công trình ngoài hàng rào KCN: Ngân sách thành phố đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào; đường vào, hệ thống cấp nước sạch, điện…
· Còn các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào:
- Ngành điện đầu tư đưa điện bán đến chân công trình của doanh nghiệp.
- Ngân sách hỗ trợ một phần để giải phóng mặt bằng (30%), hỗ trợ một phần kinh phí xây lắp các công trình trong hàng rào.
- Cải cách thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” triệt để theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội. Các nhà đầu tư khi đến Ban quản lý các KCN và KCX Hà Nội được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính (giấy phép đầu tư, đăng ký nhân sự, thiết kế kỹ thuật…) theo mô hình cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Các thủ tục của các nhà đầu tư được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng, hiệu quả nên tiết kiệm được cho nhà đầu tư nhiều thời gian không cần thiết và đáp ứng được đòi hỏi rất lớn của các nhà đầu tư.
* Đối với các công trình xây dựng nhà ở cho công nhân: các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân KCN – KCX được hưởng các ưu đãi sau: được tiếp cận với nguồn tín dụng nhà nước và được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Mặt khác, Thành phố Hà Nội sử dụng ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực có dự án xây dựng nhà ở cho công nhân. Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được Nhà nước giao để thực hiện dự án nhà ở cao tầng. Trường hợp xây dựng nhà ở cho công nhân không phải là nhà cao tầng trong phạm vi dự án thì được giảm 50% tiền sử dụng đất. Nếu gặp khó khăn có thể cho phép chủ dự án được chậm nộp tiền sử dụng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày ký quyết định giao đất.
* Miễn tiền thuê đất đối với phần diện tích được Nhà nước cho thuê để thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng trong suốt thời gian thực hiện dự án. Miễn thuế sử dụng đất trong trong thời hạn 3 năm kể từ khi được giao đất đối với phần diện tích được Nhà nước giao để thực hiện dự án xây dựng nhà cao tầng cho công nhân. Ngoài ra, hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng, chủ dự án được kê khai khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào của công trình xây dựng nhà ở cho công nhân khi tính thuế Giá trị gia tăng phải nộp theo quy định hiện hành. Dịch vụ cho thuê nhà ở cho công nhân được miễn thuế Giá trị gia tăng . Ưu đãi thuế thu nhập Doanh nghiệp có phân biệt giữa xây dựng nhà ở để kinh doanh và không kinh doanh, cụ thể.
Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà cho công nhân ở không thu tiền thì chủ đầu tư được tính các chi phí về nhà ở của công nhân vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao tài sản cố định và chi phí khác.
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007
1. Thực trạng thu hút vốn đầu vào KCN tập trung ở Hà nội giai đoạn 2002 – 2007
Việc hình thành và phát triển các KCN tập trung ở Hà nội có thể nói là sự ra đời tự nhiên của các tổ hợp một số nhà máy, xí nghiệp và đó là sự đòi hỏi cần thiết trong phát triển kinh tế công nghiệp của thành phố. Cho đến cuối năm 2002 đã có 4/5 KCN tập trung tiếp nhận các dự án đầu tư vào sản xuất công nghiệp, đó là KCN Sài Đồng B, Nội Bài, Hà Nội – Đại Tư. Cuối năm 2002, đã có 56 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào trong các KCN với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 587,5 triệu USD, trong đó Sài Đồng B có 23 dự án với tổng số vốn đăng kí đầu tư là 587,5 triệu USD, trong đó Sài Đồng B có 23 dự án với tổng số vốn đăng kí là 330.008.000 USD và 105.937 tỷ VNĐ, Nội Bài có 8 dự án với tổng số vốn đăng kí là 52.454.000 USD, Hà Nội – Đài Tư có 4 dự án với tổng vốn đăng kí là 6.210.000 USD, Thăng Long có 21 dự án với tổng số vốn đăng kí là 198.812.667 USD. Ta có bảng cụ thể tính đến cuối năm 2002 như sau:
Bảng 2: Bảng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tính đến cuối năm 2002
STT
Tên KCN
Số DA
Vốn đăng kí
(USD)
Diện tích thuê đất (m2)
1
Sài Đồng B
23
330.008.000
390.206
2
Nội Bài
8
52.454.000
110.183
3
Thăng Long
21
198.812.667
527.333
4
Hà Nội – Đài Tư
4
6.210.000
50.584
Tổng cộng
56
587.484.667
1.078.306
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà Nội
Trong quý I năm 2004 có thêm 3 doanh nghiệp Nhật Bản xin thuê đất tại 2 KCN Thăng Long và Nội Bài, với số vốn đầu tư trên 7 triệu USD. Như vậy, 6 KCN trên địa bàn TP.Hà Nội đã thu hút được 69 doanh nghiệp thuê đất, với tổng vốn đầu tư trên 700 triệu USD, trong đó có 64 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 5 doanh nghiệp trong nước.
Tính đến thời điểm năm 2005, các KCN tập trung này đã thu hút được 74 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 873 triệu USD và hơn 120 tỷ đồng, diện tích thuê đất gần 1,4 triệu m2. KCN Sài Đồng A có khu thương mại, khu vui chơi giải trí. KCN Sài Đồng B giai đoạn I (48,5ha) đã cho thuê, có 24 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 392 triệu USD và hơn 120 tỷ đồng, giai đoạn II (48,61 ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật. KCN Nội Bài - hiện giai đoạn I (50ha) đã cho thuê 50 %, có 12 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 68 triệu USD-giai đoạn II (50ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng. KCN Hà Nội-Đài Tư, được phát triển bởi 100% vốn của Đài Loan, diện tích đất chiếm 40ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 12 triệu USD, hiện nay hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản hoàn thiện. KCN Nam Thăng Long, với diện tích 212ha, giai đoạn I (30,38 ha) đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật. KCN Thăng Long với tổng vốn đầu tư hạ tầng hơn 76 triệu USD, giai đoạn I có 121,23 ha đã cho thuê, giai đoạn II với 78 ha đang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt KCN Thăng Long đã được nhận chứng chỉ quản lý môi trường ISO-14001. Năm 2005 cũng là năm đánh dấu những bước tiến thành công của các KCN Hà Nội trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. KCN Sài Đồng B đã lấp đầy 100% diện tích. KCN Thăng Long, mặc dù mới đi vào hoạt động đã thu hút được 22 doanh nghiệp, được đánh giá là một trong những KCN quản lý tốt và thành công nhất không chỉ trong nước mà cả khu vực Đông Nam á với các tiêu chí: Tốc độ lấp đầy nhanh, chất lượng doanh nghiệp cao, hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại... Các KCN hình thành và phát triển theo đúng quy hoạch của Thành phố đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư những dây chuyền công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh. Các nhà đầu tư nước ngoài trong KCN là những Công ty có tên tuổi của nước ngoài như Canon, Sumitomo Bakellite, ToTo, Daewoo-Hanel,... với tỷ lệ xuất khẩu cao, góp phần làm tăng tỷ lệ xuất khẩu của Thành phố, thu hút và đào tạo nhiều lao động có tay nghề, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội.
Trong những tháng đầu năm 2006, đầu tư nước ngoài vào các KCN Hà Nội có sự tăng trưởng đột biến đạt trên 97,36 triệu USD. Trong đó số vốn đầu tư những dự án được cấp mới bằng 2/3 tổng vốn dự án đầu tư mới cả năm 2005, vượt chỉ tiêu vốn đầu tư của giấy phép cấp mới năm 2006. Đầu tư nước ngoài vào các KCN Hà Nội đang ngày càng khởi sắc nhờ chính sách cởi mở về thu hút đầu tư, cải cách hành chính, hỗ trợ về hạ tầng và các dịch vụ đi kèm... của thành phố.
Hai dự án được cấp mới gồm: Dự án Công ty Nissei Electric Hà Nội (Nhật Bản) có vốn đầu tư 21 triệu USD sản xuất gia công và lắp ráp các loại trục và phụ kiện dùng cho máy móc và thiết bị văn phòng; các sản phẩm cáp nối dùng cho công nghệ thông tin... Dự án Công ty Panasonic Communications Việt Nam (Nhật Bản) có vốn đầu tư trên 76,36 triệu USD phát triển, sản xuất lắp ráp và gia công các sản phẩm điện, điện tử công nghệ cao Ban quản lý các KCN và KCX Hà Nội cũng đang tích cực gặp gỡ, trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút họ vào thuê đất tại các KCN. Năm 2006, Hà Nội đã thực hiện được mục tiêu lấp đầy 100% các KCN tập trung hiện có, cấp 15 giấy phép đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 80 triệu USD, cấp 15 giấy phép điều chỉnh với vốn đầu tư tăng thêm 70 triệu USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2007 ban quản lý đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 31 dự án đầu tư vào các KCN tập trung (tăng 19 dự án so với cùng kỳ năm 2006) với tổng vốn đầu tư đăng ký 87,230 triệu USD; điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng thêm là 50,604 triệu USD (bằng 94,3% so với cùng kỳ năm 2006); tháng đầu năm 2007, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong KCN tập trung đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: doanh thu đạt 1.335 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ 2006; nộp ngân sách nhà nước 29 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ 2006. Cũng trong 9 tháng đầu năm 2007, các Khu (Cụm) công nghiệp vừa và nhỏ đạt doanh thu: 1.330 tỷ đồng, nộp thuế: 76.880 triệu đồng.
Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN Hà Nội 9 tháng đầu năm 2007 đạt tỷ lệ tăng trưởng cao: Tổng trị giá xuất khẩu: 940.328.956 USD, tăng 30% so với cùng kỳ 2006, bằng 62,68% kế hoạch năm; Tổng trị giá nhập khẩu: 867.925.746 USD, tăng 29% so với cùng kỳ 2006, bằng 72,3% kế hoạch năm. Thành công đạt được trong công tác xuất khẩu chủ yếu là do các công ty chế xuất đã hoạt động ổn định, một số doanh nghiệp phát triển giai đoạn II và có giá trị xuất khẩu đạt trên 421 triệu USD kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh đi vào hoạt động ổn định, có giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn.
Đến hết năm 2007 các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đã thu hút được trên 300 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 245 triệu USD là vốn đầu tư mới và 61,5 triệu USD là vốn bổ sung
Do môi trường đầu tư và hạ tầng cơ sở không ngừng được cải thiện, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài đã chọn các KCN Hà Nội để triển khai dự án như Công ty Machino đầu tư 16,7 triệu USD, Yamaha đầu tư 14,7 triệu USD, Nippo 9,4 triệu USD.
Năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN đều đạt mức tăng trưởng khá. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 24% so với năm trước. Một số công ty có doanh thu cao như Canon Việt Nam, Hoya Gladic, y Denso, Zuellig Pharma.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, các KCN và chế xuất tập trung ở Hà Nội đã thu hút được khoảng 152 triệu USD vốn FDI tăng 27% so với cùng kỳ năm2007. Trong tổng số 152 triệu USD, có 8 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 42,4 triệu USD. Còn lại 108 triệu USD là của 25 dự án đầu tư tăng vốn.Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án cấp mới lại giảm 40% so với năm 2007.
2. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN phân theo đối tác
Bảng 3: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN theo đối tác không kể các dự án liên doanh.
Nước
Số dự án
Vốn đăng kí (USD)
1. Nhật
30
299,969
2. Mỹ
8
127,92
3. Arapxeut
3
60,000
4. Trung Quốc
7
48,515
5. Singapo
9
34,524
6. Hàn Quốc
10
25,667
7. Đài Loan
12
18,63
8. Thái Lan
3
15,000
9. Malaixia
4
5,200
10. Bỉ
2
1,32
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà Nội
Như vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng các nhà đầu tư vào KCN Hà Nội chủ yếu là đến từ Châu Á. Trong khi đó các nhà đầu tư ở các nước phát triển và có nền công nghiệp hiện đại hầu như vẫn chưa có mặt nhiều tại các KCN Hà Nội.
III. Những mặt còn tồn tại và hạn chế khi đầu tư vào các KCN tập trung ở Hà Nội
Trong thời gian qua, các KCN của Hà Nội đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn của các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời phát huy nội lực của các doanh nghiệp trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài trong KCN tập trung của Hà Nội phần lớn có công nghệ tiên tiến, trình độ sản xuất cao tạo ra sản phẩm có chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Nhiều công ty có tên tuổi của nước ngoài đang hoạt động sản xuất trong các KCN của Hà Nội đáng kể đến là Pentax, Orion-Hanel, Canon, Sumitomo Bakelite, Toto... Các doanh nghiệp này có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm rất cao qua đó làm tăng tỷ lệ xuất khẩu của thành phố đồng thời cũng thu hút và đào tạo nhiều lao động có tay nghề góp phần không nhỏ vào việc phát triển Kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Mặc dù vậy, qua thời gian dài hình thành và hoạt động, các KCN – KCX của Hà Nội đang tồn tại và bộc lộ nhiều hạn chế.
1. Nhóm các vấn đề liên quan đến đất đai và cơ sở hạ tầng
1.1. Về giá đất.
Khung giá đất còn cao, khó thu hút các dự án đầu tư trong nước. Giá thuê đất tại các KCN ở Hà Nội là cao nhất. Tại KCN Đài Tư - Hà Nội đã lên mức 150 USD/m2, thời hạn thuê đất tối đa 38 năm; tại KCN Sài Đồng B và Nam Thăng Long ở Hà Nội lần lượt là 125 USD/m2/41 năm và 100 USD/m2/44 năm. Chính vì thế vấn đề đất đai luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước trong suốt thời gian qua. Đối với KCN, vấn đề đất đai còn có nhiều yếu tố phức tạp hơn, nổi bật là cơ chế định giá: giá đất không thể hiện cung cầu thị trường mà theo một cơ chế hành chính cứng nhắc. Khung giá đất ở Trung ương quản lý nên các địa phương không có điều kiện điều chỉnh kịp thời khi thị trường biến động hoặc do môi trường đầu tư thay đổi. Giá đất tại các KCN Hà Nội hiện nay là cao nhất so với tất cả các KCN trên cả nước, bên cạnh đó chi phí quản lý tại các KCN cũng cao so với các KCN khác.
Bảng 4: Bảng giá đất và phí quản lý tại các KCN Hà Nội.
KCN
Giá đất (USD/m2/năm)
Phí quản lý (USD/m2/năm)
Sài Đồng B
50 – 60
0,55 – 0,8
Nội Bài
45 - 55
0,8 - 1
Thăng Long
70 - 85
1 – 1,2
Hà Nội – Đài Tư
60 - 65
0,5 – 0,8
Nam Thăng Long
50
Nguồn: Ban quản lý KCN, KCX Hà Nội
Với giá đất và chi phí quan lý như vậy đã làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của các KCN ở Hà Nội. Tận dụng lợi thế cơ sở hạ tầng của Hà Nội, các tỉnh giáp ranh đã xây dựng những KCN ở gần ngay ranh giới và vì thế, nhiều nhà đầu tư đã chuyển những dự án đến KCN này thay vì đầu tư vào các KCN Hà Nội.
Với giá đất thuê cao như thế, các doanh nghiệp trong nước cũng không có đủ điều kiện để thuê, đối với doanh nghiệp trong nước (đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh) vì việc thuê lại đất trong KCN còn là điều xa vời đối với họ vì quy mô sản xuất của doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng tài chính còn hạn chế. Thành phố Hà Nội cũng có những ưu đãi về giá thuê đất nhưng hiện nay việc ưu đãi này chưa đến được với các doanh nghiệp. Theo quy chế hiện hành, giá thuê đất trong các KCN là do chủ đầu tư cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp xin thuê đất tự thỏa thuận trong hợp đồng. Điều đó có nghĩa là khi Nhà nước và thành phố Hà Nội giảm giá cho thuê đất trong KCN thì người được hưởng đầu tiên là chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN. Còn sau đó, việc giảm hay không giảm giá thuê lại đất cho các các doanh nghiệp trong KCN là quyền của các chủ đầu tư.
1.2. Về vấn đề quyền sử dụng đất:
Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ trao cho doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng. Tiếp theo đó, khi doanh nghiệp đầu tư vào KCN, phải trả tiền thuê đất một lần cho thời gian nhiều năm không được không được giấy chứng nhận. Đây là một thiệt thói cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Vì theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được phép dung giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn, thế chấp ngân hàng để vay vốn… Song cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp vào thuê đất lại trong các KCN sau khi đã bỏ ra nhiều vốn để thuê lại đất, để tạo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn đang “dài hơi” chờ đợi được cấp sổ đỏ để thế chấp vay vốn từ ngân hàng. Như vậy sẽ rất khó khăn để tiến hành sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp thiếu vốn mà lại không thể vay vốn từ ngân hàng. Từ đó gây tâm lý chán nản, ngại đầu tư của các nhà đầu tư, làm giảm việc thu hút đầu tư vào các KCN.
1.3. Vấn đề giải phóng mặt bằng(GPMB)và giá đền bù
· Về giải phóng mặt bằng: Một trở ngại nữa, khiến cho KCN tập trung của Hà Nội chưa thực sự hấp dẫn, trở thành "địa chỉ đặt chân" của các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án đầu tư quá chậm chạp, làm chậm tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cũng như quá trình phát triển KCN . Công tác GPMB gặp khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: việc quy hoạch, hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền thông tin làm chưa tốt, do vậy người dân không hiểu rõ chế độ chính sách của Nhà nước hoặc nhiều trường hợp do tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng tại địa phương, nên đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá đền bù, từ đó gây ra tâm lý chây ỳ, đòi đền bù với giá cao, không chịu giao đất. Nhiều KCN từ khi có quyết định thành lập Hội đồng đền bù GPBM cho đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài nhiều năm, gây tâm lý ức chế, làm nản lòng các nhà đầu tư.
· Về giá đền bù: nguyên tắc đền bù hiện nay vẫn theo quy định của nhà nước. Vì giá thường được quy định tương đối cứng nhắc nên bao giờ cũng bị người dân phàn nàn quá thấp, trong khi các cơ quan nhà nước lại cho rằng là quá cao. Điều đó thường kéo dài thời gian thỏa thuận và thậm chí quá trình này còn bị dây dưa trong nhiều năm. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thu hút đầu tư vào các KCN. Các KCN như Nam Thăng Long, Daewoo – Hanel đã được thành lập từ lâu nhưng vì nhiều lý do đã rất chậm trễ trong xây dựng cơ bản dẫn tới chưa thể thu hút thêm nhiều dự án đầu tư vào các KCN này.
Vấn đề giải phóng mặt bằng ở Hà Nội còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, đó là xây dựng KCN ở Hà Nội chủ yếu là đất nông nghiệp. Nhiều nơi những thỏa thuận ban đầu chưa chặt chẽ, người dân lợi dụng những điều kiện đền bù hoa màu, trồng bổ sung thêm hoặc dựng thêm nhà để hưởng giá đền bù cao hơn.
1.4. Về vấn đề quy hoạch:
Quy hoạch không chỉ là vấn đề nổi cộm của các nước mà còn là của Hà Nội. Quy hoạch rồi lại sửa đổi quy hoạch đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản xuất.
1.5. Về cơ sở hạ tầng:
Về nguyên tắc nhà nước đảm bảo cho các công trình hạ tầng đến chân hàng rào KCN. Tuy vậy trong quá trình hình thành và phát triển các KCN vừa qua , việc phối hợp xây dựng các công trình trong và ngoài hàng rào chưa đồng bộ., làm cản trở tiến độ triển khai các KCN.
Về hạ tầng kỹ thuật của các KCN trên địa bàn Hà Nội hiện tại chỉ có KCN Thăng Long có hạ tầng kỹ thuật cả trong và ngoài hàng rào là tương đối hoàn chỉnh, các KCN còn lại hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Có KCN – KCX đến nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn sơ sài, vẫn chưa có khu xử lý nước thải, chưa cung cấp đầy đủ nước sạch cho doanh nghiệp sản xuất, hệ thống giao thông ngoài hàng rào không thuận tiện, điện không ổn định... vấn đề đặt ra đối với sự không đồng bộ này do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào luôn chậm hơn so với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, có trường hợp Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo cách "cuốn chiếu". Đối với các KCN tập trung ở Hà Nội, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước... luôn phụ thuộc vào quy hoạch phát triển của thành phố, nên thường chậm hơn so với tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KCN. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý nước thải trong KCN- KCX Hà Nội còn chưa được chú trọng và xây dựng đúng mức, nhiều khu chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung hoặc nếu có thì việc xâydựng nhà máy xử lý nước thải luôn bị xếp vào hạng mục cuối cùng trong kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các KCN- KCX.
Việc cung cấp điện, nước cho các KCN cũng không được ổn định. Đơn cử về việc cung cấp điện cho Sài Đồng N, theo phản ánh của công ty Orion – Hanel, việc cúp điện thường xuyên không báo trước là tình trạng phổ biến mà các doanh nghiệp phải gánh chịu, trong khi mỗi lần cúp điện sẽ làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại khoảng 20.000USD. Điều này làm giảm phần nào lòng nhiệt tình của các nhà đầu tư vào các KCN Hà Nội.
1.6. Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính:
Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính ở các KCN Hà Nội còn kéo dài so với các địa phương khác. Sự kéo dài này làm tăng chi phí giao dịch của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có nhiều khi, để tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp phải rất nhiều những thủ tục hành chính rườm rà, gặp khó khăn trong khi thi hành cũng giống như các doanh nghiệp ngoài KCN.
Chính sách đối xử đối với các doanh nghiệp KCN chưa công bằng, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào các KCN, nhất là các doanh nghiệp trong nước.
Về tổ chức bộ máy của ban quản lý: Hiện nay trụ sở của ban quan lý KCN- KCX của Hà Nội quá chật hẹp, chưa thuận lợi, không những không đủ điều kiện để tiếp khách, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, mà còn thiếu cả chỗ làm việc cho các chuyên viên trong ban. Tổ chức bộ máy chưa hoàn chỉnh, trình độ của cán bộ quản lý còn chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc nên đã làm giảm hiệu quả thu hút vốn đầu tư.
1.7. Nhóm các vấn đề liên quan đến dịch vụ:
Một trong những yếu tố quan trọng làm thiếu hấp dẫn môi trường đầu tư vào khu công nghiệp là điều kiện cung cấp dịch vụ cho KCN còn thiếu. Vị trí các KCN Hà Nội hầu như ở ngoại ô thành phố nên lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao đều ở trong nội đô. Trong điều kiện chưa có cơ sở hạ tầng xã hội như nhà ở trường học, chợ, ngân hàng…ở gần KCN thì việc thu hút các nhà đầu tư cũng như lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao là vấn đề hết sức khó khăn. Đến nay, hầu hết các KCN Hà Nội đều chưa có khu tập thể cho công nhân, trừ những lao động tai địa phương, còn lại đều phải đi thuê nhà ở.
Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN nói riêng, và tại Việt Nam noi chung phải chịu cước dịch vụ rất cao so với các quốc gia khác. Đặc biệt tại Hà Nội loại cước này thậm chí còn gấp 2-3 lần so với nơi khác. Đây cũng là một thiệt thòi cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào các KCN Hà Nôi. Những yếu tố này phần nào đã làm giảm tình hấp dẫn của các KCN thủ đô.
Vấn đề tuyển dụng lao động còn rất nhiều bất cập: Viêc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp KCN thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có dồi dào sức lao động nhưng chỉ là lao động tay nghề thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động có tay nghề cao cho một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao còn yếu, hầu hết các doanh nghiệp phải tự đào tạo lao động cho mình. Trong các KCN ở Hà Nội, chỉ có KCN Sài Đồng B là đã hình thành hẳn một trung tâm đào tạo lao động còn hầu hết các KCN khác chưa có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các doanh nghiệp.
1.8. Về hoạt động xúc tiến đầu tư
Đây là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với việc thu hút đầu tư vào KCN. Nếu không có hoạt động này thì các nhà đầu tư sẽ không biết đến tiềm năng và cơ hội của KCN. Trong thời gian qua, hoạt động này ở các KCN Hà Nội làm chưa tốt dẫn đến hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24953.doc