MỤC LỤC
Mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung về xuất khẩu và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 4
I. Vai trò xuất khẩu đối với nền kinh tế. 4
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu. 4
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 5
II. Xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI. 8
1. Doanh nghiệp FDI. 8
2. Mục đích thu hút FDI. 10
3. Vị trí xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI: 13
4. Nhân tố đẩy mạnh xuất khẩu. 13
5. Khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI. 16
Phần II: Thực trạng thực hiện xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua 18
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. 18
1. Xuất khẩu thời kỳ 1991-2000. 18
2. Những biện pháp được Nhà nước thực hiện nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu. 20
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 21
1. Những thành công đã đạt được. 21
2. Những biện pháp được doanh nghiệp FDI thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu. 26
3. Một số hạn chế, nguyên nhân trong việc tiến hành xuất khẩu. 28
Phần III: Một số giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới 31
I. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 31
1. Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại. 31
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. 32
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư. 33
4. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế về xuất khẩu 34
5. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, có hiệu lực. 35
6. Ưu tiên FDI phục vụ cho xuất khẩu. 36
7. Cải tiến thủ tục hành chính. 37
8. Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu. 37
9. Công tác đào tạo cán bộ. 37
II. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp FDI. 38
1. Cũng cố và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp. 38
2. Chủ động tìm kiếm thị trường, bạn hàng. 39
3. Đa dạng hoá loại hình kinh doanh – mặt hàng kinh doanh. 39
4. Việt Nam vốn là nước có thiên nhiên ưu đãi: 40
5. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường bên ngoài: 40
Kết luận 41
Danh mục tài liệu tham khảo 42
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mạnh mẽ tới nhu cầu thị trường làm nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng, nó có tính chất quyết định đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động hết sức phức tạp vì hoạt động xuất khẩu chịu sự tác động của nền văn hoá xã hội của nhiều quốc gia có quan hệ ngoại giao.
* Yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển Công ty, đồng thời gián sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra. Ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu khi đưa ra chiến lược kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ loại trừ sự bất hợp lý cùng các nhiễm trong sự truyền tải thông tin từ ban lãnh đạo đến các thành viên trong doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức này cũng có thể sửa đổi bổ xung lượng thông tin kịp thời, chính xác đúng vị trí một cách nhanh chóng. Đồng thời cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong kinh doanh bởi cách tổ chức theo từng loại cơ cấu như: Trực tuyến, chức năng, trực tuyến tham mưu … cơ cấu tổ chức phải tìm được cách tổ chức hợp lý sao cho phát huy được hết sức mạnh của từng ban ngành, bộ phận, tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Nguồn lực của đầu tư: hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành tốt khi đã có sự nghiên cứu thị trường. Do đó vấn đề ở đây là phải có được đội ngũ cán bộ kinh doanh có chuyên môn trong lĩnh vực này, có kiến thức về thị trường quốc tế cũng như cách giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu.
Ngoài ra, một doanh nghiệp hoạt động được tốt thì cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất hoàn chỉnh như văn phòng, nhà xưởng, trang thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
* Yếu tố về sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, mỗi sản phẩm được sản xuất ra để xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nhà sản xuất cần phải biết thị trường cần gì, trên cơ sở đó sản xuất kịp thời để phục vụ. Doanh nghiệp phải thực hiện theo phương châm sản xuất cái gì mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái gì mà nhà sản xuất có. Có như vậy thì hàng hoá của doanh nghiệp mới có thể thu hút được khách hàng.
* Yếu tố đồng tiền thanh toán: Phương tiện thanh toán luôn gắn liền với hoạt động xuất khẩu. Ngoại tệ mạnh là phương tiện thanh toán chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Nếu dồng ngoại tệ biến động thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia. Một hoặc một số các bên tham gia sẽ bị thiệt cũng như lợi tuỳ theo đồng tiền giao dịch mất giá hay được gia so với đồng tiền của mình. Đồng tiền giao dịch cần được ổn định để cho các bên tham gia cùng có lợi.
5. Khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI.
Luật đầu tư nước ngoài đã được thực thi 13 năm đến nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ, với nhiều tập đoàn kinh tế – tài chính lớn đầu tư vào nước ta. Có thể khẳng định rằng chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài là đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế quốc gia, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Về phương diện xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI chủ động đầu ra, trường vốn, công nghệ cao, mô hình quản lý tiên tiến, gọn nhẹ, có hiệu quả đã đóng góp ngày càng nhiều vào xuất khẩu toàn quốc cả về trị số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 1995 là 440 triệu USD bằng 8% kim ngạch cả nước, đến năm 2000 hai chỉ số tương ứng là 3,3 tỷ USD và 22% 6 tháng đầu năm 2001 kim ngạch vượt xuất khẩu của FDI cả năm 1997 (các số liệu trên không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh Dầu Khí Việt – Xô).
Do cơ chế chính sách đã luôn được cải tiến luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 cùng với các văn bản kèm theo liên tục được sửa đổi, bổ xung theo hướng thông thoáng hơn qua các năm 1990, 92,96 và gần đây, trên nền tảng luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) tháng 6/2001. Nghị định 24 của Chính phủ và thông tư 22 của bộ thương mại đã mở rộng khung hoạt động xuất khẩu củacc doanh nghiệp FDI như: bãi bỏ việc duy kế hoạch xuất khẩu, được mua hàng hoá để xuất khẩu, các doanh nghiệp chế xuất được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu tại chỗ… và các doanh nghiệp FDI từng bước được hưởng các lợi ích tương ứng các doanh nghiệp Việt Nam như được xét thưởng về thành tích xuất khẩu. Do đó tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, xuất khẩu ngày một gia tăng.
Việc cải cách các thủ tục hành chỉnh đã được bước tiến quan trọng bằng việc Bộ thương mại uỷ quyền các sở thương mại và các ban quản lý các khu công nghiệp địa phương, giải quyết một số chức trách về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. Và các cơ quan đó tiếp nhận suôn sẻ, gần như không xảy ra ách tắc trong thời điểm chuyển giao trách nhiệm đã kích thích các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp, thúc đẩy cán cân xuất nhập khẩu.
Với nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành công nghiệp nói cung và đặc biệt là dệt may, da giày, điện tử tăng nhanh về sản xuất và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 3 năm mặt hàng này thường chiếm từ 1 đến 2/3 tổng kim ngạch của các doanh nghiệp FDI và góp phần đưa ba mặt hàng đó thành những mủi nhọn trên mặt trận xuất khẩu nói chung. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động trong nước, tận dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ.
Như vậy, khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI là rất lớn. Trong những năm qua xuất khẩu ở các doanh nghiệp này đã đạt được những thành tựu đáng kể và tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu trong những năm tiếp theo.
Phần II: Thực trạng thực hiện xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
1. Xuất khẩu thời kỳ 1991-2000.
Trong những năm qua, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thường đạt tốc độ tăng cao (trừ hai năm 1991và 1998 )
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu thời kỳ 1991-2000
Năm
Kim ngạch (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2.087
2.580
2.985
4.054
5.448
7.255
9.185
9.361
11.523
15.308
-13,2
23,7
15,7
35,8
34,4
33,2
26,6
1,9
23,1
23,9
Nguồn: Niên giám thống kê 1998 và Báo cáo của bộ thương mại.
Tính chung thời kỳ 1991-1999, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20,4%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (đạt khoảng 7,5%). Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người tăng nhanh, năm 1991 mới đạt 30 USD, năm 1995 đạt 73USD, năm 1997 là 119 USD, năm 1999 là 150 USD và đến năm 2000 con số này đã tăng lên 148 USD, vượt qua ngưỡng một nước có nền ngoại thương kém phát triển (170 USD). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực phù hợp theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng của nhóm các mặt hàng đã qua chế biến tăng tỷ trọng của các mặt hàng thô và sơ chế giảm dần.
Bảng 2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu thời kỳ 1991-1991(%)
Mặt hàng
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Công nghiệp nặng và khoáng sản
33,4
37
34
28,8
25,3
28,7
28
23,8
25
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
14,4
13,8
17,6
23,1
28,4
29
36,7
35,8
36,8
Nông, lâm, thuỷ sản
52,2
49,5
48,4
48,1
46,3
42,3
35,3
40,4
38,2
Nguồn: Niên giám thống kê 1998 và báo cáo Bộ thương mại
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, tỷ trọng nhóm hàng nông lâm – thuỷ sản, khoáng sản và hàng công nghiệp nặng bình quân từ 79% thời kỳ 1991-1995 xuuống còn 64,6% thời kỳ 1996-1999, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp từ 21% lên 35,4%. Điều đó phản ánh cơ cấu xuất khẩu Việt Nam đã được cải thiện theo hướng tăng dần từ chiều sâu và chuyên môn hoá theo phân công lao động xã hội, phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng kinh tế, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, phù hợp với tiến trình hội nhập và tăng trưởng ổn định, làm trụ cột cho chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai, đó là Dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hải sản, dệt may, giầy dép và than đá. (bảng 2).
Thị trường xuất khẩu của nước ta đã chuyển biến kịp thời và không ngừng được mở rộng. Từ năm 1991, sau khi thị trường truyền thống là Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu tan rã, Chấu á là thị trường xuất khẩu chính của nước ta, chiếm trên 60% tổng kim ngạch. Tỷ trọng xuất khẩu sang các khu vực Âu – Mỹ đều tăng khá nhanh, nhất là thị trường các nước EU và Mỹ.trọng thị trường Tây Âu tăng từ 6% năm 1991 lên 24% năm 1999, còn tỷ trọng thị trường Châu Mỹ tăng 0,3% năm 1991 lên 5,3% năm 1999. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường này mang tính tích cực và phù hợp với chất lượng đa phương hoá thị trường đa dạng hoá các mặt hàng của ta. Điều này cũng cho thấy khả năng tham gia thị trường thế giới của ta đang tăng lên.
Trong thời gian qua, sự đổi mới về chính sách, cơ chế xuất khẩu theo hướng tháo gỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phàan kinh tế khác nhau tham gia hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp trong nước với kim ngạch từ 161 triệu USD năm 1994 lên 2,577 triệu USD năm 1999. Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI cũng tăng dẫn, 4% năm 1994 lên 19% năm 1997 và 22,4% năm 1999 cũng tăng dần, 4% năm 1994 lên 19% năm 1997 và 22,4% năm 1999.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, tỷ trọng chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường lớn, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao như dệt may, dầu thô, da dày, cao sư… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định do phụ thuộc quá nhiều vào “thời tiết” của từng thị trường và do khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn còn yếu kém.
2. Những biện pháp được Nhà nước thực hiện nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở đường cho hoạt động xuất khẩu phát triển:
Từ chủ trương đổi mới của Đảng vào năm 1996, một loạt các biện pháp và chính sách kinh tế đã được Nhà nước triển khai thực hiện theo thông qua các văn bản pháp luật và tiến hành tổ chức loại nền sản xuất trong nước, xây dựng các mối quan hệ quốc tế theo hướng nền kinh tế mở. Trong thời kỳ mở cửa, nhiều chủ trương của Đảng đã được Nhà nước ta thể chế bằng pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế tham gia vào phát triển kinh tế nước nhà. Văn bản pháp luật này vừa mang tính thông thoáng, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế nên tích cực hỗ trợ hoạt động xuất khẩu phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay,nnmootj mặt tổ chức lại các đơn vị kinh tế trong nước, theo hướng kinh tế thị trường và cho phép mọi thành phần của xí nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, kêu gọi và khuyến khích FDI tại Việt Nam, từng bước nới lỏng quản lý xuất khẩu, cho đến nay đã cho phép các doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động xuất khẩu theo đăng ký kinh doanh của mình.
Mặt khác, Nhà nước ta đã lần lượt tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, tạo ra thị trường rộng lớn để đẩy mạnh xuất khẩu.
2.2, Nhà nước ta tăng cường đầu tư, phát triển sản xuất và nhân lực trong nước để làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:
Thông qua các công trình kinh tế lớn như: Sản xuất lương thực và thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và công trình sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm thực hiện một chiến lược dài hạn của Đảng và Nhà nước ta là công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Về chương trình lương thực và thực phẩm, do được Đảng và Chính phủ quan tam đầu tư phát triển từ hệ thống thuỷ lợi, đến cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường điện, khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng… từ việc đầu tư để sử dụng các loại giống cho năng suất cao đến đầu tư cho gia công chế biến … những cố găng to lớn đó đã được đền đáp xứng đáng, kết quả chỉ sau 3 năm đổi mới, cả nước ta không những có đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước mà còn có dư để xuất khẩu.
- Về chủ trương sản xuất hàng tiêu dùng: Khi thực hiện đường lối đổi mới, đây là lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển trong một thời gian ngắn, do có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện. Trong đó có cả các doanh nghiệp FDI cũng hưởng ứng nênhh cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng đa dạng và phong phú, giá cả hàng hoá ổn định thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội giúp cho đất nước tiết kiệm được nhiều ngoại tệ, giành ngoại tệ nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến để đầu tư cho sản xuất.
- Chủ trương hàng xuất khẩu: Chủ trương đầy mạnh sản xuất hàng sản xuất để Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia vào thương mại quốc tế ngày càng có hiệu quả hơn. Trải qua hơn 10 năm đầu tư và phát triển, chủ trương kinh tế này đã thu được những kết quả rất đáng phấn khởi, kim ngạch xuất khẩu ngày một gia tăng, giúp cho nước nhà thu về những khoản ngoại tệ lớn để phát triển đất nước.
Trong bất kỳ lĩnh vực nào kinh tế nào, yếu tố con người vẫn giữ vai trò quan trọng trong quyết định đến thắng lợi của các chơng trình kinh tế được đặt ra, Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là thị trường nhân lực quan trọng của khu vực và thế giới. Khi bước vào xây dựng một nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta gấp rút đầu tư cho việc đào tạo nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Cán bộ của chúng ta đã từng bước nắm vững được kiến thức, tôi luyện trên thương trường đã góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế đất nước, phát triển hoạt động xuất khẩu của nước nhà.
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
1. Những thành công đã đạt được.
1.1. Tổng quan về kết quả hoạt động xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI.
Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đến nay đã được hơn 13 năm và trong khoảng thế giới này đã có hàng nghìn nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn ở nước ta, họ xây dựng cơ sở sản xuất tại nước ta và làm ra những sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.
Bảng 2.3: Số dự án đầu tư vào Việt Nam 1997-2000
1997
1998
1999
2000
Tổng số dự án cả nước (dự án)
345
275
278
321
Trong đó vốn đăng ký (triệu USD)
4.649,1
3.897,4
1.696
1.907
Và vốn pháp định (triệu USD)
2.334,1
1.795,2
820
953
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
- Báo cáo tình hình thực hiện năm 2000- vụ đầu tư - Bộ thương mại.
* Năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được những kết quả sau:
Tổng dự án cả nước: 345 dự án
Tổng số vốn đăng ký đạt: 4.649,1 triệu USD
Trong đó vốn pháp định: 2.334,1 triệu USD
Hoạt động xuất khẩu đạt: 2.700,0 triệu USD
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực có FDI năm 1997 so với năm 1996 tăng 42,4%, trong đó xuất khẩu tăng 103,56%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực có FDI chiếm 20,69% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, trong đó xuất khẩu chiếm 17,41% xuất khẩu cả nước.
Các chỉ số về hoạt động xuất nhập khẩu năm 1997 đều tăng so với năm 1997 và chủ trương kiểm soát nhập khẩu đã làm lành mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà và góp phần ổn định nền kinh tế đất nước. Năm 1997 đánh dấu lần đầu tiên khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra tại khu vực Đông Nam á, nhưng tác động đáng kể tới nước ta. Xuất khẩu của khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng mạnh đã góp phần quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà.
* Năm 1998 đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt những kết quả sau:
Tổng dự án cả nước: 275 dự án
Tổng số vốn đăng ký đạt: 3.897,4 triệu USD
Trong đó vốn pháp định: 1.795,2 triệu USD
Theo báo cáo của Bộ thương mại ngày 20/3/1999 hoạt động xuất khẩu đạt 1.983,0 triệu USD.
Chỉ số tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 15,5%, trong đó xuất khẩu tăng gần 24% so với năm 1997.
Qua số liệu nói trên cho thấy ảnh hưởng rất đáng kể của cơn bão tài chính tiền tệ trong khu vực đã tác đoọng đến nền kinh tế nước ta nói chung va hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta nói riêng, làm cho chỉ số tăng trưởng chỉ tăng ở mức thấp so với những năm vừa qua.
Bên cạnh việc giảm sút trên thì khu vực FDI hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng khá, trong đó nhập khẩu được kiểm soát và xuất khẩu tăng trưởng mạnh (gần 24%) . Đây là sự đóng góp đáng kể của đầu tư nước ngoài voà phát triển xuất khẩu nước nhà.
* Năm 1999 là năm Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ việc đơn gainr các thủ tục hành chính đến việc cho phép các doanh nghiệp này có một điều kiện hoạt động rộng hơn như được phép mua hàng trong nước để chế biến hàng xuất khẩu, các điều kiện về lao động cũng không thoáng hơn,điều kiện về thuế cũng khuyến khích hơn đối với việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Năm 1999, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được những kết quả sau:
Tổng số dự án cả nước: 278 dự án
Tổng số vốn đăng ký đạt: 1.696 triệu USD
Trong đó vốn pháp định: 820 triệu USD
Hoạt động xuất khẩu đạt: 2.590 triệu USD
Sang năm 1999, số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tuy có nhỉnh hơn đôi chút nhưng tổng số vốn đăng ký lại giảm đi rất nhiều, chưa được một nửa so với số vốn của năm 1998. Điều này chứng tỏ quy mô của dự án là nhỏ. Nhưng nếu nhìn vào kết quả của hoạt động xuất khẩu thì ta lại thấy một điều rằng kim ngạch xuất khẩu tăng lên tương đối nhiều. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đã bắt đầu giảm bớt sự ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta đặc biệt là khu vực FDI.
* Năm 2000, đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được kết quả sau:
Tổng dự án cả nước: 321 dự án
Tổng số vốn đăng ký đạt: 1.907 triệu USD
Trong đó vốn pháp định: 935 triệu USD
Năm 2000, tổng số vốn dự án cả nước lại tiếp tục tăng so với năm 1999, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo. Đây có thể là kết quả của việc ban hành một loạtcc văn bản khuyến khích mạnh mẽhd xuất khẩu củacc doanh nghiệp FDI được đưa ra vào năm 1999. Đồng thời năm 2000 cũng là năm sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, có nhiều thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nên kết quả có phần khả quan hơn.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 1997-2000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0 1997 1998 1999 2000
1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu
Theo thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư, nếu xem xét về cơ bản nhóm hàng xuất khẩu trong khối FDI thì:
+ Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàn công nghiệp nhẹ: 2.656,9 triệu USD chiếm 52,9% trị giá hàng công nghiệp xuất khẩu và chiếm khoảng 23,6% trị giá xuất khẩu chung của khối.
+ Hàng nông lầm, hải sản chế biến mà ta đang khuyến khích đầu tư sản xuất để xuất khẩu mới chỉ đạt 371,5 triệu USD chiếm tỷ lệ thấp, chỉ bằng 3,3% giá trị xuất khẩu của khối và bằng 7,4% trị giá xuất khẩu hàng công nghiệp. Trong khi đó hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu chiếm tới 52,9% và công nghiệp nặng xuất khẩu chiếm 17,7% trị giá xuất khẩu của khối.
Theo số liệu ban đầu “Báo cáo tình hình thực hiện năm 2000 các doanh nghiệp FDI ”của vụ đầu tư - bộ thương mại về một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực có FDI năm 1999 và năm 2000 như sau: (cả khu chế xuất).
Bảng 2.4: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực có FDI năm 1999 và 2000.
Đơi vị tính: Triệu USD
Mặt hàng
TH 09 tháng /1999
TH 09 tháng /2000
Tỷ lệ 2000/1999
Tổng số
1.855.843
2.421.665
130,5
Trong đó
Điện tử
447,060
528,401
118,1
Giầy các loại
449,069
494,792
110,2
May
158,852
201,193
126,4
Hàng dệt
76,261
92,117
120,8
Điện dân dụng
49,507
75,256
150
Ôtô và phụ tùng
47,530
67,081
139,6
Mì chính
42,207
44,515
107,1
Chế tác đá quý
24,385
37,831
155,1
Xe đạp
29,620
35,442
155,1
Túi xách
28,646
32,786
114,7
Gỗ chế biến
23,731
23,967
101,3
Văn phòng phẩm
20,566
22,350
108,2
Cao su chế biến
11,780
11,679
99,2
Gạo chế biến
3,912
10,792
119,6
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam không làm tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước mà làm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu, làm tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp, có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã góp phần tạo ra những mặt hàng mới trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam như: ô tô và phụ tùng, chế tác đá quý, văn phòng phẩm, .. làm tăng kim ngạch những mặt hàng đã có trong danh mục hàng xuất khẩu của ta.
1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan qua các năm 1998 và 1999:
* Năm 1998 xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 1.983 triệu USD (không kể dầu khí) thì xuất khẩu sang thị trường Châu á là lớn nhất, cụ thể là:
- Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước ASEAN là 886,9 triệu USD chiếm 44,7%.
Các nước ASEAN đạt 559,4 triệu USD, chiếm 28%
Nhật Bản đạt 327,5 triệu USD, chiếm 16,5%
EU đạt 456 triệu USD, chiếm 360%
Nga đạt 4 triệu USD
Hoa kỳ đạt 107,4 triệu USD, chiếm 5,4%.
Các nước khác (bao gồm các châu lục) 528,4 triệu USD, chiếm 26%.
* Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) là 2.590 triệu USD thì cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng không thay đổi lớn so với năm 1998. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các nước Châu á mà chiếm lớn nhất vẫn là thị trường Nhật Bản và các nước ASEAN:
+ Nhật Bản và các nước ASEAN: 975 triệu USD, chiếm 37,6% kim ngạch của khối (không kể dầu thô). Trong đó:
- Nhật Bản: 428 triệu USD, chiếm 16,5%
- ASEAN: 547 triệu USD, chiếm 21,1%
- Các nước EU: 684 triệu USD, chiếm 26,4%
- Mỹ: 127 triệu USD, chiếm 5%
- Các nước khác: 791 triệu USD, chiếm 30,5%
Như vậy xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI sang Nhật Bản và các nước ASEAN kim ngạch tuy có tăng 10% về giá trị tuyệt đối so với năm 1998 ( 975 triệu /886 triệu) và chiếm phần lớn kim ngạch của khối (37,6%), nhưng thị phần lại giảm (từ 44% xuống 37,6%). Xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn không thay đổi về thị phần (vẫn chiếm 16,6%). Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng gần 50%. Xuất khẩu sang Nga và Mỹ cũng tăng hơn năm trước, nhưng chậm.
2. Những biện pháp được doanh nghiệp FDI thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1. Các biện pháp về tổ chức hoạt động xuất khẩu.
2.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường.
Thứ nhất, phải thành lập bộ phận chuyên môn có chức năng nghiên cứu thị trường và tiếp thị. Nó có thể là một phòng độc lập hoặc là một tổ chức phòng kế hoạch tổng hợp. Nguồn nhân lực của bộ phận này có thể là tuyển mới hoặc là nhân viên của các phòng ban với yêu cầu là phải có những kiến thức cơ bản về công tác marketing đồng thời am hiểu và có kinh nghiệm trên thương trường quốc tế.
Thứ hai, công tác lựa chọn thị trường nên giao trực tiếp cho bộ phận nghiên cứu thị trường hoặc phòng kế toán tổng hợp thực hiện với sự tham gia của các cán bộ bán hàng và các phòng kinh doanh.
Thứ ba, mỗi bộ phận, mặt hàng, ngành hàng, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng cần có những yêu cầu cụ thể đặc trưng trong việc nghiên cứu thị trường.
2.1.2. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, phương thức kinh doanh.
Trong công tác xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hoá mặt hàng trên cơ sở mặt hàng chuyên môn. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu góp phần khai thác tôi đa nhu cầu, tăng khả năng kinh doanh và mở rộng thị trường.
2.1.3. Công tác cháo hàng, lựa chọn nhà cung ứng.
Các doanh nghiệp cần chut động nghiên cứu nhu cầu thị trường trong nước để gọi chào hàng sớm hơn, từ đó có thể nhận được nhiều thư báo giá hơn là những nhà cung ứng tiềm năng, không nên thờ ở với họ để khi có kế hoạch nhập khẩu, doanh nghiệp có thể gọi chào hàng tới họ một cách nhanh nhất.
2.1.4. Công tác đàm phán giao dịch
Đây là một công tác rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ thực hiện vừa phải biết nghiệp vụ xuất khẩu vừa phải hiểu chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, hiểu biết rộng nhanh nhạy.
Trong đàm phán, sách lược chung là dấu kín bối cảnh bản thân, thăm dò, tìm hiểu hoàn cảnh đối phương, thời gian đàm phán cần được cân nhắc theo từng cuộc đàm phán, quan sát thái độ của đối phương và sử dụng phương pháp điểm chết để quyết định.
2.2. Các biện pháp hỗ trợ và phục vụ hoạt động xuất khẩu:
2.2.1. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả:
Một số biện pháp khái thác vốn có hiệu quả như:
- Khai thác nguồn vốn từ liên doanh, liên kết. Đây là biên pháp tăng vốn rất nhanh. Với một số thương vụ lớn, doanh nghiệp có thể kêu gọi các doanh nghiệp thương mại, các tổ chức khác cùng góp vốn kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp có thể kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước, với các đơn vị tư nhân hay các doanh nghiệp Nhà nước.
- Quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, tận dụng, tận dụng các điều kiện vay vốn với lãi suất ưu đãi của các tổ chức này.
- Thực hiện mua chịu hoặc các biên pháp giãn thời nhanh chóng đối với những khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp cần tăng vòng quay của vốn. Muốn vậy phải tổ chức tốt quá trình kinh doanh. Mặt khác cần tăng cường theo hướng tạo cơ chế, tạo nguồn vốn cho các hoạt động đồng thời tạo quy chế cho quản lý để đảm bảo thực hiện bảo toàn vốn, nâng cao hiệu quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61569.doc