Đề án Một số vấn đề chủ yếu về hoạt động đầu tư chúng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006

Ngày 28/11/1996 Chính Phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan thuộc chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam.

UBCKNN chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 1997,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ,đã khẩn trương phối hợp với các bộ nghành xây dựng khuôn khổ pháp lý, hàng hóa, vật chất, nguồn nhân lực cho sự ra đời và hoạt động của TTCK Việt Nam.Ngày 11/7/1998, Nghị định số 48/1998/ND-CP của chính phủ về chứng khoán và TTCK và quyết định số 127/1998/QD-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 2 trung tâm GDCK ở Hà Nội và TP. HCM được ban hành.Trên cơ sở đó, UBCKNN và các bộ nghành có liên quan đã tiến hành xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động củaTTCK Việt Nam.

Ngày 20/7/2000, trung tâm GDCK TP. HCM chính thức khai trưong và đi vào hoạt động với chức năng chủ yếu tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ diều kiện niêm yết.

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề chủ yếu về hoạt động đầu tư chúng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên nhân của nó là sự giảm sút cổ tức, trái tức hay giá chứng khoán mà ta đã đầu tư. Như vậy, trong quá trình tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư ( kể cả các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân) cần phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro để có thể lượng hoá và từ đó lựa chọn các công cụ và giải pháp quản lý rủi ro một cách thích hợp nhằm giảm rủi ro tới mức tối thiểu để đạt được lợi nhuận đầu tư vào chứng khoán như mong muốn ( lợi nhuận mong đợi). Việc đối đầu với những rủi ro trong đầu tư chứng khoán là điều không thể tránh khỏi, và cũng không thể ngăn chặn được tất cả mọi rủi ro; cho nên hạn chế được rủi ro càng nhiều thì càng tốt. Trong đầu tư chứng khoán, ta có thể phân chia làm hai loại rủi ro chính như sau : Một là, những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được, có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán được gọi là rủi ro hệ thống ( như rủi ro thị trường, rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất…). Hai là, những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến một hoặc một số chứng khoán, gọi là rủi ro không hệ thống ( rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh…). Các yếu tố rủi ro không hệ thống thường độc lập với các yếu tố rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường nói chung. Do những rủi ro này thường ảnh hưởng đến một công ty cụ thể nên nó phải được xem xét cho từng công ty một cách riêng biệt. Dưới đây là một số loại rủi ro mà các nhà đầu tư thường gặp : Rủi ro hệ thống : Rủi ro về thị trường Cổ phiếu và trái phiếu đều chứa đựng một mức độ rủi ro thị trường nhất định. Rủi ro thị trường là rủi ro mà nhà đầu tư có thể mất một phần vốn do tính không ổn định về giá trên thị trường ( còn gọi là rủi ro hệ thống). Cổ phiếu thường bất ổn hơn trái phiếu, giá của cổ phiếu có thể tăng hay giảm đột biến tuỳ thuộc nhu cầu của nhà đầu tư. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không có rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được xem như là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn không rủi ro. Những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất. Việc tăng lên của lãi suất chuẩn làm giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống. Tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đối với giá chứng khoán, lãi suất chuẩn còn có ảnh hưởng gián tiếp đến giá cổ phiếu thường do rất nhiều công ty kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi vay. Ví dụ các tổ chức tài chính tham gia vào các hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập của mình nhiều hơn để trả lãi, dẫn đến sự sút giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu, một phần làm hoạt động của TTCK bị ngưng trệ. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất lại mang đến thu nhập cao hơn cho những người cho vay (tổ chức tài chính) do nguồn thu chính của họ là lãi thu được từ các khoản cho vay. Đối với những công ty cho vay này, thu nhập tăng lại làm cho cổ tức và giá cổ phiếu của nó tăng. Rủi ro về lạm phát Khi lãi suất đầu tư vào chứng khoán thấp hơn tỷ lệ lạm phát, tiền của nhà đầu tư sẽ bị mất dần giá trị theo thời gian. Ví dụ, trong điều kiện lạm phát, nếu nhà đầu tư bây giờ bỏ một số tiền X để mua Y trái phiếu, khi đáo hạn số tiền thu được sẽ không còn đủ để mua Y trái phiếu tương đương. Mặt khác, giá cả chứng khoán được thể hiện bằng tiền nên những biến động tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Lạm phát làm cho sức mua tiền tệ giảm xuống, do đó làm cho giá cả tăng lên và thu nhập được thực tế của cổ tức và trái tức giảm đi, giá trị hoàn vốn của trái phiếu cũng giảm xuống. Rủi ro về sức mua Rủi ro này bắt nguồn từ những biến động của lạm phát, bởi lạm phát làm suy giảm độ hấp dẫn của tài sản. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư thì điều quan trọng nhất là lãi suất thực và giá trị thực của vốn ( lãi suất và giá trị vốn được điều chỉnh sau lạm phát). Như vậy, nhà đầu tư có nhận được giá trị tài sản thực dương hay không phục thuộc rất nhiều vào lạm phát kỳ vọng. Bởi vì, trên cơ sở của những tính toán đầu tư dựa trên các chỉ tiêu tài chính như giá trị hiện tài thuần ( NPV ), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ lệ lợi ích trên chi phí ( BCR)… đều được tính toán trên cơ sở tỷ lệ chiết khấu thực. Mà tỷ lệ này lại luôn bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Do đó việc ước lượng được rủi ro về sức mua phụ thuộc rất lớn vào khả năng dự tính lạm phát kỳ vọng. Rủi ro lãnh thổ Rủi ro này xuất hiện khi người cho vay cung cấp tài chính cho nước ngoài. Những rủi ro chính trong trường hợp này là việc cơ cấu lại nợ của Chính phủ nước nhận vốn vay, sự phá sản của những người vay vốn tại khu vực tư nhân. Tuy nhiên, rủi ro lãnh thổ thực sự chỉ phản ánh những biểu hiện, triệu chứng phá sản hay sai lầm của những nhà đầu tư tại nước nhận vốn. Những triệu chứng thể hiện qua sự quản lý kinh tế yếu kém dẫn đến thâm hụt ngân sách hay cán cân thanh toán, khủng hoảng kinh tế giới, rủi ro chính trị tự quốc hữu hoá, sự từ chối nợ, thảm hoạ tự nhiên như nạn đói, mất mùa, chiến tranh… Trong những năm gần đây, những ngân hàng hàng đầu trên thế giới đã cố gắng đo lường rủi ro vùng lãnh thổ thông qua việc xác định một tập hợp các tiêu chí như rủi ro chính trị, rủi ro cán cân thanh toán, thảm hoạ tự nhiên, sự phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu, và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Rủi ro tỷ giá Bất cứ một chủ thể nào nắm giữ một tài sản nợ hoặc tài sản có bằng ngoại tệ đều phải đối mặt với rủi ro về tỷ giá (cả trong trường hợp tăng giá cũng như phá giá). Để tránh loại rủi ro này có thể chuyển nó cho đối tác khác gánh chịu thông qua nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá (SWAP), nghiệp vụ này cũng có những đặc điểm tương tự như nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Rủi ro tỷ giá cũng có thể tránh được bằng cách chỉ cho vay tiền mà khách hàng nắm giữ. Bên cạnh đó, người đi vay cũng có thể tránh được rủi ro tỷ giá bằng cách ký hợp đồng vay có cùng loại tiền với hợp đồng xuất khẩu. Ngoài ra người bảo lãnh thường chấp nhận rủi ro tỷ giá trong thanh toán. Những người bảo lãnh như vậy thường là các Chính phủ hoặc các chủ thể đại diện Chính phủ ( thường là Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Trung ương), trường hợp này thường xảy ra đối với đấu thầu xuất khẩu tín dụng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nhà đầu tư tài chính thì mục tiêu quan trọng nhất là xác định được mức độ rủi ro của các hạng mục đầu tư, và như vậy việc đưa các loại rủi ro về cùng một nhóm để tiện theo dõi là rất cần thiết. Biện pháp thường được sử dụng mà lý thuyết thị trường vốn đã áp dụng, đó là đã sử dụng độ nhạy cảm về giá của các cổ phiếu đơn lẻ đối với những chỉ số giá của toàn bộ thị trường cổ phiếu ( vì vậy, rủi ro này được gọi là rủi ro thị trường hay rủi ro hệ thống). Hệ số nhạy cảm đó được gọi là β; nếu hệ số β càng lớn thì rủi ro của cổ phiếu đó càng lớn. Ngoài ra, giá mỗi cổ phiếu đơn lẻ cũng có thể dao động chệch khỏi chỉ số trung bình của β theo thời gian bởi những yếu tố đặc trưng của công ty. Vì vậy loại rủi ro này được gọi là rủi ro cá biệt hay rủi ro phi hệ thống; hệ số đo lường rủi ro các biệt trong lý thuyết thị trường vốn thường được gọi là α. Rủi ro không hệ thống: Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Rủi ro kinh doanh có thể chia làm hai loại cơ bản : bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động. Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh bên ngoài là những trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh…, và có lẽ yếu tố quan trọng nhất đó là chu kỳ kinh doanh đều có thể dẫn đến rủi ro kinh doanh của công ty. Rủi ro tài chính Là nguy cơ mất một phần hay toàn bộ vốn đầu tư do tổ chức phát hành chứng khoán không trả được. Cũng có thể hiểu theo một cách khác, rủi ro tài chính là rủi ro về thanh toán cổ tức, lãi trái phiếu và hoàn trả vốn gốc cho trái phiếu đầy đủ, đúng hạn hay không. Các trái phiếu Chính phủ và địa phương tương đối an toàn hơn nên rủi ro loại này thấp hơn. Những trái phiếu dài hạn có rủi ro tài chính cao hơn trái ngắn hạn do thời gian đáo hạn lâu hơn. Cổ phiếu ưu đãi an toàn hơn cổ phiếu thường. Các quỹ hỗ tương tăng tính an toàn bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư chứng khoán của mình. Khi đầu tư trái phiếu nên căn cứ vào hệ thống xếp hạng mức độ tín nhiệm của trái phiếu, thứ hạng này của trái phiếu càng cao thì khả năng thanh toán không đúng hạn càng thấp, do đó lãi suất thấp; ngược lại trái phiếu có thứ hạng thấp có lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro tài chính cao hơn. Khi các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân xem xét đầu tư vào chứng khoán, họ phải nhận định được mức độ rủi ro thấp hay cao để ra quyết định đầu tư phù hợp. Ngoài ra các nhà đầu tư chứng khoán còn gặp phải những rủi ro về giao dịch, về tính thanh khoản cũng như khả năng thanh toán của chứng khoán, rủi ro mua lại, rủi ro do nhận thông tin không đầy đủ, rủi ro về lựa chọn thời điểm và lĩnh vực đầu tư… Rủi ro giao dịch thường rơi vào các thị trường hoạt động dựa trên hệ thống giao dịch các chứng từ. Việc luân chuyển, kiểm tra và lưu thông khối lượng lớn chứng chỉ các chứng khoán hàng ngày rất phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí giao dịch.Chỉ một sai sót nhỏ trong kiểm tra chứng từ cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả giao dịch của toàn bộ hệ thống. Trong thanh toán cũng phát sinh rủi ro thanh toán khi một bên giao chứng khoán hoặc giao tiền nhưng không nhận được tiền hoặc chứng khoán. Rủi ro khi trái phiếu bị mua lại trước khi thời gian đáo hạn, khi đó nhà đầu tư khôg thể tái đầu tư vốn ở cùng mức lợi nhuận hoặc cao hơn. Khi lãi suất giảm, trái phiếu có lãi suất cao hơn thường được mua lại, vì thế nhà đầu tư bị mất khoản thu nhập chắc chắn của mình. Mặc dù việc đầu tư vào chứng khoán luôn tiềm ẩn những khả năng rủi ro nhưng không thể phủ nhận được những lợi ích mà TTCK mang lại. Nên cân nhắc, xem xét đầy đủ cả hai vấn đề lợi ích và rủi ro để ra quyết định thích hợp. Bên cạnh đó, cùng với sự quan tâm và hiểu biết của công chúng đầu tư đến lĩnh vực chứng khoán, sự ra đời và hoạt động của các TTGDCK sẽ tạo môi trường tốt cho hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Rủi ro dự án Rủi ro này xuất hiện khi việc tài trợ dự án một cách thuần tuý xảy ra. Tức là, khi một người cho vay cung cấp vốn cho dự án dưới dạng vốn vay hoặc mua trái phiếu công trình chỉ có thể nhận lại vốn cũng như lãi của khoản vay này bằng thu nhập thuần tuý của dự án. Như vậy, vốn cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công của dự án hơn nữa cũng không có bất cứ sự trông cậy nào đối với bất cứ nguồn tài chính nào từ bên ngoài dự án. Tất nhiên, khi có được một sự bảo lãnh từ bên ngoài thì trung tâm của rủi ro sẽ được chuyển đến người bảo lãnh. Chẳng hạn, tại các nước đang phát triển mà đặc biệt là tại Việt Nam khi một dự án được bảo lãnh bởi Chính phủ thì thay vì phải đối mặt với rủi ro dự án khi đó các nhà đầu lại phải đối mặt với một loại rui ro khác đó là rủi ro lãnh thổ. Bảng:Rủi ro và lợi ích của bốn loại chứng khoán đối với người đầu tư Rủi ro Thời hạn Thu nhập Tính thanh khoản Quyền đầu phiếu Ưu tiên thu hồi vốn Trái phiếu Thay đổi từ rất an toàn đến cực kỳ rủi ro, lệ thuộc vào xếp hạng chủ thể phát hành Từ ngắn hạn đến tối đa 50 năm Cố định Không xác định Không có Trước tiên Cổ phần ưu đãi Vừa phải Không áp dụng Cố định Không xác định Không có Thứ hai Cổ phần thường Từ vừa phải đến cao Không áp dụng Thay đổi Cao Có Sau cổ đông ưu đãi Quỹ hỗ tương đầu tư Từ vừa phải đến cao Không áp dụng Thay đổi Cao Không Không áp dụng II. Thực trạng hoạt động ĐTCK ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006. 1. Sự hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam Ngày 28/11/1996 Chính Phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) là cơ quan thuộc chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam. UBCKNN chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 1997,dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ,đã khẩn trương phối hợp với các bộ nghành xây dựng khuôn khổ pháp lý, hàng hóa, vật chất, nguồn nhân lực cho sự ra đời và hoạt động của TTCK Việt Nam.Ngày 11/7/1998, Nghị định số 48/1998/ND-CP của chính phủ về chứng khoán và TTCK và quyết định số 127/1998/QD-TT của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 2 trung tâm GDCK ở Hà Nội và TP. HCM được ban hành.Trên cơ sở đó, UBCKNN và các bộ nghành có liên quan đã tiến hành xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc hình thành và hoạt động củaTTCK Việt Nam. Ngày 20/7/2000, trung tâm GDCK TP. HCM chính thức khai trưong và đi vào hoạt động với chức năng chủ yếu tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ diều kiện niêm yết. Ngày 19/2/2004 UBCKNN được chuyển về dứoi sự chỉ đạo trực tiếp của bộ Tài chính theo Nghị định 66/2004/NG-CP của Chính phủ sự kiện này được xem là một bước đi hợp lý, tạo ra động lực cho quá trình phát triển của TTCK ở Việt Nam với vai trò là cơ quan điều hành chính sác tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trương tài chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách quản lý nhà nước về TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhạy hơn và hiệu quả hơn. Ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức được khai trưong với hệ thống đấu giá cổ phiếu và đấu thầu trái phiếu đ vào hoạt động .Sự ra đời của TTGDCK Hà Nội có ý nghĩa quan trong trong việc mở rộng quy mô của TTCK Việt Nam và đưa giao dịch cổ phiếu của các doạnh nghiệp vừa và nhỏ đi vào hoạt động có tổ chức. 2. Khái quát thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Thời điểm ban đầu khi TTGDCK TP. HCM được đưa vào vận hành thang 7 năm 2000 chỉ có 2 cổ phiếu được đưa vào giao dịch với tổng giá trị vốn niêm yết là 270 tỷ đồng và chỉ có 6 công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên.Với sự cố gắng của các ban, nghành và cơ quan chủ quản thì cho đến cuối năm 2005 tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch ( theo mệnh giá ) đạt 47.478 tỷ đồng, tương đưong 6,1% GDP của năm 2005, trong đó cổ phiếu 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP .Số công ty chứng khoán thành viên được cấp phép hoạt động là 15 công ty .Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2006 đã có 40 cổ phiếu niêm yết trên sàn GDCK TP. HCM và 10 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn GDCK Hà Nội . TÝnh ®Õn ngµy 31/5/2006 TTGDCK TP HCM ®· thùc hiÖn thµnh c«ng 1300 phiªn giao dÞch. C¸c ho¹t ®éng giao dÞch ®­îc diÔn ra liªn tôc, th«ng suèt. Đến 8/2006, có 48 công ty niêm yết, đăng ký giao dịch tổng giá trị thị trường hơn 16850 tỷ đồng. Bảng: Thị trường niêm yết 2000 – 2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số CTyCK 7 8 9 12 13 14 Số tài khoản 2997 8774 13651 16502 21616 28672 Số Cty CK đăng ký đủ 5 NV 5 6 7 9 9 9 Công ty quản lý quỹ 2 6 Giá trị GD (tỷđ) +CP + TP 92 90 2 1035 958 77 1252 1129 123 2998 504 2495 18202 286 17883 21483 2166 19152 (Nguồn: tác giả tự tính toán tương đối dựa trên số liệu thu thập) Trong thời gian đầu với mục đích giúp nhà đầu tư làm quen với thị trường chứng khoán , TTGDCK chỉ thực hiện 3 phiện giao dịch 1 tuần và chỉ thực hiện 1 đợt khớp lệnh trong 1 phiên giao dịch th× nay trung t©m ®· t¨ng lªn 2 ®ît khíp lÖnh trong 1 phiªn vµ mçi tuÇn thùc hiÖn 5 phiªn giao dÞch. Tõ 14/6/2006, TTGDCK TP.HCM ®· thùc hiÖn khíp lÖnh 3 lÇn/ phiªn ®èi víi giao dÞch cña cæ phiÕu vµ chøng chØ quü. Riªng ®èi víi tr¸i phiÕu, nÕu nh­ tr­íc ®©y, tr¸i phiÕu ®­îc tæ chøc giao dÞch th«ng qua 2 ph­¬ng thøc lµ khíp lÖnh vµ tho¶ thuËn, cã quy ®Þnh biªn ®é dao ®éng, ®¬n vÞ yÕt gi¸ th× nay, c¨n cø vµo t×nh h×nh thÞ tr­êng vµ kinh nghiÖm quèc tÕ, tr¸i phiÕu ®­îc giao dÞch chØ qua ph­¬ng thøc tho¶ thuËn, kh«ng quy ®Þnh biªn ®é vµ ®¬n vÞ yÕt gi¸. Sù ra ®êi vµ ®i vµo ho¹t ®éng cña TTGDCK Hµ Néi ®¸nh dÊu 1 b­íc tiÕn trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn thÞ tr­êng chøng kho¸n nãi riªng, thÞ tr­êng vèn, thÞ tr­êng tµi chÝnh VN nãi chung, gãp phÇn hç trî tÝch cùc cho tiÕn tr×nh cæ phÇn hãa DNNN vµ g¾n kÕt gi÷a cæ phÇn ho¸ víi viÖc niªm yÕt, ®¨ng kÝ giao dÞch trªn thÞ tr­êng chøng kho¸n th«ng qua ho¹t ®éng ®Êu gi¸ cæ phÇn cña DNNN cæ phÇn ho¸ trªn TTGDCK . Có thể thấy sự biến đổi về quy mô của TTCK thông qua việc phân tích sự biến động của chỉ số giá VN-INDEX. Chỉ số VN-INDEX thể hiện tỉ lệ giữa tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu niêm yết so với tổng giá trị thị trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết.Chỉ số giá VN-INDEX tăng liên tục từ khi TTGDCK TP. HCM chính thức đi váo hoạt động ngày 28/7/2000, khởi điểm là 100 điểm .Nửa đầu năm 2001, nhất là trong khoảng biên độ giá cổ phiếu bán ra ồ ạt, giá nhiều loại cổ phiếu đồng loạt giảm giá, và chỉ số VN-INDEX trong 2 năm tiếp theo biến động theo chiều hướng giảm dần và chỉ phục hồi trở lại từ mức đáy là 130,91 điểm vào cuối năm 2003. Năm 2005 chỉ số VN-INDEX chủ yếu có xu hướng tăng đều và ổn định, đạt mức 307,05 điểm vào ngày 30/12/2005 .Tuy nhiên chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2006 chỉ số VN-INDEX đã vượt qua đỉnh của năm 2001 (571,04 điểm ) và xác định một kỷ lục mới ở mức 632 điểm vào tháng 4 năm 2006. Với mức tăng 100% của chỉ số chứng khoán, chỉ trong vòng vài tháng TTCK Việt Nam lại rơi vào chu kỳ ‘’ tăng nóng “, với một đợt tăng giá mạnh mẽ của hầu hết các loại cổ phiếu trên sàn, không chỉ của những công ty có kết quả kinh doanh tốt mà ngay cả của những công ty có tình hình sản xuất không mấy nổi trội, thậm chí bị thua lỗ …Những đợt tăng giá kịch trần rồi giảm sàn hàng loạt đã khiến cho thị trường liên tục trong trạng thái quá nóng hoặc quá lạnh, tạo sự biến động mạnh về giá trên thị trường và gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. 3. Hoạt động đầu tư chứng khoán ở Việt Nam 3.1 Hoạt động đầu tư cổ phiếu Các doanh nghiệp cổ phần hóa là nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho thị trường cổ phiếu niêm yết của Việt Nam. Nếu tại thời điểm khai trương TTGDCK TP. HCM mới chỉ có 2 công ty đăng ký niêm yết, là công ty điện lạnh (REE ) và công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM ), thì tính đến cuối năm 2005 đã có 41 công ty niêm yết trên sàn GDCK TP. HCM và có 9 công ty đăng ký giao dịch tại trung tâm GDCK Hà Nội, với tổng giá trị vốn hóa thị trường của các cổ phiếu niêm yết và đăng ký giao dịch tại hai trung tâm đạt mức 9.000 tỷ đồng ( tương đương 1,2%GDP năm 2005 ) . Năm 2005 mặc dù trên thế giới và trong nước có nhiều biến động về kinh tế, tài chính và nạn dịch…nhưng đối với nhiều công ty niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đây được coi là một năm thành công với kết quả kinh doanh khá ấn tượng . Một số công ty niêm yết còn có tốc độ tăng trưởng về doanh thu khá cao như SACOM doanh thu tăng 72,13% và lợi nhuận tăng 49,19% so với năm 2004, công ty cổ phần Hòa An (DHA) doanh thu tăng 35,09% và lợi nhuận tăng 63,73%. Đặc biệt, các báo cáo công bố kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I năm 2006 của nhiều công ty niêm yết đã gây nhiều bất ngờ cho các nhà đầu tư. So với cùng kỳ năm 2005, nhiều chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các công ty niêm yết cơ bản là rất khả quan.Dẫn đầu là công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) quý I năm 2006 đạt lợi nhuận sau thúê là 194,96 tỷ đồng cao hơn 50% so với quý I năm 2005. Tiếp đến là công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), lợi nhuận quý I năm 2006 là 108 tỷ đồng, cao gấp 5,35 lần lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái. Trong n¨m 2005, c¸c ®ît ph¸t hµnh thªm cæ phiÕu cña c¸c c«ng ty niªm yÕt ®· rÊt thµnh c«ng, tæng sè vèn huy ®éng ®­îc lµ 312,24 tû ®ång, gÊp 6 lÇn tæng sè vèn c¸c tæ chøc niªm yÕt huy ®éng ®­îc qua thÞ tr­êng cæ phiÕu tËp trung cña c¶ 4 n¨m tr­íc ®ã. Bảng: thống kê thị trường trong 12 tháng Đơn vị tính : 1 chứng khoán; Triệu VNĐ Tháng Từ ngày Đến ngày Tổng cổ phiếu giao dịch Tổng giá trị giao dịch 11/2006 01/11/2006 16/11/2006 59,054,279 4,496,790 10/2006 02/10/2006 31/10/2006 98,915,121 7,763,855 09/2006 01/09/2006 29/09/2006 91,913,949 6,606,622 08/2006 01/08/2006 31/08/2006 102,726,854 7,085,480 07/2006 03/07/2006 31/07/2006 55,729,543 4,247,342 06/2006 01/06/2006 30/06/2006 63,325,582 45,519,670 05/2006 03/05/2006 31/05/2006 72,382,975 4,135,021 04/2006 03/04/2006 28/04/2006 95,010,535 7,073,307 03/2006 01/03/2006 31/03/2006 88,959,916 5,925,540 02/2006 06/02/2006 28/02/2006 33,143,679 3,403,429 01/2006 03/01/2006 27/01/2006 18,965,812 7,758,270 12/2005 01/12/2005 30/12/2005 29,967,742 2,161,986 Tổng cộng 810,095,987 106,177,312 Tính đến nay đã có trên 50 loại cổ phiếu công ty được niêm yết tại TTGDCK TP. HCM ( xem bảng ). STT Viết tắt Tên Vốn điều lệ (1.000đ) 1 AGF Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang 41.791.300 2 BBC Công Ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa 56.000.000 3 BBT Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết 68.400.000 4 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 107.180.000 5 BPC Công ty Cổ phần Bao bì Bỉm Sơn 38.000.000 6 BT6 Công ty Cổ phần Bê tông 620 - Châu Thới 58.826.900 7 BTC Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu 13.512.860 8 CAN Công ty Cổ phần Đồ Hộp Hạ Long 35.000.000 9 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM 400.000.000 10 COM Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng dầu 34.000.000 11 CYC Công ty Cổ phần Gạch men Chang Yih 67.500.000 12 DHA Công ty Cổ phần Hoá An 35.000.000 13 DPC Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng 15.872.800 14 FPC Công ty Cổ phần Full Power 100.000.000 15 GIL Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh 25.500.000 16 GMD Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển 200.000.000 17 HAP Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng 20.080.000 18 HAS Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội 12.000.000 19 HTV Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên 48.000.000 20 KDC Công ty Cổ phần Kinh Đô 250.000.000 21 KHA Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội 20.900.000 22 LAF Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Long An 38.196.800 23 MHC Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội 120.000.000 24 NHC Công ty Cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp 9.990.000 25 NKD Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 50.000.000 26 PMS Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Xăng Dầu 32.000.000 27 PNC Công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam 20.000.000 28 REE Công ty Cổ phần Cơ Điện lạnh REE 225.000.000 29 RHC Công ty Cổ phần Thủy điện Ry Ninh II 32.000.000 30 SAM Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông 180.000.000 31 SAV Công ty Cổ phần Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu 45.000.000 32 SFC Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn 17.000.000 33 SGC Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang 0 34 SGH Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn 17.663.000 35 SHC Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn 14.000.000 36 SJS Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông đà 50.000.000 37 SSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 60.000.000 38 STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 1.899.000.000 39 TMS Công ty Cổ phần Transimex - Saigon 33.000.000 40 TNA Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam 13.000.000 41 TRI Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn 45.483.600 42 TS4 Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 15.000.000 43 TTC Cty Cổ phần Gạch men Thanh Thanh 40.000.000 44 TYA Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam 42.014.400 45 UNI Công ty Cổ phần Viễn Liên 10.000.000 46 VFC Công ty Cổ phần VINAFCO 0 47 VFMVF1 Quỹ Đầu Tư Chứng khóan Việt Nam 300.000.000 48 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 1.590.000.000 49 VSH Công ty Cổ phần Thủy Điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh 1.250.000.000 50 VTC Công ty Cổ phần Viễn thông VTC 17.977.400 (Website:www.Stockmarket..vnn.vn) Theo ®µ ph¸t triÓn cña nÒn kinh tÕ, sè c«ng ty niªm yÕt trªn thÞ tr­êng chøng kho¸n ngµy cµng t¨ng. §Æc biÖt thÞ tr­êng chøng kho¸n cã sù gãp mÆt cña nhiÒu doanh nghiÖp cã vèn ®Çu t­ lín nh­ C«ng ty cæ phÇn s÷a ViÖt Nam- Vinamilk víi vèn ®iÒu lÖ 1590 tû ®ång, Ng©n hµng Sµi Gßn Th­¬ng TÝn- Sacombank víi vèn ®iÒu lÖ 1899 tû ®ång, Nhµ m¸y nhiÖt ®iÖn Ph¶ L¹i víi vèn ®iÒu lÖ 3071 tû ®ång… Ngay khi các công ty này vừa tham gia niêm yêt, khối lượng hàng hoá giao dịch đã tăng lên nhiều lần, quy mô thị trường tăng lên đáng kể. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 302,8%. Điều này đã chứng tỏ thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng, khi mà số doanh nghiệp lớn chưa tham gia niêm yết còn rất nhiều. Theo thống kê, tính đến thời điểm này có khoảng gần 20 công ty, kể cả các công ty chứng khoán, đã chấp thuận về nguyên tắc hoặc chính thức cấp phép niêm yết, kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc543.doc
Tài liệu liên quan