Đề án Một số vấn đề về chế độ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: Lý luận chung về tiêu thụ thành phẩm và chế độ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 2

I . Quá trình tiêu thụ thành phẩm và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 2

1. Quá trình tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 2

2. Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 2

3. Một số nguyên tắc trong kế toán tiêu thụ thành phẩm. 2

3.1. Nguyên tắc thứ nhất. 2

3.2. Nguyên tắc thứ hai. 3

3.3. Nguyên tắc thứ ba. 3

II . Nội dung hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 4

1. Các phương thức tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất. 4

1.1. Phương thức tiêu thụ trực tiếp. 4

1.2. Phương thức tiêu thụ chuyển hàng theo hợp đồng(Phương thức gửi bán chờ chấp nhận) 4

1.3.Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ,kí gửi. 5

1.4. Phương thức tiêu thụ bán hàng trả góp. 5

1.5. Phương thức tiêu thụ hàng đổi hàng. 5

1.6. Phương thức tiêu thụ nội bộ. 5

1.7. Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công vật tư ,hàng hoá cho khách hàng. 6

2. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 6

2.1. Khái niệm, đặc điểm của phương pháp Kê khai thường xuyên. 6

2.2. Tài khoản sử dụng. 6

2.3. Phương pháp hạch toán. 9

3. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 15

3.1. Khái niệm, đặc điểm của phương pháp Kiểm kê định kỳ. 15

3.2. Tài khoản sử dụng. 16

3.3. Phương pháp hạch toán. 16

4. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT. 17

5. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 18

5.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký- sổ Cái. 19

5.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung. 19

5.3. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. 19

5.4. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. 19

Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. 21

I . Đánh giá chung về chế độ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. 21

1. Những ưu điểm. 21

2. Những hạn chế còn tồn tại. 24

II . một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 24

Kết luận 27

Tài liệu tham khảo. 28

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề về chế độ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận thanh toán cho khách hàng. Bên Có : Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511(doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành ba tiểu khoản : + Tài khoản 5211. Chiết khấu hàng hoá. + Tài khoản 5212. Chiết khấu thành phẩm. + Tài khoản 5213.Chiết khấu dịch vụ. Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại. Nội dung : phản ánh doanh thu của số hàng hoá, thành phẩm đã tiêu thụ nhưng bị khách trả lại. Kết cấu : Bên Nợ : Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại. Bên Có : Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại sang tài khoản 511. Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 532: Giảm giá hàng bán. Nội dung : phản ánh các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng vì những nguyên nhân thuộc về người bán. Kết cấu : Bên Nợ : Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có : Kết chuyển số giảm giá hàng bán sang tài khoản 511. Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán. Nội dung + Kết cấu. Bên Nợ : - Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kì kế toán. Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng,tự chế hoàn thành. Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên Có : - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính(31/12) (chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước). Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá,dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản 911( xác định kết quả kinh doanh). Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. 2.3. Phương pháp hạch toán. 2.3.1. Hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp. + Khi doanh nghiệp xuất sản phẩm giao cho người mua, sản phẩm đã xác định là tiêu thụ. BT1 : Phản ánh giá vốn thành phẩm xuất kho. Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Sản phẩm xuất từ phân xưởng. Có TK 155: Sản phẩm xuất từ kho. BT2 : Phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK 111,112:Đã thu bằng tiền. Nợ TK 131 : Khách hàng chấp nhận nợ. Có TK 511:Giá bán chưa thuế. Có TK 333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. + Trường hợp người mua với khối lượng lớn (theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua,bán hàng) doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thương mại cho khách hàng. Nợ TK 521(5212):Chiết khấu thương mại. Nợ TK 333(3331):Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112: Trả bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào số nợ phải thu. +Trường hợp người mua thanh toán trước thời hạn,doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thanh toán cho người mua. Nợ TK 635: Chi phí tài chính. Có TK 111,112: Thanh toán bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào nợ phải thu. +Trường hợp hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do kém phẩm chất hoặc không đúng quy cách. BT1 : Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại. Nợ TK 154: Mang về sửa chữa. Nợ TK 155: Mang về nhập kho. Có TK632: Giá vốn hàng bán bị trả lại. BT2 : Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại. Nợ TK 531: Giá bán không có thuế. Nợ TK 333(3331): Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Có TK 111,112: Trả bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào nợ phải thu. +Trường hợp doanh nghiệp chấp nhận giảm giá cho khách hàng do không đúng qui cách phẩm chất. Nợ TK 532: Số tiền giảm giá chưa có thuế. Nợ TK 333(3331): Thuế GTGT của số tiền giảm giá. Có TK111,112: Thanh toán bằng tiền. Có TK131:Trừ vào nợ phải thu. + Cuối kỳ. BT1:Kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại. Nợ TK 511:Ghi giảm doanh thu bán hàng. Có TK 521:Chiết khấu thương mại. Có TK 531:Doanh thu hàng bán bị trả lại. Có TK 532:Giảm giá hàng bán cho khách hàng. BT2:Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Nợ TK 511:Doanh thu thuần thực hiện được trong kỳ. Có TK 911:Xác định kết quả kinh doanh. BT3:Kết chuyển giá vốn hàng bán. Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. Có TK 632: Giá vốn hàng bán thực tế. 2.3.2. Hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng. + Khi sản phẩm chuyển đến cho người mua,hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,mặc dù hàng đã được xuất kho và đưa đến cho khách hàng. Nợ TK 157:Hàng chuyển đến cho khách hàng. Có TK154: Hàng được xuất thẳng từ phân xưởng. Có TK155: Hàng được xuất thẳng từ kho. + Khi xuất hàng đi,có thể phát sinh các chi phí vận chuyển,bốc dỡ.Chi phí này do bên bán chịu. Nợ TK 641:Chi phí bán hàng. Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK111,112:Thanh toán bằng tiền. Có TK331:Nợ nhà cung cấp. + Khi số hàng này đến địa điểm trong hợp đồng người mua nhận và chấp nhận tiêu thụ. BT1: Phản ánh giá vốn của số hàng tiêu thụ. Nợ TK 632: Giá vốn của số hàng tiêu thụ. Có TK 157:Số hàng chuyển đến. BT2: Phản ánh doanh thu bán hàng. Nợ TK111,112:Đã thu bằng tiền. Nợ TK131:Khách hàng chấp nhận nợ. Có TK511:Doanh thu bán chưa có thuế GTGT. Có TK333(3331):Thuế GTGT đầu ra phải nộp. +Trường hợp hàng chuyển đến cho khách hàng bị khách hàng trả lại. Nợ TK155:Hàng đem về nhập kho. Nợ TK138(1381):Giá trị chờ xử lý. Nợ TK 811:Hàng không đạt đưa vào chi phí khác. Có TK157:Ghi giảm số hàng chuyển đến cho khách hàng. +Việc hạch toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán và các bút toán kết chuyển tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp. 2.3.3. Hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức đại lý, kí gửi. Kế toán tại đơn vị giao đại lý. + Khi xuất sản phẩm đi giao đại lý, phản ánh hàng chuyển cho cơ sở nhận đại lý. Nợ TK 157: Giá trị hàng giao đại lý. Có TK154: Hàng xuất từ xưởng. Có TK155: Hàng xuất từ kho. + Khi đơn vị nhận đại lý đến thanh toán tiền. BT1: Phản ánh giá vốn hàng đã xác định là tiêu thụ. Nợ TK632: Giá vốn hàng đã bán được. Có TK157: Giá trị hàng giao đại lý đã được bán. BT2: Phản ánh doanh thu hàng giao đại lý, kí gửi đã bán được. Nợ TK111,112: Cơ sở đại lý thanh toán bằng tiền. Nợ TK131: Số còn phải thu của cơ sở đại lý. Có TK511: Doanh thu không thuế. Có TK333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. BT3: Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở đại lý,kí gửi. Nợ TK641: Chi phí bán hàng. Có TK131: Hoa hồng trả cho đại lý. + Khi đơn vị đại lý,nhận ký gửi đến thanh toán tiền,doanh nghiệp tính luôn số hoa hồng trả cho bên đại lý. Nợ TK111,112:Cơ sở đại lý thanh toán bằng tiền. Nợ TK131(Chi tiết đại lý)Số tiền còn phải thu của đại lý. Nợ TK641: Hoa hồng trả cho đại lý,kí gửi. Có TK511:Doanh thu không thuế. Có TK333(3331):Thuế GTGT đầu ra phải nộp. +Việc hạch toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán và các bút toán kết chuyển tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp. Kế toán tại đơn vị nhận đại lý,kí gửi. + Khi nhận hàng về bán đại lý,kế toán tại đơn vị đó ghi. Nợ TK 003: Giá bán có thuế. + Khi bán được hàng hoặc không bán được hàng đem trả lại chủ hàng BT1: Xoá sổ hàng đã bán hoặc trả lại. Có TK 003:Giá bán có thuế. BT2: Phản ánh tổng số tiền hàng đại lý đã bán đượcphải trả cho chủ hàng sau khi trừ đi tiền hoa hồng được hưởng. Nợ TK111,112: Người mua thanh toán bằng tiền. Nợ TK131: Người mua chấp nhận nợ. Có TK331(Chi tiết chủ hàng): Số tiền phải trả. Có TK511(5113): Tiền hoa hồng được nhận. + Khi thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý. Nợ TK331:Số tiền trả chủ hàng. Có TK111,112: Trả bằng tiền. Chú ý. Nếu hạch toán riêng tiền bán hàng với tiền hoa hồng được nhận. + Phản ánh tiền bán hàng. Nợ TK111,112,131(Khách hàng):Giá bán có thuế. Có TK331: Phải trả chủ hàng. + Khi thanh toán tiền hàng trừ tiền hoa hồng. Nợ TK331: Giá bán có thuế. Có TK511(5113):Tiền hoa hồng được nhận. Có TK111,112:Gía bán có thuế trừ tiền hoa hồng. 2.3.4. Hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức trả góp . + Khi xuất thành phẩm giao cho người mua. BT1: Phản ánh giá vốn hàng đã xác định tiêu thụ. Nợ TK632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Hàng xuất từ xưởng. Có TK 155: Hàng xuất từ kho. BT2: Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp. Nợ TK111,112: Số đã thu bằng tiền. Nợ TK131: Khách hàng chấp nhận nợ. Có TK511:Giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT. Có TK3387:chênh lệch giữa giá bán trả chậm ,trả góp và giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT. Có TK333(3331): Thuế GTGT phải nộp. + Hàng kỳ,tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm trả góp trong kỳ. Nợ TK3387: Doanh thu chưa thực hiện. Có TK515: Doanh thu hoạt động tài chính. + Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm trả góp trong đó bao gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm trả góp và giá bán trả ngay . Nợ TK111,112: Số đã thu bằng tiền. Có TK131: Phải thu của khách hàng. + Cuối kỳ kết chuyển tiền lãi vào thu nhập hoạt động tài chính. Nợ TK515:Doanh thu hoạt động tài chính. Có TK911: Xác định kết quả kinh doanh. +Việc hạch toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán và các bút toán kết chuyển tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp. 2.3.5. Hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng. Theo nội dung ở đoạn 08 của chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập” ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của bộ trưởng bộ tài chính : “ Khi hàng hoá dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là giao dịch tạo doanh thu.Khi hàng hoá dịch vụ đươc trao đổi để lấy hàng hoá dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là giao dịch tạo doanh thu.Khi đó kế toán hạch toán như sau: + Khi mang sản phẩm đi trao đổi ,coi như đem sản phẩm đi bán và mua vật tư hàng hoá khác về. BT1: Phản ánh giá vốn của hàng xuất đi. Nợ TK632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Hàng xuất từ xưởng. Có TK 155: Hàng xuất từ kho. BT2: Phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thoả thuận của hàng đem trao đổi. Nợ TK131: Tổng giá có thuế. Có TK511:Doanh thu chưa thuế. Có TK333(3331): Thuế GTGT phải nộp. BT3: Phản ánh hàng nhận về. Nợ TK152,153,156: Giá chưa có thuế GTGT. Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK131: Tổng giá có thuế. +Việc hạch toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán và các bút toán kết chuyển tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp. 2.3.6. Hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ. Tiêu thụ cho các thành viên khác trong cùng một tổng công ty, liên hiệp…hạch toán toàn ngành. + Khi xuất thành phẩm. BT1: Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ. Nợ TK632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Hàng xuất từ xưởng. Có TK 155: Hàng xuất từ kho. BT2: Phản ánh doanh thu. Nợ TK111,112: Số đã thu bằng tiền. Nợ TK136(1368-Chi tiết đơn vị): Số phải thu nội bộ. Có TK512: Doanh thu nội bộ không có thuế. Có TK333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. +Việc hạch toán chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán,giảm giá hàng bán và các bút toán kết chuyển tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp (ghi vào tài khoản512). Tiêu thụ ngay trong nội bộ doanh nghiệp. + BT1: Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ. Nợ TK632: Giá vốn hàng bán. Có TK 154: Hàng xuất từ xưởng. Có TK 155: Hàng xuất từ kho. + BT2: Phản ánh doanh thu nội bộ. _ Xuất thành phẩm dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nợ TK627: Dùng cho xưởng sản xuất. Nợ TK641: Dùng cho bộ phận bán hàng. Nợ TK642: Dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Có TK512: Giá bán chưa có thuế GTGT. _ Xuất thành phẩm dùng tặng biếu. Nợ TK641: Tặng biếu cho khách hàng. Nợ TK642: Tặng biếu cho khách chung của doanh nghiệp. Có TK512: Doanh thu nội bộ. & Nợ TK133: Thuế GTGT được khấu trừ. CóTK333(3331): Thuế GTGT phải nộp. _ Xuất thành phẩm trả lương cho công nhân viên. Nợ TK334: Giá có thuế GTGT. Có TK512: Giá chưa có thuế GTGT. Có TK333(3331): Thuế GTGT phải nộp. + Các bút toán kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn cuối kỳ tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp ( Ghi vào tài khoản 512). 2.3.7 Doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá cho khách hàng. + Khi sản phẩm đã gia công xong, nếu đang chờ kiểm nghiệm ,kế toán phản ánh giá gia công chế biến. Nợ TK157: Chuyển hàng,chi phí gia công chế biến. Có TK154: Chuyển hàng từ xưởng. Có TK155: Chuyển hàng từ kho. + Khi người đặt hàng chấp nhận,kế toán ghi giá trị chi phí gia công,chế biến của số hàng bàn giao. Nợ TK632: Giá vốn của hàng( Chỉ ghi về chi phí gia công). Có TK157: Nếu kiểm nhận tại sân ga, cầu cảng, biên giới… Có TK154: Người nhận hàng kiểm nhận tại xưởng. Có TK155: Người nhận hàng kiểm nhận tại kho. + Khi được khách hàng trả tiền về gia công chế biến, kế toán doanh nghiệp ghi nhận về doanh thu. Nợ TK111,112: Số đã thu bằng tiền. Nợ TK131: Khách hàng còn nợ. Có TK511: Doanh thu về gia công. Có TK333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Ngoài ra ghi đơn TK002: Hàng hoá,vật tư nhận giữ hộ, nhận gia công. + Các bút toán kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn cuối kỳ tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp. 3. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 3.1. Khái niệm, đặc điểm của phương pháp Kiểm kê định kỳ. † Khái niệm. Là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá , sản phẩm trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ từ đó xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh,các mục đích khác. † Đặc điểm. Phương pháp kiểm kê cuối kỳ cho độ chính xác không cao nhưng lại tiết kiệm được công sức ghi chép nên chỉ thích hợp với đơn vị kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư khác nhau, có giá trị thấp, nghiệp vụ xảy ra thường xuyên( mua vào,xuất bán) Doanh nghiệp áp dụng phương pháp này sẽ đơn giản được công tác kế toán, giảm được khối lượng ghi chép và cả quá trình hạch toán. Việt Nam có không nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp này song trong kế toán Pháp áp dụng phương pháp này là chủ yếu.Và họ đã rất thành công với một nền kinh tế tư bản phát triển,khối lượng công việc kinh doanh nhiêu.Tuy nhiên ở Pháp có hệ thống kế toán chặt chẽ và các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt. 3.2. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 155: Thành phẩm. Bên Nợ: Kết chuyển thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển thành tồn kho đầu kỳ. Dư Nợ: Giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Tài khoản 157: Hàng gửi bán. Bên Nợ: Kết chuyển thành phẩm còn gửi bán cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển thành phẩm còn gửi bán đầu kỳ. Dư Nợ: Thành phẩm còn gửi bán đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán. Bên Nợ: + Kết chuyển thành phẩm tồn đầu kỳ. +Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kì kế toán. +Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. + Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng,tự chế hoàn thành. +Khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên Có: +Kết chuyển thành phẩm tồn cuối kỳ. +Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính(31/12) (chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước). Tài khoản 632 cuối kỳ không có số dư. 3.3. Phương pháp hạch toán. Các bút toán đầu kỳ: Kết chuyển giá vốn của hàng chưa xác định tiêu thụ. Nợ TK632: Giá vốn thành phẩm hiện có của doanh nghiệp. Có TK155: Giá vốn thành phẩm tồn đầu kỳ. Có TK157: Giá vốn thành phẩm gửi bán đầu kỳ. Trong kỳ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh. + Các bút toán xác định giá vốn không ghi. + Các bút toán ghi nhận doanh thu, các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán tương tự phương pháp Kê khai thường xuyên. + Khi có hàng bán bị người mua trả lại. _ Khi hàng bán đem về nhập kho hoặc vẫn gửi tại kho khách hàng kế toán không ghi vì hàng đó vẫn thuộc diện kiểm kê cuối kỳ, không ghi để tránh trùng lặp. _ Khi có quyết định cụ thể. Nợ TK138(1388): Quyết định cá nhân bồi thường. Nợ TK334: Trừ vào lương công nhân viên. Nợ TK415: Trừ vào quĩ dự phòng tài chính. Nợ Tk111,112: Bán phế liệu thu tiền. Có TK632: Giá vốn hàng bán bị trả lại đã xử lý. Các bút toán cuối kỳ. + Phản ánh giá vốn hàng bán trong kỳ căn cứ vào số liệu đầu kỳ và kiểm kê cuối kỳ. Nợ TK632: Giá vốn của thành phẩm hoàn thành trong kỳ. Có TK631: Giá thành sản xuất. + Phản ánh giá trị sản phẩm chưa tiêu thụ cuối kỳ. Nợ TK155: Thành phẩm tồn kho. Nợ TK157: Thành phẩm đang gửi đại lý,kí gửi, hàng chờ chấp nhận. Có TK632: Giá vốn hàng chưa tiêu thu cuối kỳ. +Kết chuyển số dư còn lại trên tài khoản 632 sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK911: Xác định kết quả kinh doanh. Có TK632: Giá vốn hàng đã xác định tiêu thụ. + Các bút toán kết chuyển doanh thu, giảm giá, chiết khấu…tương tự như phương pháp Kê khai thường xuyên. 4. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với các đối tượng không chịu thuế GTGT. + Khi xuất thành phẩm tiêu thụ. BT1: Phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ. Nợ TK632: Tiêu thụ trực tiếp. Nợ TK157: Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, đại lý.. Có TK154,155: Giá vốn hàng xuất. BT2: Phản ánh giá bán (gồm cả thuế GTGT, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp). Nợ TK111,112,131,1368…:Tổng giá thanh toán. Có TK511,512: Doanh thu. BT3: Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp. Nợ TK511,512 Có TK333(3332): Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Có TK333(3333): Thuế xuất khẩu phải nộp. + Trường hợp người mua với khối lượng lớn (theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua,bán hàng) doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thương mại cho khách hàng . Nợ TK 521(5212):Chiết khấu thương mại. Có TK 111,112: Trả bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào số nợ chưa thanh toán. +Trường hợp người mua thanh toán trước thời hạn,doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thanh toán cho người mua. Nợ TK 635: Chi phí tài chính. Có TK 111,112: Thanh toán bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào nợ phải thu. +Trường hợp hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do kém phẩm chất hoặc không đúng quy cách. BT1 : Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại. Nợ TK 154: Mang về sửa chữa. Nợ TK 155: Mang về nhập kho. Có TK632: Giá vốn hàng bán bị trả lại. BT2 : Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại. Nợ TK 531: Giá bán có thuế. Có TK 111,112: Trả bằng tiền. Có TK 131: Trừ vào nợ phải thu. +Trường hợp doanh nghiệp chấp nhận giảm giá cho khách hàng do không đúng qui cách phẩm chất. Nợ TK 532: Số tiền giảm giá có thuế. Có TK111,112: Thanh toán bằng tiền. Có TK131:Trừ vào nợ phải thu. + Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đăc biệt được hoàn lại bằng tiền hay trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau của hàng trả lại. Nợ TK111,112: Đã nhận bằng tiền. Nợ TK3332,3333: Trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau. Có TK511,512: Số thuế của hàng trả lại. + Cuối kỳ, phản ánh số thuế GTGT phải nộp. Nợ TK511,512: Doanh thu. Có TK3331(33311):Thuế GTGT phải nộp. + Các bút toán kết chuyển doanh thu,giá vốn, các khoản giảm giá, chiết khấu ,hàng bán bị trả lại tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 5. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Để có được căn cứ pháp lý cho việc hạch toán các nghiệp vụ tiêu thụ trong kỳ, kế toán thực hiện qua một hệ thống chứng từ được luân chuyển, ghi chép vào sổ sách có liên quan ( Hợp đồng kinh tế,Đơn đặt hàng, Hóa đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Hoá đơn cước vận chuyển, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Bảng thanh toán hàng đại lý, Thẻ quầy hàng, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Bảng sao kê hoặc sổ phụ ngân hàng, Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, Biên bản quyết toán cung cấp hàng hoá dịch vụ…). Việc ghi sổ phụ thuộc vào hình thức sổ mà doanh nghiệp lựa chọn. Có bốn hình thức sổ kế toán sau: 5.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký- sổ Cái. Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán định khoản và ghi vào Nhật ký- sổ Cái ( đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng loại kế toán lập bảng Tổng hợp chứng từ kèm theo các chứng từ gốc để ghi vào Nhật ký-sổ Cái ). Sau khi vào Nhật ký-sổ Cái,kế toán vào các sổ chi tiết có liên quan ( sổ chi tiết được mở tuỳ theo nhu cầu quản lý ) : Sổ chi tiết thành phẩm, Thẻ kho, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, Nhật ký thu tiền… Cuối tháng (kỳ) tính ra số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổ Nhật ký-sổ Cái, từ số liệu của các sổ kế toán chi tiết kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết, căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo tài chính. 5.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung. Hàng ngày (hoặc định kỳ), căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán định khoản ghi vào Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào các sổ Cái các tài khoản có liên quan. Để giảm bớt khối lượng ghi sổ Cái, kế toán có thể mở sổ Nhật ký thu tiền, Nhật ký bán hàng. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh được ghi vào sổ chi tiết (Sổ chi tiết thành phẩm, Thẻ kho, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua…). Cuối kỳ, kế toán tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ Cái, sau đó lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng Tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. 5.3. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Hàng ngày (hoặc định kỳ), căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kế toán phân loại các chứng từ cho các nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh cùng loại (thu tiền mặt , thu tiền gửi ngân hàng, bán hàng…) để lập các Chứng từ ghi sổ, lấy số liệu từ các Chứng từ ghi sổ vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ Cái cho các tài khoản liên quan (157,511,632…). Đồng thời, kế toán ghi sổ chi tiết (Sổ chi tiết thành phẩm, Thẻ kho, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua…). Cuối kỳ, kế toán tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên sổ Cái, trên cơ sở đó lập bảng cân đối số phát sinh, đối chiếu số liệu với bảng Tổng hợp chi tiết từ đó lập báo cáo tài chính. 5.4. Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Hàng ngày( hoặc định kỳ) căn cứ vào các chứng từ kế toán đã kiểm tra kế toán định khoản và ghi vào Nhật ký chứng từ 1,2, Bảng kê 1,2,8... Đồng thời, ghi sổ chi tiết có liên quan (Sổ chi tiết thành phẩm, Thẻ kho, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết thanh toán với người mua…). Cuối tháng, trên cơ sở số liệu tổng hợp của một số sổ chiết vào các Bảng kê,Nhật ký chứng từ có liên quan, số liệu từ bảng kê phản ánh vào các Nhật ký chứng từ, từ các Nhật ký chứng từ ta vào sổ Cái. Tính ra số dư cuối kỳ các tài khoản trên sổ Cái, đồng thời lập bảng Tổng hợp chi tiết từ số liệu trên các sổ chi tiết. Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ và các bảng Tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Phần II: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. I . Đánh giá chung về chế độ kế toán tiêu thụ thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay. 1. Những ưu điểm. + Chế độ kế toán doanh nghiệp nói chung và phần hành kế toán tiêu thụ nói riêng đã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc kế toán được thừa nhận: Nguyên tắc giá phí, Nguyên tắc khách quan, Nguyên tắc trọng yếu, Nguyên tắc bán hàng, Nguyên tắc phù hợp, Nguyên tắc thận trọng, Nguyên tắc nhất quán…. + Về hệ thống tài khoản. _ Hệ thống tài khoản phong phú phù hợp cho từng phương thức tiêu thụ,ở từng loại hình doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ, cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh( các nghiệp vụ xác định giá vốn, ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ, chiết khấu thương mại…). _ Các tài khoản được phân loại đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống tài khoản kế toán với hệ thống báo cáo tài chính và các bộ phận cấu thành khác của hệ thống kế toán doanh nghiệp. _ Việc sửa đổi bổ sung một số tài khoản theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 là hoàn toàn hợp lý ,cụ thể là: @ Đổi tên TK512-Doanh thu bán hàng nội bộ thành TK512-Doanh thu nội bộ, xét về nội dung thì không thay đổi nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35331.doc
Tài liệu liên quan