Đề án Một số vấn đề về phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái (thực trạng tại làng nghề khai thác và sản xuất cao lanh ở Sóc Sơn- Hà Nội)

PHẦN PHỤ LỤC

1. LỜI MỞ ĐẦU . 1

2. PHẦN NỘI DUNG . .3

Chương I: Môi trường và ô nhiễm môi trường

1.1. Môi trường và môi trường sinh thái . 3

1.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp

và các làng nghề ở Việt Nam . .4

1.3. Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với môi

trường sinh thái . .5

1.4. Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay . .7

1.5. Phát triển bền vững là nỗ lực của toàn nhân loại trước

nguy cơ diệt vong .11 Chương II: Thực trạng phát triển làng nghề sản xuất cao

ở Sóc Sơn - Hà Nội với hoạt động bảo vệ môi trường

2.1. Hoạt động khai thác và sản xuất cao lanh tại Sóc Sơn . .13

2.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Sóc Sơn . .16

2.3. Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra .19

Chương III: Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm

3.1. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực và thiệt hại tài

nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất cao lanh

tại Sóc Sơn .21

3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển bền vững . 22

3. PHẦN KẾT LUẬN .26

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề về phát triển công nghiệp với môi trường sinh thái (thực trạng tại làng nghề khai thác và sản xuất cao lanh ở Sóc Sơn- Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười. Phát triển kinh tế không những gây ra những tác động trực tiếp tới môi trường mà còn có thể gây ra tác động gián tiếp do các hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường luôn phải tiến hành song song với những hoạt động kinh tế - xã hội,tức là vấn đề về môi trường phải là vấn đề được đưa ra ngay khi bắt đầu lập kế hoạch của quá trình sản xuất. 1.4.Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ngày nay, các vấn đề về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, hiệu ứng nhà kính, mưa axit, lỗ thủng tầng ôzôn…không còn là vấn đề mới mẻ trên trái đất của chúng ta, chúng được đề cập thường xuyên hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, dù vậy chúng không những chưa được giải quyết mà còn có xu hướng gia tăng mạnh. 1.4.1.Một vài đánh giá chung về tình trạng ô nhiễm môi trường Trong gần 20 năm nay, tầng ôzôn của trái đất có nhiều biến đổi, theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng thế giới cho biết tầng ôzôn đã giảm tới mức thấp nhất trong 100 năm qua. Dự báo đến năm 2075 tầng ôzôn của khí quyển sẽ giảm xuống 40% so với năm 1985, do đó số người mắc bệnh ung thư da sẽ là 150 triệu người, đục thuỷ tinh thể sẽ là 18 triệu người, sản lượng mùa màng giảm 7,5%, tài nguên thuỷ sản tổn thất 25%, khả năng miễn dịch của cơ thể con người sẽ bị suy giảm nhiều. Nếu cứ tiếp tục nh­ vậy thì không bao lâu sau con người cũng nh­ các loài sinh vật khác đều sẽ bị huỷ diệt. Nước của các biển và đại dương luôn bị ô nhiễm bởi các chất phế thải từ trên bờ, các đại dương đang dần trở thành “thùng rác” của trái đất. Rác thải đang là một tai họa lớn của nhân loại trong thế giới hiện đại, rác thải tràn ngập khắp các lục địa, các đại dương và bầu trời của trái đất. Rác thải chủ yếu từ sinh hoạt, từ sản xuất đã trở thành vấn đề của nhiều nước. Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 tỷ tấn rác thải công nghiệp, trong đó có khoảng 500 triệu tấn có chất độc hại. Vấn đề về rác thải đang được liệt vào một trong mười vấn đề lớn nhất về môi trường. Trên trái đất có hằng hà sa số các loại sinh vật gọi là tính đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tính đa dạng bao gồm cả loài người Êy đang bị tổn thương nghiêm trọng: tính đến cuối thế kỷ này, toàn cầu sẽ có khoảng 100 loài sinh vật bị tuyệt chủng, đã có 75% giống cây trồng bị tuyệt chủng, trong 4500 loài gia súc và gia cầm có 1/3 đang có nguy cơ tuyệt chủng…Dự báo hai đến ba năm tới sẽ có khoảng 1/ 4 sinh vật trên trái đất lâm vào cảnh tuyệt chủng, đến năm 2050 tỷ lệ Êy có thể là 1/ 2, như vậy có nghĩa là mỗi ngày có khoảng 15 –150 loài biến mất. Rừng nuôi dưỡng nhân loại và được coi là “lá phổi siêu cấp của thiên nhiên”, có thể nói không có rừng thì không thể có ngày nay của nhân loại. Thế nhưng ngày nay tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt, ở thời kỳ đầu văn minh của con người diện tích rừng khoảng 8 tỷ ha, đến thế kỷ 19 chỉ còn 5,5 tỷ ha, cuối thế kỷ 20 thì chỉ còn 2,6 tỷ ha, như vậy, cứ mỗi năm giảm đi 11 –15 triệu ha. Nói riêng ở Việt Nam, rừng đang bị phá hoại nghiêm trọng và ngày nay cũng bị giảm sút nghiêm trọng, rừng nguyên thuỷ nước ta ban đầu có diện tích gần bằng diện tích cả nước giờ chỉ còn lại 66432 km2, độ che phủ từ 48% tổng diện tích cả nước chỉ còn 20% trong năm 1990, nói chung mỗi năm rừng Việt Nam bị mất khoảng 200.000 ha. 1.4.2. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp Quy mô sản xuất công nghiệp ngày càng mở rộng và tăng với tốc độ rất nhanh ( hàng loạt các ngành công nghiệp mới ra đời, số lượng các doanh nghiệp công nghiệp xuất hiện ngày càng tăng…) đã khai thác và sử dụng tài nguyên với khối lượng ngày càng lớn làm cho nguồn tài nguyên trở nên bị cạn kiệt. Công nghiệp chế biến gỗ đã làm giảm tài nguyên rừng nghiêm trọng, diện tích rừng không ngừng bị thu hẹp, riêng ở nước ta diện tích rừng hiện nay chỉ còn trên 10%, theo ước tính hàng năm khai thác phá huỷ 60-200 ngàn ha…Công nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại sử dụng nguồn tài nguyên còn lãng phí rất nhiều. Lượng chất thải lớn được thải ra từ công nghiệp trở lại môi trường dưới các dạng lý, hoá tính khác nhau. Những năm gần đây với công nghệ hiện đại, hoạt động sản xuất của con người thải vào không khí 110 triệu tấn SO2 ,69 triệu tấn NO2, 2 triệu tấn chì, 11000 tấn thuỷ ngân… Ở nước ta, sản xuất công nghiệp cũng đã thải ra một khối lượng lớn chất thải làm tăng dần ô nhiễm môi trường sinh thái ( khu công nghiệp Việt Trì hàng năm lượng nước thải từ các nhà máy lên tới 35 triệu m3 trong đó có chứa khoảng 100 tấn H2SO4, 4000 tấn HCl,…). Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu trực tiếp của công nghiệp chế biến, vì thế đã góp phần làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên một lượng đáng kể. Ở các khu công nghiệp của Việt Nam thường tiêu thụ và thải ra một lượng lớn nước rất lớn có mức ô nhiễm cao, đến nay hầu như đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnhvà vận hành theo qui trình, mới chỉ có 5 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung là Loteco, Vedan ( Đồng Nai ), khu công nghiệp Việt Nam – Singapor (Bình Dương ), khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), khu công nghiệp Nội Bài ( Hà Nội ). Vì thế lượng nước thải ô nhiễm thải ra môi trường ngày càng tăng, theo tính toán hiện tại các khu công nghiệp trọng điểm phía Nam hàng ngày thải vào sông Sài Gòn, Đồng Nai khoảng 130.000 m3 nước thải trong đó có khoảng 23,2 tấn cặn lơ lửng, 7,5 tấn nitro, 1 tấn photpho và nhiều kim loại nặng… Đo đạc thực tế tại một số khu công nghiệp cho thấy đã có một số khu bị ô nhiễm khí SO2 như các khu Thượng Đình (Hà Nội ), dệt Nam Định có nồng độ SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép 3- 4 lần, một số khu công nghiệp thải nhiều khí SO2 gây hiện tượng lắng đọng axit cục bộ, làm môi trường đất xung quanh bị axít hoá. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng thường xảy ra ở các cơ sởan xuất qui mô vừa và nhỏ do không được đầu tư nhiều, công nghệ còn lạc hậu, chưa chú trọng đến vấn đề xử lý ô nhiễm. Ở Bắc Ninh hiện nay có khoảng 158 làng nghề truyền thống đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như làng mộc Đồng Kỵ ( Đồng Quang – Từ Sơn), làng tranh Đông Hồ, làng giấy Phong Khê…, các làng nghề đã khôi phục và phát triển góp phần nâng cao đời sống nhân dân, song nó cũng góp phần không nhỏ vào vịêc làm ô nhiễm môi trường. Một trong những làng nghề có nguồn nước thải khá lớn là làng giấy Phong Khê (Yên Phong) và khu vực sản xuất giấy Phúc Lâm (Tiên Du) với hơn 50 xí nghiệp và trên 70 phân xưởng sản xuất đã tạo ra 1200 – 1500 m3 nước thải; làng nghề Đa Hội, nơi có hơn 200 hộ sản xuất chuyên nghề sắt với qui mô xí nghiệp và hàng ngàn hộ sản xuất thủ công với qui mô nhỏ mỗi ngày đã thaỉi ra môi trường 2,5 – 3,5 tấn gỉ sắt cùng với 3500 – 4000 m3 nước thải…; vấn đề về ô nhiễm không khí phải kể đến làng nghề đúc nhôm ở Văn Môn ( Yên Phong), ở đâycó 80 hộ đúc thường xuyên, thời gian cao điểm lên tới 120 hộ với sản lượng 10 – 12 tấn một ngày, tuy không lớn nhưng khí thải và bụi lơ lửng đã phát tán khắp nơi làm cho bầu không khí ở khu vực này và các khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng… Việc ô nhiễm môi trường làng nghề đã gây ra không Ýt bệnh tật cho những người sống trong các làng nghề đó. Tại các làng nghề ở Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên trong 6 tháng đầu năm 2002 có gần 70 ca tai nạn lao động trong đó chủ yếu là bỏng và chấn thương chân tay, tại làng nghề Phong Khê (Bắc Ninh) hiện nay có khoảng 57% người dân bị các bệnh về đường hô hấp, khoảng 16% người dân mắc các bệnh ngoài da, 15,6% mắc bệnh đau đầu mất ngủ…, tại làng nghề Bát Tràng hiện nay có khoảng 65% người dân mắc các bệnh về hô hấp như xoang, viêm họng, viêm mũi… Làng nghề ô nhiễm không còn là vấn đề của riêng khu vực nào mà đã trở thành tình trạng chung của cả nước vì trên thực tế do hạn chế về vốn và kỹ thuật nên ở đây chưa đặt vấn đễ xây dựng các dự án xử lý chất thải, khói bụi…vì thế tình trạng ô nhiễm là phổ biến. Vậy chóng ta phải có hướng phát triển mới nh­ thế nào để có thể phát triển mà hạn chế những thiệt hại về môi trường, đây đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết. Hiện nay, vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm đúng mức? 1.5.Phát triển bền vững là nỗ lực của toàn nhân loại trước nguy cơ diệt vong Đây không còn là khái niệm hoàn toàn mới mẻ, nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người. Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng này không làm thiệt hại đến lợi Ých của cá nhân hay cộng đồng khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không làm thiệt hại đến lợi Ých của thế hệ sau, sự phát triển của loài người không đe dọa hay làm giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loài cộng sinh). Bởi vì sự sống còn của con người là dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng của các loài khác, dựa trên cơ sở duy trì dược sản lượng, năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạngcủa sinh quyển. Một xã hội phát triển bền vững không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo (khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường những chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vô hiệu hoá chúng. Phát triển bền vững vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa không xâm phạm đến lợi Ých của thế hệ tương lai. Tuy nhiên, phát triển bền vững là bài toán cực khó không thể giải quyết triệt để được, song đây là phương pháp lành mạnh nhất, có giá trị nhất. Đòi hỏi phải tìm ra cách giải hợp lý nhất. Ở Việt Nam, chóng ta đã ý thức được những nguy cơ và thách thức đòi hỏi phát triển bền vững, vấn đề này đã được đề cập đến như một yêu cầu quan trọng trogn hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp, các lĩnh vực. Đại hội Đảng khoá IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001- 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tể đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” - đặt bảo vệ môi trường ngang hàng với các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước đã thể hiện ý chí quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc kiến tạo một đất nước Việt Nam trong lành và bền vững trong tương lai. Tuy vậy, phạm vi phát triển bền vững vẫn còn chưa được hiểu một cách thấu đáo nhất. Mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực từng bước cải thiện chất lượng môi trường song công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái, có nơi nghiêm trọng, ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn môi trường công cộng chưa trở thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Chương II Thực trạng phát triển làng nghề sản xuất cao lanh ở Sóc Sơn – Hà Nội với hoạt động bảo vệ môi trường 2.1. Hoạt động khai thác và sản xuất cao lanh tại Sóc Sơn – Hà Nội Sóc Sơn là vùng nguyên liệu khoáng sản cao lanh quan trọng của Hà Nội cà các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vùng khoáng sản cao lanh Sóc Sơn được phát hiện từ những năm 70. Năm 1984, Viện Địa chất Khoáng sản phát hiện và thăm dò hai điểm cao lanh trên cánh đồng trồng lúa thuộc hai xã Phù Linh và Nam Sơn; năm 1986, đoàn Địa chất Hà Nội đã phát hiện và thăm dò bổ sung một số điểm cao lanh phong tại Đồi Mã, xã Phù Linh; năm 1994, các nhà địa chất trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phát hịên và thăm dò được một số điểm cao lanh khác tại các xã Minh phó, Minh Trí và Bắc Sơn. Năm 1985 cùng với sự thành lập của xí nghiệp Cao lanh sứ gốm Sóc Sơn, hoạt động khai thác bắt đầu có qui mô hơn. Hiện nay, quy mô khai thác ngày càng được mở rộng với qui mô ngày càng lớn, địa điểm khai thác ban đầu của xí nghiệp là các quặng cao lanh trầm tích do Viện Địa chất Khoáng sản thăm dò, sau đó từ năm 1987 đến năm 1996 tập trung chủ yếu ở Đồi Mã. Do nhu cầu thị trường, đến năm 1997, dân cư địa phương bắt đầu khai thác mạnh ở xã Minh Phú và Minh Trí. Ban đầu thị trường tiêu thụ chủ yếu của cao lanh Sóc Sơn là làng gốm sứ Bát Tràng, tiếp theo là các nhà máy sứ và gốm xây dựng vùng đồng bằng Bắc bộ. Tính riêng năm 2001 sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm cao lanh của xí nghiệp Cao lanh Gốm sứ Sóc Sơn đã đạt 140.000 tấn, diện tích các trường khai thác cao lanh Sóc Sơn hiện chiếm khoảng 10 – 15% diện tích phân bố cao lanh. 2.1.1. Về diện tích khai thác : Theo thống kê về diện tích các khai trường khai thác cao lanh và sét cao lanh ta có những số liệu chứng tỏ rõ hơn về dấu hiệu lãng phí trong quá trình khai thác tại địa bàn Sóc Sơn: Tại xã Phù Linh có hai địa điểm khai thác là Đồi Mã và cánh đồng Vệ Linh thì tổng diện tích các trường khai thác là 7,5 ha, trong đó gồm có ba đơn vị khai thác là xí nghiệp Cao lanh sứ gốm Sóc Sơn tại xã Đồi Mã với diện tích 1,5 ha (tuy nhiên hiện nay moong khai thác đã ngừng hoạt động và trở thành ao chứa nước sinh hoạt của dân địa phương ), tại cánh đồng Vệ Linh với diện tích 3 ha ( hiện nay moong khai thác đang hoạt động cùng với các phương tiện cơ giới), xí nghiệp Gốm xây dựng Hồng Hà có địa điểm khai thác tại cánh đồng Vệ Linh với diện tích 3 ha (moong khai thác mới bắt đầu hoạt động năm 2001 và hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường). Tại xã Minh Phú có địa điểm khai thác là đồi Phúc Thịnh đang được khai thác theo mùa vụ do dân cư địa phương khai thác trên diện tích khai trường là 10 ha. Tại xã Minh Trí có địa điểm khai thác là đồi Đồng Đò hiện nay vẫn do dân cư địa phương tổ chức khai thác tự phát theo mùa vụ trên diện tích trường khai thác là 8 ha. Tại xã Phù Lỗ có địa điểm khai thác là Thái Phù với diện tích trường khai thác là 1,5 ha do xí nghiệp Cao lanh Gốm sứ Sóc Sơn khai thác, hiện nay moong khai thác đang hoạt động bình thường. Như vậy diện tích trường khai thác của các đơn vị khai thác cao lanh Sóc Sơn hiện nay khá lớn so với diện tích cao lanh có tại địa bàn và có sự khai thác lãng phí không có sự quản lý, qui hoạch của địa phương do khai thác tự phát của người dân địa phương… chỉ vì lợi Ých trước mắt, hơn nữa diện tích trường sau khai thác không được san lấp, lại sử dụng cho mục đích chứa nước sinh hoạt, đó là nguồn nước bị ô nhiễm. 2.1.2.Về công nghệ - kỹ thuật khai thác và sản xuất Đa sè khai thác vẫn ở dạng manh mún tự phát, không có khả năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật – công nghiệp hiện đại để kiểm soát và hạn chế sự phát thải của loại tác nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh.Do nguồn vốn bị hạn chế nên thiếu các biện pháp xử lý chất thải cũng như thiếu các công nghệ hiện đại để có thể sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên cao lanh, từ đó hạn chế chất thải ra môi trường giảm bớt ô nhiễm. Thể hiện: Ở các khai trường khai thác cao lanh, việc đào xúc và vận chuyển quặng từ dưới moong sâu lên mặt đất bằng lao động thủ công do đó năng suất không cao, lại dễ gây lãng phí trong quá trình vận chuyển, dẫn đến sử dụng lãng phí tài nguyên. Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, kém phát triển: các khu chế biến trong các xí nghiệp không được xây dựng đồng bộ mà đa số là mới tăng thêm một vài khu trong thời gian gần đây khi nhu cầu về sản xuất sản phẩm cao lanh tăng lên, như vậy dù qui mô có tăng thêm nhưng cũng vẫn chỉ là do chắp vá nên hiệu suất không cao. Cơ sở chế biến kỹ thuật lạc hậu, chưa có máy móc thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất mới (vừa tăng năng suất vừa tiết kiệm nguyên liệu lại vừa giữ gìn môi trường hạn chế ô nhiễm ). Vì vậy sẽ gây ra tình trạng sử dụng lãng phí nguyên liệu, gián tiếp làm tăng lượng chất thải. Đường vào các trường khai thác chưa thuận lợi vẫn chỉ là đường đất không bằng phẳng, sẽ gây khó khăn rất nhiều khi gặp thời tiết không thuận lợi ( trời mưa thì đường trơn và lầy lội, trời nắng thì bụi vô cùng đều làm giảm hiệu suất của quá trình sản xuất ) vì quá trình vận chuyển nguyên liệu bị hạn chế ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Việc quy hoạch các khai trường khai thác, san lấp phục hồi cảnh quan chưa được thực hiện. Các khai trường khai thác không được qui hoạch lại, hầu hết các đơn vị khai thác đều khai thác tất cả những nơi họ có thể khai thác với tất cả các phương tiện có thể khai thác, còn nhiều cơ sở khai thác tự phát do dân cư địa phương khai thác vì nhìn thấy những lợi Ých trước mắt. Sau khi khai thác xong không có giai đoạn san lấp mặt bằng nên để lại những hố sâu, một số địa điểm trở thành những ao chứa nước sinh hoạt của người dân địa phương. Những ao nước này đều bị ô nhiễm nặng với nồng độ các chất độc ở mức cao nh­ sắt, nitro, photpho… Trong các xí nghiệp sản xuất cao lanh, hầu như không có công nghệ xử lý chất thải mà chỉ thải trực tiếp ra môi trường xung quanh (khói bụi, nước thải, khí độc hại… ), vì thế gây ra những thiệt hại cho môi trường là điều không tránh khỏi. Không những hạn chế các điều kịên về vật chất như trên mà hiện nay ở làng nghề Sóc Sơn ta còn thấy rằng việc sử dụng tài nguyên cao lanh và sét cao lanh lãng phí là tình trạng chung của nhiều cơ sở khai thác và chế biến trên địa bàn. 2.2.Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Sóc Sơn Nguồn ô nhiễm chủ yếu do hoạt động khai thác và chế biến cao lanh và sét cao lanh gây ra đã được tính toán theo công thức sau: (những thiệt hại với tài nguyên môi trường do quá trình khai thác và chế biến cao lanh và sét cao lanh - tính bằng tiền) C = Ccq + Cđ + Côkk + Cks + Côn + Ctr + Cyt Trong đó: C : tổng thiệt hại về tài nguyên và môi trường Ccq : thiệt hại về cảnh quan mà doanh nghiệp phải trả để hoàn thổ khai trường khai thác (san lấp mặt bằng ) Cđ : chi phí đền bù đất đai và hoa màu cho chủ sử dụng Côkk: chi phí khắc phục ô nhiễm không khí Cks : tổn thất tài nguyên khoáng sản ( tiền thuế tài nguyên khoáng sản của số lượng cao lanh còn lại ở các moong sau khi khai thác kết thúc ) Côn : chi phí xử lý và khắc phục ô nhiễm nguồn nước Ctr : chi phí khắc phục ô nhiễm chất thải rắn Cyt : tiền bảo hiểm y tế của công nhân và chi phí khám chữa bệnh của công nhân, dân cư phát sinh từ tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực Nhìn chung tình trạng ô nhiễm ở Sóc Sơn khá nghiêm trọng . 2.2.1. Xem xét nồng độ bụi và khí độc ở khu vực khai thác và chế biến cao lanh ta thấy đều cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép Tại sân công nghiệp xí nghiệp cao lanh sứ gốm Sóc Sơn: nồng độ bụi là 0,92 mg/m3, nồng độ khí SO2 là 0,3 mg/m3, nồng độ khí NO2 là 0,04 mg/m3, nồng độ khí CO là 0,02 mg/m3. Trong xưởng gần lò sấy và máy nghiền bột cao lanh: nồng độ bụi là 3,51 mg/m3, nồng độ khí SO2 là 0,42 mg/m3, nồng độ NO2 là 0,1 mg/ m3, nồng độ khí CO là 0,05 mg/m3. Sân xí nghiệp môi trường thị trấn Sóc Sơn: nồng độ của bụi là 0,43 mg/m3, nồng độ khí SO2 là 0,22 mg/m3, nồng độ khí NO2 là 0,08 mg/m3, nồng độ khí CO là 0,01 mg/m3. Moong khai thác Phú Thịnh: nồng độ bụi là 0,35 mg/m3, nồng độ khí SO2 là 0,15 mg/m3, nồng độ khí NO2 là 0,06 mg/m3, nồng độ của khí CO là 0,01 mg/m3. Trên đường 35 tại lối rẽ vào moong khai thác Phú Thịnh: nồng độ bụi là 0,49 mg/m3, nồng độ khí SO2 là 0,67 mg/m3, nồng độ NO2 là 0,11 mg/m3, nồng độ khí CO là 0,06 mg/m3. Nhìn chung nồng độ bụi và các chất khí độc tại khu vực khai thác và chế biến cao lanh đều bị ô nhiễm ở mức khá nghiêm trọng (nồng độ bụi cao hơn mức tiêu chuẩn từ 1,5 – 4 lần, nồng độ các khí thải cũng đều cao hơn mức tiêu chuẩn từ 1,6 – 5 lần ) cần có những biện pháp xử lý thích hợp. 2.2.2.Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước tại các khu vực khai thác và chế biến cao lanh Nước moong đã ngừng khai thác cao lanh trên Đồi Mã có nồng độ PH là 5,5 – 5,7, hàm lượng sắt (Fe) là 0,002 mg/l, hàm lượng amoniac (NH4+) là 1,96 mg/l, nồng độ nitrorat (NO3-) là 1,066 mg/l, nồng độ photphat (PO43-) là 2,12 mg/l. Nước moong đang khai thác cao lanh đồi Phú Thịnh, Minh Phú có nồng độ PH là 4,1 –4,4, hàm lượng sắt là 0,05 mg/l, hàm lượng amoniac là 1,79 mg/l, nồng độ nitrorat là 1,03 mg/l, nồng độ photphat là 0,98 mg/l. Nước giếng khơi nhà bác Hiệu nằm cạnh moong khai thác cao lanh trên đồi Phú Thịnh, Minh Phú có nồng độ PH là 4,5, hàm lượng của sắt là 0,028 mg/l, hàm lượng amoniac là 1,83 mg/l, nồng độ nitrorat là 0,908 mg/l, nồng độ photphat là 0,862 mg/l. Nước moong đang khai thác sét cao lanh Thái Phù, Phù Lỗ có nồng độ PH là 6,3, hàm lượng sắt là 0,025 mg/l, hàm lượng amoniac là 3,51 mg/l, nồng độ nitrorat là 4,52 mg/l, nồng độ photphat là 2,79 mg/l, như vậy nồng độ các chất độc ở địa điểm này rất cao so với nồng độ tiêu chuẩn cho phép. Nước ao chứa nước thải từ xưởng tuyển cao lanh xí nghiệp Cao lanh Gốm sứ Sóc Sơn có nồng độ PH là 6,1, hàm lượng sắt là 0,023 mg/l, hàm lượng amoniac là 1,85 mg/l, nồng độ nitrorat là 4,05 mg/l, nồng độ photphat là 2,74 mg/l, như vậy nồng độ các chất độc ở địa điểm này cũng là cao so với nồng độ tiêu chuẩn cho phép. Nước giếng khoan xí nghiệp Cao lanh Gốm sứ Sóc Sơn có nồng độ PH là 6,4, hàm lượng sắt là 0,01 mg/l, hàm lượng amoniac là 2,26 mg/l, nồng độ nitrorat là 1,09 mg/l, nồng độ photphat là 1,18 mg/l. Nhìn chung hiện nay nước ở khu vực khai thác và chế biến cao lanh và sét cao lanh ở đây đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn nữa, nơi đây số người tiếp xúc với bụi, nóng, hoá chất…chiếm khoảng trên 70% (số người tiếp xúc với bụi khoảng 95,5%, số người tiếp xúc với nóng khoảng 86%, với hoá chất khoảng 60%), việc cấp trang thiết bị phòng hộ lao động cá nhân còn kém va gần như 100% không được tập huấn về an toàn lao động, không được phổ biến về các kiến thức về pháp luật, đặc biệt là Luật Lao động, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật Bảo vệ môi trường nên thực trạng ô nhiễm là không tránh khỏi. Đa số người lao động không được khám tuyển sức khoẻ định kỳ, bệnh tật chủ yếu của những người lao động là đau lưng, đau cột sống, viêm phế quản, dị ứng ngoài da và đau mắt…Hiện nay việc sử dụng công cụ thủ công là phổ biến đa số các làng nghề và làng nghề Sóc Sơn không nằm ngoài đa số Êy do qui mô sản xuất nhỏ, chủ yếu vẫn còn hoạt động tự phát, thiếu tổ chức, do đó môi trường làm việc ở đây đáng lo ngại vì phải tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu, các cơ sở sản xuất lại rất Ýt quan tâm đến vấn đề xử lý ô nhiễm, vì vậy nguy cơ mắc bệnh là rất cao. 2.3. Những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra Ta biết được rằng những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thật khó có thể tính toán chính xác được nhưng nếu theo công thức đã nêu trên thì những thiệt hại có thể được xem xét là: Thiệt hại về cảnh quan được tính là khoảng 3200 đồng/ tấn cao lanh khai thác, khoảng 2500 đồng/ tấn sét cao lanh được khai thác. Thiệt hại về ô nhiễm không khí là 7500 đồng/ tấn cao lanh khai thác, khoảng 7500 đồng/ tấn sét cao lanh khai thác . Thiệt hại về ô nhiễm nguồn nước khoảng 1500 đồng/tấn cao lanh khai thác, khoảng 500 đồng/ tấn sét cao lanh khai thác . Thiệt hại về ô nhiễm do chất thải rắn là 2000 đồng/tấn cao lanh khai thác, khoảng 3000 đồng/ tấn sét cao lanh khai thác. Thiệt hại về tài nguyên khoáng sản khoảng 5000 đồng/ tấn cao lanh khai thác, khoảng 2000 đồng/ tấn sét cao lanh khai thác. Thiệt hại về tài nguyên đất và hoa màu khoảng 2000 đồng/m3 cao lanh khai thác, khoảng 28.000 đồng/tấn sét cao lanh khai thác. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng là 5000 đồng/tấn cao lanh khai thác, khoảng 8500 đồng/ tấn sét cao lanh khai thác . Thiệt hại về chi phí y tế là 7100 đồng/tấn cao lanh khai thác, khoảng 7100 đồng/ tấn sét cao lanh khai thác. Vậy ô nhiễm môi trường ở khu vực gây ra những thiệt hại về cảnh quan, về nguồn nước, về không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân nơi đây, gây ra những thiệt hại về đất đai làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng không chỉ trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai phát triển cây trồng ở Sóc Sơn và các khu vực lân cận. Vấn đề này đặt ra những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế những thiệt hại đó và bảo vệ môi trường trong tương lai. Chương III Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường 3.1. Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực và thiệt hại tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất cao lanh tại Sóc Sơn Hiện trạng ô nhiễm ở Sóc Sơn đã được làm rõ nh­ ta đã thấy cùng với những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, vậy những biện pháp nào cần được áp dụng để giảm thiểu thiệt hại và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường ở đây. Trước hết phải tìm cách gia tăng hiệu suất khai thác tài nguyên khoáng sản cao lanh để giảm thiệt hại do tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác (bước đầu hãy cơ giới hoá việc khai thác và vận chuyển quặng từ các moong sâu lên mặt đất), đồng thời phải có biện pháp tăng quy mô chế biến và sử dụng cao lanh và sét cao lanh, do đó phải đầu tư công nghệ mới để khai thác và công nghệ mới để sản xuất, từ đó hạn chế việc khai thác và sản xuất thủ công, góp phần tránh lãng phí tài nguyên, gia tăng giá trị sản phẩm va giảm thiệt hại về tài nguyên và môi trường. Đầu tư xử lý nước thải tại các moong khai thác cao lanh và nước thải tuyển cao lanh, ô nhiễm bụi trong xưởng sản xuất cao lanh để giảm tác động đối với môi trường và sức khỏe con người bằng các công nghệ xử lý nước thải và chất thải tiên tiến nhất có thể, việc này sẽ góp phần làm giảm các bệnh về phổi và khí quản đối với công nhân sản xuất trực tiếp và ngay cả đối với những người dân địa phương. Tại các moong khai thác cao lanh quy mô lớn, sau khi trung hoà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc246 cao lanh.doc
Tài liệu liên quan