MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Phần I Cơ sở lý luận chung về vấn đề phát triển ngành trồng trọt 2
I. Đặc điểm, ý nghĩa kinh tế, khả năng phát triển ngành trồng trọt của nước ta hiện nay 2
1.Đặc điểm ngành trồng trọt 2
2. Ý nghĩa kinh tế phát triển ngành trồng trọt 4
3. Khả năng phát triển ngành trồng trọt ở nước ta 5
II. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta 6
1. Định nghĩa, phân loại cơ cấu ngành trồng trọt 6
2. Căn cứ xác định cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt hợp lý 8
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất ngành trồng trọt 9
IV. Xây dựng các vùng chuyên môn hóa những cây trồng chủ yếu. 10
1.Đặc điểm chung của vùng chuyên môn hóa các loại cây trồng. 10
2. Các vùng sản xuất chuyên môn hóa. 11
Phần II Tình hình sản xuất trồng trọt ở nước ta hiện nay 12
I. Bố trí sản xuất ngành trồng trọt theo các loại cây gắn với các vùng. 12
1. Bố trí sản xuất cây lương thực. 12
2. Bố trí sản xuất cây công nghiệp 14
3. Bố trí sản xuất cây ăn quả 14
4. Bố trí sản xuất cây rau, đậu 15
II. Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất kinh doanh trồng trọt 16
1. Hộ gia đình 16
2. Trang trại 17
3. Hợp tác xã 19
III. Trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay 20
1. Sự cần thiết của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta 20
2. Trình độ thâm canh trồng trọt của nước ta 21
IV. Kết quả sản xuất trồng trọt của một số cây chủ yếu qua các năm ở nước ta 23
1. Cây lương thực 23
2. Cây công nghiệp 26
V. Những tồn tại và những vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay 29
1.Tiêu thụ nông sản khó khăn 29
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt còn rất kém 29
3.Trình độ lao động của người nông dân còn nhiều hạn chế 30
4. Công tác tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách còn yếu và thiếu 30
Phần III Phương hướng, giải pháp phát triển ngành trồng trọt của nước ta hiện nay 31
I. Phương hướng phát triển ngành trồng trọt 31
1.Phát triển ngành trồng trọt theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với đa dạng hóa sản xuất 31
2. Phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh ngày càng cao trên cơ sở cân bằng sinh thái 31
3. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt 32
4. Phát triển và ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ 32
II.Các giải pháp chủ yếu phát triển ngành trồng trọt 32
1. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm ngành trồng trọt 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4908 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số vấn đề về phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Vùng chuyên môn hóa cây trồng chủ yếu phải có khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao và đồng đều.
- Vùng chuyên môn hóa các loại cây trồng phải có tỷ suất hàng hóa cao.
- Sản xuất đi liền với cơ sở chế biến và luôn gắn với thị trường. Việc sản xuất của vùng phải nhạy cảm với các yếu tố thị trường và các chúnh sách kinh tế của Nhà nước.
2. Các vùng sản xuất chuyên môn hóa.
a.Xây dựng vùng chuyên môn hóa sản xuất cây lương thực.
Đó là việc xây dựng những vùng chuyên môn hóa các cây lương thực bao gômg: lúa, ngô, sắn v.v…nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và tỷ suất hàng hóa cao. Ngoài những vùng sản xuất lúa tập trung có khối lượng hàng hóa lớn cần mở rộng thêm các vùng chuyên canh trọng điểm có quy mô nhỏ phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Xây dựng những vùng chuyên canh ngô có năng suất cao cần coi trọng các biện pháp thâm canh như: giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu…còn đối với vùng chuyên canh sản xuất sắn cần phải thực hiện thâm canh năng suất gắn với công nghiệp chế biến vừa hạn chế tổn thất vừa nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
b. Xây dựng vùng sản xuất chuyên môn hóa cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu.
Xây dựng vùng chuyên môn hóa cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau đậu nhằm cung cấp nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu như: cây cao su là cây công nghiệp, trông cây cao su khai thác mủ cao su để cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất săm lốp, sản xuất đệm mút…., còn các loại cây ăn quả và cây rau đậu phục vụ nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên cho con người…Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng và chất lượng nông sản, nguyên liệu càn coi trọng xây dựng và hiện đại hóa công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng tiến bộ công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đó mở rộng được thị trường và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Phần II
Tình hình sản xuất trồng trọt ở nước ta hiện nay.
I. Bố trí sản xuất ngành trồng trọt theo các loại cây gắn với các vùng.
1. Bố trí sản xuất cây lương thực.
Việc bố trí đúng đắn sản xuất lương thực theo vùng trong cả nước và việc biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương là điều kiện quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực và cũng là để góp phần đảm bảo an ninh lương thực của cả nước.
Sản xuất lương thực ở nước ta được bố trí rộng khắp ở các vùng trong nước. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên, kinh tế và quá trình lịch sử đã hình thành những vùng sản xuất lương thực lớn như đồng bằng sông Cửu Long , đồng bằng sông Hồng.
Đây là hai vùng châu thổ lớn nhất cả nước, có tổng diện tích chiếm tới 58% diện tích cây lương thực cả nước năm 1998. Tronh đó vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 13,7%; vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 44,4%. Đến năm 2004 tổng diện tích cây lương thực của hai vùng chiếm 60,2% diện tích cây lương thực cả nước, trong đó đồng bằng sông Hồng chiếm 14,7%, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 45,5%. Đây là hai vùng lương thực cung cấp nhiều lương thực hàng hóa cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra các vùng khác có diện tích lương thực không lớn so với vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nhưng nó cũng là nơi sản xuất, đóng góp phần lương thực quan trọng cho nền kinh tế quốc dân mà chúng ta cũng phải chú ý khi đầu tư sản xuất kinh doanh trồng trọt.
a. Bố trí sản xuất lúa
Lúa gạo là cây lương thực của miền nhiệt đới, đang nuôi sống hơn 50% số dân thế giới, chiếm trên 28% sản lượng lương thực. Cây lúa ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước và cần nhiều công chăm sóc. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu hiện nay là khu vực châu Á gió mùa với trên 9/10 sản lượng lúa gạo của thế giới. Tuy nhiên, do các nước trong khu vực này đều rất đông dân với tập quán lâu đời dùng lúa gạo, nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong nước. Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng trên 580 triệu tấn (gần 4% - khoảng trên 20 triệu tấn). Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kì…là các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
Ở nước ta cây lúa được bố trí tập trung chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích lúa của hai vùng này bình quân mỗi năm từ năm 1995 đến 1998 chiếm 63,33% tổng diện tích lúa cả nước, trong đó đồng bằng sông Hồng bình quân chiếm 14,72%, đồng bằng sông Cửu Long bình quan chiếm 49,1%. Đó là hai vùng lúa lớn nhất và có nhiều sản phẩm hàng hóa nhất của cả nước. Ngoài ra lúa còn được bố trí rộng rãi trên khắp các vùng, các địa phượng trong cả nước phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, tưới tiêu, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lúa gạo hàng ngày của nhân dân cả nước.
b. Bố trí sản xuất ngô.
Ngô là cây trồng của miền nhiệt đới, nhưng hiện nay ngô còn được trồng phổ biến ở miền cận nhiệt đới và một phần ôn đới. Sản lượng ngô của thế giới hiện nay chiếm 29% sản lượng lương thực và dao động ở mức 600 triệu tấn/năm. Chỉ riêng Hoa Kì đã cung cấp trên 2/5 sản lượng ngô toàn thế giới. Các nước trồng nhiều ngô khác là Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp, Ác-hen-ti-na…
Sản xuất ngô được bố trí rộng trên khắp cả nước song diện tích được bố trí tập trung nhiều ở hai vùng Đông Bắc và Đông Nam Bộ. Bình quân diện tích hàng năm thời kì 1995- 1998, vùng Đông Bắc đạt 183,9 ngàn ha chiếm 29,6% diện tích cả nước, vùng Đông Nam Bộ đạt 120 ngàn ha chiếm 19,3% diện tích cả nước. Các địa phương có diện tích ngô nhiều nhất từ 30 ngàn ha trở lên là: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Daklak và Đồng Nai.
c. Bố trí sản xuất đậu đỗ các loại (không kể đậu tương )
Đậu đỗ là cây lương thực có hạt và chứa nhiều chất dinh dưỡng cao, nhất là giàu chất đạm là thức ăn quý cho con người và là nguyên liệu để chế biến ra các loại thực phẩm khác có giá trị. Chúng đều là cây ngắn ngày nên có thể bố trí trồng chính hay trồng xen với các loại cây khác. Gần đây hàng năm diện tích đậu đỗ ở nước ta khoảng 20 vạn ha với sản lượng khoảng trên 10 vạn tấn. Đậu đỗ được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh, song trồng tập trung nhiều vẫn là các tỉnh: Đồng Nai, An Giang, Daklak, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh…
Việc bố trí hợp lý cây lương thực quý có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ở từng vùng cho phép cải thiện cơ cấu cây lương thực và tăng nhanh sản lượng lương thực. Việc xác định cơ cấu sản xuất cây lương thực hợp lý, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, kinh tế của đất nước. Cơ cấu sản xuất lương thực nước ta những năm gần đây còn có nhiều bất hợp lý, sự chuyển biến tiến bộ còn chậm. Lúa còn chiếm tỷ trọng quá lớn cả về diện tích và sản lượng, màu còn chiếm tỷ lệ ít và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Điều đó đặt ra sự cần thiết và nhanh chóng biến đổi cơ cấu lương thực hợp lý để tạo điều kiện thúc đẩy việc phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện có nhiều sản phẩm hàng hóa.
2. Bố trí sản xuất cây công nghiệp
Trước khi thống nhất đất nước sản xuát cây công nghiệp ở nước ta vẫn ở tình trạng nhỏ bé, phân tán, sản phẩm hàng hóa ít. Từ sau khi đất nước thống nhất sản xuất cây công nghiệp có bước chuyển biến lớn. Diện tích tăng nhanh từ 474,3 ngàn ha năm 1976 lên 6227,7 ngàn ha năm 1980 và 1.212,9 ngàn ha năm 1988. Trong vòng 12 năm diện tích cây công nghiệp đã tăng hơn 2,6 lần. Trong thời gian đó, diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng gần 2,1 lần và diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gần 3,3 lần. nhìn chung các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay, cói, dâu tằm, đậu tương, vừng đều được chú ý phát triển…cả về diện tích và sản lượng.
Sự phát triển nhanh chóng về diện tích và sản lượng cây công nghiệp đã thúc đẩy sản lượng hàng hóa xuất khẩu tăng. Cây công nghiệp được sản xuất rộng khắp trên cả nước,Tuy nhiên vùng sản xuất chuyên môn hóa tập trung chủ yếu là: vùng cà phê Tây Nguyên, cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, chè ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Cây công nghiệp ngắn ngày cũng hình thành những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhìn chung các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có tỷ suất hàng hóa cao, chất lượng hàng hóa ngày càng tiến gần với thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là một số sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như: cà phê, cao su, chè, hạt điều…
3. Bố trí sản xuất cây ăn quả
Hoa quả là sản phẩm nông ngiệp cần thiết cho sức khỏe của con người, nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể con người như: đường, axít, các vitamin, muối khoáng và nhiều chất bổ khác. Mỗi loại hoa quả đều có hương vị khác nhau và được sử dụng dưới dạng tươi sống rất giàu vitamin hoặc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm để chế biến rượu quả, nứoc giải khát, bánh kẹo, đồ hộp… rất có giá trị. Phát triển cây ăn quả góp phần tăng sản phẩm có giá trị cao để xuất khẩu tăng thu nhập, năng cao đời sống cho nhân dân. Ngoài ra cây ăn quả còn có tác dụng làm gỗ, cành củi, chất đốt trong nông thôn, làm rừng phòng hộ và phát triển chăn nuôi nhất là nuôi ong…
Nước ta có điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới có pha lẫn ôn đới rất thuận lợi cho nhiều loại cây ăn quả phát triển. Hiện nay tập đoàn cây ăn quả nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loại cây ăn quả quý không chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước, mà còn có giá trị xuất khẩu cao như: cam, thuốc, nhãn, vải, dứa, sầu riêng, xoài, thanh long, mít tiên nữ…
Vì những lý do trên việc bố trí sản xuất cây ăn quả trong nước rất quan trọng. Ngoài việc bố trí trồng rải rác trên tất cả các vùng, các địa phương có điều kiện thuận lợi, chúng ta còn phải xây dụng các vùng trồng cây ăn quả tập trung với quy mô lớn ( 70% diện tích nằm ở phía Nam) như: vùng cây ăn quả tập trung Nam Bộ nổi tiếng với những miệt vườn, miền núi phía Bắc nổi tiếng với mận Bắc Hà, táo mèo…Ngoài ra những loại quả nổi tiếng cũng được trồng ở một số địa phương như: vải thiều ở Thanh Hà (Hải Dương ), nhãn nồng ở Hưng Yên…
4. Bố trí sản xuất cây rau, đậu
Cây rau, đậu cũng có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước ta. Rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tiền vitamin, chất khoáng, axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác cần thiết cho con người.
Trước Cách mạng Tháng Tám, rau chỉ được trồng manh mún ở các mảnh vườn gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp. sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, sản xuất rau từng bước được phát triển với cơ cấu và chủng loại phong phú. Diện tích rau cả nước năm 1990 là 249,9 ngàn ha tăng lên 369 ngàn ha năm 1995 và 445 ngàn ha năm 2000. Sản lượng rau tử 3,17 triệu tấn rau các loại vào năm 1990 tăng lên 5,95 triệu tấn năm 2000. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,5%. Sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp, năm 1995 đạt 58,1 kg bằng 6% của thế giới (thế giới 85 kg) năm 2000 tăng lên 76,6%/ người.
Vùng sản xuất rau tập trung được tiến hành sản xuất rải rác trên khắp cả nước, các vùng, các địa phương có điệu kiện đất đai, khí hậu ... phù hợp như ở Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội), Đà Lạt, Đông Nam Bộ…. Đặc biệt việc sản xuất rau hiện nay còn thu hút được khá nhiều dự án đầu tư nước ngoài với nhiều hình thức sở hữu khác nhau hoặc nhận gia công sản xuất như : huyện Vĩnh Lạc - Vĩnh Phúc nhận gia công trồng dưa chuột cho Nhật Bản…
II. Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất kinh doanh trồng trọt
Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nôn nghiệp nói chung trong trồng trọt nói riêng rất phong phú. Tùy theo mục đích nghiên cứu và tiêu thức phân loại chúng được phân thành các loại hình với tên gọi khác nhau. Dựa vào hình thức sở hữu, tổ chức sản xuất kinh doanh trồng trọt được phân thành các loại hình chủ yếu sau:
1. Hộ gia đình
Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là hình thức kinh tế có quy mô gia đình mà các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng sống chung trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập. Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là: về mục đích sản xuất: chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình; về quy mô đất đai: nhỏ bé, biểu hiện rõ nét tính chất tiểu nông, ít vốn; về trình độ kỹ thuật: mang tính truyền thống; về cách thức tổ chức sản xuất: sử dụng chủ yếu lao động trong gia đình.
Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên một trình độ cao hơn.
Ở nước ta hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình trong sản xuất trồng trọt từ năm 1994 đến nay thực sự là tự chủ. Hộ gia đình đã và đang được tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển, vì vậy năng lực sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Trong sản xuất trồng trọt các hộ nông dân tự cấp tự túc chiếm khoảng 25% trong số tổng số hộ nông dân sản xuất trồng trọt. Họ là các hộ sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, những hộ sống ở vùng đồng bằng, trung du nhưng thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn …Đây là những hộ cần được giúp đỡ trên nhiều phương diện.Các hộ nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ có số lượng nhỉnh hơn chút ít. Đây là những hộ khá ở nông thôn có điều kiện sản xuất nhất định, sản xuất đủ ăn, có sản phẩm dư thừa đem bán. Số khác là những hộ nằm trong vùng chuyên môn hóa. Đây là những hộ có tỷ suất hàng hóa cao trong sản suất trồng trọt, nhưng quy mô đất đai nhỏ chưa đủ điều kiện trở thành trang trại, là những hộ nông dân cần tạo điều kiện về nguồn lực nhất là đất đai để chuyển hộ sang sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại.
2. Trang trại
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc. Trang trại xuất hiện lần đầu tiên ở các nước Tây Âu gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau đó phổ biến ở tất cả các nước công nghiệp châu Âu, Bắc Mĩ, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện ở nhiều nước đang thực hiện công nghiệp hoá thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á. Ở Việt Nam, hình thức này phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây.
Trang trại có những đặc điểm khác biệt với hộ gia đình. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hoá, quy mô đất đai và tiền vốn khá lớn, có cách thức tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hoá và thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, các trang trại đều sử dụng lao động làm thuê.
Là một hình thức sản xuất cơ sở, trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Ở các nước phát triển, phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra trong các trang trại. Còn tại các nước đang phát triển như ở nước ta, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thể hiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế (phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, tạo nên vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá…), xã hội (tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động) và môi trường (sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất kinh doanh trồng trọt nói riêng, nhiều nước cũng đang dần ổn định mô hình sản xuất phổ biến là trang trại theo hướng hàng hóa. ở nước ta, sau 7 năm thực hiện nghị quyết (03/2000/QN-CP) của Chính Phủ về phát triển kinh tế trang trại, hình thái sản xuất này cũng đã bắt đầu định hình và, phát huy tác dụng, lấy sản xuất hàng hóa lớn làm mục tiêu, xứng đáng là nhân tố đi đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng hội nhập. Theo xu hướng này các trang trại sản xuất kinh doang trồng trọt tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Đông bằng sông Hồng, Tây Nguyên. . . Theo thông tư liên tịch (Số 69/2000/TTLT/BNN_TCTK) về quy mô sản xuất của trang trại sản xuất kinh doanh trồng trọt phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ, tương ứng với từng ngành sản xuất và từng vùng:
Biểu đồ 2: Quy mô trang trại sản xuất khinh doanh trồng trọt
nước ta hiện nay
Đơn vị: ha
Vùng
Loại cây
Các tỉnh phía Bắc và
Duyên Hải miền Trung
Tây Nguyên và các tỉnh
phía Nam
Cây hàng năm
Từ 2 ha trở lên
Từ 3 ha trở lên
Cây lâu năm
Từ 3 ha trở lên
Từ 5 ha trở lên
Cây lâm nghiệp
Từ 10 ha trở lên
Từ 10 ha trở lên
Nguồn: Thông tư liên tịch (Số 69/2000/TTLT/BNN_TCTK)
Theo tổng cục thống kế tính đến 2006 cả nước ta có 113730 trang trại, trong đó số trang trại trồng cây lâu năm là: 18206trang trại,số trang trại trồng cây hàng năm là: 32611 trang trại còn lại là các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Biểu đồ 3: Số lượng trang trại sản xuất kinh doanh trồng trọt hàng năm
Đơn vị: trang trại
Loại cây
Vùng
Trang trại trồng cây
hàng năm
Trang trại trồng cây
lâu năm
ĐBSH
305
22
Đông Bắc
98
127
Tây Bắc
38
44
Bắc Trung Bộ
1881
1115
Duyên hải
Nam Trung Bộ
3003
878
Tây Nguyên
1073
6986
Đông Nam Bộ
1788
8859
ĐBSCL
24425
175
Nguồn: Tổng cục thống kê
Ngày nay nhân dân cả nước...không ai lạ gì kinh tế trang trại. Trang trại không những đã thay đổi dần tư duy và cung cách làm ăn từ tự cung, tự cấp, sang sản xuất hàng hóa, mà đã trở thành ham muốn, trở thành điều kiện cho ước muốn làm giàu, ước mơ đổi đời của nông dân.
Nhưng một thực tế cho thấy, các trang trại sản xuất với quy mô lớn, mà không có được những hợp đồng tiêu thụ, hoặc am hiểu thị trường, không có nhà máy chế biến tại chỗ, thì dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ, hoặc hiệu quả thấp do thường "được mùa-rớt giá". Cũng cần nói thêm, hiệu quả kinh tế trang trại trong sản xuất hàng hóa đã rõ, nhưng còn thiếu sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, với sự hỗ trợ của nhà nước trong “đầu ra" của sản phẩm.
3. Hợp tác xã
Hợp tác xã (HTX) trong sản xuất trồng trọt là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy hoạt động của HTX có tác động ta lớn, tích cực đến hoạt động của hộ nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố đầu vào và các khâu dịc vụ cho hoạt động của sản xuất trồng trọt được cung cấp kịp thời và đầy đủ, đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được tiến hành, làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết sản xuất của HTX được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn. Ví dụ: dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ bảo vệ thực vật…đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất về chủng loại, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc. HTX còn là nơi tiếp nhận những trợ giúp của nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTX trồng trọt có vai trò cầu nối giữa nhà nước với hộ nông dân một cách hiệu quả. Ở những vùng chuyên môn hóa HTX còn là hình thức thể hiện mối liên minh công nông, đặc biệt là khâu sản xuất nguyên liệu và chế biến nông sản. Ví dụ: các HTX ở vùng trông mía Lam Sơn (Thanh Hóa) gắn kết hộ nông dân với các nhà máy đường.
Các HTX trồng trọt có 2 hình thức
- HTX làm dịch vụ, bao gồm:
+ Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất trồng trọt (các HTX cung ứng vật tư, giống, phân bón, thuốc trừ sâu).
+ Dịch vụ các khâu cho sản xuất trồng trọt (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật…).
- HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: các HTX loại này thườn dưới dạng chuyên môn hóa theo sản phẩm, là HTX gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ trong đó trực tiếp sản xuất là hộ nông dân. Ví dụ: các HTX sản xuất rau an toàn…
Thực tế cho thấy, kinh tế HTX trong những năm qua đã đạt những kết quả khả quan bước đầu. Tuy nhiên, đánh giá toàn diện và tổng thể sự vận động và phát triển của các loại hình kinh tế này cho thấy còn bộc lộ nhiều yếu kém. Cụ thể là: Năng lực nội tại hạn chế, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất cũ kỹ và lạc hậu. Hơn nữa vốn cố định của các loại hình kinh tế này còn quá nhỏ so với yêu cầu của sản xuất đặt ra; vốn cố định bình quân của các HTX, chỉ đạt 300 triệu đồng/1HTX; trong khi đó ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên chỉ đạt 200 triệu đồng. Thiếu vốn, dẫn đến các HTX, không có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hiện tại tỷ lệ về cơ khí hoá công nghệ thiết bị sản xuất của các loại hình kinh tế HTX chỉ đạt hơn 12%; trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực DN nhà nuớc là trên 37%; tỷ lệ thủ công trong dây chuyền sản xuất của các HTX là hơn 42% thì ở khu vực các DN nhà nước là 19%... Do vậy năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá thấp, sức cạnh tranh yếu, thị trường bị bó h‹p và tất yếu giá trị và hiệu quả thấp.
III. Trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
1. Sự cần thiết của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện khong ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu hút được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp trên một đơn vị sản phẩm.
Lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp trong nhiều thập kỉ đã chứng minh phương thức quảng canh tái sản xuất mở rộng đã chiếm ưu thế, thậm chí đến nửa đầu thế kỉ XX, nông nghiệp trên thế giới chủ yếu được tiến hành bằng phương thức quảng canh. Sản lượng lương thực có hạt của thế giới từ 510 triệu tấn năm 1901 tăng lên 771 triệu tấn năm 1950, trong đó chủ yếu là do mở rộng diện tích từ 508 triệu ha lên 723 triệu ha cùng thời gian tương ứng. Tức là diện tích tăng lên 41,76% trong lúc đó năng suất tăng 5,68%. Với sự phát triển của xã hội nhu cầu đòi hỏi về lượng nông sản ngày càng lớn, song do khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, con người phải chuyển sang việc nâng cao chất lượng canh tác thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để thu được nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích. Ở Việt Nam, với điều kiện dân số ngày càng tăng do đó nhu cầu về nông sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Điều đó mâu thuẫn với việc mở rộng diện tích đất đai có hạn, quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở ngày càng tăng trong khi đó diện tích ruộng đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.Theo đó việc chuyển quảng canh sang thâm canh là tất yếu khách quan, thâm canh ngày càng có ý nghĩa to lớn, đóng vai trò quan trọng quyết định trong sự phát triển của nông nghiệp. Rõ ràng thâm canh nông nghiệp trở thành khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. là phương thức chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, là con đường kinh doanh chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lượng trồng trọt ở nước ta. Ngày nay thâm canh phải phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh tế do Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ thực hiện thâm canh nông nghiệp nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, từng bước phân bố lại lao động trong nông nghiệp. Thâm canh phải đi đôi với mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, tăng nhanh sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của kinh tấ quốc dân, trọng tâm là lương thực, thực phẩm.
2. Trình độ thâm canh trồng trọt của nước ta
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về việc chuyển đối phương thức từ quảng canh sang thâm canh. Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư vốn cho nông nghiệp, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ thâm canh. Tỷ trọng vốn đầu tư nông nghiệp so với tổng vốn đầu tư ngân sách có xu hướng tăng trong những năm gần đây, từ 16,32% năm 1995 tăng lên 18,42% năm 1998, lên 19,56% năm 1999 và chiếm 8,5% năn 2004. Tính bình quân 1 ha năm 1990 đạt 0,058 triệu đồng tăng lên 0,3012 triệu đồng năm 1995 và 0,5227 triệu đồng vốn đầu tư cơ bản cho 1 ha đất nông nghiệp năm 1998. Trong đó vốn đầu tư cho thủy lợi đạt 0,042 triệu đồng năm 1990 tăng lên 0,263 triệu đồng năm 1995 và lên 0,338 triệu đồng năm 1998. Trong tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp phần lớn dành cho thủy lợi, năm 1990 vốn đầu tư thủy lợi chiếm 73,27%, năm 1995 tỷ trọng này là 87,40% và năm 1999 là 80,35%. Năng lực tưới, tiêu hàng năm tăng lên, năm 1995 năng lực tưới đạt 134,4 ngàn ha, năm 1997 tăng thêm 564,9 ngàn ha, năm 1999 tăng thêm 386 ngàn ha. Tương tự năng lực tiêu nước tăng thêm 46,0 ngàn ha năm 1995, 386,2 ngàn ha năm 1997 và 106,4 ngàn ha năm 1999.
Ngoài vốn đầu tư ngân sách, vốn tín dụng nhà nước cho nông dân vay để đầu tư phát triển nông nghiệp rất lớn. Đén cuối năm 1999 số dư bợ của các hộ lên tới 21.148 tỷ đồng, bình quân 1 ha gieo trồng có số dư nợ 1,744 triệu đồng.
Số lượng đầu máy kéo đầu tư cho nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1990 cả nước có 25.086 đầu máy kéo, trong đó m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14.doc