MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THUÊ TÀI CHÍNH 4
1. Khái niệm 4
2.Vai trò của hoạt động thuê tài chính 5
2.1. Đối với bên thuê 5
2.2. Đối với bên cho thuê 7
PHẦN II: KẾ TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH Ở ĐƠN VỊ ĐI THUÊ 9
A. HẠCH TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUÊ Ở VIỆT NAM 9
1.Giải thích một số thuật ngữ liên quan 9
2. Phân loại thuê tài sản 10
3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 11
3.1. Chứng từ sử dụng. 11
3.2. Tài khoản sử dụng 11
3.2.Kế toán ở đơn vị đi thuê 12
B. HẠCH TOÁN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUÊ THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 16
C. KẾ TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUÊ Ở MỘT SỐ NƯỚC 18
PHẦN III:MỘT SỐ Ý KIẾN ĐẾ XUẤT 20
1. Đánh giá 20
2. Một số đề xuất 21
2.1. Đề xuất về thuê đất và nhà cửa. 21
2.2. Đề xuất về chứng từ và tài khoản. 21
2.3. Đề xuất về quá trình hạch toán 22
2.4. Đề xuất về định giá tài sản thuê 22
2.5. Theo pháp luật của Việt Nam thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau: 23
KẾT LUẬN 24
T
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán thuê tài chính ở đơn vị đi thuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g phải trả thêm nếu quyền gia hạn được xác định tương đối chắc chắn tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản
Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng có điều khoản bên thuê được mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuê vào cuối thời điểm thuê thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu bao gồm tiền thuê trong hợp đồng thuê và khoản thanh toán cho việc mua lại tài sản thuê.
Đầu tư gộp trong thuê tài chính là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu trong hợp đồng cho thuê tài chính cộng với giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo.
-Doanh thu tài chính chưa thực hiện là: Sự chênh lệch giữa đầu tư gộp và giá trị hiện tại của đầu tư gộp tính theo tỉ lệ là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê.
-Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê là số chênh lệch giữa đầu tư gộp và doanh thu tài chính
-Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo sao cho tổng của chúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê.
-Lãi suất biên đi vay: Là lãi suất mà bên thuê phải trả cho hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, mà lãi thuê phải trả để vay một khoản tiền mua tài sản
2. Phân loại thuê tài sản
- Căn cứ vào mức độ chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê cho bên đi thuê .
Rủi ro bao gồm: thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực sản xuất, lạc hậu về công nghệ, biến động về tình hình kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn.
Lợi ích là khoản lợi nhuận ước tính từ hoạt động của tài sản thuê trong thời gian sử dụng và lợi nhuận ước tính từ sự tăng giá trị hoặc giá trị có thể thu hồi được.
Thuê tài chính: nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
Các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính:
Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.
Khi kết thúc hợp đồng thuê, bên thuê có thể mua với giá danh nghĩa thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuê
Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê
Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng, không cần thay đổi, sửa chữa mới
Tài sản cố định phải thuê của công ty cho thuê tài chính
Riêng thuê tài sản là quyền sử dụng đất và nhà
Đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê, bên thuê không nhận phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu đất do đó thuê tài sản là quyền sử dụng đất được hạch toán là thuê hoạt động.
3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.1. Chứng từ sử dụng.
-hoá đơn thuế GTGT
- Phiếu thu,phiếu chi
- Biên bản giao nhận tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Hợp đồng thuê tài sản
- Giấy đề nghị và phương án thuê
- Bản xác nhận lựa chọn tài sản
3.2. Tài khoản sử dụng
TK212-Tài sản cố định thuê tài chính
Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp.
-Nguyên tắc hạch toán:
+ Nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính không bao gồm số thuế giá trị gia tăng bên cho thuê đã trả khi mua tài sản cố định để cho thuê
+ Số thuế giá trị gia tăng bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính được hạch toán như sau:
Trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thì số thuế giá trị gia tăng phải trả từng kỳ được hạch toán vào bên nợ tài khoản 1332
Trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế giá trị gia tăng phải trả định kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Kết cấu và nội dung của tài khoản 212:
Bên Nợ: Nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính tăng
Bên Có: Nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính giảm do trả lại cho bên cho thuê hoặc mua lại thành tài sản cố định của doanh nghiệp.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính hiện có.
3.2.Kế toán ở đơn vị đi thuê
a. Khi phát sinh các chi phí liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi ghi nhận tài sản thuê: đàm phán, ký kết hợp đồng.
Nợ TK 142:Chi phí trả trước
Có TK111,112
b. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê:
Nợ TK 212
Có TK142
c. Khi hai bên đã thoả thuận về hợp đồng thuê:
+ Bên thuê ứng trước tiền thuê hoặc ký quỹ đảm bảo :
Nợ TK 342: Nợ dài hạn
Nợ TK 244: Ký cược, ký qũy
Có TK111,112
+Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính được xác định theo giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng.
Khi nhận tài sản cố định thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ liên quan phản ánh giá trị tài sản cố định thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 212
Có TK 315:Số nợ gốc phải trả kỳ này
Có TK 342: Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản trừ(-) số nợ gốc phải trả kỳ này.
Định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính.
-Trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
Khi xuất tiền trả nợ gốc, lãi thuê và thuế GTGT cho bên cho thuê
Nợ TK 635: Tiền lãi thuê phải trả kỳ này
Nợ TK 315: Nợ gốc trả kỳ này
Nợ TK 1332:Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112.
Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi:
Nợ TK 635
Nợ TK 133
Có TK 315:Nợ dài hạn đến hạn trả
-Trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuê GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho bên cho thuê
Nợ TK 635: Tiền lãi thuê
Nợ TK 315: Nợ gốc phải trả kỳ này
Nợ TK 627,641,642:Thuế GTGT phải trả kỳ này
Có TK 111,112
Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi
Nợ TK 635: Tiền lãi thuê
Nợ TK 627,641,642 :Thuế GTGT phải trả kỳ này
Có TK 315
+Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản cố định cho thuê
Khi nhận tài sản cố định thuê tài chính
Nợ TK 212:Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 1388:Số thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định thuê tài chính
Có TK 315:Nợ gốc phải trả gồm cả thuế GTGT
Có TK 342
Định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính
- Khi xuất tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản kế toán ghi:
Nợ TK 635: Tiền lãi thuê
Nợ TK 315: Nợ phải trả kỳ này
Có TK 111,112
- Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính phản ánh số thuê TGTG phải trả cho bên cho thuê trong kỳ
Nợ TK 133
Hoặc Nợ TK 627,641,642
Có TK 138
- Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay
Nợ TK 635:Tiền lãi thuê
Có TK 315
Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ hoặc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 133
Hoặc Nợ TK 627,641,642
Có TK138
d. Định kỳ kế toán tiến hành trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang
Nợ TK627,641,642,241
Có TK2142
e. Cuối niên độ kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo
Nợ TK 342
Có TK 315
f. Cuối thời hạn thuê
+Nếu doanh nghiệp trả lại tài sản thuê
Nợ TK 2142
Có TK212
+ Nếu doanh nghiệp mua lại tài sản thuê .
Khi chuyển tài sản cố định thuê tài chính thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp
Bút toán 1
Nợ TK 2142
Có TK 2141:Hao mòn tài sản cố định hữu hình
Bút toán 2
Nợ TK 211
Có TK 212
Số tiền phải trả khi mua lại tài sản cố định thuê tài chính:
Nợ TK 212
Có TK 111,112
g.Trường hợp bán và thuê lại tài sản cố định.
Theo chuẩn mực 06 quy định: Khoản lãi (lỗ) từ việc bán và thuê lại tài sản không được ghi nhận ngay vào doanh thu ( chi phí ) trong kỳ mà phải phân bổ dần trong suốt thời gian thuê tài sản.
+ Trường hợp lãi:
Giảm nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 211
Ghi nhận số tiền thu được từ việc bán tài sản
Nợ TK 111,112
Có TK 711:Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 3387:Phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 3331
Định kỳ phân bổ phần lãi, ghi giảm chi phí trong kỳ.
Nợ TK 3387
Có TK 627,641,642
+ Trường hợp lỗ:
Giảm nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 214
Nợ TK811:Giá bán TSCĐ
Nợ TK 242:Chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK211
Ghi nhận số tiền thu được từ việc bán tài sản
Nợ TK 111,112
Có TK 711: Giá bán TSCĐ
Có TK 3331
Định kỳ kết chuyển lỗ vào chi phí trong kỳ
Nợ TK 627,641,642
Có TK 242
Phần còn lại hạch toán tương tự như hạch toán TSCĐ thuê tài chính như trên.
B. HẠCH TOÁN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUÊ THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ
Bất kỳ một tổ chức hoặc công ty tiến hành sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo luật pháp của Việt Nam do đó bài viết đã đưa phần hạch toán cho thuê tài chính ở đơn vị đi thuê theo chuẩn mực kế toán Việt Nam trước tiên
Tuy nhiên Việt Nam bước vào hội nhập kinh tê quốc tế do đó phải nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế
Có thể nói về cơ bản chuẩn mực kế toán Việt Nam bám sát với chuẩn mực kế toán quốc tế
Bên cạnh đó cũng có một số điểm khác biệt:
a.IAS 17 bổ sung chuẩn mực này không áp dụng cho:
Tài sản thuê do bên thuê nắm giữ được hạch toán là bất động sản đầu tư
Bất động sản đầu tư do bên cho thuê cung cấp theo điều khoản của hợp đồng thuê hoạt động
Tài sản sinh học do bên đi thuê nắm giữ theo điều khoản của hợp đồng thuê tài chính
Tài sản sinh học do bên cho thuê cung cấp theo điều khoản của hợp đồng thuê hoạt động
b.Tiếp đến một điểm khác biệt rất đáng kể giữa VAS 06 và IAS 17 đó là:
-Theo VAS 06:
Đất thường có thời gian sử dụng kinh tế vô hạn và quyền sở hữu sẽ không chuyển giao cho bên thuê khi hết thời hạn thuê , Bên thuê không nhận phần rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu đất do đó thuê tài sản là quyền sử dụng đất được hạch toán là thuê hoạt động
-IAS 17 chỉ ra rằng:
Yếu tố đất đai và nhà cửa của việc thuê đất và nhà được xem xét riêng biệt theo mục đích của phân loại thuê tài sản.Nếu cả hai được chuyển giao cho bên thuê vào cuối thời hạn thuê thì cả hai yếu tố được hạch toán là thuê tài chính trừ phi có sự xác định rõ ràng hợp đồng thuê không chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu của một hoặc cả hai yếu tố
Khi đất không có thời gian sử dụng kinh tế xác định thì thuê đất được phân loại là thuê hoạt động trừ phi được chuyển cho bên thuê vào cuối thời điểm thuê
Vi dụ:Bạn thuê đất và nhà trong thời gian 50 năm.Toà nhà có thời gian sử dụng kinhg tế 50 năm nên được hạch toán là thuê tài chính, đất không có thời gian sử dụng kinh tế nên được hạch toán là thuê hoạt động
-Điều cần thiết để phân loại và hạch toán thuê đất và thuê nhà cửa:Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (Bao gồm bất cứ khoản tiền trả trứơc) được phân bổ giữa đất và nhà theo tỉ lệ với giá trị hợp lý
Ví dụ :Bạn thuê đất và nhà.Giá trị hợp lý của đất chiếm 60% tổng giá trị.Bạn trả 0,4 triệu $ vào thời điểm khởi đầu thuê.Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 1,6 triệu $ khi đó giá trị của đất là 1,2 triệu $(60% * 2)và nhà là 0,8 tr $
Nợ TK đất: 1,2 tr
Nợ TK nhà: 0,8 tr
Có TK tiền mặt: 0,4 tr
Có TK nợ bên cho thuê :1,6 tr
-Nếu tiền thuê không thể xác định một cách đáng tin cậy giữa hai yếu tố thì toàn bộ tiền thuê được hạch toán là thuê tài chính tức là khi bạn thuê nhà và đất giá trị hợp lý của nhà và đất không thể ước tính riêng biệt một cách đáng tin cậy
Nếu thuê trong thời gian ngắn ví dụ như 10 năm, hạch toán là thuê hoạt động nếu hợp đồng thuê có điều khoản thoả thuận bên thuê mua với giá trị thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản thuê thì hạch toán là thuê tài chính
-Nếu tiền thuê được phân bổ rõ ràng thì cả hai yếu tố được hạch toán là thuê hoạt động
- Nếu yếu tố đất không đáng kể thì thời gian sử dụng kinh tế của nhà được hạch toán là thời gian sử dụng kinh tế của toàn bộ tài sản thuê
Ví dụ:Bạn thuê 100 tr $ đất và nhà. Giá trị hợp lý của đất chỉ chiếm 1% tổng giá trị
Nợ TK nhà : 100 tr
Có TK nợ bên cho thuê: 100tr
-Sẽ không cần tách biệt giữa đất và nhà khi quyền sở hữu đất và nhà được hạch toán là bất động sản đầu tư khi đó sử dụng giá trị thị trường
Ví dụ: Bạn thuê đất và nhà, bạn cho bên thứ ba thuê lại và hạch toán là bất động sản đầu tư theo IAS 40.Bạn có thể hạch toán đất và nhà là một tài sản
Theo IAS 40 bên thuê có thể phân loại quyền sử dụng tài sản nắm giữ là bất động sản đầu tư.Hạch toán như thể là thuê tài chính và sử dụng giá trị thị trường để ghi nhận tài sản.
Bên thuê sẽ tiếp tục hạch toán thuê tài chính thậm chí khi không còn là bất động sản đầu tư
c.Và một điểm khác nữa đó là:
IAS 17 quy định cụ thể :Các trường hợp dẫn đến được xem là thuê tài chính
-Thời hạn thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu vào cuối thời hạn thuê(> 75%)
- Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê (> 90 %)
Mặt khác, VAS 06 không quy định cụ thể và rõ ràng tỷ lệ cần thiết.
C. KẾ TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ ĐI THUÊ Ở MỘT SỐ NƯỚC
Australia(AASB 1008, AAS 17)
-Theo AAS 17 (AASB 1008) thì để xác định một hợp đồng thuê là thuê tài chính hay thuê hoạt động cần phải xác định rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
-Rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sẽ chuyển giao cho bên thuê nếu hợp đồng thuê không huỷ ngang và thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn sau:
+ Hợp đồng thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê
+Hợp đồng thuê có điều khoản cho phép bên thuê mua với giá thấp hơn giá trị của tài sản vào cuối thời hạn thuê
+ Thời hạn thuê chiếm lớn hơn (>75%) thời gian sử dụng kinh tế của tài sản thuê
+ Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu lớn hơn (> 90%) giá trị hợp lý của tài sản.
AASB 1008 rất nhấn mạnh hợp đồng thuê huỷ ngang hay không huỷ ngang.Nếu hợp đồng thuê huỷ ngang sau đó bên thuê chỉ phải chịu một số hữu hạn rủi ro chứ không phải phần lớn rủi ro. Đó là lý do không huỷ ngang được cân nhắc là tiêu chí đầu tiên cho một hợp đồng thuê tài chính. Trong khi đó VAS 06 chỉ ra rằng hợp đồng thuê tài sản : Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê thì vẫn được coi là hợp đồng thuê tài chính.
PHẦN III:MỘT SỐ Ý KIẾN ĐẾ XUẤT
1. Đánh giá
-Kế toán Việt Nam về cho thuê tài chính nói chung tương đồng với chuẩn mực kế toán quốc tế .
Với việc đưa ra các quy định và thông tư hướng dẫn cụ thể các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thuê tài chính đã phản ánh bản chất của hoạt động thuê tài chính, là hình thức huy động vốn trung và dài hạn thông qua thuê tài sản.
-Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ một số vấn đề :
+ Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định về phần đất đai rất chung chung, chưa cụ thể và là thuê hoạt động. Điều này chưa phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay,cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp còn yếu kém thì việc thuê nhà cửa và đất đai là rất cần thiết.
+Các chứng từ liên quan còn ít và chưa được quy định rõ ràng.
+ Tài khoản sử dụng cho hoạt động tài chính chưa nhiều và cũng chưa được chi tiết cụ thể mà còn rất chung chung.Chúng ta cần có những tài khoản chuyên cho hoạt động thuê tài chính để có thể phân biệt được các khoản mục liên quan đến tài sản thuê tài chính ở doanh nghiệp, để dễ theo dõi hơn hoạt động này.
+Hoạt động thuê tài chính là hoạt động còn rất mới mẻ với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.Do đó chúng ta cần phải hạch toán chi tiết, tỉ mỉ quy trình này, đồng thời phải giảm bớt những thủ tục không cần thiết để các doanh nghiệp có thể áp dụng hoạt động này một cách dễ dàng. Để người làm công tác kế toán có thể hiểu một cách sâu sắc, cặn kẽ về hoạt động này.Có như vậy tài liệu kế toán trong các doanh nghiệp mới có thể phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thực tế.
+Chưa có quy rõ ràng về việc định giá tài sản và thời gian sử dụng hữu ích còn lại vào cuối thời hạn thuê.Khi bên thuê mua lại tài sản chỉ chuyển giao khấu hao và ghi nhận TSCĐ thuộc quyền sở hữu của bên đi thuê.Nên tài sản thuê chưa được phản ánh sát với giá trị thị trường của tài sản cuối thời hạn thuê.
+Chưa có con số cụ thể về việc chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế và giá trị hợp lý của tài sản thuê.Khiến việc phân định thuê tài chính và hoạt động chưa có ranh giới rõ ràng.
2. Một số đề xuất
2.1. Đề xuất về thuê đất và nhà cửa.
- Vì đất đai , nhà cửa là một phần không thể thiếu trong tài sản cố định của doanh nghiệp nên chỉ quy định đất đai nhà cửa thuộc thuê hoạt động là chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của doanh nghiệp.Căn cứ vào đó chúng em muốn đề xuất rằng nên đưa đất đai, nhà cửa được hạch toán là thuê tài chính nếu thoả mãn một số điều kiện nhất định của thuê tài chính để phù hợp với tinh thần đưa ra trong chuẩn mực kế toán quốc tế.Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay quyền sở hữu đất là của nhà nước nhưng vẫn có sổ đỏ cho người sử dụng lâu dài về đất đai.Vì vậy khi thuê đất là thuê tài chính thì vào cuối thời hạn thuê có thể chuyển sổ đỏ cho người thuê.
Trong trường hợp thuê nhà gắn liền với đất thì nên áp dụng việc hạch toán như IAS 17:
Trước hết là phải xác định khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho thuê nhà và đất bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng với bất cứ một khoản tiền ứng trước tại thời điểm khởi đầu thuê.
Nếu không tách biệt một cách rõ ràng giữa đất và nhà thì toàn bộ khoản tiền thuê được hạch toán là thuê tài chính.
Còn nếu xác định được một cách rõ ràng tương ứng với giá trị hợp lý của chúng thì căn cứ vào điều kiện của thuê tài chính và thuê hợp động mà xác định loại hợp đồng thuê này.
Nếu đất và nhà được bên thuê hạch toán là bất động sản đầu tư thì hạch toán theo giá trị thị trường.
2.2. Đề xuất về chứng từ và tài khoản.
a.Kiến nghị về chứng từ
Các chứng từ cho hoạt động thuê tài chính cần được bổ xung thêm tương ứng với quy trình thuê tài chính.Như trong khi giao nhận, khi quyết định thuê và cho thuê, khi sử dụng tài sản,khi trả lãi và gốc, khi trả lại tài sản hoặc mua lại tài sản khi đáo hạn, bán và thuê lại tài sản…trong quá trình này phải có những chứng từ đặc trưng,cho từng công đoạn để giúp cho việc hạch toán hoạt động thuê tài chính được tốt hơn.
b.Kiến nghị về tài khoản sử dụng.
Cần có thêm phần chi tiết các tài khoản chuyên cho hoạt động này như:
TK 1422:Chi phí trước khi thuê tài sản
TK 3422:Nợ gốc phải trả do thuê tài chính
TK 3152:Nợ gốc đến hạn trả do thuê tài chính
TK 6352:Lãi phải trả do thuê tài chính
Ngoài ra còn phải mở chi tiết thêm tài khoản 212-tài sản cố định thuê tài chính
TK2121:Nhà cửa vật kiến trúc
TK2122:Máy móc thiết bị
TK2123:Phương tiện vận tải, truyền dẫn
TK2124:Thiết bị dụng cụ quản lý
TK2128:Tài sản cố định thuê tài chính khác
2.3. Đề xuất về quá trình hạch toán
Để đơn giản hoá quá trình hạch toán thuê tài chính theo chúng em nên quy đinh nợ gốc không bao gồm thuế GTGT như vậy sẽ giảm bớt được công việc trong hạch toán thuê tài chính ở đơn vị đi thuê.
2.4. Đề xuất về định giá tài sản thuê
Vào cuối thời hạn thuê khi doanh nghiệp tiến hành mua lại tài sản thì nên lập hội đồng đánh giá lại giá trị tài sản để tài sản được ghi nhận sát với giá thị trường và thời gian sử dụng hữu ích còn lại của tài sản.
Hạch toán khi mua lại tài sản:
-Ghi giảm tài sản cố định thuê tài chính
Nợ TK 2142
Có TK 212
-Ghi nhận tài sản mua lại.
Nợ TK 211:Giá đã được đánh giá lại
Có TK 111,112,
2.5. Theo pháp luật của Việt Nam thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điều kiện sau:
+Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.
+Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê.
+Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
+Tài sản cố định phải thuê của công ty cho thuê tài chính.
Như vậy đối chiếu với chuẩn mực kế toán quốc tế ta có thể thấy tỉ lệ 60% là hơi ít mà phải là 75% do thuê tài chính có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu cho bên thuê.
-Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 90% giá trị hợp lý của tài sản thuê.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường tiềm năng, và có triển vọng, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.Hoà cùng sự phát triển kinh tế quốc tế ,Việt Nam đã và đang có những bước phát triển đáng kể. Góp phần vào sự phát triển ấy công tác kế toán cũng cần phải được thống nhất, hoàn thiện và đổi mới để có thể phục vụ tốt nhất cho những người cần thông tin này.Nhất là trong thời kỳ này tài liệu kế toán lại càng quan trọng và càng được nhiều người quan tâm đến.Nó đã trở thành những công cụ đánh giá xác đáng về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ tốt cho việc xem xét kế hoạch đầu tư của các nhà đầu tư, nhất là khi thị trường chứng khoán phát triển.Biết được tầm quan trọng đó của tài liệu kế toán,chúng em tham gia nghiên cứu khoa học để tăng thêm phần hiểu biết của mình về kế toán nói chung và thuê tài chính nói riêng.Bên cạnh đó chúng em mong muốn đóng góp mốt số ý kiến để hoàn thiện công tác hạch toán thuê tài chính ở đơn vị đi thuê.
Tuy đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý của TS Phạm Bích Chi và nỗ lực hoàn thiện đề tài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót.Vì vậy chúng em rất mong được sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô và các bạn sinh viên để chúng em hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình.
PHẦN PHỤ LỤC:
Một số mẫu chứng từ liên quan.
1.Giấy đề nghị và phương án thuê tài chính
CTY CHO THUÊ TÀI CHÍNH Mẫu số 01B- CTTC
NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
GIẤY ĐỀ NGHỊ VÀ PHƯƠNG ÁN THUÊ TÀI CHÍNH
(Mẫu áp dụng cho khách hàng là cá nhân)
1.Thông tin khách hàng thuê tài chính
Chúng tôi gồm có:
Họ và tên:...............................................................................................................................
CMND số:.................................................do CA tỉnh...........................cấp ngày..........................
Hộ khẩu thường trú:....................................................................................................................
Nơi cư trú hiện tại:..........................................................................................................................
Điện thoại: .............................Email:.................................................................................
Trình độ chuyên môn:.............................................................................................................
Nghề nghiệp hiện nay, chức vụ:......................................................................................
Nơi làm việc hiện nay( tên , địa chỉ):......................................................................................
.......................................................................................................................................................
Thời hạn hợp đồng lao động:.......................................................................................................
Thu nhập chính hiện nay :............................................................................................................
Các khoản thu nhập khác:.....................................................................................................
...............................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Tình trạng hôn nhân: Độc thân ⃞ Có gia đình ⃞
Họ và tên ( Vợ hoặc chồng):...................................................................................................
CMND số:................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36122.doc