MỤC LỤC
mục lục i
DANH MụC CáC CHữ CáI VIếT TắT v
DANH MụC BảNG Số LIệU vi
LờI Mở ĐầU 1
Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp 2
I . Lý THUYếT Về ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP 2
1. Bản chất của đầu tư phát triển 2
1.1 Khái niệm đầu tư phát triển 2
1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển. 3
1.2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. 3
1.2.2 Thời kỳ đầu tư kéo dài 3
1.2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài 3
1.2.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển 3
1.2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao 4
1.3 Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển 4
1.4 Vồn và nguồn vốn đầu tư phát triển 5
2. Phân loại đầu tư phát triển 5
3. Vai trò của đầu tư phát triển doanh nghiệp thông qua M&A 6
3.1 Trên góc độ vĩ mô 6
3.1.1 Tạo thêm một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài 6
3.1.2 Làm giá đỡ cho doanh nghiệp nhanh chóng xâm nhập vào thị trường với chi phí và rủi ro thấp 6
3.2 Trên góc độ vi mô 7
3.2.1 Giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị đồng vận 7
3.2.2 Mở rộng khả năng tham gia thị trường, giành được vị thế mạnh hơn 7
3.2.3 Lấp đầy khoảng trống và nâng cao năng lực tổ chức sản xuất 7
3.2.4 Tận dụng tốt cơ hội trong thời kỳ suy thoái- mục tiêu định giá dưới giá trị 8
II. Lý THUYếT Về MUA LạI Và SáP NHậP (M&A) DOANH NGHIệP 8
1. Khái niệm về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp 8
1.1. Định nghĩa 8
1.2. Phân biệt hợp nhất, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 9
1.3. Giá trị đồng vận trong M&A 11
2. Phân loại M&A 12
2.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các DN mua bán và sáp nhập 12
2.1.1. Sáp nhập ngang 12
2.1.2. Sáp nhập dọc 13
2.1.3. Sáp nhập mở rộng thị trường 13
2.1.4. Sáp nhập mở rộng sản phẩm 13
2.1.5. Sáp nhập tổ hợp 14
2.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính 14
2.2.1. Sáp nhập mua 14
2.2.2. Sáp nhập hợp nhất 14
3. Các phương thức M&A 14
3.1. Phương thức chào thầu 14
3.2. Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn 15
3.3. Phương thức thương lượng giữa các ban quản trị 15
3.4. Phương thức thu gom cổ phiếu 16
3.5. Phương thức mua lại tài sản công ty 16
4. Các bước cơ bản trong chiến lược M&A 17
4.1. Xác định chiến lược phát triển mở rộng và xem xét tổng quan trước khi hợp nhất. 17
4.2. Tìm kiếm và kiểm tra các doanh nghiệp mục tiêu 17
4.3 Điều tra và định giá các doanh nghiệp mục tiêu 17
4.3.1 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu 18
4.3.2. Định giá doanh nghiệp mục tiêu 18
4.3.3 Định giá thương hiệu 20
4.4 Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng M&A 20
4.4.1 Thư bày tỏ nguyện vọng ( Letter of Intent - LOI) 20
4.4.2 Hợp đồng M&A 20
4.5.Thống nhất sau sáp nhập 21
III: TìNH HìNH QUốC Tế Về HOạT ĐộNG mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp 21
1.Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới 21
1.1. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây (2005 - 2008) 21
1.2. Nguyên nhân sự bùng nổ đầu tư thông qua M&A trên thế giới trong vài năm gần đây (năm 2005 – 2009) 24
CHƯƠNG II: THựC TRạNG ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A TạI VIệT NAM 25
I KHáI QUáT CHUNG THị TRƯờNG M&A VIệT NAM 25
1. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam 25
2. Nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam 26
2.1 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 26
2.2 Ngồn vốn đầu tư trong nước 27
3. Thực trạng các lĩnh vực diễn ra đầu tư phát triển thông qua M&A 27
4. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam 28
5. Môi trường pháp lý về hoạt động M&A tại Việt Nam 30
6. Thực trạng về môi trường dịch vụ liên quan ở Việt Nam tới thị trường M&A. 31
II. THựC TRạNG Về ĐầU TƯ PHáT TRIểN DOANH NGHIệP THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A ở VIệT NAM. 32
1. Thực trạng tiến hành các hoạt động đầu tư thông qua M&A ở Việt Nam 32
1.1 Các phương thức chủ yếu 32
1.2 Nhân sự cho hoạt động M&A 33
1.3 Quy trình tiến hành 33
1.4 Việc sử dụng các dịch vụ tư vấn 34
2. Hạn chế và nguyên nhân 35
CHƯƠNG III: GIảI PHáP TậN DụNG CƠ HộI Và TạO RA GIá TRị ĐồNG VậN CHO HOạT ĐộNG ĐầU TƯ THÔNG QUA THị TRƯờNG M&A 38
I. Xu hướng thị trường M&A Việt Nam 38
II. Các giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển thông qua thi trường M&A ở Việt Nam 38
A / NHóM GIảI PHáP Vĩ MÔ 38
1. ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội 38
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiểm soát, kích thích các hoạt động M&A 39
3. Tăng cường tổ chức các hội thảo giao lưu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua và bán gặp gỡ và thông qua quy trình thống nhất. 40
B / NHóM GIảI PHáP DàNH CHO CáC DOANH NGHIệP 40
1. Cần sử dụng M&A như một chiến lược đầu tư đúng đắn, và tích cực chủ động tìm kiếm cơ hội với đối tác. 40
2. Nâng cao chất lượng định giá doanh nghiệp 41
3. Tập hợp nguồn nhân lực cao cấp cho hoạt động M&A 42
4. Tăng tính minh bạch hóa thông tin. 43
KếT LUậN 44
TàI LIệU THAM KHảO 45
54 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phiếu của công ty bị M&A thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại cổ phiếu của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương pháp này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu thông tin về thương vụ M&A bị bại lộ, giá của cổ phiếu của công ty bị M&A có thể tăng cao trên thị trường.
Ngược lại, phương thức này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty nhận M&A có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động lớn cho công ty bị M&A, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với phương thức chào thầu rất nhiều.
3.5. Phương thức mua lại tài sản công ty
Phương thức này gần giống phương thức chào thầu. Công ty nhận sáp nhập có thể đơn phương hoặc cùng công ty bị M&A định giá tài sản của công ty đó. Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp. Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ.
Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, khách hàng, nhân sự, văn hóa DN rất khó được định giá và được các bên thống nhất. Do đó, phương thức này thường áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, thực chất là nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó.
Như vậy, cách thức thực hiện M&A cũng rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị, cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các DN liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Các vấn đề quyết định đến việc lựa chọn phương thức M&A như xác định giá trị chuyển đổi, chia - nhập cổ phiếu, tài sản, thương hiệu, cơ cấu tổ chức của công ty sau sáp nhập hoặc hợp nhất cần được xem xét một cách cụ thể và là những nội dung thỏa thuận giữa hai bên trong bản hợp đồng M&A.
4. Các bước cơ bản trong chiến lược M&A
4.1. Xác định chiến lược phát triển mở rộng và xem xét tổng quan trước khi hợp nhất.
Đánh giá tình trạng của công ty và xác định xem liệu có nên thực hiện một chiến lược M&A hay không. Lợi ích mà mỗi thương vụ M&A thành công mang lại cho các DN tham gia là không nhỏ. Tuy nhiên, lợi ích càng lớn thì rủi ro càng cao. Do vậy, các DN trước khi tiến hành M&A phải xác định rõ hoạt động này được thực hiện là vì những lý do chiến lược đúng đắn cần thiết và tiến hành thương vụ này một cách cẩn thận.
Lưu ý hàng đầu trong quá trình xem xét trước khi hợp nhất là xác định xem liệu mục tiêu tăng trưởng có thể đạt được trong nội bộ công ty không. Nếu không, một đội M&A nên được thành lập để tạo ra một bộ các tiêu chuẩn mà nhờ đó công ty có thể tăng trưởng thông qua quá trình hợp nhất. Một kế hoạch khái quát tổng thể nên được thúc đẩy xem làm thế nào thực hiện được tăng trưởng thông qua M&A, bao gồm các trách nhiệm trong công ty, thông tin sẽ được thu thập như thế nào,v.v…
4.2. Tìm kiếm và kiểm tra các doanh nghiệp mục tiêu
Các công ty mục tiêu phải đáp ứng một bộ các tiêu chuẩn nhằm để công ty mục tiêu phù hợp về mặt chiến lược với công ty đi thôn tính. Nên đánh giá sự phù hợp và tính tương thích thông qua một lọat các tiêu chuẩn – về quy mô tương đối, loại hình kinh doanh, cơ cấu vốn, sức mạnh về mặt tổ chức, những năng lực cốt lõi, các kênh thị trường,.v.v..
Việc nghiên cứu và quá trình kiểm tra mà chỉ được tiến hành bên trong công ty đi thôn tính sẽ không có giá trị. Sự tin cậy vào các công ty đầu tư bên ngoài được giữ một mức tối thiểu bởi vì các giai đoạn đầu của quá trình M&A cần phải được canh chừng cao độ và phải được tiến hành độc lập.
4.3 Điều tra và định giá các doanh nghiệp mục tiêu
Xác minh xem công ty mục tiêu có thực sự phù với với công ty đi thôn tính không. Điều này yêu cầu việc xem xét tổng quan một cách kỹ lưỡng hơn về các hoạt động, chiến lược, về mặt tài chính và các khía cạnh khác của công ty mục tiêu
4.3.1 Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp mục tiêu
Trước khi tiến hành M&A, công ty nhận M&A cần thẩm định tình trạng tài chính của DN mục tiêu. Để đánh giá được tình hình tài chính của một DN, trước tiên phải xem xét cả các báo cáo tài chính và các bản kê khai thuế của DN trong một khoảng thời gian mới có thể đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và các xu hướng tài chính trong tương lai của DN mục tiêu. Vì vậy, để có thể có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về tình hình tài chính của DN, bên mua hay sáp nhập ngoài việc phân tích các số liệu trong báo cáo tài chính cần dựa trên nhiều tài liệu và tiến hành thẩm định với nhiều cách thức phối hợp khác nhau.
4.3.2. Định giá doanh nghiệp mục tiêu
Thông thường, các bên trong thương vụ M&A đều có cách đánh giá khác nhau về giá trị DN bị M&A: bên bán có khuynh hướng định giá công ty của mình ở mức cao nhất có thể, trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng có thể. Tuy nhiên, trong hoạt động M&A, giá trị của một DN được “định” với một số giả thuyết chủ quan, khác với giá là giá trị thuận mua vừa bán. Mức giá các nhà QTDN quan tâm là mức giá cuối cùng mà người mua và người bán có thể gặp nhau.
Trong các phương pháp định giá DN, giá trị lớn nhất của DN là con người thì thường chưa được tính đến – một điểm bất cập trong các phương pháp định giá. Chính vì vậy, nhân sự, hệ thống tổ chức quản lý, văn hoá DN là những yếu tố không dễ dàng định lượng nhưng lại là giá trị định tính được thuyết phục trong cuộc thương thuyết M&A. Mặc dù vậy, bên mua hay sáp nhập không thể coi nhẹ việc đinh giá DN bằng định lượng vì đấy là giá khởi đầu cho một thương vụ M&A. Các chuyên gia thường sử dụng một số phương pháp định giá DN sau:
Tỷ suất P/E (Price on Earnings Ratio): Đây là một hệ số chỉ mối quan hệ giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại, biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lãi thu được từ cổ phiếu đó.Ví dụ, P/E = 25 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 25 đồng để thu được 1 đồng lãi từ cổ phiếu này. Các nhà đầu tư sẽ so sánh P/E của các DN cùng ngành, nếu chỉ số P/E của một DN nào cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng DN này sẽ ăn lên làm ra trong thời gian tới. Trong hoạt động M&A, bên mua hay sáp nhập có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý.
Tỷ suất giá trị DN trên doanh thu (EV/Sales): Chỉ số EV/Sales so sánh giá trị của DN với doanh thu bán hàng của DN đó. Phương pháp định giá này mở rộng giá trên giá trị doanh thu mà sử dụng giá trị vốn hóa thị trường (Market capitalization) thay vì giá trị DN. Chỉ số EV/Sales càng thấp thì các nhà đầu tư càng quan tâm vì doanh thu trong tương lai của DN sẽ tốt hơn hiện tại. Trong M&A, bên mua hay sáp nhập có thể so sánh chỉ số này với các DN khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu.
Chi phí thay thế: Trong một số trường hợp, M&A được dựa trên việc cân nhắc yếu tố chi phí để thiết lập một DN từ đầu so với mua một DN đang có sẵn. Chẳng hạn, nếu tính một cách đơn giản giá trị DN bao gồm toàn bộ tài sản cố định, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên. Về lý thuyết, DN đi mua có thể đàm phán mua lại DN đang tồn tại với giá trị kể trên hoặc là thiết lập một DN mới tương tự để cạnh tranh. Rõ ràng, để xây dựng một DN mới sẽ mất một khoảng thời gian dài để tập hợp đội ngũ quản lý và nhân sự tốt, mua sắm tài sản và tìm kiếm khách hàng chưa kể việc phải cạnh tranh với DN đang tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng khó áp dụng đối với các ngành dịch vụ, nơi mà tài sản quan trọng nhất là con người và phương thức dựa trên ý tưởng là chính.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF): Đây là một công cụ định giá quan trong trong M&A. DCF là phương pháp để đánh giá mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư. Các nhà phân tích thường dùng phương thức này để quy dòng tiền tương lai của một dự án cụ thể về giá trị hiện tại từ đó đánh giá được mức độ khả thi của một dự án đầu tư. Mục đích của DCF là xác định giá trị hiện tại của DN dựa trên ước tính dòng tiền mặt trong tương lai.Tất nhiên DCF cũng có những hạn chế nhất định vì DCF chỉ đơn thuần là một công cụ tính toán nên không thể tránh được những sai lệch. Một sự thay đổi nhỏ trong yếu tố đầu vào có thể dẫn tới thay đổi lớn về trị giá của một DN, DN thường cố gắng điều chỉnh dòng tiền đạt được một hạn mức nhất định. Tuy nhiên, rất ít có công cụ nào có thể cạnh tranh được với phương thức định giá này về mặt phương pháp luận.
4.3.3 Định giá thương hiệu
Giá trị thương hiệu là một yếu tố vô hình, giá trị này chỉ có thể định được ở một mức độ tương đối cho những DN đã có một quá trình hoạt động ổn định lâu dài và đã được niêm yết. Việc định giá thương hiệu một cách chính xác là vô cùng quan trọng trong quá trình đàm phán và quyết định giá cuối cùng cho cả hai bên khi tiến hành M&A. Vì nếu bên mua hay nhận sáp nhập không nắm bắt được chính xác giá trị thương hiệu DN, bên bán có thể đưa ra mức giá chào bán quá cao so với thực tế và rất khó đi đến một mức giá chung. Có nhiều cách định giá thương hiệu, có thể tính giá trị thương hiệu bằng tổng giá trị cổ phiếu của công ty trừ đi tổng giá trị tài sản, hoặc theo cách tính dựa trên tổng giá trị thu nhập hàng năm cho một khoảng thời gian trong tương lai.
4.4 Đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng M&A
Các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ M&A này thông qua một quá trình xuyên suốt. Chúng ta khái quát hóa quá trình này thông qua hai giai đoạn.
4.4.1 Thư bày tỏ nguyện vọng ( Letter of Intent - LOI)
Thư bày tỏ nguyện vọng sẽ phác thảo ra các điều khoản cho các cuộc thương lượng trong tương lai và chuyển cho công ty mục tiêu để họ xem xét kỹ lưỡng việc sáp nhập. Một thư bày tỏ nguyện vọng cũng là tín hiệu xanh để chuyển sang giai đoạn II của Due Deligence (DD).
4.4.2 Hợp đồng M&A
* Những nỗ lực của DDII sẽ giải quyết các vấn đề quan trọng và khi cả hai công ty bị thuyết phục rằng việc sáp nhập mang lại lợi ích, thì một hợp đồng M&A chính thức sẽ được soạn thảo.
* Nội dung cơ bản của hợp đồng sẽ dựa trên LOI và các vấn đề bổ sung do DD II phát hiện ra. Hợp đồng M&A phải lập bằng văn bản, từ ngữ rõ ràng, nội dung bao quát được các vẩn đề như xác định tư cách của bên mua, bên bán; đối tượng bán; giá mua bán; biện pháp bảo đảm hợp đồng (bảo lãnh/cầm cố/thế chấp); các thỏa thuận về “hậu mua bán DN’’; thời điểm chuyển giao; luật áp dụng; hiệu lực...
* Cả hai công ty phải đồng thuận về quá trình hợp nhất, hợp đồng dịch vụ chuyển giao sẽ ghi rõ các loại dịch vụ, các khung thời gian và các phí tổn đi kèm với quá trình hợp nhất.
4.5.Thống nhất sau sáp nhập
Khi hợp đồng đã kết thúc, thì một thông báo chính thức liên quan tới vụ sáp nhập giữa hai công ty sẽ được đưa ra. Nên lưu ý rằng, hoạt động Due Dilligence kéo dài sau ngày kết thúc. Vì thế, việc thanh toán thực tế có thể hoãn lại cho đến khi các quan điểm về luật pháp được công bố, các báo cáo tài chính được kiểm toán và việc thực hiện giai đoạn II của DD trên quy mô toàn diện được hoàn tất. Việc duy trì tính mở của nhiều điều kiện là không phổ biến, do vậy hợp đồng M&A có thể cần một vài sự sửa đổi để bao quát những kết quả của DD trong tương lai.
III: TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1.Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới
1.1. Thực trạng hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây (2005 - 2008)
Hoạt động M&A trên thế giới trong một vài năm gần đây vẫn rất sôi động cả về số thương vụ, giá trị thương vụ và mục đích cách thức thực hiện M&A.
Bảng 1. Tổng giá trị các thương vụ M&A trên thế giới 2005-2009
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Giá trị
1970
3600
4400
2936
1630
Nguồn:Công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers 2005-2009
Do lịch sử hình thành nền thương mại và sản xuất lớn các hoạt động đầu tư thông qua M&A phát triển từ rất sớm và nở rộ thành một kênh đầu tư nhanh, hiệu quả nhưng cũng kéo theo những hệ lụy khó tránh khỏi và những thất bại do hoạt động đầu tư này thất bại vì những nguyên nhân khác nhau.
Năm 2005: tổng giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu là 1.970 tỷ USD, tăng 41% so với năm 2004. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về M&A, có tổng giá trị là 785 tỷ USD với 6.522 thương vụ M&A được thực hiện, giảm 3% so với năm 2004 cả về số lượng và tổng giá trị M&A. Ngược lại, năm 2005 lại là một năm đáng ghi nhớ cho M&A ở Châu á. Châu lục này đạt mức tăng trưởng kỷ lục, tăng 39% về tổng giá trị các vụ M&A (đạt 370 tỷ USD) và 50% số lượng thương vụ M&A (có 6.921 vụ) so với năm 2004. Tiêu biểu là Nhật Bản, tăng 87% tổng giá trị M&A và tăng 58% số lượng vụ M&A, trở thành quốc gia đứng thứ hai sau Mỹ về M&A trên thế giới. Năm 2005 cũng được xem là năm của những vụ M&A đình đám và là năm thứ tư liên tiếp trên thế giới diễn ra các thương vụ M&A có giá trị trên 1 tỷ USD, nổi bật là vụ hợp nhất giữa hai hãng truyền thông Mỹ là SBC và AT&T với giá 16 tỷ USD, tiếp theo là số tiền 57 tỷ USD do hãng Procter & Gamble (Mỹ) chi ra để có được Gillette.
Năm 2006: trên thế giới có gần 30.000 vụ M&A tức là 77 thương vụ/ngày với giá trị là 10 tỷ USD/ngày, tổng giá trị của những thương vụ M&A đã lên tới 3.600 tỷ USD tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Mỹ là quốc gia đứng đầu về các thương vụ M&A toàn cầu, chiếm hơn 40% M&A toàn thế giới. Tổng giá trị các thương vụ M&A ở Mỹ là 1.471 tỷ USD, tăng 24% so với cũng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, ở Châu Âu, tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ đạt 1.360 tỷ USD, giảm xuống 33% với năm 2005 và chỉ vượt năm 1999 (1.200 tỷ USD). Anh vẫn là quốc gia đứng đầu Châu Âu về tổng giá trị các thương vụ M&A, với 339 tỷ USD. Năm 2006 tiếp tục có các thương vụ M&A có giá trị hàng tỷ USD với quy mô lớn hơn rất nhiều.
Năm 2007: Một năm được đánh giá là đạt kỷ lục về các thương vụ M&A, đạt tổng giá trị các thương vụ là 4.400 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006. Ngay trong 6 tháng đầu năm 2007, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn cầu đã là 2.500 tỷ USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2006 (6 tháng đầu năm 2006 đạt 1.900 tỷ USD), riêng giá trị các vụ M&A xuyên quốc gia là 650 tỷ USD. Tuy vậy, tốc độ diễn ra các thỏa thuận trong 6 tháng cuối năm lại chậm lại đáng kể do hoạt động tín dụng bị thắt chặt vì những lo ngại trước cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Cuộc khủng hoảng tín dụng này là một đòn đặc biệt giáng mạnh vào các quỹ đầu tư vốn tư nhân, khiến cỗ máy M&A đang chạy nhanh bỗng trở nên ì ạch. Giá trị các thương vụ M&A trong 6 tháng cuối năm chỉ đạt 1900 tỷ USD, bằng với 6 tháng đầu năm 2006. Số lượng các thương vụ M&A giữa các DN xuyên quốc gia chiếm 58%. Các công ty, tập đoàn tài chính là mục tiêu được để ý nhiều nhất trong năm. Số vụ M&A giữa các DN sản xuất hàng tiêu dùng cũng gia tăng. Trong khi đó, số thỏa thuận giữa các DN viễn thông, truyền thông và giải trí lại giảm xuống so với năm 2006.
Năm 2008 những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu đè bóng đen nên thị trường M&A, khi kết thúc năm 2008 tổng giá trị các thương vụ toàn thế giới chỉ đạt được 2936 tỷ $ chiếm xấp xỉ 66.73% so với năm 2007. Trong đó trừ Trung Quốc hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới đều phải hứng chịu sự sụt giảm cả về số lượng các thương vụ và giá trị.
Năm 2009 hoạt động M&A trên thế giới giảm sút cả về số lượng và giá trị giao dịch. Theo số liệu của Thốmn Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm 2009 là 1639 tỷ USD giảm 39,2% so với băm 2008, số thương vụ là 30830 giảm 10,4% so với năm 2008.
Bảng 2. Sự tăng giảm của các thương vụ trên thế giới và Việt Nam 2007-2008
Nguồn: Báo cáo của PricewaterhouseCoopers (Việt Nam )Ltd
Tuy nhiên những nhận định lạc quan về thị trường M&A của thế giới vẫn được đưa ra mặc dù tổng giá trị thị trường thấp hơn so với năm 2007. Cuộc khủng hoảng tài chính toán cầu lần này đã khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong khi đó lại mở ra những cơ hội đầu tư và thâu tóm tuyệt vời cho các doanh nghiệp có khả năng tự chủ về nguồn tài chính.
Theo số liệu Avelue Vietnam, số thương vu được công bố năm 2009 tiếp tục có xu hướng tăng ổn định khoảng 230 vụ, nhưng giá trị giảm nhẹ so với năm 2008. Trong một nghiên cứu độc lập của PriwaterhouseCoopers Việt Nam tăng số lượng thương vụ và tăng nhẹ về giá trị do sực xuất hiện của một số thương vị vào cuối năm.
1.2. Nguyên nhân sự bùng nổ đầu tư thông qua M&A trên thế giới trong vài năm gần đây (năm 2005 – 2009)
Nhiều nguyên nhân được đặt ra gần đây để giải thích cho sự gia tăng xu hướng đầu tư thông qua M&A. Những động lực chính cho hoạt động đầu tư này được thông qua ở dưới đây.
Thứ nhất, do xu hướng cổ phần hoá, tư nhân hoá đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nền kinh tế đang phát triển, tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi.
Thứ hai, sự gia tăng các dòng vốn của các quỹ đầu tư tư nhân cũng như các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới chính là nguyên nhân làm gia tăng xu hướng M&A giữa các tập đoàn và DN lớn trên toàn cầu. Đối với lĩnh vực tài chính, sự tăng trưởng đều đặn của lĩnh vực này kéo theo sự gia tăng của nguồn sản phẩm và đa dạng của các thị trường giao dịch đã khiến cho các hoạt động giao dịch mua bán không chỉ diễn ra trên các lĩnh vực truyền thống như vàng hay cổ phiếu phổ thông mà sự thôn tính hay sáp nhập cũng có điều kiện để diễn ra dễ dàng hơn.
Thứ ba, các thương vụ M&A hiện nay đã trở thành một hình thức đầu tư thông dụng của các DN muốn bảo vệ, củng cố và thúc đẩy vị trí của mình bằng cách sáp nhập, mua lại DN khác từ đó tăng quy mô và giảm chi phí kinh doanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, sự gia tăng dòng chảy của các nguồn vốn từ các quốc gia này sang các quốc gia khác đang tiếp tục tìm kiếm những kênh đầu tư đem lại kết quả nhanh như M&A. Điển hình cho nó là sự gia tăng thành lập chi nhánh và tìm kiếm đối tác của các tập đoàn đa quốc gia. Nhu cầu nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng thị phần và cạnh tranh quốc tế diễn ra ngày càng gay gắt đẩy hoạt động M&A diễn ra sôi sục hơn bao giờ hết.
Thứ năm, hoạt động của các chính phủ ưu đãi mở rộng thông thoáng cho các hoạt động đầu tư kể cả đối với các thành phần trong nước và quốc tế. Cho phép các tập đoàn nước ngoài tăng nguồn vốn sở hữu trong nước. Sự ưu ái của chính phủ các nước này cộng thêm sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy họ tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược thông qua M&A.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM
I KHÁI QUÁT CHUNG THỊ TRƯỜNG M&A VIỆT NAM
1. Thực trạng hoạt động M&A tại Việt Nam
Mặc dù đầu tư thông qua thị trường M&A của Việt Nam phát triển rất chậm so với thế giới, tuy nhiên có tốc độ phát triển khá nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Theo số liệu tại hội thảo “Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” tại TPHCM ngày 10/7/2007, do Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương tổ chức, hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số vụ M&A là 38 vụ với tổng giá trị là 299 triệu USD. Một số thương vụ M&A tiêu biểu năm 2006 như vụ ngân hàng Citigroup (Mỹ) kí bản ghi nhớ mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông á; Prudential mua 65% cổ phần công ty GreendFee (Việt Nam). Năm 2007, được đánh giá là một năm bùng nổ về M&A ở Việt Nam, ngay những tháng đầu năm 2007 đã có 46 vụ M&A có tổng giá trị là 626 triệu USD, gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005 16 vụ trong nước và 30 vụ nước ngoài. Hết năm 2007, số thương vụ M&A là 113 vụ đạt tổng giá trị là 1.753 triệu USD, tăng 76% hay 1.350 tỷ USD so với năm 2006.
Bảng 3 : Một số thương vụ tiêu biểu 2007
Năm 2008 chịu ảnh hưởng nặng nền của khủng hoảng thế giới với sự thắt chặt tài chính tiền tệ của chính phủ, hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam nói riêng đã sụt giảm đáng kể. Tuy nhiên năm 2008 vẫn được đánh giá là đà cho năm 2009 phát triển khi đám mây đen khủng hoảng tiếp tục đè nặng lên các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải có những bước đi mới.
Năm 2009, ngành ngân hàng tài chính và công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong các thương vụ M&A ở Việt Nam. Một thương vụ điển hình liên quan đến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vục ngân hàng và tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam, với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã kí hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh Vượng PIB ( một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC). Đây được xem và một ví dụ tiêu biểu cho một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trở thành những người chủ động trong hoạt động M&A.
Theo thống kê, số lượng giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam là 40% tổng số giao dịch toàn thị trường. Giao dịch doanh nghiệp Việt mua lại doanh nghiệp nước ngoài hoặc mua lại một phận doanh nghiệp nước ngoài chiếm 4,62% tổng số giao dịch năm 2009.
2. Nguồn vốn đầu tư thông qua thị trường M&A Việt Nam
Trong khi tốc độ phát triển hoạt động đầu tư thông qua M&A tăng khá cao, thì một lượng vốn đổ vào thông qua thị trường này vẫn còn thấp. Chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trên phương diện xem xét lượng vốn đầu tư, có hai khía cạnh cần xem xét đó là lượng vốn nước ngoài và lượng vốn trong nước.
2.1 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài thông qua hình thức M&A được coi là xu hướng mới và giàu triển vọng vào Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện tại nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng cả về tỷ trọng vốn cả về số lượng thương vụ có mặt trong hoạt động đầu tư M&A đã diễn ra tại Việt Nam. Các thương vụ lớn đều thuộc khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài như các thương vụ sáp nhập thành Công ty TNHH Cocacola Việt Nam, Công ty Lever Việt Nam, HP Việt Nam… Trong 6 tháng đầu năm 2007 đã có 46 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn khoảng 900 triệu USD đã được chuyển nhượng.Lượng vốn FDI này chủ yếu được đầu tư thông qua các hình thức như thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 8.000 doanh nghiệp FDI), hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thông qua các dự án BOT, BTO… chỉ có một ít vốn FDI được đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức M&A
Theo dự báo thì M&A sẽ là một kênh quan trọng cho vốn FDI vào Việt Nam, đặc biệt là trong ngành ngân hàng tài chính. Các điều luật và hành lang pháp lý khá đầy đủ của Việt Nam hiện nay sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài xúc tiến nhảy vào M&A.
2.2 Ngồn vốn đầu tư trong nước
Theo thống kê chưa đầy đủ, hoạt động M&A hiện chỉ chiếm 5% trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Ở các nước khác, tỷ lệ này dao động trong 30-40%.Tuy lượng vốn không nhiều nhưng cũng có một vài thương vụ tiêu biểu : Công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai mua lại Cheerfield Rama, Kinh Đô mua lại Kem Wall’s, Anco mua lại nhà máy sữa của Nestlé, Ngân hàng ACB mua Ngân hàng Đại á.... . Điều này có thể lý giải là thị trường M&A Việt Nam còn khá mới mẻ, do đó nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề này còn hạn chế.
Hiện nay doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các điều kiện, thủ tục sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Kết quả các M&A thời gian qua chủ yếu là do sự tìm hiểu, đàm phán của các đối tác riêng rẽ với nhau, còn nhà đầu tư bên ngoài vẫn đứng ngoài cuộc chơi, chưa tìm được kênh đổ vốn vào hình thức kinh doanh mới này
3. Thực trạng các lĩnh vực diễn ra đầu tư phát triển thông qua M&A
Theo thống kê, thì trong năm 2008, 70% các giao dịch M&A tại Việt Nam diễn ra trong lĩnh vực tài chính.Điều này là do sự thâm nhập của dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Việt Nam hiện còn ở mức thấp và số lượng lớn các định chế tài chính nhỏ có thể mong muốn nhận vốn đầu tư mới từ các cổ đông chiến lược nước ngoài, đặc biệt khi vấn đề thanh khoản trong nước và sự suy giảm của thị trường chứng khoán khiến cho việc huy động vốn nội địa trở nên khó khăn hơn. Nhiều công ty chứng khoán gặp khó khăn về tài chính do sự đi xuống của thị trường chứng khoán dẫn đến sự suy giảm khối lượng giao dịch, các cuộc IPO mới và hoạt động đầu tư trực tiếp.
Bảng 4: Một số giao dịch trong ngành tài chính
Theo website: www.sbv.gov.vn
Có thể liệt kê một số ngành được cho là sẽ đón nhận nhiều thương vụ M&A, đó là ngân hàng, chứng khoán, phân phối, dược phẩm, kiểm toán… Các ngành này đều có một số đặc điểm chung, đó là phát triển bùng nổ vào khoảng thời gian vài năm gần đây, quy mô nhỏ, phân tán. Điểm đáng nói là các DN này đều đang phải đứng trước những cải tổ lớn nhằm thoả mãn những điều kiện mới được đưa ra đối với các lĩnh vực này.
Các hoạt động mua lại và sáp nhập khác cũng diễn ra nhỏ lẻ trong các ngành công nghiệp khi các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào mua lại từng cơ sở sản xuất, xí nghiệp để tiến hành gia công và từng bước mở rộng nhà máy.
4. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam
Có thể tóm tắt 1 số điểm cơ bản về hoạt động M&A ở Việt Nam qua một số điểm nổi bất sau:
Thứ nhất, đa số các thương vụ M&A có giá trị lớn tại Việt Nam đều có yếu tố nước ngoài, chỉ một số nhỏ thương vụ M&A giữa DN trong nước. Trong đó, có trường hợp DN nước ngoài mua lại toàn bộ cổ phần hoặc cổ phần chiến lược của DN trong nước như thương vụ công ty Daiichi Nhật Bản mua lại toàn bộ Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, Ngâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mua lại và sáp nhập với đầu tư phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam.doc