MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2
1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2
1.2. Các yếu tố ảnh hửong đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
1.2.1. Chất lượng và sự sẵn sàng của các yếu tố đầu vào 4
1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 5
1.2.3. Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cúa doanh nghiệp 5
1.2.4. Các chính sách và chiến lược của doanh nghiệp 6
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7
1.3.1. Năng suất sản xuất 7
1.3.2. Tỷ suất lợi nhuận 7
1.3.3. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp 8
1.3.4. Các chỉ tiêu khác 9
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam 10
2.1. Tình hình xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam những năm gần đây 10
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May Việt Nam 10
2.1.2. Cơ cấu xuất khẩu Dệt may Việt Nam theo thị trường 12
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo chủng loại hàng Dệt may Việt Nam 18
2.1.4. Số lượng và qui mô của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam 20
2.2. Phân tích các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21
2.2.1. Năng suất sản xuất 21
2.2.1.1. Khả năng chủ động nguồn nguyên liệu 21
2.2.1.2. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực 21
2.2.1.3. Trình độ công nghệ và qui mô sản xuất 24
2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 24
2.2.3. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần 26
2.2.4. các tiêu chí khác 29
2.3. Đánh giá chung 30
2.3.1. Ưu điểm 30
2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân 31
Chương 3: Những giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam 33
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Dệt may đến năm 2020 33
3.1.1. Mục tiêu 33
3.1.1.1 Mục tiêu chiến lược: 33
3.1.1.2 Mục tiêu tổng quát 33
3.1.2. Định hướng phát triển 34
3.2. Giải pháp 35
3.2.1. Các giải pháp của doanh nghiệp 35
3.2.1.1. Giải pháp chủ động về nguyên vật liệu 35
3.2.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 36
3.2.1.3 Giải pháp về công nghệ 36
3.2.1.4 Giải pháp về thị trường 37
3.2.1.5 giải pháp liên kết doanh nghiệp 38
3.2.1.6 các giải pháp khác 38
3.2.2. Giải pháp của chính phủ 38
3.2.2.1 Cải cách thủ tụ hành chính 38
3.2.2.2 Giải pháp về đầu tư 39
3.2.2.3 Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu 39
3.2.2.4 Giải pháp về thị trường 39
3.2.2.5. Các giải pháp khác 40
Kết luận 42
Tài liệu tham khảo 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3088 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam - Hoa kỳ giai đoạn 2000-2008
(ĐV: triệu USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Hoa Kỳ (1)
49.5
49.3
850
2480
2396
2602
3044.6
4464.8
5500
Toàn ngành(2)
1892
1975
2732
3609
4385
4862
5784
7780
9500
Tỷ trọng (1)/(2)%
2.62
2.50
31.11
68.71
54.02
53.52
52.18
57.39
57.89
Nguồn:Hiệp hội dệt may Việt Nam
Qua bảng số liệu cho thấy năm 2001 xuất khẩu Dệt may vào thị trường Hoa Kỳ chỉ khoảng 49.3 thì đến năm 2002 con số đã là 850 triệu USD, tăng gấp 17 lần so với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này 2001.Chiếm 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
Đến năm 2003 kim ngạch là 2480 triệu USD, tăng gấp khoảng 50 lần so với năm 2001, đạt được điều trên là do nỗ lực của chính phủ, của toàn ngành may, và những nhân tố khách quan khác.
Tuy nhiên đến năm 2005, xuất khẩu Dệt may vào thị trường Hoa Kỳ tăng chậm, thậm chí một số mặt hàng bị tăng trưởng âm(cat 338-339)nguyên nhân là Hoa Kỳ bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên của WTO , trong khi Việt Nam chưa gia nhập nên không được hưởng ưu đãi này.
Đến năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam được cạnh tranh trong sân chơi bình đẳng hơn nên kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng nhanh, năm 2006 đạt 3 tỷ USD.
Cho đến năm 2007 kim ngạch vào thị trường này là 4.4 tỷ USD và tốc độ tăng bình quân của cả giai đoạn là 28.55%, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ so với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam chiếm trên 50%, chứng tỏ thị trường này có ảnh hưởng rõ nét nhất đến kim ngạch xuất khẩu cho toàn ngành và tình hình xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Biểu đồ 2.2.1 So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu Dệt may sang thị trường Hoa Kỳ với ngành giai đoạn 2000-2008
(đv: triệu USD)
Số liệu năm 2008 trên chỉ là những con số dự báo, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trên thị trường này nguyên nhân chính là do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính khiến sức tiêu thụ trên thị trường này suy giảm.
Thị trường EU
Bảng 2.2.2 kim ngạch xuất khẩu Dệt may Việt nam vào thị trường EU giai đoạn 2000-2008
(đơn vị: triệu USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
EU
609
559
579
537.1
760
882.8
1245
1490
1800
Thị trường EU là thị trường truyền thống của Việt Nam, EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Và cũng là thị trường tiêu thu Dệt may Việt Nam lớn thứ 2
Số liệu thồng kê cho thấy, nếu năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU chỉ đạt 537,1 triệu USD,do nền kinh tế EU chậm lại trong năm 2003. Mức tăng trưởng GDP thực tế chỉ đạt 0.8%. Đây là mức thấp hơn mức tăng 1.0% của năm 2002, mà bản thân mức 1.0% này cũng đã thấp hơn mức 1.7% của năm 2001.
Đến năm 2004 tăng lên mức 760 triệu USD, năm 2005 tiếp tục tăng lên mức 882,8 triệu USD, năm 2006 vượt qua ngưỡng 1 tỉ USD (đạt 1.245 tỷ USD), năm 2007 đạt 1.490 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2006, tăng 62,2% so với năm 2005, gấp gần 3 lần so với năm 2003.
Năm 2008, thị trường EU phấn đấu đạt 1,8 tỷ USD.Đây là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực cao ngay từ đầu năm. Dù tình hình có khó khăn hơn, phải cạnh quyết liệt hơn, nhưng DN Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội giữ vững và duy trì được mức tăng trưởng, nếu tìm được hướng đi thích hợp.
Hiện nay, thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam lớn nhất trong Liên minh vẫn là Đức (46,9%); Pháp (10,8%); Hà Lan (10,3%); Anh (9,4%); Bỉ (6,1%); Tây Ban Nha (5,1%); Ý (4,4%); Đan Mạch (2%); Thụy Điển (1,9%); Áo (1,5%); Phần Lan (0,6%); Ai Len (0,4%); Luxembourg (0,3%); Hy Lạp (0,2%) và Bồ Đào Nha (0,1%).
Năm 2008, EU cũng sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và sẽ áp dụng một hệ thống giám sát “kiểm tra kép” để theo dõi việc cấp phép xuất khẩu hàng dệt may tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU. So với trước đây, rõ ràng từ năm 2008 xuất khẩu của Trung Quốc sang EU sẽ thuận lợi hơn. Và như thế, các nước xuất khẩu hàng dệt may sẽ không dễ dàng nếu muốn tăng thị phần tại EU, bởi hàng Dệt may của các nước trong đó có Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng dệt may Trung Quốc .
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu Dệt may Việt Nam lớn thứ 3,chiếm khoảng 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may, thị trường Nhật ban là thị trường khá khó tính, trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU tăng mạnh thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch Dệt may Việt Nam vào thj trường này lại tăng khá chậm,biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn xu thế đó.
Biểu đồ 2.1.3 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản Giai đoạn 2000-2008
(Đơn vị: triệu USD)
Kim ngạch năm 2006 tăng chỉ khoảng 4%, đạt khoảng 627 triệu USD.năm 2007, chỉ đạt 738 triệu USD chỉ tăng 12.14 %.
Hơn thế nữa, năm 2008 các nước ASEAN được xóa bỏ thuế quan xuống 0%, trong khi đó Việt Nam đang phải chịu mức thuế suất 10%, để được hạ mức thuế xuất xuống 05 bên phía Nhật Bản yêu cầu Dệt may Việt Nam phải đáp ứng tiêu chí sản xuất qua “2 công đoạn”,tức là được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc nhật hoặc các nước ASEAN, đây là thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.
Các thị trường khác
Các thị trường khác như Hàn Quôc, Đài loan, camphuchia, Braxin, Nam Phi….
Chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Dệt May Việt Nam.
Trong đó, hiện nay kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt nam là Đài loan,trong khi kim ngạch xuất khẩu sang Hoa kỳ chậm lại thì kim ngạch xuất khẩu sang EU, Đài loan lại tăng cao, việc mở rộng thị trường tiêu thụ Dệt may Việt nam là điều cần thiết giúp gia tăng xuất khẩu, hạn chế rủi ro khi chỉ tập trung vào thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Thị trường tiêu thụ chiếm tỷ trọng thấp nhất là Nam phi năm 2006 với tỷ trọng là 0.06%, còn năm 2007, thị trường chiếm tỷ trọng tiêu thụ dệt may nhỏ nhất của Việt Nam là Philipin. Tỷ trọng nhập khẩu Dệt may Việt Nam vào các thị trường luôn biến động, 7 tháng đầu năm 2008, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Dệt may vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU đều chậm do ảnh hửong của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới , đặc biệt tại Mỹ.
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo chủng loại hàng Dệt may Việt Nam
Năm 2006, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2005, đạt 205 triệu USD.
Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu USD. Tuy nhiên, xét theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 246 triệu USD.
Đứng thứ ba là áo thun, với mức chênh lệch kim ngạch xuất khẩu lên tới 50 triệu USD, tăng 81% so với năm 2005, đạt 112 triệu USD. Trong khi xuất khẩu áo sơ mi lại tăng thấp, chỉ tăng 9 triệu USD, tương đương với 8,32% so với năm 2005, đạt 117 triệu USD – là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng cao thứ ba.
Trong khi đó, xuất khẩu đồ lót và mặt hàng áo len lại giảm so với năm 2005. Bên cạnh đó, các mặt hàng như áo gió, áo ghilê, khăn, màn… cũng giảm xuất khẩu sang EU. Các mặt hàng như túi ngủ, quần áo mưa, găng tay, áo Kimono có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng rất cao trong năm 2006. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007.
Như vậy, có thể nói các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam có thể sản xuất khá đa dạng về các loại hàng may mặc, đáp ứng tốt cho nhu cầu đa dạng trên thế giới.
Áo thun, quần dài, áo Jacket có mức tăng trưởng cao, có kim ngạch xuất khẩu trên 1tỷ. Cao nhất là áo thun 1.5 tỷ năm 2007 tăng 62.41% so với năm 2006.thứ 2 là áo Jacket, tiếp theo là quần dài.các mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn, 51.63 năm 2006 và 51.51 năm 2007.
Mức tăng trưởng các mặt hàng khác ngoài mặt hàng truyền thống ở trên năm 2007 tăng rất nhanh, 1808% còn năm 2006 chỉ là 1.18% .cho. Xét về tốc độ tăng trưởng kim ngạch, mặt hàng quần áo y tế là chủng loại có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 1/2008, .Các mặt hàng này không phải là các chủng loại hàng dệt may xuất khẩu lớn của nước ta.
2.1.4. Số lượng và qui mô của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam
Theo thống kê năm 2007, toàn ngành có 2390 doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu, tăng 85 doanh nghiệp so với năm 2006. Phần lớn kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006, do năm 2007 là năm khởi sắc của toàn ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Bảng 2.1.3 Thống kê số lượng các doanh nghiệp Dệt may theo kim ngạch xuất khẩu
(Đơn vị : triệu USD)
trên 100
50-100
10-50
1-10
Dưới 1
Số lượng (doanh nghiệp)
4
15
174
638
1559
Tăng so với năm 2006
(doanh nghiệp)
2
4
50
47
Giảm 18
Như vậy, thông qua những kết quả đạt được của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những triển vọng của ngành trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Dệt may có thể nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hơn thế nữa để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới không thua kém các quốc gia khác. Để làm được điều đó, đòi hỏi ở chủ yếu ở bản thân các doanh nghiệp phải nỗ lực, chúng ta không thể làm được điều đó nếu không đánh giá được đúng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay. Phần tiếp theo, tác giả đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh Dệt may xuất khẩu Việt Nam theo các tiêu chí đã nêu ở chương 1.
2.2. Phân tích các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam theo các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.1. Năng suất sản xuất
2.2.1.1. Khả năng chủ động nguồn nguyên liệu
Công nghiệp phụ trợ ngành Dệt May chưa phát triển, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong nhiều năm.
Theo nhận định của các nhà kinh tế, thì tình hình sản xuất bông của Việt Nam tụt hậu quá xa so với sự phát triển của ngành, mà bông lại là nguyên liệu chính phục vụ cho ngành Dệt.
Mỗi năm ngành Dệt phải nhập hàng trăm ngàn tấn xơ nhưng nguồn bông trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10%, con số quá nhỏ so với nhu cầu, theo thống kê ngành Dệt phải nhập khẩu khoảng 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài.
Đến năm 2007, Ngành vẫn phải nhập khẩu tới 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và 50 đến 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu như khóa kéo phải nhập tới 70%, mex dựng khoảng 60%. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành Dệt May thấp, là bất lợi lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng, và sức cạnh tranh của sản phẩm Dệt may trên thị trường.
2.2.1.2. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực
Năm 2004 ngành Dệt may đã thu hút 1.2 triệu lao động , đến năm 2006 là 2 triệu lao động, đến 2007 giải quyết được việc làm cho hơn 2,2 triệu lao động, đã tạo nguồn công ăn việc làm lớn cho xã hội.
Thứ nhất, chất lượng lao động trong ngành Dệt may Việt Nam vẫn thấp từ trước đến nay. Tuy nguồn lao động của nước ta có lợi thế là lao động dồi dào, giá nhân công rẻ , nhưng trong điều kiện hội nhập hiện nay, giá nhân công thấp không còn là một lợi thế, mà ngành đang cần lực lượng lao động có tay nghề cao, có kỹ năng kỹ xảo.
Năm 2006, chỉ có 30.5% lao động có trình độ văn hóa phổ thông trung học trở lên, trong khi tỷ lệ này là 40.8% ở ngành công nghiệp chế biến.Với tay nghề 81.5% lao động trong ngành may không có bằng cấp hay chứng chỉ nghề nào. Hình 2.3.1.2 cho thấy tỷ lệ lao động ngành Dệt may có chứng chỉ nghề ngắn hạn là 11.8%, chứng chỉ nghề dài hạn hiện nay chỉ có 2.5%, qua tìm hiểu các doanh nghiệp may mặc(gồm 2 doanh nghiệp tư nhân và 2 công ty cổ phần nhà nước) hiện nay cho thấy 30% lao động được tuyển dụng hoàn toàn không có kỹ năng về nghề máy nên các doanh nghiệp phải đào tạo việc trong vòng 3 tháng và tối thiểu 6 tháng mới đáp ứng được yêu cầu công việc. Cho nên, các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam đang thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật.
Hình 2.3.1.2 cơ cấu lao động làm công ngành Dệt may phân theo bằng cấp nghề năm 2006
Hình 2.3.1.1 cơ cấu lao động ngành Dệt may phân theo trình độ học vấn năm 2006
Thứ 2, lao động trong ngành có sự biến động lớn
Tiền công lao động Dệt may không cao so với các ngành nghề khác. Năm 2006, ở khu vực đô thị mức lương trung bình của lao động trong ngành Dệt may là 1.2 triệu đồng trong khi lao động làm công nói chung là 1.4 triệu đồng. Mặt khác, do nhu cầu lao động trong ngành lớn, xảy ra tình trạng tranh chấp lao động khá gay gắt giữa các doanh nghiệp
Thứ 3, nguồn nhân lực bị phân tán, gây khó khăn cho công tác đào tạo
Bảng 2.3.1.3 quy mô doanh nghiệp Dệt may thời kỳ 2000-2005
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số DN Dệt may(DN)
Trong đó, tỷ lệ DN(%)
-Dưới 50 lao động
-từ 50-299 lao động
-Từ 300-999 lao động
-Từ 1000-4999 lao động
-Từ 5000 lao động trở lên
987
30.1
39.4
22.1
8.1
0.3
1254
38.8
34.8
18.6
7.7
0.2
1622
39.4
34.1
19.3
6.9
0.3
1919
40.9
32.3
19.8
6.7
0.4
2410
45.2
31.1
17.7
6.3
0.2
2791
49.9
29.1
15.4
5.3
0.3
Nguồn:tổng cục thống kê 2005,2006
Theo số liệu thống kê trên cho thấy, số doanh nghiệp có qui mô nhỏ chiếm đa số, dẫn đến nguồn nhân lực bị phân tán, số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm khoảng 70%, có số lao động dưới 300 người. Số doanh nghiệp có qui mô từ 300 đến 1000 người chỉ chiếm khoảng từ 15-20%,còn doanh nghiệp có qui mô trên 1000 người chiếm 5-8.5%,chứng tỏ nguồn lao động không tập trung, sẽ khó khăn trong việc đào tạo dạy nghề.
Mặt khác, ta thấy, số doanh nghiệp gia tăng nhanh chủ yếu là doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Năm 2000, số doanh nghiệp có qui mô dưới 300 lao động chiếm 69.5%, năm 2005 con số này tăng lên 79.0%, còn số doanh nghiệp có qui mô từ 1 ngàn lao động trở lên chỉ chiếm 5.6% tổng số doanh nghiệp Dệt may. Cho nên các doanh nghiệp Dệt may sẽ khó phát triển thành tập đoàn lớn và mức độ bền vững việc làm không cao.
Tất cả những thực trạng trên đe dọa đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp và chính phủ cần phải có những bước tính cụ thể cho những vấn đề cấp bách trên.
2.2.1.3. Trình độ công nghệ và qui mô sản xuất
Theo thống kê phần trên, các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này sản xuất manh mún, thiếu tính hợp tác thậm chí còn cạnh tranh nhau, nên qui mô sản xuất của toàn ngành không có ý nghĩa đến năng lực cạnh tranh của ngành hiện tại.
Về vấn đề công nghệ trong các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu hiện nay thì còn rất nhiều bất cập, phía nội địa chỉ đáp ứng được trang thiết bị nhỏ lẻ đơn giản như: Máy trải vải, máy kiểm tra vải, hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát và một số phụ tùng tủ đựng hồ sơ, ghế ngồi may …trang thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,… lại là những đối thủ cạnh tranh lớn trong lĩnh vực xuất khẩu Dệt may, điều này đã làm cũng góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu của ta. Các doanh nghiệp hiện nay phải nhập các phụ tùng, cơ kiện của ngành Dệt may từ 70-80%, đây là một con số lớn.Tuy nhiên vấn đề ở đây không chỉ có vậy, Theo số liệu của Vitas năm 2006, tình trạng thiết bị ngành kéo sợi sử dụng tới 59% là công nghệ cũ và kém, ngành Dệt sử dụng trung bình tới 80% công nghệ thấp và trung bình, còn ngành may là 70% cho thấy mức độ trang bị công nghệ là kém, làm giảm năng lực cạnh tranh nhất là thời trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ được coi như là lực lượng sản xuất chủ yếu.
2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
Bất kì mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều quan tâm đến vấn đề lọi nhuận doanh nghiệp làm sao để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận cao, để nâng cao năng lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải ra sức tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều phấn đấu trong việc nâng cao tỷ suất lợi nhuận không chỉ thể hiện ở các gương mặt lớn trong lĩnh vực Dệt may xuất khẩu như Tổng công ty Dệt may Việt Tiến, tổn công ty Dệt may Việt Nam mà còn thể hiện ở các doanh nghiệp nhỏ và ít tên tuổi trên thương trường, tiêu biểu như: năm 2008, Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng vươn lên thành doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt. Với doanh số xấp xỉ 2.000 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận 39,1%, công ty May Hưng Long đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất (120%).
Tuy nhiên, hiện nay tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn đang ở mức thấp so với các đối thủ khác như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…Theo số liệu từ Vitas, tỷ suất lợi nhuận của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang ở mức 5-8%, do chủ yếu tập trung vào khâu gia công.
Trong khi khâu gia công là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may mặc thấp do trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì thiết kế kiểu dáng diễn ra ở Mỹ và châu Âu, vải được sản xuất ở Trung Quốc, các phụ liệu đầu vào khác được sản xuất tại Ấn Độ và sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở những nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc. Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu được đánh giá tạo ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất, với sự tham gia của khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam, dưới hình thức sản xuất gia công.
Cũng trong chuỗi giá trị này, các công ty Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất theo tiêu chuẩn khách hàng (OEM). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp trong nước cần tiến bộ hơn nữa mới đạt đến trình độ hiện nay của các nước Đông Á.
Mặt khác, muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các doanh nghiệp cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (ODM) hay sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM).
Trên thực tế, đây không phải là vấn đề mới nhưng vẫn đòi hỏi sự nghiên cứu nhiều để tạo ra sự tăng trưởng về chất cho ngành dệt may Việt Nam, thay cho tăng trưởng về lượng (gia công) kéo dài trong những năm qua.
Như vậy việc phát triển quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong nước theo hướng gia công sẽ chỉ đúng trong ngắn hạn nhưng sẽ không còn phù hợp, thậm chí có thể dẫn đến định hướng sai lệch cho ngành Dệt may trong tầm nhìn dài hơn.
Bởi đã đến lúc, trước sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu do suy giảm kinh tế toàn cầu đang diễn ra với tốc độ ngày một gay gắt hơn thì việc tự đặt mình vào vị trí đáy của chuỗi giá trị toàn cầu hẳn là một lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và thua thiệt. Đây là một vấn đề lớn cần được giải quyết để có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong khi các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam hiện nay lại chiếm tớ 90% là các doanh nghiệp gia công xuất khẩu.
2.2.3. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần
Sản phẩm Dệt may Việt Nam có mặt trên rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng 23 quốc gia nhập khẩu lớn nhất.Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu lại tập trung vào các thị trường là Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản. Cho nên, tác động của các thị phần trên các thị trường này sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Sau đây là những phân tích về những biến động của 3 thị trường trên:
- Thị trường Hoa Kỳ
Người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng hàng may mặc chính vì vậy mà họ tiêu dùng rất nhiều các sản phẩm may mặcChính vì vậy Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu Dệt may lý tưởng nhất thế giới.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Hoa KỲ thì năm 2006 kim ngạch xuất khẩu Dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt 3.396 tỷ USD, chiếm 3.64% thị phần nhập khẩu Dệt may của Hoa Kỳ.
Bảng 2.3.2.3.1 sự thay đổi thị phần tuyệt đối của Dệt may Việt Nam và các nước xuất khẩu Dệt may chính vào thị trường Hoa Kỳ
Quốc gia
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Trung Quốc
9,10
9,30
12,11
14,99
17,15
25,11
29,01
Mêxico
13,52
12,73
10,28
8,92
8,02
6,81
5,68
Ấn Độ
3,82
3,75
4,15
4,15
4,36
5,17
5,39
Hồng Kông
6,57
6,27
5,59
4,93
4,75
4,04
3,10
Inđônêxia
3,32
3,63
3,23
3,07
3,14
3,45
4,18
Pakistan
2,56
2,74
2,75
2,86
3,06
3,26
3,48
Việt NAm
0,069
0,07
1,32
3,21
3,26
3,23
3,604
Canada
4,67
4,50
4,43
4,03
3,7
3,19
2,77
Honduras
3,25
3,34
3,39
3.24
3,21
2,95
2,62
Bangladesh
3,08
3,14
2,76
2,5
2,48
2,75
3,21
Thái Lan
3,4
3,48
3,05
2,68
2,64
2,38
2,28
Philippin
3,19
3,20
2,82
2,63
2,33
2,15
2,24
Srilanka
2,34
2,42
2,12
1,93
1,90
1,88
1,82
Các nước khác
41,09
43,83
42,47
41,45
40,23
34,18
32,38
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
100
Nguồn: http:/otexa.ita.gov
Qua số liệu tính toán trên có thể thấy được thị phần các quốc gia có phần thay đổi “ngôi” thứ rõ rệt, chứng tỏ tính cạnh tranh vô cùng quyết liệt trên thị trường này. Inđônêxia, Bangladesh, Pakixtan vẫn cố gắng nắm giữ thị phần trong khi đó Canada, Hồng Kông, Mêxico, lại dần để mất thị phần vào tay Trung Quốc , Ấn Độ, Việt Nam. Theo nhận định, tốc độ tăng trưởng của Dệt may Việt Nam là hiện tượng “sau Trung Quốc”, từ vị trí không tên tuổi trên thị trường Hoa Kỳ thì đã vươn lên vị trí thứ 6. Với sự tăng trưởng cao và toàn diện trên thị trường Hoa Kỳ có thể cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tăng cường sự hiện diện trên thị trường này.
Tuy nhiên, nếu so sánh con số 3.64% thị phần, và 29% thị phần mà Trung Quốc và 5.39% thị phần Ấn Độ chiếm giữ ,thì có thể thấy kim ngạch xuất khẩu Dệt may vào thị trường Hoa Kỳ còn quá nhỏ bé, chứng tỏ sức cạnh tranh của hàng Dệt may Việt Nam so với các đối thủ này còn thua kém nhiều. Mức tăng trưởng thị phần cao trong thời gian qua phải kể đến Ấn Độ, từ vị trí thứ 7, vượt lên các quốc gia khác để vươn lên vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Mêxico. Còn đối thủ Trung Quốc vẫn khẳng định “là một anh khổng lồ rất to con, lại rất xung sức” là địch thủ đáng ngại nhất của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
- Thị trường EU
Năm 2007, EU bãi bỏ hạn ngạch với hàng Dệt may Trung Quốc, chính vì vậy việc xuất khẩu sang EU của Trung Quốc sẽ có rất nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ đáng gươmg khác như: Ấn Độ, Bangladesh,Inđônêxia.
Bảng 2.3.2.3.2 so sánh kim ngạch xuất khẩu của một số nước trên thị trường EU (Đơn vị: triệu USD), (KN: kim ngạch; TP:thị phần)
Năm
Việt Nam
Trung Quốc
Ấn Độ
Bangladesh
KN
TP(%)
KN
TP(%)
KN
TP(%)
KN
TP
2003
537,1
0,6
9.980,4
12,2
2.355,9
3,0
3.101,5
3.4
2004
760
0,7
11.483,3
12,9
2.478,3
2,9
3.477,9
3.8
2005
882,8
0,7
16.855,6
18
3.232,8
3,4
3.529,6
3.8
Nguồn: Eucostat.comext
Thị phần của các doanh nghiệp Dệt may tăng nhanh trong trời gian qua, tuy nhiên thị phần trên thị trường này vẫn nhỏ hơn 1% mỗi năm. So sánh với Trung Quốc thì thị phần của Trung Quốc hơn ta khoảng 25.7 lần năm 2006. Thị phần của Bangladesh khá ổn định ở con số 3.8% năm 2005, gấp 5.4 lần của Việt Nam. Do vậy, thị phần của Dệt may xuất khẩu Việt Nam còn thua xa.
Theo kế hoạch của Bộ Công Thương Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt trong năm 2008 là 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so ước thực hiện năm 2007, chứng tỏ hàng Dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này đang có khá nhiều thuận lợi.
- Thị trường Nhật Bản
Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm nay và có hiệu lực ngay sau đó) là Hàng Dệt May Việt Nam Xuất Sang Thị Trường Nhật Bản Phải Đạt Tiêu Chí Xuất Xứ “Hai Công Đoạn” có nghĩa là hàng Dệt may xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN.
Trên thị trường này, đứng đầu là Trung Quốc với tỷ trọng 73,6%, tiếp đến là EU 8,1%, Mỹ 2,5%, Đài Loan 1,3%, ASEAN chiếm 7,5% và Việt Nam hiện là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong khối ASEAN với lượng hàng dệt may xuất khẩu chiếm 34,4% trong khối.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thuế xuất 10% do chưa đáp ứng được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”, trong khi các nước ASEAN được hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, khi đáp ứng được tiêu chí này,sẽ tăng cường thị phần của các doaonh nghiệp Việt Nam trên thị trường Nhật Bản và đồng thời cũng tăng khối đoàn kết ASEAN, cùng hỗ trợ, đối pho trước sự gia tăng thị phần từ phía đối thủ Trung Quốc.
2.2.4. các tiêu chí khác
Thứ nhất, khả năng thích ứng và đổi mới doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Ưu điểm
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường không ngừng tăng đã chứng tỏ rằng các doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và đồng thời cũng thể hiện những nỗ lực lớn của các doanh nghiệp, trong các nhân tố cả về chủ quan lẫn khách quan thì có thể rút ra những ưu điểm chính mà doanh nghiệp Dệt may xuất khẩu Việt Nam có được :
- Các doanh nghiệp có những nỗ lực trong việc nội địa hóa sản phẩm Dệt may xuất khẩu, các doanh nghiệp đã sẵn sàng để đầu tư, để có thể dần chủ động về nguồn nguyên vật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22661.doc