MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
A. LÝ THUYẾT VỀ NHTW VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 2
I. Tổng quan về NHTW 2
1.1. Lịch sử ra đời của NHTW 2
1.2. Chức năng của NHTW 2
1.2.1. NHTW là ngân hàng độc quyền phát hành tiền và điều tiết lượng tiền cung ứng. 2
1.2.2. NHTW là ngân hàng của các ngân hàng. 3
1.2.3. NHTW là ngân hàng của chinh phủ. 4
II. Chính sách tiền tệ. 5
2.1. Khái niệm. 5
2.2. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ 6
2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở. 6
2.2.2. Dự trữ bắt buộc. 7
2.2.3. Lãi suất cho vay chết khấu. 7
2.2.4. Hạn mức tín dụng. 8
2.2.5. Lãi suất tín dụng. 9
2.2.6. Tỷ giá hối đoái. 9
B. NHNN VIỆT NAM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 10
III. Tổng quan về Ngân hàng nhà nước việt nam. 10
3.1. Lịch sử NHNN Việt Nam. 10
3.2. Vị trí của NHNN Việt Nam. 11
3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam. 11
3.3.1. Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, NHNN Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: 12
3.3.2. Trong việc thực hiện chức năng NHTW, NHNN Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: 12
IV. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. 13
4.1. Khái quát hoạt động chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong thời gian qua. 13
4.2. Một số hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay. 14
4.3. Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới. 15
4.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. 17
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 20
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Ngân hàng nhà nước Việt Nam và việc thực hiện chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hợp không từ chối được NHTW buộc phải phát hành tiền mặt ngoài kế hoạch cho chính phủ làm cho tổng cung tiền tệ lập tức tăng lên.
Với tư cách là đại lý của chính phủ, NHTW thay mặt chính phủ tổ chức thu thuế qua hệ thống nhân hàng của nó, thay mặt chính phủ trong các thoả thuận tài chính viện trợ vay mượn chuyển nhượng thanh toán với nước ngoài, thay mặt chính phủ vay tiền nhân dân và các tổ chức trong và ngoài nước thông qua phát hành trái phiếu cổ phiếu. Bằng việc thay mặt chính phủ phát hành hoặc mua trái phiếu, NHTW trực tiếp tác động đến lượng tiền cung ứng.
1.2.3.2. NHTW quản lý dự trữ quốc gia.
Dự trữ quốc gia bao gồm những dự trữ chiến lược cho những trường hợp khẩn cấp của nền kinh tế, hoặc dự phòng khi đất nươc có thiên tai, chiến tranh.
Khi nắm trong tay dự trữ quốc gia, NHTW có thể can thiệp bất kỳ lúc nào vào thị trương tiền tệ và ngoại tệ để giữ giá đồng tiền trong nước, hoặc tăng giá, hoặc phá giá thông qua ngiệp vụ mua va bán trên thị trường. Như vậy, quản lý dự trữ quốc gia giúp NHTW có thêm công cu điều tiết, đó là điều chỉnh giá bên cạnh việc tác động dến cung ứng tiền.
1.2.3.3. NHTW thay mặt chính phủ quản lý các hoạt động tiền tệ tín dụng và ngân hàng
NHTW thực hiện tư vấn cho chính phủ về các chính sach kinh tế tài chính tiền tệ và đại diện cho nhà nước tại các tổ chức tài chính quôc tế.
II. Chính sách tiền tệ.
2.1. Khái niệm.
Chính sách tiền tệ nhìn một cách tổng quát là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước do NHTW chịu trách nhiệm khởi thảo và thực thi thông qua các công cụ của mình thục hiện việc kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ưng nhằm đạt được các mục tiêu : ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói chính sách tiền tệ chinh là ban tay của NHTW để thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô của mình.
Chính sách tiền tệ trong một quãng thời gian nào đó của một quốc gia có thể được xác định theo một trong hai hướng.
Chính sách tiền tệ mở rộng tức là tăng lượng tiền cung ứng.
Chính sách tiên tệ thắt chặt tức là giảm lượng tiền cung ứng.
Các mục tiêu của chính sách tiên tệ.
Góp phấn thúc đẩy phát triển kinh tế
Ôn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát
Tạo nền tảng tai chính ổn định cho mỗi quốc gia.
Mở rộng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.
2.2. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
2.2.1. Nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua và bán các chứng khoán có giá mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc nhà nước, nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng. Sở dĩ NHTW tiến hành đại bộ phận nghiệp vụ thị trường tự do của mình với tín phiếu kho bạc là vì, thị trường tín phiếu có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp.
Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường mở để bán, thu tiền mặt hoặc sec về sẽ làm giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông, giảm khả năng cho vay của các NHTG, đồng thời làm giảm dự trữ của NHTG, giảm khẳ năng cấp phát tín dụng của các ngân hàng, thắt chặt hơn nữa lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, luợng chứng khoán tiêu thụ ở thị trường đột ngột tăng lên tạo nên những phản ứng dây chuyền của thị trường tín phiếu. Đầu tiên là hạ giá chứng khoán,dẫn đến lãi suất chứng khoán tăng làm cho lãi suất ngân hàng tăng, lượng tiền cung ứng càng trở nên khan hiếm, giảm tỷ giá và giá cả hàng hoá. Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ bán sẽ thắt chặt cung ứng tiền, tăng lãi suất, giảm dự trữ, giảm tỷ giá và giá cả hàng hoá.
Khi NHTW đem tiền mặt họăc sec ra thị trường mở để mua chứng khoán thì ảnh hưởng hoàn toàn ngược lại. Lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, làm tăng dự trữ , tăng lượng tín dụng được cấp phát bởi hệ thống NHTG. Lượng chứng khoán đươc NHTW mua làm khan hiếm chứng khoán và đẩy giá chứng khoán lên. Giá chứng khoán tăng làm giảm lãi suất của nó kéo theo giảm lãi suất ngân hàng. Cung ứng tiền tăng làm tăng tỷ giá và giá cả leo thang. Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ mua, nó mở rộng cung ứng tiền, giảm lãi suât, tăng dự trữ, tăng tỷ giá và chỉ số lạm phát gia tăng.
2.2.2. Dự trữ bắt buộc.
Ơ các nước khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau,chế độ dự trữ bắt buộc thì có thể khác nhau. Song nhìn chung, dự trữ bắt buộ đều mang tính pháp luật, được gửi ở NHTW và không được hưởng lãi.
NHTW sử dụng dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng trên hai phương diện:
Thứ nhất, tỷ lệ dụ trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các ngân hàng thượng mại. Theo thuyết tạo tiền, từ một lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra một lượng tiền gửi lớn gấp nhiều lần chính là số nhân tiền tệ, số nhân tiền tệ lại phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Do đó, nếu NHTW quyết định tăng hoặc giẩm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên. Ví dụ,nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì với với một lượng tiền dự trữ ban đầu, hệ thống ngân hàng tạo ra một lương tiền gửi lớn gấp 10 lần. Tương tự, nếu tỷ lệ dự trữ tăng lên 20% thì lượng tiền gửi được tạo ra tăng lên 5 lần, nếu tỷ lệ dự trữ giảm xuống 5% thì lượng tiền gửi được tạo ra tăng 20 lần.
Thứ hai, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của hệ thống NHTM. Do tiền dự trữ bắt buộcđều phải mở tài khoản và gửi o NHTW mà không được hưởng lãi, cho dù các NHTM vẫn phải trả lợi tức cho các khoản tiền gửi ở ngân hàng mình. Vì vậy, khi mức dự trữ tăng lên, đòi hỏi các NHTM phải tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, khẳ năng cho vay của các NHTM giảm xuống và theo đó lượng tiền cung ứng cũng giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ lệ dự trũ bắt buộc giảm xuống, các NHTM có cơ hội giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế,tăng khả năng cho vay của các NHTM và theo đó lượng tiền cung ứng tăng lên.
Đây là công cụ có tác dụng mạnh mẽ đến lượng tiên cung ứng,chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ cũng dẫn đến sự thay đổi lớn về lượng tiền cung ứng. Chính vì vậy, đây là một cộng kém linh hoạt, tốn kém, ảnh hướng lớn đến lợi nhuận của các ngân hàng kinh doanh. Tóm lại công cụ trên chỉ có thể coi là biên pháp để kiểm soát lượng tiền cung ứng chư không phải là biện pháp để ổn định tiền tệ.
2.2.3. Lãi suất cho vay chết khấu.
NHTW cho các ngân hàng kinh doanh vay làm tăng thêm dự trữ cho hệ thông ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng. Lãi suất cho vay chiêt khấu có hai tác dụng: gián tiếp và trực tiếp. Tác dụng gián tiếp là nó làm tăng, giảm lãi suất cho vay của NHTG và do đó tác động đến cung ứng tiền và tín dụng. Tác động trực tiếp là nó làm tăng, giảm dự trữ của NHTG và do đó tác dụng đến lượng cho vay và đầu tư trong nền kinh tế.
Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu tức là hạn chế cho vay các ngân hàng kinh doanh, làm cho khả năng cho vay đối với nền kinh tế của các ngân hàng kinh doanh giảm xuống, lượng tiền cung ứng giảm.
Khi NHTW giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, khuyến khích cho vay các ngân hàng kinh doanh ,tăng khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh tế, lượng tiền cung ứng tăng lên.
Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với các NHTM được gọi là cửa sổ chiết khấu. NHTW quản lý cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay đó.
Ngoài ra, chính sách lãi suất chiết khấu còn quan trọng ở chỗ nhằm tránh khỏi những hoảng loạn tài chính cho các NHTM. Bởi vì , tiền dự trữ bắt buộc được lập tức điều đến các ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ hơn cả. NHTW sử dụng chiết khấu để tránh những cơn sụp đổ tài chính bắng cách thực hiện vai trò cho vay cuối cùng, là một yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến hành chính sách tiền tệ thành công. Ví dụ, ngân hàng dự trữ liên bang Hoa Kỳ cho vay chiết khấu đối với ngân hàng Franklin National tháng 5/1974, số tiền 1,75 tỷ USD, đã tránh cho ngân hàng này khỏi sụp đổ.
Chính sách lãi suất chiét khấu là một công cụ rất quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHTW. Tuy nhiên, với công cụ này, NHTW thường bị động trong việc điều tiêt lượng tiền cung ứng, vì NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTW.
2.2.4. Hạn mức tín dụng.
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Mức dư nợ này được quy định cho từng tổ chức tín dụng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng tổ chức tín dụng, định hướng cơ cấu kinh tế và tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Đây là công cụ tác động trực tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông. Việc NHTW quy định hạn mức tín dụng sẽ tác động đến khả năng cung ứng vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng cho nền kinh tế và từ đó ảnh hương đến lượng tiền cung ứng. Cụ thể: khi NHTW tăng hạn mức tín dụng sẽ dẫn đến tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng, tăng khả năng tạo tiền qua hệ thống ngân hàng, từ đó làm tăng lương tiền cung ứng. Ngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tín dụng, khống chế khả năng cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế,giảm khả năng tạo tiền qua hệ thống này,do đó làm giảm lượng tiền cung ứng.
Hạn mức tín dụng khống chế trực tiếp được lượng tiền cung ứng nên có thể phát huy hiệu quả trong trường hợp lạm phát cao. Tuy nhiên đây là công cụ thiếu tính linh hoạt, nó có thể làm tăng lãi suất cho vay, thủ tiêu sự cạnh tranh giữa các NHTM. Mặt khác khi NHTW sử dụng công cụ này có thể dẫn đến tình trạng các NHTM sử dụng vốn cho vay không xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế.
2.2.5. Lãi suất tín dụng.
Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc điều khiển mức cung tiền cho nền kinh tế. Bởi vì lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông,nhưng sự tăng giảm lãi suất có thể kìm hãm hay kích thích sản xuất.
Các cơ chế tác động của lãi suất :
Cơ chế điều hành gián tiếp : thông qua cơ chế tái cấp vốn ( chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá,…) của NHTW đối với các tổ chức tín dụng.NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế.
Cơ chế điều hành trực tiếp : thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, như quy định mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, lãi suất cho vay, khung lãi suất, trần lãi suất cho vay, biên đọ chênh lệch lãi suất bình quân…thực chất là NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc lãi suất tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giơi hạn lãi suất cho hợp lý. Nhìn chung, trong các nền kinh tế phát triển,lãi suất ngày càng được tự do hoá.
2.2.6. Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sanh giữa hai đồng tiền hay giá cả một đợn vị tiền nước này băng bao nhiêu đơn vị tiền nước khác.
Theo luật NHNN Việt Nam thì tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị đồng tiền Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
Tỷ giá thay đổi ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền trong nước, khi tỷ giá e tăng thì đồng tiền trong nước mất giá. Khi tỷ giá e giảm thì đồng nội tệ tăng giá.
Về mặt dài hạn thì tỷ gia do thực trạng nền kinh tế mỗi nước quyết định. Về mặt ngắn hạn tỷ giá chịu sự ảnh hưởng bởi lượng tiền cung ứng của NHTW.
Khi NHTW mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng và dẫn đến tỷ giá tăng. Ngược lại khi NHTW bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, thu nội tệ về thì lượng tiền cung ứng sẽ giảm xuống làm cho tỷ giá giảm.
Tỷ giá là một công cụ rất quan trộng, nó góp phần phát triển sản xuât hàng hoá xuất nhập khẩu, mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bằng việc tác động vào tỷ giá, NHTW thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ này đòi hỏi NHTW phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng vì công cụ này có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế quốc tế,ảnh hưởng đền hoạt động kinh doanh ngaọi hối của hệ thống NHTM, mặt khác can thiệp vào tỷ giá còn phụ thuộc vào dự trữ ngoại hối của NHTW.
B. NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ.
III. Tổng quan về Ngân hàng nhà nước việt nam.
3.1. Lịch sử NHNN Việt Nam.
Ngày 6.5.1951 – Chủ thịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam và đồng thời ký sắc lệnh17/SL quy định :” Mọi công việc của nha ngân khố và nha tín dụng sản xuất giao cho ngân hàng quốc gia phu trách”. Như vậy, sau khi thành lập, ngân hàng quốc gia Việt Nam đảm nhận hai chức năng là ngân khố và ngân hàng. Theo tinh thần sắc lệnh 15/SL ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ :
*Phát hành giấy bạc, điều hoà lưu thông tiền tệ.
*Huy động vốn của nhân dân, điều hoà và mở rộng tín dụng để phát triển sản xuất.
*Quản lý ngoại tệ,vàng bạc và thực hiện các khoản giao dich với nước ngoài.
*Quản lý ngân quỹ quốc gia.
*Đấu tranh tiền tệ với địch.
Đây là một bước ngoặt lịch sử trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và ngân hàng ở nước ta.
Tháng 1/1960, ngân hàng quốc gia Việt Nam được đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phù hợp với Hiến pháp nước ta. Thực hiện Nghị định 17/CP của chính phủ ngày 26/10/1961 : chức năng, nhiệm vụ của NHNN được mở rộng, hệ thống tổ chức được hình thành từ trung ương đến các tỉnh, thành phố và quận,huyện. Lúc này hệ thống ngân hàng vẫn là hệ thống ngân hàng một cấp hoạt động theo nguyên tắc tập trung bao cấp trong cả nước,thực hiện chức năng vừa quản lý nhà nước vừa kinh doanh tiến tệ.
Sau khi thống nhất đất nước và hoanh thành các việc quốc hữu hoá hệ thống ngân hàng dưới chê độ cũ ở miền Nam. Hội đồng chính phủ ra nghị dịnh 163/cp ngày 16/6/1977 về cơ cấu tở chức va bộ máy của hệ thống ngân hàng Việt Nam.Từ đó trên cả nước hình thành một hệ thống ngân hàng thống nhất bao gồm bộ máy tổ chức của ngân hàng nhà nước và bộ máy tổ chức của các ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên những đặc điểm cơ bản của hệ thống ngân hàng lúc này vẫn mang đầy đủ dặc điểm của hệ thống ngân hàng một cấp.
Sau hai năm thí điểm, ngày 24/5/1990 Ngân hàng ta ban hành hai pháp lệnh :”pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và”Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính”. Thực hiện hai pháp lệch trên,khắng định lại về tổ chức hệ thống ngân hàn nước ta theo mô hình hai cấp và hoạt động theo cơ chế thị trường ,có sự quản lý của nhà nước.
Quá trình đổi mới đất nước cũng bao gồm cả quá trình đổi mới của hệ thống ngân hàng, sự ra đời và phát triển của hệ thống pháp luật về ngân hàng. Ngày 16/12/1997 Nhà nước ban hành luật “ngân hàng nhà nước Việt Nam” (có hiệu lực từ ngày 1/10/1998). Từ đây mô hình tổ chức và hoạt động của NHNN Việt Nam được chi phối bởi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.2. Vị trí của NHNN Việt Nam.
NHNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực thuộc chính phủ. điều 1, Luật NHNN Việt Nam quy định:”NHNN Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, NHNN Việt Nam là cơ quan ngang Bộ, Thống đốc NHNN Việt Nam là thành viên chính phủ, chịu trách nhiệm trước chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực được giao.
3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam.
NHNN Việt Nam vừa là cơ quan của chính phủ vừa là NHTW của quốc gia. Do đó,với hai chức năng trên, NHNN Việt Nam vừa có những đặc điểm chung vừa có những nét riêng về nhiệm vị và quyền hạn của mình.
3.3.1. Trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, NHNN Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
*Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam.
*Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và đồng thời thời trực tiếp tổ chức thực hiện dự án chính sác tiền tệ đã được phê duyệt.
*Xây dựng các dự án luật, Pháp lệnh và dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
*Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
*Đại diện cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tài chính và ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được chủ tịch nước, Chính phủ uỷ quyền.
*Tổ chức đào tạo,bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
*Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng; quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất,sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
*Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.
*Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoai của các doanh nghiệp
*Chủ trì lập và theo dõi các cân thanh toán quôc tế.
*Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
3.3.2. Trong việc thực hiện chức năng NHTW, NHNN Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
*Tổ chức in, đúc,bảo quản,vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền.
*Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.
*Điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
*Kiểm soát dự trữ quốc gia; quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
*Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản ý việc cung ứng các phương tiện thanh toán.
*Làm đại lý và thực hiện các dich vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
* Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin qua ngân hàng.
IV. Tình hình thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam.
4.1. Khái quát hoạt động chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong thời gian qua.
Từ khi có Pháp lệnh NHNN đến nay,hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước đã co những chuyển biến căn bản,từ chỗ khuôn khổ chính sách tiền tệ chưa được xá định rõ ràng, các công cụ tiến hành chính sách chưa đầy đủ, đến nay NHNN đã tạo lập được một khuôn khổ chính sách tiền tệ tương đối rõ ràng, hệ thống các công cụ chính sách tiền tệ tương đối hoàn chỉnh hơn.
Ngoài ra, các công cụ của chính sách tiền tệ không ngừng được xây dựng và hoàn thiện theo hướng nâng cao vai trò điều tiết của từng công cụ, các công cụ trực tiếp dần ít được sử dụng, các công cụ gián tiếp bươc đầu được sử dụng môt cách mềm dẻo, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đặc điệt là vào nhưng thời điểm biến động phức tạp của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. NHNN cũng đã bắt đầu sử dụng phối hợp các công cụ chính sách tiền tệ để phát tin hiệu về chính sách tiền tệ nhằm định hướng kỳ vọng của thị trường.
Hiện nay, NHNN có xu hướng nghiêng về sử dụng các cơ chế điều chỉnh lượng(khối lượng tièn cung ứng) hơn là cơ chế điều chỉnh thông qua giá cả (các mức lãi suất) trong điều hành chính sách tiền tệ.
Nhờ những cải tổ trên, trong những năm qua, về cơ bản, NHNN đã thực hiện tốt các yêu cầu về ổn định tỷ giá ngoại tệ, cải thiện các cân thanh toán quốc tế,kiểm soat được sự gia tăng khối lương tín dụng đối với nền kinh tế, từng bước góp phần ổn định giá cả nói chung đồng thời chủ động kiểm soát và điều tiết tốc độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán, đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát,làm giảm đáng kể khối lượng tiền mặt lưu thông, ổn định sức mua của đồng Việt Nam, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo…
4.2. Một số hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay.
NHNN chưa thực sự là cơ quan haọch định chính sách tiền tệ mà về cơ bản chỉ là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ. Công tác diêu hành chính sách tiền tệ hiện nay còn phụ thuôc quá nhiều vào các chính sách khác, cũng như chịu sự chi phối quyết định của chính phủ; thêm vào đó còn khá nhiều các cơ quan tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ của NHNN. Việc xác định mục tiêu chính sách tiền tệ chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và kết quả trong quá khứ, chưa được mô hình hoá và chưa đo lường tác động về mặt định lượng một cách rõ ràng.
Việc xây dựng các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biêt là các công cụ gián tiếp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Sự phối hợp giữa các công cụ chưa thường xuyên và kém hiệu quả, dẫn đến việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo được lòng tin trong công chúng.
Hơn nữa,NHNN chưa xác lập được một cơ chế kiểm soát lãi suất chủ động và chưa xây dựng được một cơ chế điều hành lãi suất ngắn hạn trên thị trường một cách chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Quan hệ giữa các loại lãi suất chưa diễn ra theo đúng quy luật cung cầu, lãi suất ngắn hạn hầu như không có ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn tren thị trường tài chính tín dụng…hệ quả là lãi suất ngắn hạn trên thi trường tài chính chưa thể đảm trách là một công cụ quyền lực của NHNN.
Cơ chế điều hành tiền tệ hiện nay của NHNN vẫn cơ bản dựa trên hoạt động điều tiết khối lượng tiền tệ với các hạn mức cung ứng tiền do Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát do Quốc hội đề ra; do đó, cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ lên các biến số mục tiêu (MB, M2 và GDP) còn có những hạn chế. Một vấn đề quan trọng hiện nay là NHNN chưa xác lập được một cách chính thức cơ chế truyền tải tác động của chính sách tiền tệ để phục vụ cho việc kiểm soát, điều hành tiền tệ.
Bên cạnh đó, thông tin và các dữ kiện kinh tế vĩ mô sử dụng trong công tác dự báo và xây dựng,thực thi chính sách tiền tệ chưa đầy đủ và đồng đều, ảnh hưởng đến hoạt động định hướng,can thiệp thị trường của NHNN. Điều này đi ngược lại vai trò hoạt động của NHNN là chủ động tạo ra sự biến động về số lương và giá cả ngắn hạn của vốn tiền tệ nhằm hương nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế tới các mục tiêu kinh té vĩ mô. Thêm vào đó, công tác thống kê và xử lý thông tin thị trường còn mang tính thụ động và hiệu quả không cao, càng làm cho việc dự báo các chỉ tiêu khác lém chính xác.
Một vấn đè cần quan tâm nưa hiện nay là mức độ đô la hoá ở Việt Nam tương đối cao,gây ảnh hưởng không nhỏ tới sụ phát triển lành mạnh của nền kinh tế và tác động lớn tới việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, tình trạng đô la hoá cũng làm cho mối quan hệ giữa tổng phương tiện thanh toán với giá cả và sản lượng đôi khi không tuân theo những quy luật vốn có, làm hạn chế tác dụng của mục tiêu trung gian đã xác định.
Về nhân lực, hiên nay, trình độ nhận thức, năng lực xây dựng, thực thi, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của đội ngũ cán bộ NHNN còn chưa đồng đều.
4.3. Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để nâng cao năng lực thi hành của NHNN, định hướng quan trọng là phải phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ, tạo nên một hệ thống công cụ thực sự hợp lý và hiệu quả. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra là một mặt phải hoàn thiện những công cụ đã và đang sử dụng ; mặt khác nhanh chóng triển khai những công cụ khác nếu thấy cần thiết. Tạo nên một hệ thống công cụ đáp ứng tốt yêu cầu thực thi chính sách tiền tệ trong điều kiện mới.
Trước mắt, trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, công cụ nghiệp vụ thị trường mở đang mang dáng dấp thử nghiệm, công cụ tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ cũng chưa thực sụ hiệu quả,NHNN cần phải phối hợp tốt giữa công cụ tỷ giá và công cụ lãi suất, tạo nên trục cơ bản cho điều hành CSHT. Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất ngày càng thể hiện là trọng tâm điều tiết của NHNN.Sự điều tiết này có tác động mạnh và trực tiếp đến các hoat động kinh tế, đến tâm lý của người gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, cầnphải triệt để khai thác các công cụ NVTTM, tái cấp vốn, tỷ lệ DTBB, dể tác động vào khối lượng tiền cung ứng và hệ số tiền tệ của cá TCTD, đồng thời là nhưngc yếu tố tác động thêm vào tỷ giá và lãi suất theo định hướng cua CSTT. Đồng thời tạo môi trường, điều kiện dể phát triển và hoàn thiện nhanh chóng ba công cụ này, đưa chúng vào vị trí quan trọng nhất cho điều hành CSTT.
*Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Cơ sở páhp lý cho hoạt động của thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh theo hướng tạo diều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở.
NHNN cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng thêm nhièu loại hàng hoá ( như các laọi trái phiếu, các chứng từ do tổ chức tín dụng nhà nước phát hành..)có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.
Chất lượng công tác dự báo, điều hành thị trường cần từng bước hoàn thiện trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị NHNN, các tổ chức tín dụng, các Bộ, Ngành liên quan ( Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước)
Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên Ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
*Đối với công cụ dự trữ bắt buộc:
Để nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ này, NHNN cần có các giảp pháp hoàn thiện công cụ theo hướng mở rộng khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và khuyến khich các tổ chức tín dụng sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35746.doc