MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU .1
B. NỘI DUNG . 2
I. Chế độ đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp . 2
1. Sựquan trọng của việc đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh
nghiệp . 2
2. Sơlược vềchế độ đăng ký kinh doanh trong pháp luật Việt Nam . 2
3. Thủtục thành lập doanh nghiệp . 6
II. Ngành nghềkinh doanh của doanh nghiệp trong đăng ký kinh
doanh . 11
1. Đăng ký ngành nghềkinh doanh khi thành lập doanh nghiệp . 11
2. Các quy định vềngành nghề. 12
2.1. Ngành nghềcấm kinh doanh . 12
2.2. Ngành nghềkinh doanh có điều kiện . 12
2.3. Ngành nghềkinh doanh phải có chứng chỉhành nghề. 13
2.4. Ngành nghềkinh doanh phải có vốn pháp định . 14
2.5. Sự đổi mới vềchế độngành nghềkinh doanh quy định trong luật
doanh nghiệp 1999 so với luật trước đó . 14
III. Một sốvấn đềvềngành nghềtrong thủtục đăng ký kinh
doanh hiện nay . 16
1. Những bất cập trong quy định vềchủthểnhận giấy phép kinh
doanh . 16
2. Sựcần thiết phải bãi bỏmột sốloại giấy phép trái với luật doanh
nghiệp năm 1999 . 18
3. Quản lý đăng ký kinh doanh . 18
C. BIỆN PHÁP . 19
1. Cải cách thủtục hành chính . 19
2. Được làm các ngành nghềkhông bịcấm . 21
3. Đưa công nghệthông tin vào trong việc đăng ký kinh doanh . 22
4. Sản phẩm sáng tạo là của dân, do dân thực hiện . 23
KẾT LUẬN . 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 25
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
nghề đối với những mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Thời hạn đăng ký kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy phép thành
lập, do pháp luật quy định cụ thể từng loại hình doanh nghiệp và mang tính
bắt buộc.
3.1.3. Trong một thời hạn nhất định kể từ ngày được cấp đăng ký kinh
doanh doanh nghiệp phải thông báo công khai trên báo hàng ngày của trung
ương và địa phương nơi đặt trụ sở chính về việc thành lập doanh nghiệp.
3.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm
1999.
3.2.1. Đăng ký kinh doanh là một thủ tục hành chính nhằm đảm bảo
sự quản lý của Nhà nước đối với việc thành lập doanh nghiệp và xác định
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
8
tư cách pháp lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung hồ sơ đăng ký kinh
doanh bao gồm:
Điều 13 luật doanh nghiệp quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh bao
gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan
đăng ký kinh doanh quy định và phải có những nội dung quy định tại điều
1 Luật doanh nghiệp (đã dẫn).
- Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp thành lập là công ty). Điều lệ
công ty là bản cam kết của tất cả mọi thành viên về thành lập tổ chức quản
lý và hoạt động của công ty. Nội dung của điều lệ công ty được quy định
cho từng loại công ty (điều 10 nghị định 03/2000/NĐ - CP).
- Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên trở lên và công ty hợp danh) hoặc danh sách cổ đông sáng lập
(đối với công ty cổ phần). Nội dung của các bản danh sách được quy định
tại điều 11 nghị định 03/2000/NĐ - CP (đã dẫn).
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải có
vốn pháp định hì hồ sơ đăng ký kinh doanh còn phải có thêm văn bản xác
nhận về vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề mà pháp luật quy định
có chứng chỉ hành nghề thì còn phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ
hành nghề đối với một trong những người quản lý doanh nghiệp (quy định
tại điều 12 luật doanh nghiệp).
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp được nộp tại phòng đăng
ký kinh doanh trong sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh mà doanh nghiệp định
đặt tại sở chính. Nếu doanh nghiệp có đủ các điều kiện kinh doanh (điều 17
luật doanh nghiệp đã dẫn) thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hồ sơ
được tiếp nhận, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
9
doanh. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Thông báo thành lập doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp quy định việc “công bố nội dung đăng ký kinh
doanh” là một bắt buộc đối với doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp (đã dẫn)
quy định: “trong thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo địa phương hoặc báo
hàng ngày của trung ương trong ba số báo liên tiếp về các nội dung chủ yếu
sau đây:
- Tên doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại
diện (nếu có).
- Mục tiêu các ngành nghề kinh doanh.
- Vốn điều lệ...và vốn đầu tư ban đầu....
- Tên và địa chỉ của chủ sở hữu, của tất cả các thành viên sáng lập.
- Họ tên và địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của
nghị định.
- Nội dung đăng ký kinh doanh (điều 21 luật doanh nghiệp).
Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh
nghiệp phải công bố những nội dung thay đổi đó theo thủ tục công bố đã
quy định.
3.3. Những bất cập trong thủ tục thành lập doanh nghiệp theo luật
Công ty và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990.
Chủ yếu trong vấn đề này là phiền hà trong việc đăng ký kinh doanh.
Để thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải qua hai giai đoạn
xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh. Mỗi giai đoạn đó nhà đầu tư
phải làm từ 7 – 10 giấy từ khác nhau. Mỗi một loại giấy tờ nhà đầu tư có
thể chạy qua chạy lại những cơ quan nhà nước nhiều lần để xin chứng
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
10
nhận. Như vậy thời gian cần thiết để thành lập một doanh nghiệp có thể
mất khoảng vài tháng và chi phí là không nhỏ.
Trong khi đó ở hầu hết các nước trên thế giới thủ tục để thành lập
doanh nghiệp hết sức đơn giản và người đầu tư chỉ thực hiện một thủ tục
duy nhất là đăng ký thành lập doanh nghiệp với một chi phí không đáng kể.
Thủ tục phiền hà và tốn kém đã làm nản lòng không ít các nhà đầu tư
muốn thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy họ thực hiện kinh doanh ngầm hoặc
dưới hình thức doanh nghiệp dưới vốn pháp định có thủ tục đăng ký đơn
giản và ít tốn kém hơn nhiều.
Thực vậy theo kết quả các cuộc điều tra mới đây phần lớn số hộ cá thể
hoạt động theo nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 có quy mô khá lớn, số
vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. Nhà đầu tư trong nước đang cố lẩn tránh
đăng ký kinh doanh công khai theo hình thức công ty, góp phần tăng thêm
tình trạng kinh tế ngầm.
Các quy định không rõ ràng, không có căn cứ thì người ta có cơ sở để
nghi ngờ về mục tiêu của nó cũng như về khả năng mục tiêu đó. Do quy
định mang tính chủ quan nên nhiều ngành nghề kinh doanh đã không được
ghi trong văn bản pháp luật hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
ngành nghề mà họ muốn kinh doanh.
3.4. Hướng giải quyết.
3.4.1. Bãi bỏ chế định xin phép thành lập công ty chỉ còn thực hiện
đăng ký thành lập công ty.
3.4.2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty chỉ còn bao gồm đơn yêu cầu
đăng ký thành lập công ty và điều lệ công ty. Tất nhiên nội dung cụ thể của
đơn và điều lệ đối với từng loại công ty khác nhau là khác nhau.
3.4.3. Trường hợp đơn và điều lệ được lập một cách hợp lệ, tức là
không trái với quy định của pháp luật thì công ty được đăng ký thành lập và
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
11
3.4.4. Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ
của hồ sơ đăng ký kinh doanh, còn người đăng ký thành lập doanh nghiệp
chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ đăng
ký kinh doanh.
Đăng ký thành lập Công ty là hoạt động cuối cùng của quá trình thành
lập doanh nghiệp. Trước đó, các nhà đầu tư bàn bạc, thoả thuận và nhất trí
với nhau về điều lệ công ty, chỉ định người quản lý công ty, và các công
việc khác cần thiết như thuê trụ sở, ký một số hợp đồng mua bán khác...
Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện cải cách hành chính thủ tục
thành lập công ty có phần đơn giản hơn, ở một số tỉnh thành phố thực hiện
phương châm một cửa, sở kế hoạch và đầu tư được chọn làm đầu mối tiếp
nhận hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp, trực tiếp trao đổi lấy ý kiến
các sở chuyên ngành có liên quan; sau đó trình chủ tịch UBND tỉnh ký và
cấp giấy phép thành lập cho chủ đầu tư. Có thể nói cải cách nói trên góp
phần giảm nhẹ công việc cho các nhà đầu tư.
II. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐĂNG
KÝ KINH DOANH.
1. Đăng ký ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
Khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải có lĩnh vực kinh doanh
rõ ràng nó tạo điều kiện quan trọng giúp các cơ quan nhà nước quản lý hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện vai trò điều tiết, định
hướng trong nền kinh tế. Tuy nhiên người thành lập doanh nghiệp tự do lựa
chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc các nhà kinh doanh, nó
thể hiện ý chí, nguyện vọng, khả năng cũng như sở trường của họ. Trong
nền kinh tế thị trường quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, mô
hình tổ chức kinh doanh, nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì?
sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh
thì yêu cầu này phải được pháp luật bảo đảm yêu cầu này đã được đáp ứng
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
12
tại điều 6 luật doanh nghiệp. Theo phương pháp loại trừ, luật doanh nghiệp
chỉ quy định những ngành nghề cấm kinh doanh và những ngành nghề kinh
doanh có điều kiện còn lại, nhà kinh doanh có quyền tự do lựa chọn.
Tuy nhiên sự “tự do” trong khuôn khổ của pháp luật thì người thành
lập doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh khi đăng ký kinh
doanh thành lập doanh nghiệp. Vì nếu làm như vậy nhà nước sẽ quản lý
được nền kinh tế một cách chặt chẽ và dễ dàng từ đó có sự điều tiết đúng
hướng. Đồng thời cũng là để ngăn ngừa sự kinh doanh trái phép (kinh
doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm). và có sự quản lý chặt chẽ với
một số ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện, có vốn pháp định và
ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Các quy định về ngành nghề.
2.1. Ngành nghề cấm kinh doanh.
Những ngành nghề bị pháp luật cấm kinh doanh là những ngành nghề
gây phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, truyền
thống lịch sử, văn hoá đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ
nhân dân. Chính phủ đã cụ thể hoá 11 ngành nghề cấm kinh doanh từ điều
3 nghị định số 03/2000/NĐ - CP ngày 3/2/2000 bao gồm:
- Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện
kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang.
- Kinh doanh chất nổ, chất độc hại, chất phóng xạ.
- Kinh doanh chất ma tuý.
- Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ
em.
- Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc.
- Kinh doanh các hoá chất có tính độc mạnh.
- Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng.
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
13
- Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị
đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách.
- Kinh doanh các loại pháo.
- Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã đã thuộc danh mục điều ước
quốc tế và Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật,
thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ.
- Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ
em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ
em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2.2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
2.2.1. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới 2 hình thức:
- Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm, quy định về phòng cháy chữa cháy, trật tự an ninh xã hội, an toàn
giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh
(sau đây gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).
2.2.2. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cơ quan
đăng ký kinh doanh phải hướng dẫn cho doanh nghiệp biết về điều kiện
kinh doanh ngành nghề đó.
2.2.3. Doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh các ngành nghề phải
có giấy phép kinh doanh kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh.
2.3. Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề quy định tại khoản 4 điều 6 luật doanh nghiệp là
văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho
cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp một ngành
nghề nhất định.
Các chứng chỉ hành nghề đã cấp cho tổ chức đều hết hiệu lực (khoản1
điều 6 nghị định 03/2000/NĐ - CP).
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
14
- Kinh doanh dịch vụ pháp lý.
- Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm.
- Kinh doanh dịch vụ thú ý và kinh doanh thuốc thú y.
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình.
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
- Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề quy định tại khoản
2 điều 6 nghị định 03/2000/NĐ - CP thì việc đăng ký kinh doanh phải có
thêm điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định dưới đây:
- Đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, một trong số những người
quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 12 điều 3 luật doanh nghiệp
phải có chứng chỉ hành nghề.
- Đối với công ty hợp danh, tất cả các thành viên hợp doanh phải có
chứng chỉ hành nghề.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc
quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề.
2.4. Ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp
luật để thành lập doanh nghiệp (điều 3.7 luật doanh nghiệp).
- Ngành nghề phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ
quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan có thẩm
quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định được xác định theo
quy định của luật, pháp lệnh về nghị định quy định về vốn pháp định.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về
tính trung thực, chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập doanh
nghiệp và trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp
định, thủ trưởng cơ quan xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
15
nhiệm về tính chính xác của số vốn được xác định khi thành lập doanh
nghiệp.
2.5. Sự đổi mới về chế độ ngành nghề kinh doanh quy định trong
luật doanh nghiệp 1999 so với luật trước đó.
Theo luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân 1990 thì các quy định
về ngành nghề kinh doanh rất hạn chế làm hạn chế nhiều quyền kinh doanh
của công dân. Bao gồm:
- Các lĩnh vực nhà nước độc quyền kinh doanh.
- Các loại ngành nghề mà các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
muốn kinh doanh phải theo một quy chế riêng:
- Các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà ngoài quy chế chung còn
có các quy định riêng về quy chế hành nghề.
(Quy định cụ thể trong nghị định 221/hđbt ngày 23.7.1997).
Điều 11 luật công ty 1990 (d 5 luật doanh nghiệp tư nhân) có quy định
ngoài ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh. Việc thành lập doanh
nghiệp trong các ngành nghề dưới đây phải được chủ tịch hội đồng bộ
trưởng giấy phép kinh doanh cho phép:
- Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc hại:
- Khai thác các loại khoáng sản quý:
- Sản xuất và cung ứng điện nước có qu mô lớn:
- Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền tin, dịch vụ bưu chính
viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản:
- Vận tải viễn dương, vận tải hàng không.
- Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
- Du lịch quốc tế.
Từ đó có thể thấy việc quy định các ngành nghề kinh doanh trong các
luật trước rất hạn hẹp và nhiều quy định phức tạp rắc rối.
Nhưng khi luật doanh nghiệp được ban hành đã mở rộng rất nhiều
ngành nghề kinh doanh tạo ra nhiều khả năng kinh doanh cho con người
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
16
đảm bảo được quyền tự do kinh doanh theo quy định của hiến pháp 1992 (d
57).
Xoá bỏ vốn pháp định đối với đa số các ngành nghề. Trước đây, theo
luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân, một trong những điều kiện được
phép thành lập doanh nghiệp là phải có đủ vốn pháp định. Song trên thực tế
quy định này mang tính hình thức và đã gây trở ngại đối với nhà đầu tư.
Việc luật doanh nghiệp bỏ quy định về vốn pháp định (trừ một số ngành
nghề đặc biệt) tạo ra thủ tục đơn giản trong việc thành lập doanh nghiệp.
Quy định vốn pháp định còn tác động không tốt tới những người ít
vốn nhưng giới kinh doanh, đam mê kinh doanh. Hơn nữa, việc quy định
vốn pháp định còn gây tốn kém thì giờ cho nhà kinh doanh, để tạo điều
kiện cho tiêu cực từ phía cơ quan công quyền.
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
17
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÀNH NGHỀ TRONG THỦ TỤC ĐĂNG KÝ
KINH DOANH HIỆN NAY.
1. Những bất cập trong quy định về chủ thể nhận giấy phép kinh
doanh.
1.1. Chủ thể được nhận các loại giấy phép hành nghề chưa được rõ
ràng.
Chưa xác định rõ mục đích cấp các loại giấy phép hành nghề nên quy
định về chủ thể được nhận các loại giấy phép hành nghề cũng chưa được rõ
ràng. Hiện tại chưa phân biệt rõ chủ thể được nhận các loại giấy phép hành
nghề cấp cho doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh hay cấp cho người
trực tiếp điều hành cho người hành nghề.
1.2. Một số loại giấy phép kinh doanh còn quy định về đối tượng rất
bất hợp lý.
Ví dụ trong quy chế lưu hành kinh doanh phim, băng đĩa hình, đĩa
nhạc, bán và cho thuê xuất bản phẩm, hoạt động văn hoá nơi công cộng,
quảng cáo, việc đặt biển hiệu ban hành kèm theo nghị định 87/CP ngày
12/12/1995 của chính phủ có quy định việc cấp giấy phép mở cửa hàng bán
băng hình đối với các đơn vị đã sản xuất và phát hành băng đĩa hình. Theo
quy định này đối tượng được quyền mở cửa hàng bán và cho thuê băng
hình bị hạn chế quá mức. Chỉ có người sản xuất và phát hành băng đĩa hình
mới có quyền mở rộng cửa hàng để bán và cho thuê. Về mặt pháp lý, quy
định này đi ngược lại các quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản
pháp luật khác có liên quan. Về mặt thực tế thương mại người sản xuất
không nhất thiết phải là người bán hàng và ngược lại.
Hơn nữa, người có quyền sản xuất thì đương nhiên là có quyền bán và
cho thuê sản phẩm của mình, khi bán họ phải mở thêm cửa hàng thuê hoặc
xây dựng thêm kho là chuyện đương nhiên, không thể bắt họ xin phép một
lầnn nữa. Theo các quy định này thì ngay cả phương thức bán hàng đối với
người sản xuất cũng bị khống chế, họ không được quyền mở đại lý, chỉ
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
18
được quyền bán cho người tiêu dùng cuối cùng chứ không được bán cho
người trung gian môi giới.
Những quy định trên đây không hoàn toàn phù hợp với thực tế do vậy
sẽ không được tuân thủ một cách chặt chẽ mà chỉ được thực hiện một cách
có hình thức.
1.3. Sự phiền hà của các cơ quan cấp giấy chứng chỉ hành nghề.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện như dịch vụ tư
vấn đòi nợ, dịch vụ thám tử tư, điều tra dư luận xã hội, ...do chưa có chủ
trương của chính phủ, cơ quan đăng ký kinh doanh ở một số địa phương đã
chần chừ, chờ hỏi ý kiến của các cơ quan liên quan hoặc từ chối cấp giấy
chứng chỉ hành nghề, mặc dù theo quy định của pháp luật thì đó không phải
là những ngành nghề cấm kinh doanh. Chính điều này đã cản trở, gây khó
khăn cho một số đối tượng muốn xin cấp giấy chứng chỉ hành nghề để hoạt
động trong các ngành nghề này. Những vấn đề nói trên chó thấy, do những
cản trở của một số cán bộ công chức nhà nước nên tư tưởng doanh nghiệp
được kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm theo
quy định của pháp luật doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện đầy đủ trên
thực tế điều này làm cho:
Luật pháp, chính sách của nhà nước không thực hiện thống nhất qua
đó làm giảm lòng tin vào giới kinh doanh vào nhà nước cũng như hiệu lực
của quy định pháp luật, làm giảm sự nhiệt tình hưởng ứng của họ trước
những chủ trương đổi mới của đảng và nhà nước.
Hạn chế tính năng động, sáng tạo của các nhà đầu tư trong hoạt động
kinh doanh, qua đó góp phần hạn chế sự phát triển năng động và sáng tạo
chung của xã hội.
Hạn chế huy động và phát huy tối đa các nguồn lực, hạn chế tạo thêm
công ăn việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
19
2. Sự cần thiết phải bãi bỏ một số loại giấy phép trái với luật
doanh nghiệp năm 1999.
Ngày 4/6/2002 chính phủ đã ban hành nghị định số 59/2002, bãi bỏ
một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý
khác. Đây là lần bãi bỏ giấy phép “con” lần thứ 3 sau khi luật doanh nghiệp
có hiệu lực thi hành, đưa tổng số giấy phép “con” bị bãi bỏ đến nay là 160
giấy phép các loại. Trong lần thứ 3 này số lượng giấy phép “con” bị bãi bỏ
tương đối ít so với các lần trước không phải là các loại giấy phép đã hết mà
còn rất nhiều loại giấy phép còn tồn tại nhưng tổ công tác chưa thống kê
hết được đặc biệt là các giấy phép trong các lĩnh vực đầu tư, sản xuất.
Vì các loại giấy phép này không đúng với luật doanh nghiệp và các
văn bản luật mới ban hành. Trong việc thi hành luật doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay một số địa phương không làm đúng, làm trái các quy định
của luật, thờ ơ, thậm chí ngăn cản việc thực hiện các quy định của chính
phủ. Vấn đề này đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của tổ công tác thi hành luật
doanh nghiệp và nó thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ điều hành giữa
chính phủ và cá Bộ, ngành, địa phương. Theo tôi điều quan trọng cần thực
hiện là làm sao phải có cơ quan đủ thẩm quyền để thẩm định các văn của
các Bộ, ngành, địa phương, để tránh hiện tượng “gặm nhấm” các quy định
thông thoáng của luật doanh nghiệp.
3. Quản lý đăng ký kinh doanh.
Trong các ngày 31/10 đến 1/11/2002, tại Hà Nội Viện NCQLKTTƯ
phối hợp với UNDP đã tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm và tiếp tục
hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Tại hội
nghị đại diện cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh thành phố đã nêu lên
những vấn đề đang nổi cộm như: cơ quan ĐKKD không đủ sức quản lý
doanh nghiệp sau ĐKKD; Việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh
nghiệp hiện nay là quá tải; thành lập nhiều doanh nghiệp để lợi dụng, trục
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
20
lợi chính sách; không xác định được nhân thân người đăng ký thành lập
doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng nói trên trước hết cần thống nhất nhận thức và
cách hiểu về nội dung của một số quy định trong luật doanh nghiệp và văn
bản hướng dẫn thi hành; nghiêm túc và cầu thị bàn luận về bản chất, mức
độ thực tế và nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực. Đặc biệt là việc lợi
dụng hoàn thuế GTGT để bòn rút tiền NSNN. Trong đó có nhiều doanh
nghiệp thành lập trước năm 2000 nhiều doanh nghiệp thành lập theo luật
DNNN cũng tham gia vào loại tội phạm này.
C. BIỆN PHÁP
1. Cải cách thủ tục hành chính.
Cải cách thủ tục hành chính nhân tố quan trọng phát huy nội lực hoàn
thiện môi trường kinh doanh.
Luật doanh nghiệp đã được đi vào đời sống kinh tế xã hội nước ta một
cách khá toàn diện, không chỉ trong lĩnh vực kinh tê mà còn trong lĩnh vực
chính trị xã hội, đối ngoại, và là bước đột phá về cải cách hành chính.
Những kết quả nổi bật thể hiện cụ thể ở một số điều sau đây.
Số doanh nghiệp mới thành lập tăng lên nhanh chóng. Theo kết quả
thống ke của việc nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đến cuối năm
2000, đã có khoảng 13500 doanh nghiệp mới được thành lập theo luật
doanh nghiệp với số vốn đăng ký khoảng 13000 tỷ đồng (tương đương 900
triệu USD) chiếm khoảng 10% vốn đầu tư của toàn xã hội, tăng hơn gấp 3
lần số doanh nghiệp thành lập năm 1999 (là 3601, với số vốn đăng ký gần
5900 tỷ đồng). Điều đáng lưu ý là đã có hơn 500 công ty cổ phần được
thành lập nhiều hơn toàn bộ các công ty cổ phần được thành lập trong 9
năm qua. Ngoài ra đã có 2 công ty hợp danh được thành lập. Đây là loại
hình tổ chức kinh doanh mói xuất hiện lần đầu ở nước ta.
Số doanh nghiệp mới được thành lập chủ yếu vẫn tập trung ở các
thành phố lớn. Hơn70% là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh
§Ò ¸n m«n häc §Æng Thµnh Chung – Líp LuËt KD43
21
miền núi, vùng sâu, vùng xa như bắc cạn, Lai Châu, Hà Giang... trong thời
gian 9 năm (1991-1999) trước khi có luật doanh nghiệp số lượng doanh
nghiệp thành lập không đáng kể thì trong năm qua đã có hàng chục doanh
nghiệp mới ra đời.
Vì ngành nghề kinh doanh đăng ký thì số doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh trong nông lâm nghiệp, thuỷ sản và khai hoang chiếm khoảng 7%,
công nghiệp chế biến chiếm 3% khách sạn, nhà hàng 3%, thương mại, sửa
chữa và đồ dùng sinh hoạt 32%; dịch vụ khác 22%. So với trước đây đã có
những thay đổi đáng lưu ý, doanh nghiệp dần dần chuyển sang các ngành
sản xuất và chế biến nông lâm nghiệp và một số dịch vụ mới (như phát
hành báo chí, tin học...) xuất hiện nhiều hơn. Trong khi đó lĩnh vực khách
sạn nhà hàng đã giảm một cách đáng kể (3% so với 13% trước đây).
Việc ra đời nhiều doanh nghiệp đã góp phần thêm công ăn việc làm và
thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần không nhỏ giải quyết nhiều
vấn đề xã hội bức xúc. Theo báo cáo của hơn 40 sở kế hoạch và đầu tư, thì
mỗi doanh nghiệp mới thành lập đã sử dụng bình quân 20 lao động, thu
nhập bình quân lao động khoảng 300 – 400 ngàn đồng/ tháng ở khu vực
nông thôn và từ 500 – 700 ngàn đồng/ tháng ở khu vực thành thị. Như vậy,
số doanh nghiệp mới ra đời trong năm qua (2000) đã tạo ra khoảng 250000
chỗ làm việc mới. Đó là chưa kể đến việc làm được tạo ra từ hàng chục
ngàn hộ kinh doanh cá thể mới đăng ký trong cả nước và các lao động cung
cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp mới ra đời chưa được thống kê đầy đủ.
Có thể nói rằng, các doanh nghiệp mới ra đời theo luật doanh nghiệp và các
hộ kinh doanh cá thể đã và đang là nguồn chủ yếu tạo ra chỗ làm việc mới
cho người lao động, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống và
giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội.
Việc thực hiện doanh nghiệp thực sự là một khâu đột phá, đồng thời là
một nội dung quan trọng của côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh.pdf