Những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tư nhiều mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung bằng các chương trình cụ thể như Chương trình 135, 773, 120, 134. nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo. Chính quyền các tỉnh vùng núi phia Bắc đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tốc độ điều tra tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản., trong đó tập trung vào việc quy hoạch, phân bố lại đất canh tác, đất ở thuận tiện cho việc sinh sống, sản xuất của bà con. Các cụm dân cư tập trung được hình thành với điều kiện có đủ đất, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc mở đường giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghèo đói ở trung du miền núi Bắc Bộ, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố vùng Trung du miền núi Bắc Bộ tương đối đa dạng. Ngoài phần nhỏ người Kinh còn có khoảng 30 dân tộc ít người hầu hết tập trung ở miền núi: Người Thái, Mường, Dao, H’Mông… ở Tây Bắc, Người Tày, Nùng… ở Đông Bắc.
- Mật độ dân cư
Vùng là vùng có mật độ dân cư thưa nhất so với cả nước. Trung bình khoảng 150 người /km2. Đặc biệt thưa thớt ở vùng núi phía Tây bắc chỉ khoảng 50 người /km2.
- Phân bố dân cư không đồng đều. Dân cư thường tâp trung đông ở các thị xã, thị trấn nơi kinh tế tương đối phát triển và đặc biệt là các cửa khẩu, hải cảng, nơi có điều kiện phát triển nhất vùng. Tuy nhiên ở các vùng núi sâu, thường là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thì lại rất thưa thớt. Họ sống thành các thồn bản nhỏ ở sâu trong rừng. Và họ chính là những người sống trong điều kiện thiếu thốn về nhiều mặt với mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo chung.
- Trình độ văn hoá của dân cư trong vùng trung bình thấp hơn so với các vùng khác. Trình độ trung bình ở các vùng núi sâu, nơi tập trung nhiều người nghèo nhất chỉ có trình độ văn hoá trung bình là lớp 3. Tỷ lệ người lớn biết chữ thấp nhất trong cả nước: 50% so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 90%. Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi còn thấp mặc dù nhưng năm gần đây có cải thiện song vẫn còn là con số quá thấp so với trung bình cả nước.
Tự cung tự cấp
Người dân do sống ở nơi thiếu thông tin, trình độ phát triển thấp, trình độ văn hoá thấp, tầm nhìn ra bên ngoài còn quá hạn chế cùng với điều kiện về giao thông vận tải còn quá khó khăn, đặc biệt là với các đòng bào cùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy họ chủ yếu là tự cung tự cấp trong lãnh thỏ buôn bản với nhau, trong vùng với nhau, ít có sự thông thương với bên ngoài. Từ đó làm cho họ không phát huy được những lợi thế của sản phẩm nông sản của họ,mặc dù trong thực tế, trên thị trường bên ngoài các sản phẩm của họ thực sự có lợi thế cạnh tranh ở một góc độ nào đó. Điều đó khiến cho họ không có khả năng đa dạng hoá thu nhập.
I.3. Văn hoá
Do tính chất đa dạng của dân cư trong vùng, đa dạng về dân tộc và địa hình tập trung dân cư của các dân tộc nên mỗi dân tộc có những tập tục khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa cho vùng. Đây cũng là một lợi thế để quảng bá về vùng cho phát triển du lịch văn hóa dân tộc.
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
II.1. Tỷ lệ nghèo, khoảng cách nghèo ở trung du miền núi Bắc Bộ
Năm 1995, các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 13 tỉnh thuộc hai khu vực Đông Bắc và Tây Bắc của đồng bằng sông Hồng. Năm 1999, con số này lên tới 19 tỉnh do việc chia tách thành các tỉnh nhỏ hơn. Sau năm 1999, các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc không còn những vùng đồng bằng xen kẽ như cách chia tỉnh và vùng trước đó mà chỉ còn những vùng có độ cao từ 500 mét đến 1.000 mét so với mặt nước biển. Bình quân đất canh tác trên đầu người ở đây rất thấp, chỉ đạt 0,17 ha/người.
Tỷ lệ đói nghèo ở miền núi phía Bắc còn rất cao với 44% (năm 2002). Trong số mười tỉnh nghèo nhất Việt Nam (tỷ lệ đói nghèo từ 55% đến 78%) có các tỉnh vùng núi phía Bắc. Theo chuẩn nghèo mới nêu trên, ước tính vào cuối năm 2005, cả nước có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26-27% số hộ của cả nước. Vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Tây Bắc (62,3%), Thu nhập bình quân của hộ nông thôn miền núi phía Bắc còn rất thấp (dù đã có sự tăng trưởng trong thời gian qua), chỉ đạt 2,32 triệu đồng/người/năm, bằng 65% so với mức bình quân cả nước.
Mức sống trung bình của người nghèo trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo chung của cả nước hiện nay là 1.878.000 đồng/ người / năm. So với chuẩn nghèo chung toàn quốc thì mức sống trung bình của người nghèo trong vùng chỉ bằng 45.8%, Như vậy khoảng cách nghèo tương đối so với vùng cần theo đuổi là 100.000 đồng, nhưng khoảng cách nghèo so với ngưỡng nghèo chung thì còn rất lớn, tới 54.2% tương đương 1.018.000 đồng. Người nghèo vùng trung du miền núi Bắc Bộ đang sống dưới mức chuẩn nghèo quá nhiều. Vì vậy đây là vấn đề cần quan tâm chung cuả cả quốc gia.
Bên cạnh đó, Miền núi phía Bắc còn nhiều vấn đề khó khăn khác như hạ tầng cơ sở yếu kém, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, mức độ đô thị hóa thấp và kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
Không chỉ thiếu đất canh tác trầm trọng, trình độ thâm canh của người dân vùng này cũng rất thấp, chỉ đạt trung bình là 2,72 tấn/ha vào năm 1995 và 3,6 tấn/ha vào năm 2000. Nền kinh tế ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá. Các hoạt động này chiếm tới 42% GDP của vùng, trong khi khu vực này chỉ chiếm 24% GDP của cả nước. Trong tổng số 9 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số có tới 2 đến 3 triệu người sống bằng cách đốt nương làm rẫy. Nếu tính gộp cả số người du canh định cư với số du canh du cư, con số này đã lên tới 7 triệu người vào năm 1994. Tình hình du canh du cư đã gây ra nạn phá rừng nghiêm trọng. Giữa thập niên 90, Việt Nam chỉ còn khoảng 9 triệu héc-ta rừng. Điều này có nghĩa là nước ta đã mất khoảng 23,5 triệu héc-ta trong khi độ che phủ tối thiểu phải là 33,2% hay khoảng 11 triệu héc-ta. Với tất cả những khó khăn về kinh tế, xã hội ở trên, các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các vùng khác trên cả nước.
II.2. Nghèo đói theo vùng
Vùng núi trung du miền núi Bắc Bộ cơ bản được chia ra làm hai vùng Đông Bắc bộ và Tây Bắc. Mức độ nghèo đói và tỷ lệ nghèo đói trong hai vùng này cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc. Một trong 10 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất nước có đến 6 tỉnh thuộc vùng núi Bắc bộ, trong đó 4 tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ cao hơn cả. Nghèo đói được phân bố đông đảo ở các tỉnh vùng núi cao. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Hà Giang là 6 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất vùng, con số này lên đến 55 – 78%. Các tỉnh vùng núi thấp và trung du tỷ lệ nghèo đói tuy cao so với trung bình cả nước song thấp hơn nhiều so với các tỉnh vùng núi cao. Và đời sống của người nghèo vùng núi cao cũng thấp hơn nhiều so với người nghèo vùng núi thấp và trung du. Tức là khoảng cách nghèo mà họ cần theo đuổi để thoát nghèo còn lớn hơn nhiều so với vùng thấp. Đặt ra nhiều khó khăn hơn cho người nghèo và các nhà chức trách trong việc đưa người nghèo thoát nghèo.
Ở các vùng miền núi, nơi tỷ lệ đói nghèo còn rất cao, việc phát triển cây trồng đảm bảo an ninh lương thực của các hộ là vấn đề thiết yếu. Nhờ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của tỉnh nên tỷ lệ các hộ miền núi có thể tự túc lương thực chiếm khá lớn. Có tới trên 60% số hộ khảo sát có thể sản xuất lương thực để nuôi cả gia đình trong cả năm. Mặt khác, 11% cho rằng lương thực của họ chỉ đủ trong 6 tháng hoặc ít hơn.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là có tới 11% số hộ bị đói 6 tháng còn lại vì chỉ tiêu này chỉ cho chúng ta thấy mức độ tự cung tự cấp lương thực của hộ. Chẳng hạn như, một gia đình có khoản thu nhập phi nông nghiệp ổn định, ví dụ giáo viên hay cán bộ Nhà nước, có thể không sản xuất ra nhiều lương thực cho mình, nhưng họ vẫn có khả năng bảo đảm đủ lương thực.
II.3. Nghèo đói theo dân tộc
Vùng có khoảng 30 dân tộc khác nhau sinh sống ở các vùng khác nhau. Các dân tộc ít người thường là các dân tộc có tỷ lệ nghèo đói cao. Do tập tục sinh hoạt và sinh sống của các dân tộc thường là sống ở nơi heo hút ít người hoặc nơi có độ cao mà họ cho là phù hợp với văn hóa và đời sống của họ. Song đó lại là nơi gây nhiều khó khăn cho họ trong việc cải thiện đời sống. Có những dân tộc ít người sống tập trung trên một vùng sâu, đời sống của toàn bộ dân tộc trong tình trạng nghèo.
CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
Những năm qua Đảng và Nhà nước đã tiến hành song song việc đầu tư nhiều mặt cho đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói chung bằng các chương trình cụ thể như Chương trình 135, 773, 120, 134... nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo. Chính quyền các tỉnh vùng núi phia Bắc đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tốc độ điều tra tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản..., trong đó tập trung vào việc quy hoạch, phân bố lại đất canh tác, đất ở thuận tiện cho việc sinh sống, sản xuất của bà con. Các cụm dân cư tập trung được hình thành với điều kiện có đủ đất, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc mở đường giao thông, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
III.1. Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói và giảm nghèo
Từ năm 2001, Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm đã được hình thành. Từ 2002 việc triển khai thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo đã được tăng cường và lồng ghép vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm và 5 năm.
Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo chung:
+ Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
+ Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
+ Dự án Xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo ở các vùng đặc biệt (vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển, vùng cao, biên giới, hải đảo, vùng ATK, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long).
- Nhóm các dự án Xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo nằm ngoài chương trình 135:
+ Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo.
+ Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã nghèo.
+ Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ các xã nghèo.
+ Dự án ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã nghèo (bao gồm: ổn định dân di cư tự do, di dân xây dựng vùng kinh tế mới, phân bố lại dân cư theo quy hoạch; các dự án của chương trình 773 cũ thuộc ngành nông nghiệp.
+ Dự án Định canh định cư ở các xã nghèo. (Các xã đặc biệt khó khăn được tiếp tục thực hiện các dự án thuộc chương trình 135 "Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa" - chương trình Xoá đói giảm nghèo đặc biệt của Chính phủ - do ủy ban Dân tộc và Miền núi là cơ quan thường trực.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân nghèo trung du miền núi Bắc Bộ, vừa phù hợp mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.Trong những năm qua, Người nghèo trong vùng không những được hỗ trợ trong sản xuất, cải thiện mức sống, còn được giúp đỡ chăm sóc sức khỏe, học hành, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Phát triển cơ sở hạ tầng, các trung tâm cụm xã, buôn làng, quy hoạch bố trí lị dân cư đã cơ bản tốt. Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp. Góp phần lớn trong công tác từng bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và giữa các đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng.
Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho hầu hết các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức ở vùng các dân tộc thiểu số, nơi mà người nghèo còn tập trung chủ yếu.
Nâng cao năng lực, nhận thức từ các ngành, cá tổ chức và các người dân về xoá đói giảm nghèo, tăng cường và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cá xã, huyện đặc biệt là các tỉnh vùng sâu vùng xa. Tăng cường trang bị kiến thức pháp luật cho người nghèo. Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể trong thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói và giảm nghèo.
Trong những năm gần đây, chương trình đã thực hiện khá tốt các mục tiêu đặt ra bằng các chương trình hành động thiết thực. Chương trình đầu tư vào giáo dục nhằm tăng trình độ văn hóa và xoá mù chữ cho người nghèo trong vùng đã đạt thành quả đáng kể. Cụ thể được thực hiện kết hợp với chương trình 135 đã cung một lượng trường học đáp ứng nhu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng cho giáo dục. Hàng loạt các công trình điện, đường, trường, trạm… được đưa vào phục vụ bà con dân tộc và các xã nghèo đói, đặc biệt khó khăn trong vùng.
Chương trình quốc gia về xoá đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005 thực hiện ở vùng núi Bắc Bộ đã rất thành công, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 65% năm 2001 xuống còn 58% vào cuối năm 2004, và còn 52% năm 2007.
Bên cạnh những tích cực mà chương trình mang lại cho vùng, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo thực hiện trong vùng gặp không ít những nhược điểm khiến chương trình chưa thực sự là hiệu quả như kế hoạch đề ra. Như:
Do đầu tư dàn trải, triển khai chậm, chưa đồng bộ, thiếu phối hợp và liên kết đã làm hiệu quả nhiều chương trình chưa cao, tiến độ thực hiện các dự án sử dụng vốn Nhà nước còn rất chậm, các thông tư liên tịch của 5 bộ hướng dẫn các địa phương triển khai, nhưng vẫn chưa đồng bộ.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trung du và miền núi phía Bắc chưa có sản phẩm công nghiệp mũi nhọn mang tính chiến lược, quy mô sản xuất manh mún, công nghiệp nông thôn chậm phát triển, sự phối hợp ngành, vùng chưa chặt chẽ,... Nguyên nhân có nhiều nhưng sự bất cập về cơ chế, chính sách quy hoạch được xác định là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự chậm phát triển của công nghiệp ở địa bàn này.
Rất hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt những vấn đề trên; các bộ ngành có sự phối hợp đồng bộ với nhau và với các địa phương để chính sách và đồng vốn của Nhà nước đem lại hiệu quả cao hơn, chủ trương và mục tiêu của Đảng sớm thành hiện thực, khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng được rút ngắn trong thời gian gần nhất.
III.2. Chương trình 135
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vẫn đang tiếp tục được thực hiện và đóng góp lớn trong việc nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào miền núi Bắc Bộ nói riêng.
Chương trình đã đảm bảo đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ thành quả của quá trình phát triển. Đưa các công trình thiết yếu về các thôn bản, xã tương đối kịp thời và đẩy đủ.
Sau 8 năm (1999-2007) thực hiện Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa),chương trình đã xây dựng được 8.208 công trình; trong đó có 3.950 công trình giao thông, 1448 công trình thuỷ lợi, 2.810 trường học...
Cùng với việc lồng ghép các chương trình, dự án khác, trên địa bàn Chương trình 135 có 70% số xã đã xây dựng 5 hạng mục công trình chủ yếu: đường, điện, trường học, thủy lợi nhỏ, trạm xá và 56% số xã đã dựng đủ 8 hạng mục theo quy định. Điều đặc biệt là chỉ riêng các công trình thuỷ lợi đã tăng năng lực tưới cho hơn 20.000ha đất canh tác và gần 5.000ha đất được khai hoang. Nhờ đó, giúp các xã đặc biệt khó khăn ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ ổn định lương thực và nâng mức bình quân lương thực từ 290kg lên 384kg/người/năm; thậm chí có nhiều xã đã lên đến 500 kg/người/năm.
Những công trình này đã góp phần làm thay đổi nhanh và cơ bản bộ mặt nông thôn, miền núi của các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 tại vùng. Đây thực sự là lực lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo cho vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trung bình ở khu vực đặc biệt khó khăn chỉ còn khoảng 52% so với trước năm 1998 (60 - 72%); về cơ bản không có hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 10-13% hộ nghèo.
Tuy nhiên, Chương trình 135 đã không tránh khỏi những hạn chế. Đó là việc thực hiện chưa tốt nguyên tắc dân chủ, công khai, xã có công trình, dân có việc làm, nhất là ở các tỉnh Tây Bắc. Tại một số thôn bản, công tác quy hoạch chưa tốt; việc lập báo cáo đầu tư, thiết kế, dự toán, giải ngân và thanh toán công trình còn chậm, và đặc biệt chậm ở Lai Châu, Bắc Kạn, Điện Biên và Hà Giang. Việc phân cấp quản lý đầu tư cũng chưa mạnh, nhất là giao xã làm chủ đầu tư. Đến nay, một số tỉnh còn tùy tiện trong bố trí ngân sách Trung ương cho một số xã với mức quá thấp như một số xã của tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn... Quá trình thực hiện, công tác quản lý tài chính, chất lượng công trình có nơi chưa tốt, một số công trình không phát huy hiệu quả, hư hỏng phải sửa chữa tốn kém, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội. Bộ trưởng Ksor Phước cho rằng, khâu yếu kém nhất vẫn là việc quản lý các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Chương trình 135. Điều này làm cho việc đánh giá hiệu quả tổng hợp, chất lượng công trình và mức độ thất thoát vốn rất khó, không tránh được tiêu cực.
Chương trình mới chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, do đó, chưa thể đưa đồng bào vượt qua được đói nghèo. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ đói nghèo còn cao (phần lớn các xã thuộc Chương trình 135 còn tỷ lệ đói nghèo 30%, con số này ở nhiều xã lên tới 50-60%!). Vì thế, kết quả đạt được chưa toàn diện, chưa vững chắc, dễ bị tái nghèo.
Cho đến thời điểm này, tỷ lệ sử dụng trạm y tế xã ở miền núi phía Bắc vẫn thấp nhất trong cả nước. Theo khảo sát của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, trung bình mỗi trạm y tế ở vùng núi phía Bắc chỉ khám, chữa bệnh cho khoảng 10 người dân/ ngày, con số này chỉ bằng một nửa ở vùng đồng bằng. Khảo sát này cũng cho thấy tại 7 tỉnh miền núi, khó khăn khu vực Tây Bắc, hầu hết các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh đều rất thiếu trang thiết bị y tế. Cụ thể, theo danh mục Bộ Y tế quy định về trang thiết bị bệnh viện tuyến huyện phải có trên 200 loại nhưng trên thực tế nhiều nơi chỉ có vài thiết bị hoạt động tốt, còn lại đều là thiết bị cũ, lạc hậu và không đồng bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng điều trị.
III.3. Các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo khác có liên quan và tác động tích cực đến công tác xoá đói giảm nghèo vùng trung du miền núi Bắc Bộ
Công tác định canh, định cư đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đời sống nhân dân vùng cao chậm phát triển, trong đó có công tác định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số chưa tốt. Phương thức sản xuất lạc hậu, phổ biến vẫn là phát, đốt rừng làm nương rẫy. Sau vài năm trồng tỉa cây lương thực, đất đai bị bạc màu, năng suất thấp, người dân lại kéo đi nơi khác, tiếp tục phá rừng, đốt nương làm rẫy mới. Tình trạng ấy diễn ra từ bao đời nay dẫn đến nguồn nước bị cạn kiệt, rừng đầu nguồn bị tàn phá không đủ sức ngăn những cơn mưa lớn, những trận lũ quét làm cho đất đai bạc màu là điều khó tránh khỏi.
Trước thực trạng trên, Chính phủ đã có chương trình và chính sách khuyến khích định canh định cư. Tuy nhiên, công tác định canh, định cư còn nhiều bất cập như đầu tư thiếu đồng bộ, số hộ cần định canh, định cư còn nhiều. Khi sắp xếp, bố trí dân cư chưa thỏa đáng các yếu tố, đặc điểm về văn hóa, điều kiện về đất sản xuất, nước sinh hoạt... nên đồng bào không thật sự yên tâm với nơi ở mới. Hoàn chỉnh phương án phát triển sản xuất ở các khu tái định cư của đồng bào phải di chuyển phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn như Sơn La, Tuyên Quang. Bộ cũng đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, nâng cao diện tích được tưới tiêu, cải tạo môi trường, cải tạo đất... Riêng các tỉnh Tây Bắc đã xây dựng được 15 nghìn công trình thủy lợi, với 4.200 km kênh mương tưới nước cho 84.500 ha lúa chiêm, 139.160 ha lúa mùa, hàng nghìn héc-ta rau màu và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cao.
Để giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo ở miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, Nhà nước và các địa phương phải đặc biệt quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp khu dân cư, thực hiện định canh, định cư vững chắc. Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm, xây dựng các mô hình về định canh, định cư như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đã làm khá tốt. Đẩy mạnh việc khai hoang các diện tích ở vùng thung lũng, phát huy sự sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc phát triển diện tích ruộng bậc thang, vừa bảo đảm tăng diện tích lúa nước, vừa chống xói mòn... Đó là những giải pháp khả thi, đã thành công ở nhiều vùng, cần được nhân rộng ở địa bàn các tỉnh vùng cao.
Thời kỳ đổi mới đem lại những kinh nghiệm quý báu cho công tác vận động định canh, định cư. Những nhân tố kỹ thuật mới như: giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu... đã cho phép một số người dân miền núi không chỉ thâm canh trên ruộng nước mà cả trên nương rẫy. Mặt khác, cơ chế thị trường duy trì đều đặn các hoạt động trao đổi kinh tế giữa miền núi và miền xuôi là yếu tố kích thích tới nền sản xuất nông nghiệp miền núi. Các loại lương thực như: ngô, khoai, sắn hay đậu tương đã trở thành hàng hóa đem lại cơ hội phát triển bền vững cho nông nghiệp vùng đất dốc. Chính sách đầu tư phát triển ưu tiên cho miền núi của Nhà nước như: các chương trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kết cấu hạ tầng lồng ghép với dân số, y tế và giáo dục tạo nên những hiệu quả tổng hợp, làm thay đổi đáng kể tình hình kinh tế, xã hội nông thôn miền núi.
Hay các chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân, người nghèo các tỉnh trung du miền núi phía Bắc để phát triêể chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục ngành nghề cũng được quan tâm thực hiện với các hình thức chovay ưu với lãi suất ưu đãi, ưu đãi thời hạn trả lãi, trả gốc… Con số này chiếm không nhỏ trong Ngân sách nhà nước. Cụ thể là hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội phát triển rộng rãi trong vùng, về đến từng xã vùng cao. Và các tổ chức tín dụng về từng thôn bản tư vấn và cho vay giúp phát triển ngành nghề, nâng cao đời sống các thôn bản khó khăn vùng cao Tây Bắc.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NGHÈO ĐÓI Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020
I.1. Định hướng công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020
Tập trung thực hiện tốt chương trìnhmục tiêu quốc gia về giảm nghèo, chương trình 135 và các chương trình mục tiêu khác. Thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo trên vùng. Để thực hiện mục tiêu trên cần sử dụng nguồn lực của nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt quan tâm đến các nghèo ở các dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa.
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, hỗ trợ giúp đào tạo nghề, kỹ thuật sản xuất, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với các xã, buôn, bản nghèo. Từng bước đầu tư nâng cao dân trí và sức khoẻ cộng đồng.
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và đặc biệt giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với các đối tượng không có khả năng lao động, khongo có người phụng dưỡng. Thực hiện các chương trình hỗ trợ cho giáo dục đối với người nghèo như: nhận trợ cấp, miễn giảm học phí…
I.2. Mục tiêu trong công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ
Các chỉ tiêu chủ yếu hướng đến trong giai đoạn 2006-2020
Thu nhập của nhóm nghèo tăng 1,85 lần so với 2005
Các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu
3 triệu lượt hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi
2 triệu lượt hộ nghèo tập huấn về khuyến nông lâm ngư
0.6 triệu người được miễn giảm phí học nghề
15 triệu người được khám chữa bệnh miễn phí khi đau ốm
9 triệu lượt học sinh nghèo được miễn, giảm học phí, tiền xây dựng trường
200 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm
(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tháng 9-2005 : Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo 2006–2010)
Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản vùng không còn hộ nghèo. Cơ bản xoá nghèo đói trên lãnh thổ vùng. Đưa người nghèo thoát khỏi giặc đói và giặc dốt. Phấn đấu về cơ bản nâng cao trình độ dân trí cho vùng.bình quân mỗi năm giảm 1,5 - 2% ; không để tái đói kinh niên, các xã, thôn bản nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản;
Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi đạt 98%, tỷ lệ người lớn biết chữ cũng tăng. Tiến tới phổ cập giáo dục cấp 2 trên toàn vùng. Tăng tuổi thọ bình quân và giảm tỷ lệ chết yểu ở trẻ em.
Đưa vùng trở thành một đầu mối kinh tế quan trọng trong giao thương kinh tế với các nước láng giềng. Nâng cao vị thế và tiếng nói của người nghèo, của đồng bào dân tộc thiểu số trong xã hội. Tạo ra một cơ chế công bằng trong sân chơi chung, không có sự phân biệt sân chơi giữa các nhóm người, các tộc người, giúp họ có cơ hội làm giàu chính đáng sau khi thoát nghèo.
GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020
II.1. Thúc đẩy phát triển vùng
Thúc đẩy phát triển vùng có nhiều phương thức cũng như con đường khác nhau để đưa vùng đi lên. Song dưạ vào thực tế và lợi thế của vùng là có khí hậu mát mẻ, địa hình núi non trùng điệp đã từng là khó khăn lớn cho vùng song cũng nhờ thế mà ban tăng cho vùng một vẻ đẹp riêng không phải nơi đâu cũng có. Khí hậu trong lành cùng với sự phong phú về văn hoá dân tộc. Chính phủ ta đã quyết định “phát triển du lịch cộng đồng đi đôi với công tác xoá đói giảm nghèo ở trung du miền núi Bắc bộ. Với cá tiêu chí và mục tiêu: Đảm bảo vă hoá, thiên nhiên bền vững; Có sở hữu cộng đồng; Thu nhập giữ cho cộng đồng; Nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Tăng cường quyền lực cho cộng đồng; Tăng cường quyền lực cho cộng đồng và các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua đó cộng đồng dân cư được hưởng lợi ích về mặt vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch cộng đồng mang lại.
Phát triển du lịch cộng đồng tại Sín Chải, Sa Pa – Lào Cai.
Bản Sín Chải cách thị xã Sa Pa khoảng 4 km nằm trên sườn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Với những rừng nguyên sinh bạt ngàn và hệ sinh thái đa dạng và quý hiếm. Cư dân sống ở đây chủ yếu là người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21219.doc