Đề án Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước

MỤC LỤC

 

Lời mở đầu ______________________________________________________1

 

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH CỦA

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

 

I. BẢN CHẤT CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1.Bản chất kinh doanh thương mại ____________________________________3

2.Nội dung của kinh doanh thương mại_________________________________4

 

II. DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

 

1. Khái niệm và các loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước____________________9

2. Vai trò của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nền kinh tế ________10

3.chức năng của doanh nghiệp thương mại nhà nước ____________________13

 

III.Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC_____________15

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

I.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.Tổng quan về hoạt động thương mại nước ta hiện nay__________________17

2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước______18

II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1.Những nguyên nhân rút ra ________________________________________29

2.Một số kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp thương mại nhà nước ______________________________31

 

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

 

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

1. Mục tiêu đổi mới và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước______33

2. Phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước_____________33

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN TỪ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, sắp sếp lại hệ thống doanh nghiệp

thương mại nhà nước_______________________________________________35

2. Tiếp tục đổi mới chính sách quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao

quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước_________________37

3. Tạo lập môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước_________39

III.GIẢI PHÁP TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

1.Xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh đồng thời lựa chọn

phương án kinh doanh thích hợp _____________________________________43

2. Các giải pháp cho đầu vào ________________________________________45

3.Đổi mới quản lý kinh doanh _______________________________________49

Kết luận _______________________________________________________53

Tài liệu tham khảo _____________________________________________54

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà nước có số lao động bình quân hàng năm tăng không đáng kể, xu hướng lao động chuyển sang và tăng nhanh ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên lượng lao động trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước là không nhỏ. Tình hình phân bổ lao động ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước những năm gần đây: Qui mô lao động 1997 số doanh nghiệp số lao động 1998 số doanh nghiệp số lao động 1 -10 lao động 11 - 30 lao động 31 - 100 lao động 101 - 500 lao động 500 - 1000 lao động 1000 lao động trở lên 31 271 593 572 68 31 116 5769 35287 122039 46093 58939 18 265 613 570 69 31 135 5591 36088 121313 47410 57970 Có thể thấy tổng số doanh nghiệp thương mại nhà nước, số các doanh nghiệp có lao động dưới 100 lao động và từ 101 - 500 lao động chiếm đa số. Điều đó cho ta thấy qui mô lao động của doanh nghiệp thương mại nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có trên 500 lao động chỉ chiếm 6,3% (năm 1997). Lực lượng lao động ở các doanh nghiệp được thay thế và bổ sung bằng đội ngũ lao động trẻ khoẻ, có nghiệp vụ , thay dần đội ngũ lao động cũ. Chất lượng lao động chưa cao về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông thực hiện các hoạt động dịch vụ , bán hàng, vận chyển... lao động chưa thể hiện được sự chuyên sâu trong hoạt động thương mại và còn thua kém về sự năng động, tính linh hoạt sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp nếu so sánh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần... Điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chưa phản ánh đúng tiềm năng thực sự của doanh nghiệp, và cũng ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp và bản thân người lao động. Đa số các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiên nay có mức thu nhập tháng bình quân trên đầu người ở mức 400.000 đồng trở xuống và có tới 33 doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân đầu người 150.00 đồng (năm 1997). Số doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1 triệu đồng/ tháng chỉ chiếm khoảng 15% trên tổng số doanh nghiệp thương mại nhà nước. Một vấn đề đang đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng như cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung là năng lực trình độ của đội ngũ nhà quản lý, quản trị và cán bộ nghiệp vụ kinh doanh ở các doanh nghiệp còn thấp. Nhất là học vấn và bề dầy kinh nghiệm trong buôn bán làm ăn với bạn hàng nước ngoài. Theo điều tra của các doanh nghiệp nhà nước thời gian gần đây cho thấy khả năng điều hành của giám đốc doanh nghiệp như sau: tiêu chí doanh nghiệp trung ương doanh nghiệp địa phương có lãi đủ chi thua lỗ có lãi đủ chi thua lỗ Theo số năm làm việc - làm 5 năm liên tục - 6 -9 năm liên tục - 10 -14 năm liên tục - 15 -19 năm liên tục - trên 20 năm liên tục Theo bằng cấp - Không có bắng cấp - Có bằng trung cấp - Có bằng đại học - Có bằng thạc sĩ trở lên 68 74 71 71 64 13 69 76,7 80,6 25 19 20 22 33 13 27,4 23,1 19,4 7 7 9 7 3 74 3,6 0,2 54 65 67 65 63 14 80,5 73,5 70 39 27 26 27 29 15 18,9 24,5 20 7 8 7 8 8 71 0,6 2,0 10 Có thể thấy dù là ở doanh nghiệp trung ương hay địa phương, cán bộ quản trị có bằng cấp càng cao thì khả năng doanh nghiệp có lãi càng nhiều và thâm niên làm việc càng nhiều thì khả năng bị thua lỗ giảm đi. Những yếu kém thiếu hụt về học vấn và bề dầy kinh nghiệm của giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp sé dẫ đến thất bại trong đàm phán, bị động, thậm chí, bị lường gạt trong kinh doanh . Đó sé là nguy cơ dẫn đến sự thua thiệt, thậm chí phá sản doanh nghiệp mà trong những năm gần đây chúng ta vẫn bắt gặp. Cần phải coi đây là một trong những vấn đề trọng tâm bức xúc phải giải quyết để nâng cao nội lực cho các doanh nghiệp. 2.5.Về thị trường: Do chuyển sang cơ chế thị trường nhường chỗ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thương mại nhà nước đã giảm bớt đầu mối bán lẻ mà tăng cường vai trò bán buôn trên thị trường trong nước, tuy thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn về bán lẻ (khoảng 20-30%) nhưng vẫn giữu vai trò chủ đạo, điều phối hoạt động thương mại trên cả nước thông qua việc nắm giữ các nguồn hàng và mạng lưới bán buôn trên toàn quốc (70-80%) cùng một số mặt hàng quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế như: xăng, dầu, than, thuốc lá... Các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong những năm gần đây đã chú trọng phát triển đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực khác như: khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ... Điều đó xuất phát từ nhu cầu của mỗi doanh nghiệp bởi nếu chỉ làm lưu thông thuần tuý thì khó dứng vững trên thương trường. Các doanh nghiệp đã phải tích cực nghiên cứu thị trường, chuyển hướng sản xuất , kinh doanh , chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ theo phương thức tự đầu tư hoặc liên doanh. Tuy qui mô, tỷ trọng đầu tư ở các ngành sản xuất kinh doanh có khác nhau nhưng xu thế chung của các doanh nghiệp là nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, xâm nhập thị trường, phát triển xuất nhập khẩu và lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh làm thước đo cho hoạt động của doanh nghiệp. Việc mở rộng thị trường trong nước của các doanh nghiệp thương mại nhà nước với sự đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh đã có tác dụng tích cực làm giảm đi sự cách biệt giữa miền xuôi và miền ngược, giữa thành thị và nông thôn. Song tình hình tiêu thụ một số mặt hàng nông sản ở thị trường trong nước đang bị giảm sút (năm 1998, 1999) do giá giảm, sức mua cũng giảm gây tồn kho hàng hoá và ứ đọng vốn. Mặt khác lại có nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng thậm chí cùng một mặt hàng nên đã diễn ra tình trạng cạnh tranh, lấn sân nhau dành giật khách hàng và người cung ứng. Cạnh tranh diễn ra găy gắt đối với những hàng hoá đã tiêu chuẩn hoá cao dẫn đến cạnh tranh về giá một cách tiêu cực. Có thể thấy rõ hiện tượng này ở ngành xăng dầu, chiến tranh giá giữa các doanh nghiệp thương mại nhà nước lớn là Petrolimex, Petec, Saigonpetro... nên có những lúc xăng dầu được bán buôn dưới giá thành rất nhiều. Cạnh tranh có tác dụng tích cực của nó, song là không đánguồn vốn có khi mà nhiều khu vực thị trường, ngành hàng còn đang bị bỏ trống như thị trường nông thôn, miền núi, tạo cơ hội cho tư thương nắm giữ làm đội giá thị trường. Tình trạng hàng lậu, hàng giả, kinh doanh không đănguồn vốn ký, không chấp hành chế độ chứng từ hoá đơn, trốn thuế đã gây nên tình trạng các doanh nghiệp thương mại nhà nước bị cạnh tranh không lành mạnh, không đủ sức đội phó để giữ vững thị trường của doanh nghiệp. ở thị trường ngoài nước, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã và đang tìm được chỗ đứng vững chắc, đưa hàng hoá Việt Nam giao lưu với hàng hoá các nước. Các doanh nghiệp đã đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mũi nhọnnhư gạo, cà phê, quần áo, giày dép... quyết định trong việc mở rộng hay thâm nhập thị trường mới đồng thời nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho hoạt động sản xuất, gia công trong nước. Được tháo gỡ về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đã có điều kiện chủ động khai thác nguồn hàng và tìm kiếm thị trường, nâng cao được năng lực cạnh tranh, mở rộng các phương thức kinh doanh hàng đổi hàng, mua bán tại các vùng biên giới, cửa khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục các tình trạng các thị trường truyền thống vôn là bạn hàng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđonexia, Đài loan, HongKong...gặp khó khăn trong khủng hoảng tài chính tiền tệ để giữ được mức xuất khẩu cao nhất, đồng thời chuyển hướng thị trường xuất khẩu, tăng xuất khẩu ở các thị trường như Nga, EU, nhất là tìm cách tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên việc đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường EU, xâm nhập thị trường Mỹ còn gặp nhiều khó khăn do có hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng rất khắt khe, xuất khẩu sang Liên bang Nga còn gặp nhiều rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định... Số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tiếp tục tăng khá như: gạo, dầu thô, hàng dệt may, kể cả một số mặt hàng do thời tiết làm giảm sút sản lượng như thuỷ sản, cà phê... cũng nhanh chóng được khắc phục. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu mới chỉ dựa trên lợi thế so sánh tĩnh, mang tính ngắn và trung hạn (5-7 năm) , khai thác các lợi thế này cũng không cần nhiều vốn, công nghệ, lao động rẻ (chiếm tỷ trọng đa số 94,72%). Các mặt hàng dựa trên lợi thế so sánh động, có hàm lượng vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, công nhân lành nghềchiếm tỷ trọng còn thấp (5,28%). Các doanh nghiệp chưa thực sự hướng về xuất khẩu mà củ yếu dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước nên chưa chú trọng cạnh tranh quốc tế về giá cả và chất lượng hàng. Hàng hoá chất lượng còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ tham gia xuất nhập khẩu theo từng thương vụ kinh doanh tự phát, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm kinh doanh dẫn đến kinh doanh không ổn định, mất tín nhiệm với bạn hàng. Vì lợi ích trước mắy có doanh nghiệp đã không thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su sang Singapore, HongKong, Malaysia, Hàn Quốc mà lại bán sản phẩm cho Trung Quốclấy lợi nhuận cao hơn làm mất thị trường xuất khẩu ở bốn nước đó. Mặt khác, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vướng mắc về thông tin thị trường, thông tin hàng hoá, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh. Mức đọ am hiểu về hàng hoá và thị trường thế giới còn thấp dù ở một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công tác này. Việc sử dụng các phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm, tham gia triển lãm hội chợ ở nước ngoài của hiệp hội ngành hàng hay của từng doanh nghiệp còn rất hạn chế nên vẫn bị lệ thuộc vào thị trường trung gian và gặp nhiều khó khăn khi muốn chen chân vào thị trường tiêu thụ cuôí cùng. Sự phối hợp, liên kết trong kinh doanh trên thị trường quốc tế còn lỏng lẻo, thậm chí cạnh tranh giành giật nhau cả thị trường đầu vào , thị trường đầu ra, dẫn đến bị ép giá khi ký kết hợp đồng, dễ bị đẩy lùi mất chỗ đứng trên thị trường quóoc tế, khó có cơ họi mở rộng hoạt động kinh doanh . Đây là điểm yếu lớn của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trước các hiệp hội doanh nhân nước ngoài mà nếu không giải quyết được sẽ gây thiệt hại lớn cho buôn bán ngoại thương của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh : Trong những năm qua, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại nhà nước có chiều hướng tăng lên. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do Bộ Thương mại quản lý qua các năm như sau: năm doanh thu lợi nhuận 1992 13044 tỷ đồng 328 tỷ đồng 1993 17.360 tỷ đồng 634 tỷ đồng 1995 22.500 tỷ đồng 682 tỷ đồng Doanh thu ở các khu vực cũng tăng hàng năm trong đó doanh thu bán hàng chiếm tý trọng lớn nhẩttong tông doanh thu của các doanh nghiệp thương mại nhà nước : chiếm gần 79% tổng doanh thu năm 1996, 79,47% năm 1997 và 79% trong tổng doanh thu 6 thángđầu năm 1998. Đứng sau doanh thu là hoạt động xuất khẩu. Đối với các lĩnh vức khác như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, du lịch... chiếm gần 4%trong tổng doanh thu trong đó lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 1,4%Tuy tỷ trọng doanh thu của khu vực này đóng góp vào doanh thu không nhiều nhưng chứng tỏ các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã không những kinh doanh hàng hoá phục vụtiêu dùng mà đã bắt đầu chú trọng hơn đến các lĩnh vực dịch vụ khách hàng , góp phần tăng doanh thu đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chủ yếu là do một số doanh nghiệp trụ cột, trường vốn biết đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh đem lại, như năm 1995 tính riêng 2 doanh nghiệp là tổng công ty xăng dầu Việt Nam và công ty Thương mại đầu tư đã chiếm 51,8% doanh thu và 88.75% lợi nhuận (605 tỷ đồng). Hầu hết các doanh nghiệp còn lại làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà nguyên nhân không chỉ từ việc chậm đổi mới tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh , từ việc buông lỏng quản lý doanh nghiệp mà chủ yếu xuất phát từ tình trạng thiêú vốn, mỏng vốn và sử dụng vốn kém hiệu quả. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nhìn chung là thấp nhiều so với khu vực ngoài quốc doanh. Năm 1992, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại nhà nước chỉ đạt gần 10-12 đồng/1000 đồng vốn/ tháng trong khi khu vực ngoài quốc doanh đạt 40-50 đồng/1000 đồng vốn/ tháng. Tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu thấp thể hiện việc sử dụng chi phí và vốn còn thấp. Thực trạng đó đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải có những cố gắng nỗ lực hơn nữa để mở rộng và phát triển kinh doanh đi đôi với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. II. Những nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước : Bên canh những thành tựu và kết quả đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế nhất định. Có những doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được vai trò của kinh tế nhà nước trong lĩnh vực thương mại, song có nhiều doanh nghiệp vươn lên giữ vị trí trọng yếu đầu ngành. Có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, kem hiệu quả song có nhiều doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, dần dần phát triển hoạt động kinh doanh trên phạm vi trong và ngoài nước. Để đưa ra những giải pháp phát triển chocác doanh nghiệp thương mại nhà nước thời gian tới, tháo gỡ cho doanh nghiệp khó khăn và tiếp tục phát huy đà phát triển của các doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi, cần nghiên cứu những nguyên nhân và những kinh nghiêm bước đầu thành công mà các doanh nghiệp đã sử dụng. 1.Những nguyên nhân rút ra từ hoạt động kém hiệu quả : Hoạt động kém hiệu quả được biểu hiện trên nhiều mặt, trong đó biểu hiện tập trung nhất là lỗ vốn và mất vốn. Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quản lýả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước là : Một là: hiện nay cơ chế chính sách và quản lý còn thiếu đồng bộ, thiếu ổn định trong một thời gian cần thiết, tổ chức của thương mại quốc doanh đang phân tán và manh mún. Tổ chức và biên chế nhiều doanh nghiệp chưa được sắp xếp hợp lý, nhất là đội ngũ lao động chưa thích ứng với cơ chế mới. Công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng và cơ quan bảo vệ pháp luật đối với doanh nghiệp còn nhiều mặt chưa thích hợp, chưa thực sự coi doanh nghiệp là công cụ thúc đấỵ phát triển kinh tế thương mại của đất nước. Để chăm lo giúp đỡ và hướng dẫn, thậm chí có nơi, có lúc còn xem doanh nghiệp như là đối tượnh chỉ để kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy doanh nghiệp e ngại trong triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh và mất nhiều thời gian phục vụ không cần thiết Các doanh nghiệp thương mại nhà nước vốn kinh doanh bị phân tán, có nhiều doanh nghiệp nhà nước chỉ có mấy trăm triệu đồng vốn. Do sự thiếu hướng dẫn, điều hành phân công, phối hợp chung giữa các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến tình trạng mạnh ai người nấy làm, phân tán , cục bộ, tranh mua tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau. Hai là: vốn Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước quản lý thiếu, công tác điều hành quản lý vốn chưa linh hoạt và kém hiệu quả. Nhà nước chưa có chính sách vốn thoả đánguồn vốn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng phải mua theo thời vụ (như mía, hạt điều, rau quản lýả,...) tiêu thụ quanh năm, nên vốn lưu động của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao không thể dùng để đầu tư, phát triển sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để dự trù lưu thông với khối lượng cần thiết. Hiện nay có doanh nghiệp thừa hàng chục tỷ đồng vốn, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn không vay được tiền ngân hàng để duy trì sản xuất kinh doanh, không bảo đảm được mức thu nhập bình quân cho người lao động. Việc tiến hành cổ phần hoá chậm. Năm 1997 mới có 7 doanh nghiệp thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hoá , 47 doanh nghiệp đang tiến hành và 1512 doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá. Năm 1998 cũng mới chỉ có 116 doanh nghiệp cổ phần hoá xong, trong đó có 19 doanh nghiệp trung ươnguồn vốn, 90 doanh nghiệp thuộc địa phương, 7 doanh nghiệp thuộc tổng công ty nhà nước. Ba là: Chưa có chất lượng sản xuất kinh doanh, chưa có phương hướng kinh doanh rõ ràng, tạo thế ổn định về mặt hàng và thị trường. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước thấp, chưa chú trọng xây dựng chất lượng kinh doanh để tạo ra mặt hàng thị trường ổn định. Công tác quản lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu. Việc thựchiện chế độ khoán trong kinh doanh do không được quản lý tốt nên đã xảy ra không ít trướng hợp thua lỗ, thất thoát tài sản. Thậm chí còn có trường hợp để các thành phần kinh tế khác núp bóng thương nghiệp Nhà nước, làm cho hoạt động của thân doanh nghiệp thiếu lành mạnh và suy yếu. Nhiều doanh nghiệp chỉ lo "buôn chuyến","đánh quản lýả" từng đợt ngắn, từng thương vụ nên hiệu quản lýả sản xuất kinh doanh rất bấp bênh, không ổn định, có thể lãi lớn, cũng có thể sập tiệm, không gây được tín nhiệm với khách hàng và có lần đã mất bạn hàng. Bốn là: Thiếu sự giúp đỡ hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại : Các cơ quan quản lý cấp trên chưa quan tâm đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất , tạo nguồn hàng xuất khẩu, hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Năm là: Đội ngũ cán bộ chậm được đổi mới, đào tạo và đào tạo lại, chưa đáp ứng được yêu cầu cầu tình hình mới, một bộ phận không ít thoái hoá biến chất không được xử lý kịp thời và kiên quyết làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp vẫn còn bị động lúng túng sản xuất kinh doanh, chỉ đủ sức lo cuộc sông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo do lịch sử để lại nên chưa có điều kiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của mình để thích ứng với cơ chế mới. 2.Một số kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước : Một là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chất lượng sản xuất kinh doanh gắn chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp, gắn xuất nhập khẩu với kinh doanh nội địa, kinh doanh thương mại kết hợp với tổ chức sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp thương mại nhà nước được ra đời từ thời bao cấp và đã có những đóng góp nhất định trong thời kỳ đó với việc chuyên doanh các mặt hàng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao. Chuyển sang cơ chế thị trường, một số các doanh nghiệp tiếp tục chuyên doanh một số mặt hàng thiết yếu. Đối với những doanh nghiệp này, một mặt cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ được giao về ngành hàng chuyên doanh, mặt khác đã không ngừng mở rộng diện mặt hàng kinh doanh , kể cả kinh doanh dịch vụ để tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác tạo điều kiện ổn định trong trường hợp mặt hàng chuyên doanh gặp khó khăn. Thực tiễn mấy năm qua đã chứng tỏ rằng những công ty không có chất lượng sản xuất kinh doanh thì tự mình làm lu mờ vai trò của doanh nghiệp trên thị trường. Hai là: Coi trọng công tác thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Đối với sản xuất kinh doanh thương mại, công tác thị trường có vai trò. Vị trí quan trọng và các doanh nghiệp đều ý thức được điều đó. Nhưng trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm. Những doanh nghiệp biết xây dựng và củng cố bạn hàng, tổ chức nghiên cứu và tìm cách xâm nhập thị trường thì có điều kiện kinh doanh ổn định và phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp này đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo hàng hoá, tham gia hội chợ triển làm trong nước và quốc tế, xuất bản các ấn phẩm, tổ chức công tác tiếp thị... Ba là: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chăm lo không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến được mẫu mã, bao bì và đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng ưu chuộng. Bốn là: Tích cực mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh, phát triển các cửa hàng, cửa hiệu, đại lý nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, hình thành và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã xây dựng và phát triển một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở 61/61 tỉnh, thành phố bao gồm 50 công ty thành viên, 18 chi nhánh, xí nghiệp và hơn một ngàn cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Năm là: Sử dụng đấu thầu và khoán trong sản xuất kinh doanh đã nâng cao hiệu quả và tạo ra động lực kinh tế cho người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp đều thực hiện cơ chế khoán trong kinh doanh sản xuất . Một số doanh nghiệp đã vận dụng linh hoạt đấu thầu và khoán, có cơ chếkiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên nên đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, thu nhập của người lao động tăng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào thực hiện cơ chế "khoán trắng" không thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị cơ sở và người lao động thì thường dẫn đến tình trạng thua lỗ, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho đơn vị quản lý là cần thiết song phải tăng cường công tác, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và tránh thất thoát. Sáu là: Mở rộng hoạt động kinh doanh ở các thị trường thành phố, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Một số doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng hoạt động kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhất, nhu cầu lớn, có tác dụng quyết định đến sản xuất và đời sống, tập trung chi phối những thị trường dân cư, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội như thanh Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước: I. Mục tiêu và phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước : Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cần phaỉ khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp thương mại nhà nước đã đạt được là rất đáng kể: Với sự chuyển đổi tổ chức và phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã từng bước thích ứng với cơ chế mới, đang giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động thương mại nước nhà. Song bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn nhiều yếu kém, gây cản trở cho quá trình phát triển . Việc xác định mục tiêu và phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới là rất cần thiết, làm cơ sở đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại đó. 1. Mục tiêu đổi mới và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước: Một là: phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá làm cho thương mại nhà nước thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, thực hiện tăng tích lỹu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân. Hai là: Hoạt động thương mại nhà nước phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước, phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế xã hội. Ba là: Xây dựng nền thương nghiệp phát triển mạnh có trật tự kỉ cương, theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại theo định hướng XHCN, có khả năng hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Bốn là: Tạo sự ổn định và phát triển mỗi doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động. Trước mắt, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2000 của ngành và của doanh nghiệp. 2. Phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước: Phương hướng phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản phát triển nền thương mại Việt Nam thời gian tới đó là: - Giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại quốc doanh trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng. Phải phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong giao lưu hàng hoá. - Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển và ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đạt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế xã hội. Phương hướng chung phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước đó là: Một là: ổn định tổ chức và tập trung củng cố các doanh nghiệp thương mại nhà nước có vị trí quan trọng đáp ứng các yêu cầu công cộng, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cân đối ngân sách, hình thành các trung tâm thương mại trong nước trung tâm kinh tế- xã hội mới. Kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước quá manh mún và kém hiệu quả bằng phương thức sát nhập, đa dạng hoá sở hữu, giải thể... Hai là: tạo lập cơ chế hiệp tác có hiệu quả giữa doanh nghiệp thương mại nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dân doanh trong nước. Tổ chức các hiệp hội, mở rộng các hình thức hỗ trợ công nghệ, đào tạo và các dịch vụ trong cùng lĩnh vực ngành hàng, địa bàn kinh doanh giữadn thương mại nhà nước và hợp tác xã và kinh tế tư nhân.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74376.DOC
Tài liệu liên quan