MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN VỀ CUỘC NGHIÊN CỨU - 2 -
A – Giới thiệu chung : - 2 -
1. Lí do tiến hành đề án : - 2 -
2.Mục tiêu nghiên cứu - 5 -
B_ Phương pháp luận : - 5 -
II.BÁO CÁO ĐỀ ÁN : - 6 -
A.Phần lí thuyết : - 6 -
1.Giáo dục đại học và cơ chế thị trường_Tiền đề áp dụng Marketing giáo dục . - 6 -
2.Lí thuyết marketing giáo dục. - 9 -
2.Marketing giáo dục là làm những gì? - 13 -
B.Phần thực tế áp dụng nghiên cứu nhu cầu sinh viên trường ĐH KTQD. - 20 -
1.Giới thiệu về trường. - 20 -
2.Áp dụng lí thuyết marketing. - 21 -
III.Lời kết . - 23 -
44 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghiên cứu lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại học, áp dụng tìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học kinh tế quốc dân với chương trình giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều tác động của môi trường vĩ mô.
Khi cụm từ marketing giáo dục vẫn còn xa lạ không chỉ với người ngoài ngành mà cũng thật lạ lẫm với những người trong ngành với tâm lí bảo thủ của xã hội áp dụng marketing quả thục khó khăn.
Tuy nhiên như những thống kê về lượng học sinh phổ thông trong cả nước môi trường nhân khẩu học quả là một động lực áp dụng vào thục tiễn.
Môi trường vi mô.
Hơn hết tất cả sự trì trệ trong cung cách giáo dục cũng vẫn chưa thoát khỏi cái bong của sự độc quyền nhà nước lại là những trở ngại lớn lao đáng kể nhất với chúng ta.
2.Marketing giáo dục là làm những gì?
a.Những vấn đề chung
Cũng như các hàng hóa khác.Làm Marketing giáo dục bao gồm bước phân tích,lập kế hoạch,thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập ,củng có,duy trì và phát triển những cuộc trao đổi.
Vậy nó có liên quan trực tiếp tới việc:
+Phát hiện và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu và ước muốn của khách hàng bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào
+Gợi mở nhu cầu khách hàng.
+Phát hiện và giải thích nguyên nhân của những thy đổi tăng giảm mức cầu.
+Phát hiện cơ hội thách thức từ môi trường Marketing.
+Chủ động đè ra các chiến lược và biện pháp Marketing để tác động lên mức độ thời gian và tính chất của nhu cầu sao cho có thể đạt mục tiêu đặt ra từ trước.
Trên quan điểm Marketing chúng ta coi khách hàng là trọng tâm thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ cũ trước đây.
b.Marketing giáo dục và những vấn dề cụ thể.Hướng khắc phục.
Thường chúng ta không nhắc tới mỗi cụm từ Marketing mà là cả cụm từ Marketing – mix.Với 4 chữ P là những công cụ hữu hiệu cho những nhà làm Marketing.
Về Marketing: sản phẩm là vấn đề quan trọng nhât, các công cụ khác nó chỉ bắt đầu phát huy khi sản phẩm đã tương tự nhau.Làm marketing cho Trường ĐH là tập trung xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế hay trang bị cho SV hành trang về học thuật và kỹ năng để hoà nhập công việc trong tương lai? Hay tập trung tạo dựng mối quan hệ hợp tác, xây dựng hình ảnh của trường với các doanh nghiệp bên ngoài?Như đã phân tích ở trên làm Marketing giáo dục không chỉ theo hướng một chiều,không chỉ tạo ra các cử nhân mà còn tạo công ăn viecj làm cho họ trong tương lai nên viêc đào tạo với chất lượng cao,bằng cấp tốt không chỉ thỏa mãn nhu cầu người học mà cũng là thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp.Hai phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau,là tiền đề cho nhau,cái này là tiêu chuẩn đánh giá thứ kia.Chính vì thế cần làm tốt cả hai mảng.Ngoài ra các trường nên phát triển dự án tạo thêm giá trị gia tăng cho Sinh viên thông qua việc xây dựng một trung tâm hỗ trợ Sinh viên của trường. TT này cung cấp thêm cho sinh viên những tiện ích như gia tăng cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp, địa chỉ nhà trọ, nơi học tập, huấn luyện kỹ năng, tổ chức hội thảo, diễn đàn trao đổi học tập,....Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tiến hành giải quyết cái gốc là Nâng cao chất lượng giảng dạy, Lý thuyết đi kèm thực tiển để giảm bớt tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp phải được doanh nghiệp đào tạo lại (tỉ lệ này là 60%, số liệu khảo sát tại 1 trường đại học).Chúng ta cứ mãi loay hoay trong việc cải thiện chất lượng của nền giáo dục đại học (GDĐH) có lẽ là do chúng ta chưa có một bộ công cụ để đánh giá chính xác năng lực của những “sản phẩm” do chúng ta đào tạo ra.Điển hình là những báo cáo và những phát biểu về chất lượng đào tạo ĐH của chúng ta trong thời gian vừa qua gần như chỉ mang tính chất định tính,và hoàn toàn thiếu những số liệu chứng minh cụ thể hoặc có nhưng những số liệu ấy không mang tính khoa học nên tính thuyết phục không cao. Vậy tại sao chúng ta không xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng nền GDĐH của chúng ta như cách WEF đã, đang làm để đánh giá năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới
Nếu chúng ta xây dựng được cách thức đánh giá nền giáo dục đại học của chúng ta như cách làm của WEF trong kinh tế thì chúng ta sẽ thấy rõ được đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu trong nền GDĐH của mình, để từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả hơn.
Vậy chúng ta sẽ xây dựng các tiêu chí và chỉ báo nào để đánh giá năng lực của những người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ĐH?Đây không phải là việc làm quá khó bởi chúng ta chỉ cần dựa trên những mục tiêu, yêu cầu, năng lực và những phẩm chất mà nền hiaos dục đại học chúng ta mong đợi đối với những sản phẩm của mình sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Dựa vào những mong đợi đó đối với những người có trình độ ĐH, chúng tôi xin đề xuất những tiêu chí đánh giá như sau:
1. Trình độ chuyên môn: thể hiện qua việc có nắm vững chuyên môn được đào tạo hay không, mức độ vững vàng về chuyên môn có đáp ứng được mong đợi của xã hội hay không, chuyên môn có đủ để làm việc ngay hay phải được đào tạo thêm…
2. Kỹ năng, kỹ xảo thực hành: người được đào tạo ở bậc ĐH có khả năng ứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống, trong hoạt động nghề nghiệp hay không, có khả năng làm và tự tạo việc làm hay không, khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính là như thế nào…
3. Năng lực sáng tạo: trong công việc có thường xuyên đưa ra những sáng kiến (thể hiện sự khác lạ và tính độc đáo) trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hay không, có của nước nhà.
khả năng nhìn thấy “cái khác thường” trong cái thường ngày hay không, hay chỉ biết bảo sao làm vậy…
4. Năng lực hợp tác: trong công việc thường ngày có biết cách cùng phối hợp với những người khác, với đồng nghiệp hay chỉ khép kín trong ốc đảo của mình? Có biết lắng nghe và chấp nhận đồng nghiệp cũng như khả năng và mức độ tham gia giải quyết các vấn đề chung của nhóm/thiết chế…
5. Năng lực truyền thông: người có trình độ ĐH có biết cách sử dụng ngôn ngữ bằng lời và không bằng lời để diễn đạt những ý kiến của mình cho người khác hiểu và chấp nhận hay không, có khả năng thương lượng và đàm phán hay không…
6. Phẩm chất đạo đức - nhân văn: những sản phẩm của nền GDĐH của chúng ta có sống trung thực hay không, có tinh thần trách nhiệm hay không, có biết xem trọng lợi ích tập thể hay không, có dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình hay không, có biết “vui với người vui, khóc với người khóc” hay không…
7. Khả năng thể lực: tức là có khả năng làm việc với cường độ cao hay không, có khả năng đứng vững trước những áp lực trong công việc hay không…
Nếu như WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách phỏng vấn một mẫu gồm 100 doanh nghiệp, chúng ta cũng có thể dựa vào cách này để đánh giá năng lực các sản phẩm sau khi được đào tạo của chúng ta, tức phỏng vấn những thiết chế sử dụng lao động trình độ đại học do chúng ta đào tạo. Mỗi tiêu chí trên sẽ được đo bằng nhiều chỉ báo khác nhau.
Việc xây dựng một bộ công cụ để đánh giá năng lực những sản phẩm do chúng ta đào tạo ra là điều cần phải làm và chắc chắn chúng ta có đủ khả năng để làm. Đây chỉ là một đề xuất nhỏ vào công cuộc cải thiện chất lượng nền GDĐH .Đầu vào mặt bằng chung cũng không hề kém phần quan trọng.Còn nhớ có năm có trường đại học còn hạ điểm đàu vào trường mình thấp hơn điểm sàn của bộ giáo dục khiến mặt bằng đầu vào kém trầm trọng.Đó cũng là điêu nên tránh không nên vì số lượng mà bỏ qua chất lượng.Không ai không biết đầu vào ảnh hưởng nhiều tới lối tư duy và chất lượng học và làm sau này.
Ngoài ra những sinh viên họ mong muốn điều gì bởi sinh viên là đối tượng phục vụ chính đem lại nguồn lợi cho chúng ta.Những yếu tố : thư viện,ngoại khóa,vui chơi lành mạnh…là những thứ sinh viên đặc biệt chú ý.Đặc biệt với sinh viên xa quê hoạt động đoàn và hội sinh viên rất được quan tâm.
Một vấn đề nữa đặt ra ở đây nữa là kiểm soát chất lượng không chỉ đối với sinh viên và những doanh nghiệp là khách hàng trực tiếp của chúng ta sau này mà còn có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu nhân viên chính là những nhà giáo đứng lớp.Không ai có thể chấp nhận đứng lớp không công hay với đồng lương ít ỏi mà mong muốn có chất lượng cao đó là điều bất công nhưng đang là thực tại với chúng ta.Theo Richard Dow:”Bốn chữ N của marketing dịch vụ:người,người,người,người”.Vậy những người quyết định chất lượng đã không còn nhiệt tình thì đâu có thể là động lực nâng cao chất lượng?Nhiệt huyết?Lòng yêu nghề?...có quá viển vông?
Chính thế chính sách giá đối với sản phẩm chất lượng cao là vấn đề không thể không bàn.Năm gần đây những khoản tiền đầu tư cho giáo dục đã tăng đáng kể nhưng phần lớn lại để bù cho lương giáo viên với mức lạm phát cao không còn phù hợp đã đến lúc người dân chấp nhận dịch vụ giáo dục KHÔNG MIỄN PHÍ !
Nói đến marketing không thể thiếu mảng định vị và truyền thông.Vốn là khâu đầu tiên và vô cùng quan trọng xác định rõ khách hàng mục tiêu cho chúng ta.Tuy nhiên xét theo thực trạng kinh tế chính trị có nên hay không mọt trường chỉ phục vụ một loại đối tượng phục vụ thì hãy để tầm vi mô hơn ngoài phạm vi bài tập nghiên cứu chuyên sâu.Nói tới truyền thông thì đáng buồn hơn nữa khi các trường vẫn duy trì hoạt động theo phương thức “hữu xạ tự nhiên hương”.Cũng không thể trách khi cầu vượt quá cung trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học đại học như hiện nay.Nhưng không thể phủ định những manh mún PR.
Trước khi thí sinh lựa chọn trường, tôi được xem một đoạn TVC - quảng cáo hẳn hoi, chứ không phải tin bài PR gì của Đại học Công nghiệp Hà Nội, trứơc đây là Cao đẳng đọ 5 năm trước) xa hơn chút nữa là trung cấp.Truyền thông là vấn đề rất quan trọng.Đó là khâu định hướng cho các bạn học sinh từ cấp ba lên đại học về nghề nghiệp tương lai sau nay.Định hướng nghề nghiệp cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghê nhà trường là một yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến sự thành công của thế hệ tương lai. Thực tế cho thấy nhiều người tốt nghiệp Đại học, khi đi làm mới nhận ra mình đã sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp. Hiếm người đủ dũng khí và điều kiện để làm lại từ đầu. Miễn cưỡng bám lấy công việc nên việc họ không thành công trong sự nghiệp cung là điều dễ hiểu. Tệ hại hơn, có người còn đâm ra chán nản, cảm thấy cuộc sổng không còn ý nghĩa. Đó không chỉ là việc dành riêng hay một giờ nói chuyện của các trường cấp ba nên làm mà đó là việc của toàn xã hội mà các trường đại học không nên bỏ qua.Không nhưng đem lại những kiến thức sơ khai các bạn học sinh tự tìm trong cuốn “những điều cần biết khi tuyển sinh”.Chọn trường chọn khoa theo cảm tính hay theo mong muốn của bố mẹ.
Một vấn đề lớn khác cần chú ý đó là việc giảm áp lực trong học hành thi cử và đạo đức nghề nghiệp của người thầy.Chuyện một nữ sinh TP. Hồ Chí Minh tự tử vì áp lực học hành và trường hợp một cô giáo dùng kim tiêm đâm vào mặt học sinh ở Đồng Nai khiến dư luận bất bình.Giảm tải những áp lực chương trình học và phát huy tính sáng tạo tránh sức ì.
B.Phần thực tế áp dụng nghiên cứu nhu cầu sinh viên trường ĐH KTQD.
1.Giới thiệu về trường.
Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University, viết tắt là NEU) là trường đại học chuyên đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bậc đại học và sau đại học. Ngoài ra, còn làm nhiệm vụ tư vấn các chính sách vĩ mô cho nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.Thành lập : Ngày 25 tháng 11 năm 1956, với tên trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Tổng số giáo viên, cán bộ công nhân viên: 1.117, trong đó có 26 giáo sư, 69 Phó giáo sư, 207 Tiến sỹ, 250 Thạc sỹ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.
Hiện có 19 khoa, 32 chuyên ngành, 2 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
Thành tích
Huân chương Lao Động hạng ba (năm 1972)
Huân chương Lao Động hạng nhì (năm 1978)
Huân chương Lao Động hạng nhất (năm 1983)
Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1986)
Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1991)
Huân chương Độc Lập hạng nhất (năm 1996)
Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000)
Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001)
Những điều đó có lẽ thậm chí là sinh viên trong trường còn không rõ về ngôi trường mình theo học và tự hào.Có thể nói ĐH KTQD là một trong số những trường thực hiện mạnh nhât,rõ ràng nhất chính sách thu hút sinh viên theo kiểu “ hữu xạ tự nhiên hương”.Điều đó không đáng phàn nàn gì khi mà mỗi năm tỷ lệ chọi của trường vẫn là số có hai chữ số.Và khi mà trường công lập này vẫn là một trong số những trường điểm của nhà nước,vẫn là con cưng được nâng đỡ.
2.Áp dụng lí thuyết marketing.
Cũng có thể nói chưa nhất thiết phải làm Marketing tại trường KTQD tuy nhiên theo xu thế hội nhập với nguồn nhân lưc vốn có tại sao kinh tế không là trường đi đầu trong khối giáo dục đại học?
Thực tiễn :
Qua nghiên cứu hỏi sinh viên trường KTQD
Chỉ tiêu Q1 đưa ra 6 lựa chọn nơi tìm kiếm thông tin qua báo,đài,tạp chí,truyền hình;internet;giới thiệu của bạn bè người quen;thư thự giới thiệu của trường;cuốn những điều cần biết tuyển sinh;nguồn khác.Hầu hết sinh viên được hỏi tìm hiểu thông tin về trường qua cuốn những diều cần biết tiếp sau là qua bạn bè người quen giới thiệu,inernet và thư thự giới thiệu của trường gần như về 0.
với chỉ tiêu Q2 sinh viên vào trường chủ yếu dựa vào tên tuổi và sự chắc chắn cho tương lai cũng gần đồng nghĩa nhau.Dùng tên tuổi để chắc chắn.Thậm tệ hơn nữa hầu như sinh viên không chọn vì giáo dục ngoại ngữ 1 thứ có thể coi là quan trọng với dân kinh tế cho thấy chúng ta nên chú trọng hơn nữa tới giáo dục ngoại ngữ cho sinh viên.
Số sinh viên không hài lòng hầu hết với chương trình giáo dục ngoại ngữ.Một số ý kiến khác cho rằng chương trình đào tạo tín chỉ gặp nhiều bất cập với sinh viên.phần nhiều là do cơ sở vật chất rất ít không hai long với trình độ giáo viên và thời gian học,những chỉ tiêu còn lại.
Tâm lí coi trọng chất lượng trình độ giáo viên dược đặt lên hàng đầu với điểm trung bình 2.225.Theo thứ tự trung bình sự chắc chắn cho tương lai 3.85,môi trường sư phạm 4.075,tên tuổi trường 4.6,sự đa dạng chương trình học 4.9,cơ sở vật chất 5.325,gióa dục ngoại ngữ 6.25,mức học phí 7.00,thời gian học 7.425,địa điểm học 7.675.Xem bảng Q5.
Với chỉ tiêu Q6 khẳng định thêm nữa sụ coi trọng chỉ tiêu chất lượng với trình độ giáo viên điểm trung binh 4.675,sự chắc chắn cho tương lai 4.425,cơ sở vật chất 3.95,môi trường sư phạm 3.875,giáo dục ngoại ngữ 3.85,sự đa dạng chương trình học 3.725,tên tuổi trường 3.475,địa điểm học 3.1,mức học phí 2.85,thời gian học 2.225.
Chỉ tiêu Q7 cho thấy hướng sắp tới chúng ta nên chú trọng tới nhu cầu đọc hơn nữa của sinh viên nên phát triên thêm nữa thư viện và những hoạt động ngoại khóa vui chơi giải trí.Những hoạt động thiết thực cho cong việc tương lai.
III.Lời kết .
Hiện nay ngay cả ở các nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới cũng đang có những biến đổi mạnh mẽ trước sức ép của xu hướng toàn cầu hóa. Nếu trước đây, rất ít người hoạt động trong ngành giáo dục nghĩ đến khái niệm "khách hàng" và lại càng ít bàn đến chuyện “lợi nhuận" mang lại từ chính nghề mà họ đang làm, thì bây giờ đã khác. Bước vào nhũng năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, giáo dục đã có những bước phát triển trên quy mô toàn cầu và đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ bao giờ. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, vào những năm đầu của thế kỷ này, thế giới có khoảng 2 triệu Sinh viên Đại học đã và đang du học ở nước ngoài, chiếm khoảng 2% của 100 triệu Sinh viên trên toàn thế giới. Theo tổ chức này kể từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, "thị trường giáo dục Đại học" liên tục tăng trưởng, khoảng 7% mỗi năm. Chỉ riêng mức thu học phí thường niên đối với sinh viên nước ngoài, đã lên tới khoảng 30 tỉ USD. Ở Úc, mức thu học phí hàng năm từ sinh viên quốc tế du học tại đây đạt tới 6 tỉ AUD (đôla Úc) .
Xem sinh viên như một loại "khách hàng" là một ý tưởng hoàn toàn mới và mang tính đột phá trên phạm vi toàn cầu. Tại Châu Âu và các nước phát triển khác, từ nhiều năm trước đây, khách hàng trong lĩnh vực giáo dục chủ yếu là Nhà nước. Họ muốn rằng, nguồn nhân lực của quốc gia mình phải được giáo dục trong môi trường tốt nhất và ít tốn kém nhất. Thế nhưng, phần lớn Sinh viên hiện nay lại đang tìm kiếm cho mình một lựa chọn tốt nhất theo hướng: thời gian, tiền bạc, sức lực bỏ ra sẽ đem lại cho họ lợi ích gì, giống như bà nội trợ khi ra chợ chọn loại thức ăn gì vừa hợp khẩu vị, vừa giàu chất dinh dưỡng, lại vừa hợp với túi tiền.
Ai cũng biết dân ta tha thiết với việc học như thế nào. Vậy mà từ nhiều năm nay giáo dục của ta vẫn ì ạch, chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, với những khó khăn bế tắc tự gây ra và nhiều chứng bệnh tiêu cực kéo dài quá lâu, không biết đến bao giờ mới chấm dứt được. Tâm trạng của người dân, như đã được phản ảnh qua các báo chí.Mà không lo lắng sao được: trong một thế giới toàn cầu hoá, cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết, nước nào cũng xem giáo dục là vũ khí chiến đấu chính. Có chăng chỉ chúng ta còn mơ hồ về sức mạnh của vũ khí này, mặc dù Hiến pháp đã ghi rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Theo dự báo của một số học giả , nếu cứ như xu thế hiện nay thì đến khoảng 2020, sẽ có 9 trong 15 nước giàu có nhất hiện nay tụt xuống Ai cũng biết dân ta tha thiết với việc học như thế nào. Vậy mà từ nhiều năm nay giáo dục của ta vẫn ì ạch, chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, với những khó khăn bế tắc tự gây ra và nhiều chứng bệnh tiêu cực kéo dài quá lâu, không biết đến bao giờ mới chấm dứt được.
Với một nền giáo dục yếu kém, chắc chắn kinh tế sẽ mất sức cạnh tranh. Các nước ASEAN vừa qua đã nhận định đúng đắn rằng vấn đề trung tâm hiện nay là nâng cao chất lượng và trình độ nhân lực. Dĩ nhiên muốn thực hiện điều này không có cách nào khác là nâng cấp, hiện đại hoá giáo dục, để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn kinh tế tri thức.Như vậy, hiện đại hoá giáo dục là nhiệm vụ cấp bách nếu chúng ta không muốn bị thua thiệt khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Vấn đề là hiện đại hoá như thế nào và bằng cách nào ?
Trên quan điểm tổng quát đó, giáo dục ở thế kỷ 21 sẽ phải đặc biệt chú ý những vấn đề chính sâu đây.
1) Trong thời kinh tế tri thức, đương nhiên tri thức là quan trọng, nhưng như trên đã nói, yếu tố quyết định sức sống và vươn lên của một cộng đồng là khả năng sáng tạo, mà muốn sáng tạo thì chỉ có tri thức thôi chưa đủ, còn phải có đầu óc tưởng tượng. Tri thức mà thiếu trí tưởng tượng thì không thể sử dụng linh hoạt và dễ biến thành tri thức chết, tri thức không phát triển được. Có tri thức mà thiếu đầu óc tưởng tượng thì chỉ có thể làm theo, bắt chước, không nghĩ ra được ý tưởng mới, mà trong xã hội ngày nay, dù là lĩnh vực kinh doanh, khoa học, công nghệ hay văn hoá, nghệ thuật, không có ý tưởng mới có nghĩa là vô vị, nhàm chán, không có sức thu hút, không đủ sức cạnh tranh. Thật không có gì tai hại hơn cho xã hội bằng chứng bệnh xơ cứng tư duy. Do đó giáo dục ở thế kỷ 21 không thể chỉ coi trọng tri thức mà còn phải chú ý rèn luyện trí tưởng tượng, làm cơ sở cho tư duy sáng tạo. Đặc biệt đại học càng phải coi trọng đầu óc, phong cách và kỹ năng nghiên cứu khoa học hơn bao giờ hết.
Đối với nứơc ta, phương châm này còn đáng chú ý thêm một bậc nữa vì dân ta vốn quen sao chép quá nhiều, trong hàng nghìn năm lối học tầm chương trích cú đã hạn chế ngặt nghèo trí tưởng tượng của ông cha ta. Chỉ trừ trong đấu tranh chống ngoại xâm, còn trên mọi lĩnh vực khác, về triết học, tư tưởng, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, kinh tế, phải nhận rằng trí tưởng tượng VN không thuộc loại xuất sắc trên thế giới. Đó là điểm yếu, rất yếu của chúng ta, nếu giáo dục (và không phải chỉ giáo dục) không chú ý sớm khắc phục thì xã hội khó mà tiến nhanh được. (Ai không tin chỉ việc quan sát hàng đồ chơi đang bày bán khắp nơi cho trẻ em nhân dịp trung thu này: toàn là đồ chơi Trung Quốc, đâu phải cao siêu gì, nhưng phong phú về chủng loại, cách trình bày,v.v. còn đồ chơi VN thì nghèo nàn, ít hấp dẫn, năm này qua năm khác chỉ quanh quẩn mấy thứ trẻ em ta đã nhàm).
2) Công bằng, dân chủ là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện đại, dù cho cách hiểu và cách thực thi còn nhiều điểm khác nhau tuỳ mỗi nước. Trong giáo dục công bằng, dân chủ có nghĩa là bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn. Bước vào kinh tế tri thức, đó không chỉ là một nguyên tắc đạo đức, đó còn là điều kiện tối cần thiết để bảo đảm sự phát triển của xã hội. Vì chỉ khi có công bằng, dân chủ trong giáo dục, chỉ khi mọi người, dù giàu nghèo, sang hèn, đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau, khi đó tiềm năng trí tuệ của xã hội mới được khai thác hết. Trên thực tế điều đó có nghĩa là không để cho bất cứ ai chỉ vì nghèo khó mà không được học đến nơi đến chốn theo sở nguyện. Phải nói rằng từ mấy chục năm trước, dù còn khó khăn gian khổ nhưng nền giáo dục VN vốn rất tiên tiến về mặt này. Thật trớ trêu là hơn chục năm nay, từ khi nêu cao định hướng xã hội chủ nghiã thì giáo dục của chúng ta ngày càng xa rời công bằng và dân chủ, đi ngược lại xu thế của thời đại, đi ngược lại lý tưởng cao qúy của xã hội mà chúng ta đang hướng tới. Một thực tế rõ ràng là con em các tỉnh miền núi, các vùng nông thôn, hay con em nhà nghèo ở thành thị, đi học đã khó mà học lên cao càng khó hơn. Với chế độ học tập buộc phải học thêm ngoài giờ rất nhiều, phải đóng góp vô vàn khoản tốn kém ngoài học phí, hàng năm phải mua sắm sách giáo khoa mới, với chế độ đánh giá và thi cử tốn kém kỳ quặc bậc nhất trên thế giới như hiện nay, nhà trường của ta đã vô tình gạt ra ngoài cả một lớp trẻ thiếu may mắn vì trót sinh ra trong những gia đình nghèo hoặc không ở thành phố. Báo chí đã phản ảnh quá đủ tình cảnh đáng thương của những trẻ em ham học mà chỉ vì thiếu tiền nên không thực hiện nổi mơ ước, dù chỉ là mơ ước rất khiêm tốn. Thế mà có người còn nói rõ: muốn học tốt phải mất tiền, sao lại đòi Nhà Nước lo !
3) Tùy theo cá tính, mỗi con người có những sở thích, sở trường, sở đoản riêng, sự đa dạng ấy làm nên cuộc sống phong phú và là mảnh đất để nảy nở tài năng sáng tạo. Cho nên giáo dục phải phóng khoáng, không hạn chế, hay kìm hãm mà trái lại phải tôn trọng, phát triển cá tính, và muốn thế không thể gò bó mọi người trong một kiểu đào tạo như nhau, một hướng học vấn như nhau, mà phải mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng, đồng thời cho phép họ dễ dàng chuyển sang con đường khác khi thấy sự lựa chọn của mình chưa phù hợp. Chẳng hạn, vấn đề phân ban ở trung học phổ thông mà trước đây ba năm đã thành đề tài rất sôi nổi. Vừa qua có nhiều phản ứng gay gắt với cách phân ban của Bộ GDĐT chủ yếu vì cách làm không tính đến điều kiện cụ thể trong nước và quan niệm về phân ban còn theo lối cũ, sinh ra mâu thuẫn với yêu cầu giáo dục phổ thông. Chứ thật ra, ở vài năm cuối trung học, nhu cầu cá biệt hoá việc học để tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho lớp trẻ cần phải được chú ý giải quyết thoả đáng. Vấn đề là tổ chức quá trình giảng dạy như thế nào để làm tốt việc đó, để không hại đến yêu cầu học vấn phổ thông, đồng thời không cứng nhắc đến mức đã lỡ chọn ban nào rồi thì cứ thế phải theo ban đó cho đến hết, không thể thay đổi nửa chừng nếu thấy chưa thích hợp.
4) Cho đến giữa thế kỷ 20, các nước công nghiệp đều thực thi giáo dục tiểu học bắt buộc; từ giữa thế kỷ 20 họ chuyển sang trung học bắt buộc. Còn đại học thì cho đến những năm 70 thế kỷ trước, vẫn còn dành riêng cho một thiểu số có tài năng để đào tạo thành tầng lớp chuyên gia cao cấp: kỹ sư, bác sĩ, giáo sư. Sau đó dần dần đại học mở rộng cửa, đón đông đảo thanh niên, và từ vài chục năm nay đã chuyển sang đại học cho số đông, cho đại chúng, rồi gần đây đã trở thành phổ cập ở nhiều nước phát triển. Ngay những nước công nghiệp mới cũng đã thực hiện đại học cho số đông và đang tiến tới phổ cập. Sở dĩ như vậy là do khoa học công nghệ tiến nhanh, một mặt các ngành hoạt động kinh tế ngày càng yêu cầu lực lượng lao động phải có trình độ cao mới đảm bảo hiệu quả và năng suất, mặt khác trình độ văn minh hiện đại cũng đòi hỏi mọi thành viên trong cộng đồng phải có học thức cao mới hưởng thụ được đầy đủ cuộc sống của bản thân đồng thời đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Rất rõ ràng xã hội văn minh ngày nay đang tiến đến chỗ trình độ học thức hai năm đầu của đại học trở thành cần thiết cho mọi người, giống như trình độ học thức tiểu học cách đây một thế kỷ. Vì vậy, phải tiến tới mở cửa đại học cho số đông, rồi cho tất cả mọi người trong độ tuổi, đó là xu thế của giáo dục ở thế kỷ 21. Xu thế này tất yếu sẽ đưa đến những thay đổi lớn về quan niệm cũng như tổ chức, quản lý giáo dục đại học mà đặc điểm chủ yếu là sẽ rất uyển chuyển và đa dạng.
Hiện nay giáo dục của ta còn nhiều khó khăn, chủ yếu vì sử dụng quá lãng phí các nguồn lực cho nên ngay đến phổ cập THPT xem ra cũng còn là mục tiêu xa vời. Thế mà đã có tiếng kêu thừa thầy thiếu thợ, hàm ý quá nhiều nguời tốt nghiệp đại học mà không có mấy công nhân kỹ thuật. Thật ra, cả thợ và thầy đều thiếu. Ngay cả nếu thầy thợ của ta đào tạo thật đúng chất lượng thì cũng vẫn thiếu, cái sự thừa ấy chẳng qua là do quan niệm còn quá cũ về thầy, thợ. Dù thế nào, muốn hội nhập quốc tế mà không thua thịệt, phải mau chóng tăng số năm học trung bình của lực lượng lao động, dần dần đuổi kịp các nước trong khu vực (Thái lan có lực lượng lao động với học thức trung bìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết Marketing giáo dục bậc đại họcTìm hiểu nhu cầu và mong muốn sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân với chương trình giáo dục.DOC