MỤC LỤC
Lời nói đầu.
PHẦN 1. Lý thuyết chung về nghiệp vụ thị trường mở .
1. Lịch sử hình thành nghiệp vụ thị trường mở.
2. Khái niệm thị trường mở:
2.1. Khái niệm
2.2. Phân loại nghiệp vụ thị trường mở
3. Nội dung hoạt động của thị trường mở:
3.1. Phạm vi thành viên tham gia thị trường mở:
3.2. Phạm vi hàng hoá được sử dung giao dịch
3.3. Vấn đề giá và lãi suất bao gồm giá mua, giá bán trên thị trường mở.
3.4. Phương thức giao dịch
3.5. Trình độ phối hợp giữa các công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ.
3.6. Công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán.
4. Các hình thức gia dịch chủ yếu trên thị trường mở.
4.1. Giao dịch có kỳ hạn
4.2. Mua bán hẳn.
1. Cơ chế tác động tới lượng tiền cung ứng của nghiệp vụ thị trường mở.
5.1.Khái niệm lượng tiền cung ứng
5.2.Cơ chế tác động
5.2.1. Mua trên thị trường mở
5.2.2. Bán trên thị trường mở
6. Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở
7. Thực trạng hoạt động của thị trường mở ở một số nước trên thế giới
7.1.Thị trường mở ở Mỹ
7.2.Thị trường mở ở Đức
PHẦN 2: Thực trạng hoạt động của nghịp vụ thị trường mở ở Việt Nam
1. Sự cần thiết phải ra đời nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam
2. Vài nét về nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam
2.1.Điều kiện thị trường tài chính
2.1.1.Thị trường trái phiếu Chính phủ
2.1.2.Thị trường liên ngân hàng
2.2.Khuôn khổ pháp lý
3. Thực tế hoạt động thời gian vừa qua
3.1.Số lượng thành viên tham gia còn ít
3.2. Hàng hoá
3.3. Phương thức giao dịch
PHẦN 3: Một số phương hướng phát triển nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam
1. Nghiệp vụ thị trường mở thực chất là hoạt động của NHNN
2. Đa dạng hoá hàng hoá trên thị trường
3. Phương thức giao dịch
4. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán
5. Một số phương pháp khác.
Kết luận.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5634 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nghiệp vụ thị trường mở - Một công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác.
Khối tiền tệ L: bao gồm M3 và các loại giấy tờ có giá trong thanh toán.
5.2. Cơ chế tác động:
Một cách mà NHTƯ tạo ra các thay đổi của cơ số tiền tệ là mua hoặc bán các trái khoán chính phủ thông qua một nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua trái khoán do NHTƯ thực hiện được gọi là mua trên thị trường mở, trong khi việc bán trái khoán do NHTƯ thực hiện được gọi là bán trên thị trường mở.
5.2.1. Mua trên thị trường mở từ một ngân hàng:
Một doanh nghiệp mua 100 triệu đồng trái khoán từ một ngân hàng và thanh toán các trái khoán ấy bằng môt séc 100 triệu đồng. Ngân hàng đó hoặc sẽ gửi tờ séc đó vào tài khoản của mình ở NHTƯ hoặc đổi lấy tiền mặt, đây sẽ được coi là tiền két. Dù hành động theo cách nào ngân hàng này sẽ thấy bản thân có thêm 100 triệu đồng tiền dự trữ và giảm 100 triệu đồng tiền tài sản chứng khoán.
Hệ thống ngân hàng.
tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán –100
Tiền dự trữ +100
Trong khi ấy, NHTƯ thấy rằng tài sản nợ của mình đẵ tăng thêm 100 triệu đồng là tiền dự trữ, đồng thời tài sản có của NHTƯ đã tăng thêm100 triệu đồng chứng khoán. Tài khoản T của NHTƯ lúc này:
NHTƯ
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán +100 tiền dự trữ +100
Kết quả thực của việc mua trên thị trường tự do này là tiền dự trữ đã tăng thêm 100 triệu đồng. Vì lúc đó không có thay đổi nào về đồng tiền lưu hành nên cơ số tiền tệ cũng đã tăng thêm 100 triệu đồng.
5.2.2. Mua trên thị trường mở từ giới phi ngân hàng:
Trường hợp 1: giả sử rằng 1 cá nhân hay 1 công ty bán 100 triệu đồng trái khoán cho NHTƯ vào 1 ngân hàng địa phương. Tài khoản của công chúng đó sau giao dịch này là :
Giới phi ngân hàng
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán -100
Tiền gửi có thể phất séc +100
Sau khi ngân hàng này nhận séc ấy, nó ghi có cho tài khoản của người gửi tiền và sau dố gửi tấm séc ấy vào tài khoản của mình ở NHTƯ. Tài khoản T của hệ thống ngân hàng trở thành :
Hệ thống ngân hàng
Tài sản có Tài sản nợ
Tiền dự trữ +100 Tiền gửi có thể phát séc +100
Tác dung đối với bản quyết toán tài sản của NHTƯ là ở chỗ nó đã thêm được 100 chứng khoán trong coọt tài sản của nó, trong khi ấy , nó tăng thêm 100 tiền dự trữ ở cột tài sản nợ của nó.
NHTƯ
Tài sản có Tái sản nợ
Chứng khoán +100 Tiền dự trữ +100
Như tài khoản T ở trên, khi tấm séc đó của NHTƯ được gửi vào một ngân hàng, kết quả thực của vụ mua từ một giới phi ngân hàng trên thị trường mở là tương tự với vụ mua từ một ngân hàng trên thị trường mở.
Tiền dự trữ tăng thêm 100 triệu đồng từ vụ mua trên thị trường mở và cơ số tiền tệ cũng tăng thêm 100 triệu đồng đó.
Mặt khác, nếu cá nhân hoặc công ty ấy bán trái khoáncho NHTƯ đổi tờ séc của NHTƯ lấy tiền mặt tại một ngân hàng địa phương hoặc tại một ngân hàng dự trữ liên bang, thì tác dung đối với tiền dự trữ khác nhau. Cá nhân ấy sẽ nhận 100 triệu đồng tiền mặt trong khi tài sản chứng khoán của anh ta giảm 100 triệu đồng. Tài khoản T của cá nhân ấy sẽ là :
Giới phi ngân hàng
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán -100
Tiền mặt +100
Khi NHTƯ nhận thấy rằng nó đã trao đổi 100 triệu đồng tiền mặt lấy 100 triệu đồng tiền chứng khoán, do đó tài khoản T của nó là:
NHTƯ
Tài sản có Tài sả nợ
Các chứng khoán +100 Đồng tiền lưu hành +100
kết quả thực của vụ mua trên thị trường mở trong trường hợp này là tiền dự trữ không thay đổi, trong khi đồng tiền lưu hành tăng thêm 100 triệu đồng. Như vậy cơ số tiền tệ tăng thêm số tiền 100 triệu đồng từ vụ mua trên, trong đó khi ấy tiền dự trữ không tăng.
Sự phân tích trên cho thấy tác dụng của một vụ mua trên thị trường mở với tiền dự trữ khác đi tuỳ theo việc người bán các trái khoán đó giữ món tiền thu được dưới dạng tiền mặt hoặc là dưới dạng tiền gửi. Nếu số tiền thu được ấy giữ ở dạng tiền mặt, vụ mua trên thị trường mở này không có tác dung gì đến tiìen dự trữ; nếu số tiền thu được ấy giữ dưới dạng tiền gửi, thì tiền dự trữ tăng thêm một số tiền của vụ mua trên thị trường mở đó.
Tuy nhiên tác dụng của một vụ mua trên thị trường mở đối với cơ số tiền tệ luôn luôn như nhau, dù tiền thu được từ vụ bán đó được giữ ở dạng tiền gửi hay tiền mặt. Tác động của một vụ mua trên thị trường mở đối với tiền dự trữ là không chắc chắn hơn nhiều so với tác dung của nó đối với cơ số tiền tệ.
5. 2.3. Bán trên thị trường mở:
Nếu NHTƯ bán 100 triệu đồng trái khoán cho một ngân hàng hay một giới phi ngân hàng cơ số tiền tệ sẽ giảm 100 triệu đồng. Ví dụ, nếu NHTƯ bán các trái khoán đó cho một cá nhân, cá nhân đó thanh toán các tài khoản ấy bằng tiền mặt, thì người mua đó trao đổi 100 triệu đồng tiền mặt lấy 100 triệu đồng trái khoán và đưa đến tài khoản T như sau:
Giới phi ngân hàng
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán +100
Tiền mặt -100
Mặt khác, NHTƯ đã giảm bớt tài sản chứng khoán của nó 100 triệu đồng và cũng đã hạ thấp tài sản nợ tiền tệ qua việc nhận tiền mặt để thanh toán cho các trái khoán của nó, do vậy giảm bớt số lượng tiền lưu hành 100 triệu đồng.
NHTƯ
Tài sản có Tài sản nợ
Chứng khoán -100 Đồng tiền lưu hành - 100
Tác dụng của 100 triệu đồng trái khoán đó trên thị trường mở là làm giảm bớt một số tiền bằng như thế của cơ số tiền tệ, tuy rằng tiền dự trữ giữ nguyên không thay đổi. Những trạng thái khác nhau của các tài khoản trong các trường hợp người mua các trái khoán đó là một ngân hàng hoặc người mua đó thanh toán các trái khoán ấy bằng một séc phát ra theo một tài khoản tiền gửi có thể phát séc tại ngân hàng địa phươngcủa người ấy, đều dẫn đến một sự giảm bớt 100 triệu đồng trong cơ số tiền tệ, tuy rằng việc giảm xảy ra do mức tiền dự trữ đã sụt giảm.
Từ sự phân tích của chúng ta về mua bán trên thị trường mở, nay có thể đưa ra kết luận sau: tác dung của các nghiệp vụ thị trường mở đối với tiền dự trữ là không chắc chắn hơn nhiều so với tác dung đố đối với cơ số tiền tệ. Do đó, NHTƯ có thể kiểm soát cơ số tiền tệ một cách có hiệuquả hơn bằng các nghiệp vụ thị trường mở so với có thẻ kiểm soát các khoản tiền dự trữ.
6. Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở:
Sở dĩ nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ quan trọng nhất do các ưu điểm nổi bật sau:
6.1. nghiệp vụ thị trường mở phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHTƯ: trong đó NHTƯ hoàn toàn chủ động kiểm soát được khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, việc kiểm soát này là gián tiếp, không nhận thấy được. Ví dụ như trong nghiệp vụ chiết khấu, NHTƯ có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích các NHTM, chỉ thông báo lãi suất chiết khấu, mà không kiểm soát trực tiếp khối lượng cho vay chiết khấu.
6.2. Nghiệp vụ thị trường mở vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác. Có thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào. Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặccơ số tiền tệ, dù ở mức nhỏ nào đi nữa, nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt được bằng cách mua hoặc bán một lượng nhỏ chứng khoán. Ngược lại, nếu có yêu cầu thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ ở quy mô lớn, NHTƯ cũng có đủ khả năng thực hiện được thông qua việc mua hoặc bán một khối lượng lớn tương ứng các chứng khoán.
6.3. Nghiệp vụ thị trường mở dễ dàng đảo chiều.
Nếu NHTƯ có mắc phải sai sót nào đó trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, thì có thể ngay tức khắc sửa chữa sai sót đó. Ví dụ, khi NHTƯ nhận thấy rằng, lãi suất trên thị trường tiền tệ (lãi suất ngắn hạn ) hiện đang quá thấp do vừa qua NHTƯ đã thực hiện việc mua quá nhiều trên thị trường mở, thì có thể tức khắc sửa chữa nó bằng cách bán ngay các giấy tờ có giá cho các ngân hàng.
6.4. Nghiệp vụ thị trường mở có tính an toàn cao.
Giao dịch trên thị trường mở hầu như không gặp rủi ro, xét trên góc độ của cả ngân hàng trung ương lẫn các NHTM, bởi vì, cơ sở bảo đảm cho các giao dịch trên thị trường mở đều là những giâý tờ có giá, có tính thanh khoản cao, không có rủi ro tài chính.
6.5. Nghiệp vụ thị trường mở có thể thực hiện một cách nhanh chóng không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành chính. Khi NHTƯ quyết định muốn thay đổi dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ, NHTƯ chỉ cần đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dịch chứng khoán ( trên thị trường tiền tệ ) và sau đó việc mua bán sẽ được thực thi ngay.
7. Thực trạng hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở của một số nước trên thế giới:
Như ta đã biết nghiệp vụ thị trường mở ra đời từ những năm 1920 đầu tiên tại Mỹ và sau đó do tính chất khả thi của nó mà nghiệp vụ thị trường mở được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là các nước phát triển. Sau đây ta sẽ xem xét hoạt động thị trường mở tại một số nước tiêu biểu trên thế giới như Mỹ hoặc Đức.
7.1.Hoạt động thị trường mở tại Mỹ:
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất bởi vì những nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ, và là nguồn chính gây ra những biến động trong cung ứng tiền tệ. Việc mua trên thị trường tiền tệ làm tăng cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền tệ, còn việc bán trên thị trường tiền tệ thì thu hẹp cơ số tiền tệ bằng cách giảm bớt cung ứng tiền tệ. Ví dụ như thay đổi trong tiền gửi của kho bạc tại Fed hoặc tiền nổi. Fed tiến hành nghiệp vụ thị trường mở với các chứng khoán của kho bạc Mỹ và của các cơ quan nhà nước khác, nhất là các tín phiếu kho bạc.
Sở dĩ Fed tiến hành đại bộ phận nghiệp vụ thị trường mở của mình với chứng khoán kho bạc bởi vì thị trường của những chứng khoán này rất lỏng và có dung lượng kinh doanh lớn nhất. Thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của Fed mà không làm cho gía cả biến động quá mạnh có thể làm cho thị trường sụp đổ.
Tại Mỹ, cơ quan ra quyết định về nghiệp vụ thị trường mở là Uỷ ban Thị trường tự do liên bang (FOMC). tuy nhiên, cơ quan thực sự tiến hành các nghiệp vụ ấy, là phòng kinh doanh tại Ngân hàng dự trữ liên bang của New york.
Đôi khi nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành bằng các việc mua bán ngay thẳng các chứng khoán. Nhưng thông thường phòng kinh doanh tham gia vào vào các hợp đồng mua lại hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược. Trong một hợp đồng mua lại (thường gọi là repo), Fed mua chứng khoán với sự thoả thuận rằng người bán sẽ mua lại những chứng khoán đó trong trong một thời gian ngắn, thường không quá một tuần. Một hợp đồng repo thực tế là một việc mua tạm thời trên thị trường mở và là một cách mà người ta đặc biệt mong muốn để tiến hành một nghiệp vụ thị trường mở thụ động mà có thể đảo ngược lại trong thời gian ngắn. Khi Fed muốn tiến hành một nghiệp vụ bán tạm thời trên thị trường mở, Fed tham gia một giao dịch mua- bán kết hợp (đôi khi gọi là một repo đảo ngược), theo đó Fed bán chứng khoán và người mua thoả thuận bán trở lại cho Fed trong một thời gian ngắn sau đó.
Có thể nói, trong thập kỷ qua, Fed đã góp phần vực dậy nền kinh tế Mỹ từ cuộc khủng hoảng nặng nề bằng việc giảm sút lãi suất ( từ 9,8 % năm 1989 xuống 2,9 % năm 1993) mà không can thiệp vào cơ chế thị trường xác định tỉ giá của đồng USD ( thực tế từ tháng 5/1989 đến tháng 9/1992, đồng USD bị phá giá 17% ). Trong các năm 1993-1995, Fed đã nâng lãi suất từ 3 lên 6%, sau đó đồng USD đã phục hồi vị trí của mình trên các thị trường ngoại hối thế giới. Vào đầu năm 1995, khi sức ép lạm phát đã giảm, FED đã cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, Fed đã cân đối một cách linh hoạt giữa kiềm chế lạm phát và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng trong một thời gian dài mà không gây lạm phát cao. Mặt khác, uy tín đạt được của Fed còn do nó sẵn sàng thực hiện chính sách đã lựa chọn trong điều kiện luôn chịu sức ép của nhiều thế lực.
7.2.Hoạt động thị trường mở tại Đức:
Tại Đức, nghiệp vụ thị trường mở bao hàm việc NHTƯ buôn bán chứng từ, tín phiếu có giá với lãi suất cố định. NHTƯ mua những loại giấy tờ này và sẽ tạo ra tiền ngân hàng trung ương( bỏ tiền ngân hàng trung ương ra mua, như vậy làm tăng khối lượng tiền tệ lưu hành). Ngược lại, NHTƯ bán ra các loại giấy tờ này sẽ thu về tiền ngân hàng trung ương. Chính sách nghiệp vụ thị trường mở tác động trực tiếp và gián tiếp vào các đại lượng khả năng thanh toán của ngân hàng, khối lượng tiền tệ, lãi suất. Hiệu quả của nghiệp vụ thị trường mở phụ thuộc vào loại tín phiếu, phương pháp mua bán tín phiếu trên thị trường và phạm vi đối tượng được tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở.
a). Các loại chứng từ, giấy tờ có giá:
Người ta phân biệt chứng từ, giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu NHTƯ mua tín phiếu vào, các ngân hàng sẽ tăng được khả năng thanh toán, còn khi NHTư bán ra tín phiếu cho các ngân hàng mua, các ngân hàng sẽ giảm khả năng thanh toán ( ngắn hạn).
Khi lãi suất trên thị trường tiền tăng bởi khối lượng tiền NHTƯ trên thị trường tiền giảm hoặc nhu cầu đối với tiền ngân hàng trung ương tăng. NHTƯ bỏ tiền NHTƯ của mình ra mua các loại tín phiếu ngắn hạn và làm lãi suất trên thị trường giảm đi. Và ngươc lại, sự thay đổi ở thị trường tiền tác động tương tự đối với các thị trường tiền khác, tác động vào cơ cấu lãi suất, vào lãi suất dài hạn trên thị trường vốn.
Chính sách kinh tế ngắn hạn thường hướng vào các mục tiêu kinh tế đòi hỏi hiệu quả nhanh, cần tác động vào thị trường vốn giảm lãi suất để kích thích đầu tư, do đó, NHTƯ phải mua bán cả các tín phiếu dài hạn.
b). Phạm vi đối tượng của chính sách thị trường công khai:
(+) Nếu đối tượng chỉ là thành phần ngân hàng, các biện pháp chính sách thị trường công khai của ngân hàng liên bang chỉ tác động tới cơ cấu (trong ngắn hạn) và phạm vi (trong dài hạn ) khối lượng phương tiện thanh toán của các ngân hàng và phải qua khu vực ngân hàng mới tác động tới được khu vực không phải là ngân hàng.
(+) nếu ngân hàng liên bang buôn bán thẳng với thành phần ngoài ngân hàng (nhưng trong khuôn khổ của chính sách thị trường mở) thì sẽ tác động trực tiếp đến khối lượng tiền tệ, trực tiếp đến M1, không cần phải qua hệ thống ngân hàng, như vậy tác động chắc chắn hơn và sẽ nhanh hơn.
(+) Ngoài ra còn có thể tác động vào khả năng gửi tiền vào thành phần không phải là ngân hàng, bằng cách ấy tạo ra khả năng lựa chọn hấp dẫn cho gửi vốn tiết kiệm và kinh doanh có thời hạn cuả các ngân hàng ở mức độ khối lượng lớn, buộc các ngân hàng phải sửa đổi chính sách lãi suất của mình để thu hút khách hàng.
c). Cách bán của ngân hàng liên bang Đức:
Ngân hàng liên bang bán ra tín phiếu có thể định giá ( bằng lãi suất hoặc tỷ giá ). Phương pháp này còn gọi là phương pháp lãi suất. Còn nếu bán ra cả một khối lượng nhất định thì được gọi là phương pháp đấu thầu:
ở phương pháp lãi suất, ngân hàng liên bang định giá, các ngân hàng muốn mua đăng ký khối lượng.
ở phương pháp đấu thầu, ngân hàng liên bang định ra điều kiện cho một khối lượng nhất định ( như thời gian, lãi suất tối thiểu ...), các ngân hàng đấu thầu với nhau.
Chính sách thị trường mở là công cụ có thể sử dung rất linh hoạt trong bất kỳ loai chính sách tiền tệ nào. Nó là công cụ điều tiết vĩ mô. Chính sách thị trường mở có tác dung đánh tín hiệu về chính sách tiền tệ ít hơn chính sách lãi suất và chính sách dự trữ tối thiểu. Nó tạo ra cuộc cạnh tranh giữa thành phần ngân hàng và thành phần không phải là ngân hàng, có khả năng tác động trực tiếp vào chính sách tiền tệ và khả năng thanh toán, nhất là về khối lượng, có thể đạt được mục tiêu một cách vừa hữu hiệu vừa phù hợp với thị trường, cả về xu hướng chi phí lẫn giới hạn.
Điều 15 luật ngân hàng liên bang cho phép ngân hàng liên bang Đức thực hiện chính sách thị trường công khai, nhưng không được tự phát hành tín phiếu. Lúc đầu, ngân hàng liên bang sử dung hối phiếu, can thiệp vào thị trường tiền bằng nghiệp vụ pension hối phiếu ( có nghĩa là mua các hối phiếu của các ngân hàng với điều kiện sau một thời gian nhất định các ngân hàng lại phải mua lại số hối phiếu này), bằng cách ngăn chặn các ngân hàng liên tục sử dung tín dung thế chấp. Phương pháp này có thể sử dung hữu hiệu về ngắn hạn, không gây ra những biến động lớn trên thị trường tiền. Ngân hàng liên bang Đức cũng sử dung phương pháp lãi suất, không gây ra những biến động lớn trên thị trường tiền. Ngân hàng liên bang Đức cũng sử dung phương pháp lãi suất, phân chia theo thời gian và loại. Nhưng ngân hàng liên bang Đức chủ trương ngăn các ngân hàng trả lại tín phiếu trước thời hạn nên không công bố lãi suất nhận lại, không buôn bán những loại tín phiếu lúc nào cũng có thể trả lại được cho ngân hàng liên bang vì nếu không, sẽ chẳng chi phối được kha năng thanh toán của các ngân hàng.
Năm 1967, lần đầu tiên ngân hàng liên bang sử dung nghiệp vụ thị trường mở với tín phiếu dài hạn, mục đích nhằm làm giảm lãi suất trên thị trường vốn một cách nhanh hơn và trực tiếp hơn ( đến cuôí năm mua vào 1,3 tỉ DM ). Từ tháng 6 năm 1971, ngân hàng liên bang Đức cho phép cả thành phần không phải là ngân hàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở. Khi kinh tế phát triển theo chiều hướng đi xuống, ngân hàng liên bang phải mua nhiều ( như từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1975 mua tín phiếu trị giá 7,6 tỉ DM ). Từ nhiều năm nay, ngân hàng liên bang Đức sử dung tín phiếu và chứng từ có giá cho nghiệp vụ pesion, tăng cường dùng phương pháp đấu thầu, kết hợp phương pháp đấu thầu theo kiểu Mỹ và Hà Lan.
Phần 2. thực trạng hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở tại việt nam
1. Sự cần thiết phải ra đời nghiệp vụ thị trường mở ở việt nam:
ở góc độ khái quát, chính sách tiền tệ là những mục tiêu và những giải pháp đồng bộ mà NHTƯ sử dụng trong điều hành nhằm tác động vào khả năng sẵn có và giá vốn khả dung, qua đó ảnh hưởng lên toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán... trong nền kinh tế. nói cách khác, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền và an toàn hệ thống tín dụng, bằng cách kiểm soát các kênh bơm và rút tiền NHTƯ trong lưu thông. Theo thuật ngữ tiền tệ, đây là nhiệm vụ kiểm soát lượng tiền cung ứng, được điều tiết qua hai kênh bao gồm kênh tín dụng và kênh mua, bán. Kênh thứ nhất được thể hiện qua hình thức cho vay tái cấp vốn của NHTƯ cho các tổ chức tín dung. Kênh thứ hai qua mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và mua, bán giấy tờ có giá trên nghiệp vụ thị trường mở. Ngoài ra, tăng hay giảm lượng tiền cung ứng còn được điều tiết thông qua tỉ lệ dự trữ bắt buộc: một tỉ lệ dự trữ bắt buộc thấp, tiền dưới dạng vốn khả dung sẽ tăng lên và ngược lại, một tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao vốn khả dung sẽ giảm đi tương ứng, theo thuật ngữ tiền tệ gọi là khả năng tạo tiền. Cách tăng hay giảm tiền cung ứng qua các kênh nói trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khách quan của nền kinh tế và khả năng cho phép của NHTƯ. theo đánh giá của các chuyên gia, điều tiết lượng tiền cung ứng qua nghiệp vụ thị trường mở có nhiều ưu thế hơn các kênh khác.Thông qua việc mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường thứ cấp giữa một bên là ngân hàng trung ươngmột bên khác là các tổ chức tín dụng, làm lượng tiền biến thiên chỉ theo một chiều hoặc tăng hoặc giảm phù hợp yêu cầu can thiệp của NHTƯ.
Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở bao quát toàn bộ những nội dung quyết định tính hiệu quả của nó. Các bước tiến hành của phiên giao dịch gồm hoạt động của ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở và quy trình thao tác kỹ thuật của bộ phận sàn giao dịch.
Từ những thuận lợi khi thực hiện nghiệp vụ thị trường mở kết hợp với điều kiện thực tế của nước ta, ngày 09/03/2000 Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 về việc ban hành Quy chế Nghiệp vụ thị trường mở do thống đốc NHNN Việt Nam ký đã được ban hành. Cho tới ngày 12/07/2000, nghiệp vụ thị trường mở do NHNN chủ trì đã mở phên giao dịch đầu tiên, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương theo phương pháp gián tiếp.
2. Vài nét về hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam:
Với việc mua bán trái phiếu, tín phiếu và các công cụ tài chính khác trên thị trường mở, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) sẽ làm tăng hoặc giảm mức tiền cơ bản ( tiền NHTƯ) trong toàn hệ thống ngân hàng và qua đó tác đông đến mức cung tiền tệ cho nền kinh tế. Thị trường mở tại Việt Nam đã dược đưa vào hoạt động hơn hai năm. Trong hai năm qua, khối lượng trái, tín phiếu được mua bán qua thị trường không ngừng tăng lên, qua đó, NHNN đã từng bước tác động vào thị trường, giảm dần các công cụ kiểm soát trực tiếp để chuyển sang sử dụng các công cụ kiểm soát gián tiếp. Tuy nhiên, phải nói rằng thị trường mở hoạt động chưa thực sự sôi động. Cụ thể là, thành phần tham gia chủ yếu là bốn ngân hàng thương mai nhà nước; có nhiều phiên đấu thầu không có thành viên đăng ký. Mặt khác, việt Nam đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, nền kinh tế đang tăng trưởng, việc kiểm soát gián tiếp ngày càng trở nên quan trọng. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì sử dung các công cụ kiểm soát trực tiếp thì thị trường sẽ tìm cách lẩn tránh. tuy vậy, để cho nghiệp vụ thị trưòng mở trở thành một bộ phận chính của chính sách tiền tệ thì các công cụ khác đang được NHNN sử dung cần được xem xét lại và cần điều chỉnh; đồng thời, cơ sở hạ tầng của thị trường cần phải được chuyển đổi để tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc sử dung các công cụ chính sách tiền tệ.
2.1. Điều kiện thị trường tài chính:
Thị trường tài chính của nước ta vẫn còn nhỏ bé về qui mô, đơn sơ về chủng loại hàng hoá đồng thời cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất lạc hậu:
2.1.1. Thị trường trái phiếu chính phủ:
Năm 1991, trái phiếu chính phủ ra đời để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ ( không thông qua kênh NHTƯ phát hành tiền ) đến 1994, khi trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình được phép phát hành rộng rãi thì thị trường trái phiếu chính phủ mới tương đối được mở rộng. Trước năm 1995, trái phiếu chính phủ phát hành trực tiếp đến công chúng tại các chi nhánh kho bạc nên khối lượng trái phiếu nhỏ:17 tỷ đồng( trong cả giai đoạn 1991-1995). Từ tháng 6, bắt đầu phát hành qua NHNN, lượng trái phiếu đã dồi dào hơn. Theo quy chế phát hành trái phiếu chính phủ được ban hành kèm theo nghị định 01/2000/ NĐ-CP ngày 13/01/2000 của chính phủ thì trái phiếu chính phủ được phát hành qua các kênh như : đấu thầu qua NHNN ( đối với tín phiếu kho bạc); phát hành thông qua thị trường chứng khoán, bán lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nước, đại lý phát hành và bảo lãnh và bảo lãnh phát hành (đối với trái phiếu kho bạc và tín phiếu đầu tư). Trái phiếu chính phủ được nắm giữ chủ yếu bởi các NHTM quốc doanh và một số ít NHTM cổ phần, chủ yếu là để giải quyết lượng vốn tồn đọng; do đó, khả năng phát triển thị trường thứ cấp là rất yếu. Hiện nay, khối lượng trái phiếu Chính phủ đang còn giá trị lưu hành chỉ đạt khoảng 4000 tỷ đồng.
2.1.2. Thị trường liên ngân hàng:
tuy đã có sự sôi động nhất định nhưng chưa thực sự phát triển, chỉ dừng ở mức giao dịch diễn ra đối với từng nhóm nhỏ trên cơ sở vay mượn thường xuyên và hiểu biết lẫn nhau. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tương đối tích cực tham gia thị trường này.So với doanh số giao dịch trên thị trường mở, thì doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng lớn hơn nhiều( có ngày cao điểm lên tới 1000 tỷ đồng).
2.2.Khuôn khổ pháp lý:
Hàng loạt các văn bản về các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ thị trường mở đã được ban hành trong năm 2000 như Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, quy định đăng ký giấy tờ có giá, quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu NHNN.
3. Thực tế hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở thời gian vừa qua:
3.1. số lượng thành viên tham gia:
Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở phải là các TCTD đảm bảo đầy đủ một số điều kiện như phải có tài khoản tiền gửi tại NHNN, phải có đủ phương tiện cho hoạt động thị trường mở.. phải đăng ký với NHNN để được hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. Nếu tính cho đến cuối năm 2001,thì phạm vi thành viên tham gia bao gồm 15 thành viên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, NHN0&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quỹ tín dung nhân dân trung ương, NHĐT&PT Việt Nam,NHTM cổ phần Đông á, Ngân hàng Chinfon, NHTM cổ phần Sài gòn thường tín, NHTM cổ phần quốc tế, NHTM cổ phần Phương Nam, NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, NHTM cổ phần Quân đội, NHTM cổ phần Tân Việt, ABN AMRO Bank, Công ty tài chính bưu điện. Tuy chưa phải là nhiều song số lượng các TCTD này đã đại diện cho các TCTD hiện có ở Việt Nam. Khối lượng giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở từ 12/07/2000 đến ngày 15/11/2000 của ngân hàng Công thương Việt Nam là 810,420 tỷ đồng, NHNo&PTNT là 16,670 tỷ đồng, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam : 228,020 tỷ đồng, NHĐT&PT Việt Nam: 393,390 tỷ đồng. Trong thời gian này, chủ yếu NHNN áp dụng phương thức đấu thầu lãi suất, chỉ duy nhất có 4 phiên đầu tiên áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng. Lãi suất đăng ký dao động trong khoảng 4,00%/năm đến 5,58%/ năm. Nhìn chung, lãi suất này đã phần nào phản ánh được diễn biến tình hình lãi suất của thị trường, bởi vì trong phương thức đấu thầu lãi suất NHNN đã không quy định lãi suất chỉ đạo khi xét thầu.
3.2. Về hàng hoá giao dịch
Theo quy chế hiện hành thì chỉ có các giấy tờ có giá ngắn hạn mới được mua bán trên thị trường mở. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có hai loại hàng hoá là tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN được mua, bán kỳ hạn của các công cụ này đã được thay đổi trong phạm vi từ 60 ngày đến 364 ngày.Trong đó, tín phiếu NHNN được mua bán nhiều nhất với số lượng 1,070 tỷ /1.448.500 tỷ đồng. Tín phiếu kho bạc nhà nước chỉ có 378,500 tỷ đồng nếu tính theo giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Taichinh (62).doc