MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ 2
I- Nguồn nhân lực 2
II- Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) là gì?. 5
III- Mối quan hệ giữa NNL và HNKTQT 6
CHƯƠNG II: ĐÁNH GÍA THỰC TRẠNG NNL VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÍNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9
I-Thực trạng NNL 9
II- Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế 16
III- Đánh giá Cơ hội thách thức của NNL Việt Nam khi tham gia
KTQT 19
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH THAM GIA HỘI NHẬP 24
I . Quan điển xu hướng mục tiêu phát triển NNL Việt Nam 24
II. Giải pháp phát triển NNL 28
KẾT LUẬN 36
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nguồn nhân lực Việt Nam: Lợi thế, thách thức và xu hướng phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bằng, trung du các vùng nông nghiệp phát triển, ngoài ra còn do nguyên nhân nước ta ưu tiên phát triển các khu công nghiệp.
5) Cơ cấu lao động
Theo số liệu điều tra 1/7/2003 cả nước ta hiện có 41.179365 triệu lao động đang làm việc trong các nghành nghề kinh tế quốc dân. Trong đó Nông-Lâm-Ngư nghiệp chiếm 24.310.852 người chiếm 59.04% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, Công nghiệp-Xây dựng là 6.758.590 người chiếm 16.41%, nhóm nghành Dịch vụ là 10.109.923 người chiếm 24.55%.
So với năm 2002, lao động có việc làm trong cả nước tăng thêm 686.546 người. Về số lượng lao động có việc làm trong khu vực I, II và III đều tăng song tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực I tiếp tục giảm 1.63%, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực II và trong khu vực III tăng 1.28% và 0.35%. Cơ cấu lao động chia theo nghành năm 2003 và 2002 vẫn tiếp tục giảm theo hướng có lợi. Trong đó, tỉ lệ lao động làm việc trong các nghành CN-XD tăng nhanh hơn so với nhóm nghành dịch vụ. Với tốc độ chuyển dịch như thế này cho đến năm 2010 tỉ lệ lao động nông nghiệp sẽ còn khoảng 50% như mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội IX đề ra.
Theo tỉ lệ lao động làm việc trong nhóm nghành Nông-Lm-Ngư nghiệp theo 8 vùng như sau:
Vùng có tỉ lệ lao động làm Nông-Lâm-Ngư nghiệp dưới 30% là Đông Nam Bộ (29.99%) hai vùng có tỉ lệ trên 54% đến gần 57% là Duyên Hải Nam Bộ 54.74% và Đồng Bằng Sông Hồng 56.13%, Tây Nguyên 73.18%, Đông Bắc 76.28% và Tây Bắc 86.81%. Lao động tập trung trong khu vực Nông Nghiệp quá nhiều, trong khi đó số lượng đất đai lại hạn chế, điều này ảnh hươngr đến việc tăng năng xuất lao động, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập kinh tế đât nước. Vì vậy, ta cần phải phân bố NNL cho các khu vực hợp lí hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
6) Tình trạng việc làm của LLLĐ.
Năm 2004 LLLĐ từ 15 tuổi trở lên nói chung ở thành thị có tới 94.6% có việc làm và có 5.6% là thất nghiệp, khu vực nông thôn có 98.9% là có việc làm và 1.1% là thất nghiệp. Tỉ lệ tương ứng với nữ là 93.5% và 6.5% ở thành thị, 98.8% và 1.2% ơ nông thôn.
So với 8 vùng kinh tế thì tỉ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ơ khu vực thành thị giảm ở 5 vùng ĐBSông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long đồng thời tăng ơ 3 vùng còn lại. Trong đó vùng trọng điểm tỉ lệ thất nghiệp của LLLĐ khu vực thành thị cao nhất là Bắc Bộ 6.1%, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 5.9%, kinh tế trọng điểm miền Trung là 5.8%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp của lao động khu vực thành thị trong đó chủ yếu là do chưa tìm được việc làm khi thôi hoc hoặc tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo73.7%, tiếp đó là do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng 20.9%, hết hạn hợp đồng là 2.3%, xa thải 1%. Để khắc phục hiện tượng này cần phải xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm cho ngưới lao động. Tăng cường đầu tư sản xuất ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư công nghệ sử dụng nhiều lao động tạo cơ hội cho người lao động có nhiều việc làm.
II-) Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế.
Đánh giá hoạt động ngoại thương.
Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu trong 10 năm qua có nhiều bíên động to lớn theo chiều hướng tích cực. Năm 1994 là 9,8 triệu USD thì đến năm 2004 là 58,016 triệu USD gấp 5.9 lần bình quân mỗi năm tăng gần 20%. Có thể nói đây là thành tựu đáng tự hào đối với ngành xuất nhập khẩu nước ta trong hoàn cảnh mà nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Không những thế nó đã tác động manh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời nó cho ta thấy rằng đây là nên kinh tế đang chuyển mình rất nhanh chóng và rất năng động. Sự năng động này được thể hiện thông qua nhu cầu về xuất khẩu hàng hoá để tích luỹ vốn huy động và sản xuất, nhu cầu nhập khẩu khoa học công nghệ, nguyên vật liệu, máy móc… đáp ứng nhu cầu về sản xuất trong nước.
Mặt tích cực: Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tăng GDP hình quân hàng năm trên 7% năm, cải thiện đời sống, tô điểm thêm cho nhu cầu tiêu dùng xã hội. Những năm đầu của thế kỉ XXI nước ta đã đặt quan hệ buôn bán với 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, là cơ sở để các bên giao lưu học hỏi kinh nghiệm và phát huy lợi thế so sánh của mình. Năm 2000 ta đã kí kết hiệp ước thương mại Việt- Mỹ, đang tích cực xúc tiến các bước để có thể chính thức ra nhập WTO vào cuối năm nay.
Hạn chế: Phát triển còn nhiều mặt chưa vũng chắc, chua cân xứng về ngành hàng, vùng xuất khẩu, thị trường trong nước và ngoà nước. Nhập siêu keó dài số lượng ngày càng lớn.
2) Đánh giá xuất khẩu
v Xuất khẩu cả nền của nền kinh tế.
Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (Đơn vị : triệu USD và %)
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Xuất khẩu
4.054
5.449
7.255
9.18
9.36
11.541
14.482
15.027
16.70
20.17
26.5
Tốc độ tăng XK
35.8
34.4
33.2
26.6
1.9
23.3
25.5
3.8
11.2
20.8
28.9
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam 2004-200. Bài: Kinh tế-xã hội Việt Nam qua các con số thống kê
Qua số liệu trên ta nhận thây công tác xuất khẩu của Việt Nam đạt được thành công nhất định. Năm 2004 gấp 6.5 lần năm 1994 bình quân hàng năm tăng 24.1%. Cách đây vài năm kim ngạch xuất khẩu còn ở dưới mức nghoé khổ ( 200USD/ người) thì đến năm 2004 lần đầu tiên vượt qua mức 300USD/người . Trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 11.736 triêu USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14.467 triệuUSD. Đây là tốc độ tăng trong thời gian dài mà các thời kì trứoc chưa bao giờ đạt được, kể các ngành lĩnh, vực tương trong thời gian tương ứng. Có thể nói đây là tìn hiệu rất khả quan đối với nền kinh tế nước ta, báo hiệu một nền kinh tế đang dần phục hồi và tăng trưởng cao. Đồng thời cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho đà tăng trưởng kinh tế của nước ta trong mấy năm qua.
Việc tăng cao trong xuất khẩu đã chứng tỏ các doanh nghiệp,các ngành kinh tế đã phát huy được thế mạnh, lợi thế về vốn công nghệ, thị trường tiêu thụ…. đặc biệt là tay nghề trình độ NNL. Như vậy, có thể thấy tiềm năng xuất khẩu của nước ta là rấ lớn. Chỉ cần thao tác mở cửa, nhiều trói buộc lập tức được tháo dỡ, tiềm lực phát triển to lớn bị chôn giấu có cơ hội bùng dậy và phát triển trở thành sức mạnh phát triển to lớn. Có thể nói đây là bài học lớn cho Việt Nam khi đối mặt trực diện với quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Hạn chế: Mẫu mã hàng xuất khẩu nghèo nàn, giá thành còn cao. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô, hàng chưa qua chế biến. Nhiều doanh nghiệp còn ỷ lại sự bảo hộ của nhà nước chưa thành thực giao thương quốc tế. Trình độ hiểu biết pháp luật quốc tế và thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đó cũng là nguyên nhân nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta trong thời gian qua bị kịên tụng như : tôm, cá basa… yếu tố ảnh hưởng đên xuất khẩu.
v Xuất khẩu lao động.
Đặc biệt khi trong quá trinh xuất khẩu nước ta rất quan tâm và chí trọng xuất khẩu lao động và chuyên gia sang các nước khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam có khoảng 400.0000 lao động làm việc tại 40 nươc trên thế giới . Riêng năm 2004 cả nước đã đưa 67.000 lao động đi làm việc ở nướcn ngoài vượt 7.000 người so với dự kiến. Dự báo năm 2005 có khoảng 70.000-80.000 người vá sẽ đạt con số 100.000/năm vào 3-4 năm tới. Con số này chứng tỏ lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới ngày càng được ưa chuộng, yêu thích. Nó thể hiên công tác đào tạo lao động xuất khẩu được chú trọng quan tâm đúng mức, giải quyết được công ăn vịêc làm tăng thu nhập cho ngừơi lao động. Trong thời gian tới để đạt đựoc con số đưa trên đòi hỏi cần có sự quan tâm của các ngành các cấp, đặc biệt là sự quan tâm đến vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng, năng lực cho lao động xuất khâu, đầu tư hỗ trợ vốn cho các trung tâm xuất khẩu lao động.
Hạn chế: Bên cạnh thành công đạt được từ xuất khẩu lao động vẫn còn nhiều tồn đọng nhiêu bất cập đó là: lao động xuất khẩu còn hạn chế vế ngoại ngữ( yếu tố rất cần thiết trong lao động này), tác phong công nghiệp, am hiểu lối sống, phong tục tập quán các nước còn hạn chế, khả năng hoà nhập, sức khoẻ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Lao động phổ thông tay nghề không cao.
3 ) Đánh giá nhập khẩu.
Bảng 8 : Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ( Đơn vị : triệu USD và %)
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Kim nghachxk
5.8
8.1
11.1
11.6
1.5
11.7
15.6
16.1
19.73
25.2
31.5
Tốc tăng NK
48.5
40
36.6
4
-0.8
2.1
33.2
3.4
21.8
27.8
24.9
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam 2004-200. Bài: Kinh tế-xã hội Việt Nam qua các con số thống kê
Qua số liệu trên ta nhận thấy kim ngạch XK năm 2004 đạt 31.5 triệu USD tăng 24.9% so với năm 2003 nhập siêu đạt trên 4.7 triệu USD bằng 18.9% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2004 nhập khẩu tăng gấp 5.4 lần năm 1994 bình quân mỗi năm tăng 24.1%. Sở dĩ có sự biến đổi mạnh mẽ như vậy là để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển NNL về số lượng và chất lượng đã làm cho nền kinh tế quốc dân chuyển lên một trình độ cao hơn. Đồng thời tạo ra nhiều việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động
Hạn chê: Nhiều doanh nghiệp nhập thiết bị chưa phải là tiên tiến, thậm chí còn lạc hậu, nhập những mặt hàng trong nước thậm chí sản xuất được, từ đó gây khó khăn cản trở cho sản xuất trong nước. Nhập hàng tiêu dùng xu hướng tăng quá mức, chạy theo thị hiếu thời thượng, kích thích tâm lí chuộng ngoại, thói tiêu dùng xa hoa lãng phí.
4) Đánh giá FDI.
Trong năm 2004 nước ta đã tiếp nhận khá nhiều thuận lợi nguồn vốn FDI. Đó không phải là điều ngẫu nhiên, mà là kết quả đạt được từ sự kiên trì và gian khổ phấn đấu của nhân dân ta, trút bỏ những tàn dư lạc hậu của chế độ cũ để hội nhập ngày càng sâu rộng vào các hoạt động kinh tế quốc tê, mà đỉnh cao là quyết tâm ra nhập WTO trong năm 2005. Vì vậy, không lấy gì là ngạc nhiên về những động thái mạnh mẽ của FDI đang hướng vào Việt Nam.
Tính đến tháng 6/2005 số vốn đầu tư đầu tư nước ngoài đăng kí lên đến 50 tỉ, số vốn thực hiện đạt 23.5 tỉ USD, và có đến 5100 dự án có hiệu lực( tính đến hết tháng 2 2005) đặc biệt năm 2004 FDI đạt mức kỉ lục 4.1- 4.2 tỉ USD tổng số vốn đựơc cấp phép tăng 35% so với năm ngoái. Ngay trong quý I năm 2005 tổng số vốn mới được cấp phép có thể đạt gần 2 tỉ USD. Như vậy có thể nói trong những năm qua chung ta đã thành công rất lớn trong việc huy động vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói đây là nguồn vốn rất quan trọng và cần thiết đối với một nền kinh tế nhỏ, vốn ít đang ở trong giai đoạn tích luỹ huy động vốn như nước ta hiện nay. Thành công này đã tạo điều kiện cho người lao động có nhiều công ăn việc làm với mức thu nhập cao hơn. FDI đã giải quết cho 645000 người lao động trực tiếp, 1.3 triệu lao động gián tiếp trong đó có khoảng 6000 cán bộ quản lí và 25000 cán bộ kĩ thuật. Tuy nhiên, trong thới gian tới nhu cầu của khu vực này là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu nay ta cần phải chú trọng đào tao, nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động đối với NNL.
Việc hội nhập kinh tế mang lại cho ta nguồn vốn to lớn, ngoài FDI ra ta cần phải chú trọng trong việc thu hút vốn ODA, tài trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ… đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất của nền kinh tế. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
III-) đánh giá Cơ hội thách thức của NNL Việt Nam khi tham gia ktqt
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mang lại những biến đổi to sâu sắc và tác động đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của mỗi quốc gia trên thế giới. Họ đều nhận thấy rằng cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế mang lại là không nhỏ nên phải có những chính sách và phương pháp quản lí làm sao cho mang lại hiệu quả kinh tế là lớn nhất. Vì trong quá trình hội nhập cơ hội và thách thức không ngừng biến đổi, thay đổi, nó có thể là cơ hội của thời kỳ này song cũng có thể là thách thức khó khăn thơi kì khác.
1) Cơ hội đối với nguồn nhân lực Việt Nam.
a) Thúc đẩy phát triển NNL.
Điều đầu tiên mà chúng ta quan tâm đến NNL là quy mô tương đối lớn. Với số dân hiện nay khoảng trên 80 triệu, trong đó có khoảng trên 40 triệu lao động, Việt Nam được đánh giá là nguồn lao động trẻ có trình độ văn hoá, cần cù, thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới. Năm 2004 được trỉ số phát triển con người của nước ta là HDI=0.691 xếp thứ 112/177 nước cao hơn nhiều nước trong khu vực trong khi GDP theo đầu người của nước ta lại thấp hơn họ.
Như vậy có thể nói các đặc điểm trên là một lợi thế so sánh lớn và là thế mạnh đặc biệt của NNlL nước ta. Bởi thông thường bất kì một nhà đầu tư nào, khi quyết định đầu tư vào một quốc gia nhất định thì điều họ quan tâm đầu tiên là bản chất văn hoá, trình độ và đặc biệt là tiềm năng chưa được khai thác của NNL quốc gia đó, về điều này thì ở nước ta luôn có và được khẳng định qua nhiều giai đoạn phát triểncủa lich sử. Có thể nói đây là một lợi thế cạnh tranh, ưu điểm của NNL nước ta trên thị trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế làm cho nước nước ta không ngừng giao lưu khoa học, văn hoá nghệ thuật, phương pháp quản lý tiên tiến . Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NNL nước ta mở rộng và tiếp thu tri thức mới, văn hoá mới và đặc biệt là trình độ kỹ thuật, ngoại ngữ. Mặt khác thông qua sự hội nhập này làm cho mỗi chúng ta nhận thấy đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yêu của mình. Để từ đó tìm các phát huy thế mạnh vốn có, khắc phục những điểm yếu mà cụ thể với nước ta là trình độ chuyên môn kỹ thuật kém, ý thước kỷ luật chưa cao, ngoại ngữ tồi, người lao động nhận thấy nếu không tự rèn luyện nâng cao thể chất và năng lực sẽ bị đào thải. Bởi ngày nay sản phẩm làm ra đều mang hàm lượng trí tuệ cao, người lao sẽ không làm được nếu không được đào tạo một cách cơ bản, công phu. Từ đó họ sẽ tích luỹ dần kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Hội nhâp kinh tế làm cho thống nhất giá cả hàng hoá với giá ngang bằng nhau, hàng rào thuế quan bị rỡ bỏ hoặc giảm xuống mức thấp nhất, tương tự nhau. Điều đó làm cho giá sức lao động, thể hiện bằng tiền, tiền công nâng cao lên và xích lại gần nhau. Tiền lương được nâng cao làm cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của lao động dần được cải thiện dẫn đến thể lực, tinh thần, trình độ NNL được nâng lên.
Tạo điều kiện cho lao động Việt Nam tiếp xúc đần với tiêu chuẩn quốc tế mà ILO đưa ra nhằm mục tiêu tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động cũng như người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ hợp tác trong lao động, bảo vệ nhân phẩm người lao động. Từ đó người lao động biết và hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động; biết và hoàn thiện bản thân năng lực khi tham gia thị trường lao động quốc tế cho phù hợp.
Hội nhập kinh tế có sự đặc trưng tăng cường vai trò của các tổ chức kinh tế và thương mại đã dẫn đến mở rộng và thay đổi các thông lệ quốc tế về đầu tư, thương mại và lao động. Nước ta tham gia vào dòng chảy này cũng có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự thay đổi chính sách PTNNL và cơ sở liên quan đến PTNNL như: xã hội hoá đào tạo, dạy nghề, chăm sóc y tế. Đảm bảo các quyền tự lựa chọn ngành nghề đào tạo của nguồn lao động, khuyến khích sử dụng CMKT đào tạo và nhân tài đất nước, đổi mới đầu tư giáo dục và đào tạo. Sự đổi mới các chính sách này đã có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến NNL làm cho nó phát triển lên cả về quy mô và chất lượng, giúp cho người lao động Việt Nam đủ tự tin về trình độ tay nghề, kỹ thật năng lực phù hợp với các thống kê, tiêu chuẩn khi tham gia thị trường lao động.
b) Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động:
Cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài đã không ngừng tăng cường đầu tư vào Việt Nam và liên tục tăng trong những năm gần đây. Tính đến tháng 6/2004 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có số vốn đăng kí lên đến 50 tỉ USD vốn thực hiện gần 23.5 tỉ USD, đặc biệt năm 2004 FDI dã đạt kỉ lục mới, tổng số vốn đầu tư cấp phép đạt 4.1-4.2 tỉ USD, tăng 35% so với năm ngoái. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Khu vực đầu tư nước ngoài giải quyết cho 645000 người lao động trực tiếp, 1.3 triệu lao động gián tiếp trong đó có khoảng 6000 cán bộ quản lí, 25000 cán bộ kĩ thuật. Đồng thời với nó là đem lại thu nhập cao; trình độ tay nghề, trình độ quản lí, trình độ KH-CN của người lao động không ngừng nâng cao.
Mặt khác để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế, nước nhà cũng không ngừng sử dụng các nguồn vốn đầu tư theo ngành, lãnh thổ tạo chỗ làm cho 1.997 triệu người (thông qua các dự án phát triển các công trình trọng điểm thu hút 849 ngàn dân lao động, chương trình phát triển nông thôn 2.007 triệu lao động)
Hội nhập kinh tế là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam có mặt trên thị trường quốc tế, kể cả những thị trường khó tính như Bắc Mỹ, EU, Nhật... Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến thu hút giải quyết cho người lao độngcó công ăn việc làm tại các khu sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu. Mở rộng hoạt động sản xuất đã phát huy được lợi thế của nước ta trong những ngành nông nghiệp: nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất và chế biến lương thực, rau quả, chăn nuôi công nghiệp, các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy da, lắp ráp. Nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chọn được công việc, nghề nghiệp có mức lương cao, phù hợp năng lực, trình độ bản thân nhằm nâng cao thu nhập.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển thị trường lao động mà trong đó có hoạt động xuất khẩu lao động đang được đẩy mạnh và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Hiện nay, cả nước có khoảng trên 400000 lao động đang làm việc tại 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài thị trường truyền thống hiện nay đã mở rộng thêm sang: Malaysia, Anh và Canađa, hàng năm số lao động này chuyển về nước 1.5 tỷ USD góp phần cải thiện đời sống cho bản thân ,gia đình và tăng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Thu hút được lao động ở cả nông thôn và thành thị .
-Như vậy có thể nói HNKT đã có tác động rất lớn đến NNLviệt nam tạo điều kiện cho NNL Việt Nam có thêm việc làm( kích cầu) đồng thời cung cấp thông tin để tiếp thu KH-CN, tri thức mới nâng cao tình độ CMKKT.
2) Khó khăn – thách thức:
v Nguy cơ thất nghiệp:
Việc hội nhập, mở cửa nền kinh tế tham gia vào các thị trường, các quan hệ thương mại, tái chính tiền tệ khu vực và thế giới cũng có thể dẫn đên làm lạm phát tăng do ảnh hưởng cuả kinh thế giới, kéo theo sự biến động của thị trường lao động, cơ cấu lao động xã hội, biến động giữa các ngành kinh tế. Mặt khác nhiều doanh nghiệp nhà nước tiến hành tổ chức, cơ cấu lại kinh doanh. Điều này làm cho một số bộ phận lao động dôi dư không thể kiếm được việc làm và được đẩy ra thị trường. Các doanh nghiệp( công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn..),trình độ quản lý kém không có sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến phá sản làm cho một số bộ phận lao động làm việc tại đó thất nghiệp.
Bảng9: Tỉ lệ thất nghiệp theo vùng năm 2000-2004 (Đơn vị : %)
Vùng
2000
2002
2003
2004
1
2
3
4
5
Cả nước
6.3
6.01
5.78
5.6
ĐB. Sông Hồng
6.93
6.62
6.19
5.58
Bắc Bộ
6.51
6.1
5.75
5.28
Tây Bắc
5.5
5.11
5.02
5.13
Bắc Trung Bộ
6.16
5.82
5.22
5.11
DH. Miền trung
5.92
5.49
5.25
5.41
Tây Nguyên
5.38
4.92
4.28
4.43
Đông Nam Bộ
5.82
6.31
5.92
5.8
ĐBS. Cửu Long
5.93
5.51
5.11
4.87
Nguồn: Bản tin thị trường lao động. Số 3 năm 2005. Bài: Thất nghiệp- nguyên nhân và thời gian thất nghiệp của người lao động. Tác giả: Nguyễn Trọng Dương.
vTrình độ NNL chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra.
Hiện nay thị trường lao động bị chia cắt (do thiếu hụt thông tin, thiếu các chính sách thị trường lao động khi có sự biến động nhạy cảm), mất cân đối cung cầu lao động ( đặc biệt là lao động phổ thông), giá cả sức lao động rẻ, hạn chế liên kết với thị trường lao động khu vực và thế giới, đã cản trở đến sự phân công lao động dẫn đến thất nghiệp, tiềm năng NNL chưa được khai thác hết , ảnh hưởng đến khả năng kết hợp NNL tự nhiên với các nguần lực vốn, công nghệ tri thức, thông tin để tăng sản phẩm, thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và dân cư.
Mặt khác quá trình hội nhập và phát triển làm cho thị trường trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này tạo ra sức ép ngày càng cao đối với mỗi nền kinh tế và doanh nghiệp, điều đó thúc đẩy kích thích sự phát triển NNL. Tuy nhiên ở Việt Nam tính cạnh tranh vẫn còn thấp, khu vực kinh tế tư nhân lại đa số là doanh nghiệp nhỏ có số vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng chiếm 87.2% tổng doanh nghiệp, công nghệ lạc hậu , máy móc thiết bị không đảm bảo an toàn lao động sản xuất, sản xuất ra mặt hàng có chất lượng thấp chiếm 26.4%, khả năng mở rộng thị trường yếu, một số ngành mang tính độc quyền và chủ yếu là tiếp cận nguần lực thuận lợi, điều này đã hạn chế tính kích thích học tập,đào tạo học nghề nâng cao trình độ người lao động dẫn đến hạn chế nâng cao chất lượng NNL.
v Sự phân hoá lao động
Hội nhập mang đến sự đa dạng hơn về điều kiện làm việc, cơ hội phát triển và cả những cạnh tranh lành mạnh về việc làm và thu nhập trên thị trường lao động song điều này lại dẫn đến sự phân tầng , phân hoá về lao động i khoảng cách trình độ, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng tay nghề và thu nhập sẽ mở rộng ra và dãn cách nhiều hơn , cơ hội tiếp cận điều kiện làm việc rất khác.Những người trình độ tháp sẽ khó tìm và duy trỉôn định về việc làm và thu nhập. Sức ép này làm cho số người không có việc lam tăng, nhu cầu làm việc trở nên bức xúc, trở nên mất cân đối, cung vượt quá cầu, tình trạng thuê lao động có chuyên môn kĩ thuật giỏi và tay nghề cao càng trở nên gay gắt, di dân về lao động ngày càng phát sinh tự phát, khó kiểm soát sự khác biệt trong đối xử với người lao động giửa các khu vực về tiền lương , việc làm và các quan hệ lao động khác ngày càng được bộc lộ và có xu hướng gia tăng.
v)Sự thích ứng điều kiện mới.
Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo và thông minh, sáng tạo tiếp thu nhanh kĩ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài . Tuy vậy những yều kèm của họ cũng thể hiện khi tham gia vao quá trình lao động sản xuất mang tính chuyên nghiệp. Hiện tại thị trường lao động luôn xảy ra tình trạng khan hiếm NNL cao cấp , công nhân kĩ thuật tay nghề cao, các chuyên gia quản trị kinh doanh , các lập trình viên kỹ thuật, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính, tiếp thị cùng các yêu cầu cơ bản về ngoại ngữ va tố chất năng động nhiệt tình, ham học hỏi tích luỹ kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp phần lớn các nhà quản lý chưa qua đào tạo, chuyên sâu về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Họ có khả năng tiếp thu nhanh nhưng thiếu kiến thức đồng bộ ,điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam thường lúng túng và thiếu tự tin khi trực tiếp đàm phán làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài .
Đặc biệt hội nhập kinh tế yếu tố: kĩ năng làm việc theo nhóm và khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của người lao động Việt Nam lại quá yếu. Điều này làm cho các doanh nghiệp không thực sự thành công trong sản xuất và kinh doanh dù trong tay họ có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao.
v)Hiện tượng chảy máu chất xám:
Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước phát triển cao đang ra sức thu hút chuyên gia, lao động có chất lượng cao sang và làm việc ở những nơi , vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao hay làm việc tại các khu vực FDI, tổ chức nước ngoài bằng các chính sách: lương cao, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp tốt hơn…. Mặc dù họ có thể vẫn ở trong nước đóng góp GDP, song nhà nước cũng cần phải có chính sách đào tạo, sử dụng, tạo môi trường thuận lợi để họ cống hiến tài năng, sức lực phục vụ đất nước.
Đối với các lưu học sinh ở nước ngoài thì cần phải có chính sách hấp dẫn để họ về phục vụ tổ quốc . Đây là vấn đề hết sức quan trọng nếu để lâu thì nước ta sẽ mất đi một lượng lớn các nhân tài có trình độ cao chạy sang các nước phát triển, không quay về phục vụ tổ quốc, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
CHƯƠNG II
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực việt nam
trong tiến trình tham gia hội nhập
Để đảm bảo quá trình tham gia hội nhập kinh tế mở rộng thị trường phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực nước ta phải có trình độ chuyên môm kĩ thuật cao tay nghề giỏi, giỏi ngoại ngữ thành thạo, thể lực tốt ...có khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế
I)-quan điển xu hướng mục tiêu phát triển NNL việt nam.
1) Mục tiêu.
Phát triển nguồn nhân lực phải được tíên hành trên cơ sở đảm cả chất lượng (trí lực và thể lực), số lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, đủ khả năng tham gia quá trình phân công lao động quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn làm được điều này ta phải tiến hành đào tạo lao động sao cho có họ đầy đủ kiến thức cơ bản, làm chủ kĩ năng kĩ xảo nghề nghiệp có thể đảm bảo hoàn thành tôt công việc đề ra. Đặc biệt là phải có khả năng nhạy cảm nắm bắt công nghệ kĩ thuật- khoa học, những cái mới, cái thiếu, của người lao động cần phải có để làm tốt công việc được giao phó.
Việc nâng cao chất lượng nguôn nhân lực tức là phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 687.doc