MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
Chương I. Những vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và việc sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 5
I. Nguồn vốn đầu tư của DN
1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư 5
2. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 7
II. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 10
1. Nguồn vốn đầu tư của DNNN 10
2. Huy động vốn đầu tư tại DNNN 12
3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 17
Chương II . Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt Nam giai đoạn 2001-2007 20
I. Thực trạng hoạt động DNNN trong giai đoạn 2001-2007 20
II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 22
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 22
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 28
III. Kết quả và các tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 32
1. Kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 32
2. Các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 37
3. Nguyên nhân của các tồn tại trên 39
Ch¬ng III: Mét sè gi¶i ph¸p nh»m t¨ng cêng huy ®éng vèn vµ n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn ®Çu t vµ ph¸t triÓn cña DNNN 42
I. Xu hướng phát triển và nhu cầu đầu tư tại DNNN đến năm 2010 42
II Mét sè gi¶i ph¸p nh»m tăng cường huy ®éng vèn vµ nâng cao hiệu quả sử dông vèn ®Çu t ph¸t triÓn cña DNNN 44
1. Các giải pháp vĩ mô 44
2. Giải pháp vi mô 47
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
54 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nguồn vốn của doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thương mại quốc doanh đã giảm từ 58% xuống 45% trong cùng kỳ. Điều này cho thấy, các quy định thắt chặt ngân sách dành cho DNNN ngày càng tỏ ra có hiệu quả trên phương diện tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên DNNN vẫn có được sự hỗ trợ thông qua các khoản vay chính sách, đặc biệt cho vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển, để thực hiện các kế hoạch đầu tư được cho là có ý nghĩa chiến lược.
1.2.2. Hạn chế của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Khi DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì DN phải chịu những điều kiện kèm theo như: điều kiện tín dụng, sự kiểm soát của ngân hàng cho vay và lãi suất vay vốn. Trong nhiều trường hợp DN không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả các thủ tục pháp lý về giấy tờ. Đôi khi nhà nước phải đứng ra bảo lãnh cho DNNN vay vốn. Một khi DN vay vốn ngân hàng thì DN cũng phải chịu sự kiểm soát của Ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nói chung sự kiểm soát không gây ra vấn đề gì quá lớn cho DN. Tuy nhiên trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho DN có cảm giác bị kiểm soát. Còn khi lãi suất vay vốn quá cao làm cho các DN không đủ khả năng vay và dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Và không phải lúc nào ngân hàng cũng có đủ vốn cho DN vay.
1.2.3. Thị trường tài chính yếu kém.
Sau gần 20 năm đổi mới, hệ thống tài chính Việt Nam đã có bước chuyển từ hành chính, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường. Nước ta đã có nhiều cải cách về hệ thống thuế, đổi mới hệ thống ngân hàng và tiền tệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây dựng thị trường chứng khoán... Có thể nói đến nay nước ta đã có một cấu trúc thị trường tài chính khá đầy đủ. Tuy nhiên hệ thống thị trường tài chính nước ta vẫn còn thiếu đồng bộ và bất cập cả trên 3 phương diện: cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức giám sát thực hiện. Có thể nói, thị trường tài chính còn tụt hậu khá xa so với nhu cầu phát triển. Có thể thấy điều đó qua những biểu hiện như: duy trì những rào cản đối với việc gia nhập của các ngân hàng nước ngoài nên 4 ngân hàng thương mại vẫn giữ thế khống chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước đôi khi vẫn sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán tuy đã được hình thành, nhưng vẫn còn rất nhỏ bé và chưa trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu như mong muốn. Do thị trường tài chính yếu kém nên thị trường chứng khoán cũng chưa phát triển được và chứa đựng nhiều rủi ro khiến các nhà đầu tư không yên tâm bỏ vốn. Trong khi đó, hoạt động giao dịch cổ phiếu phi chính thức, thị trường trái phiếu vẫn còn rất sơ khai, mang tính tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa có luật điều chỉnh. Hiện nay, các ngân hàng thương mại chưa được kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường một cách triệt để, đôi khi vẫn phải chấp nhận cho vay các khoản tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh và còn nhiều chồng chéo đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Chúng ta đã có một Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai... điều này làm cho hoạt động chứng khoán gặp khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho các nhà đầu tư.
Thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ về quy mô, manh mún và giao dịch khó do tính thanh khoản chưa tốt. Chi phí cho việc niêm yết trái phiếu vẫn cao so với nhiều nước, cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu chưa đủ mạnh và Việt Nam cần xây dựng những chuẩn mực về tính thanh khoản của trái phiếu. Ngoài ra, nhận thức chung của giới DN Việt Nam về phát hành trái phiếu là chưa cao cho nên việc thông tin, công bố thông tin... cần tiến hành chuyên nghiệp hơn.
1. 3 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007.
1.3.1 Vốn được cấp từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay DNNN nắm giữ gần 50% vốn đầu tư của nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách ở các tập đoàn kinh tế là hơn 400.000 tỷ đồng.
1.3.2 Vốn huy động thông qua cổ phần hóa DN.
Các DNNN đã cổ phần hoá, chủ yếu là DN nhỏ và việc huy động vốn ngoài xã hội trong quá trình cổ phần hoá DNNN còn hạn chế do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài.
Cổ phần hoá các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn đã được coi như là một giải pháp có tính chất chiến lược nhằm khắc phục những mặt khiếm khuyết, yếu kém vốn có của cơ chế bao cấp trong DN: huy động được thêm vốn, tạo được động lực và cơ chế quản lý năng động để phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Bảng 4 : Số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Năm
Số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Tốc độ tăng số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước năm sau so với năm trước (%)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
305
470
557
669
815
1096
54,1
18,7
19,9
21,8
34,5
Nguồn: tổng cục thống kê.
Sau 5 năm đã tăng thêm 791 DN cổ phần có vốn nhà nước, tăng gấp gần 3,6 lần và bình quân mỗi năm tăng 158 DN, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm. Về vốn sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước đến 31 tháng 12 hằng năm đã từ 10.417 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2000 lên 109.520 tỷ ở thời điểm cuối năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 99.103 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng lên 19.821 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là gấp 10,5 lần và bình quân mỗi năm tăng 65,6%. Vốn sản xuất kinh doanh các DNNN từ 670.234 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã lên 1.338.255 tỷ, tăng lên 668.021 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 133.604 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 99,7% và bình quân mỗi năm tăng 14,9%. ( Nguồn: tổng cục thống kê )
Qua việc cổ phần hóa các DNNN đã góp phần làm tăng quy mô vốn của DNNN, tăng vốn điều lệ của DN. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 DN cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%.
1.3.3 Vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp.
Hết năm 2007, vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty đã tăng 18% và tổng tài sản tăng 26%( khoảng 927 ngàn tỷ đồng ). Những nguồn tăng này chủ yếu được hình thành từ tích lũy lợi nhuận và tiền bán cổ phần từ các công ty con. Theo đó, đầu tư của công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết trong năm 2007 cũng đã tăng lên và chiếm 24% vốn chủ sở hữu .
Việc cổ phần hóa cũng thu về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp DN của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay khoảng 24 ngàn tỷ đồng.
1.3.4 Vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại.
Đến cuối năm 2006, khối DNNN đang nắm giữ khoảng 70% tổng vốn vay của các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Trong khi các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn của các ngân hàng thương mại thì DNNN được ưu tiên rất nhiều khi vay vốn. Các thủ tục vay không rườm rà và đa số các dự án xin vay vốn của DNNN đều được phê duyệt. Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo có đủ vốn cho DNNN. Huy động vốn qua vay vốn ngân hàng là kênh huy động vốn chủ yếu và hiệu quả, phổ biến nhất của DN nói chung và DNNN nói riêng.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, DNNN ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của DN chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của DNNN cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn... khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các DNNN. Ngân hàng Quân đội phản ánh: "Tài trợ cho các DNNN thường gặp một số khó khăn như: DNNN thường có nguồn vốn tự có thấp nên khả năng tự chủ về tài chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên đến 100% nhu cầu thanh toán. Phần lớn các DNNN không có tài sản bảo đảm nên việc cho vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp. Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.
Một điểm đáng chú ý: Hầu như không có ngân hàng nào đặt ưu tiên tín dụng vào doanh nghiệp Nhà nước - nhóm đối tượng cạnh tranh trọng điểm mới chỉ cách đây vài năm...( theo 28/06/2006 )
Đây là một điểm đáng chú ý vì trước đây DNNN vẫn là đối tượng khách hàng cạnh tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay DNNN chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay tình hình đã khác. Dư nợ cho vay DNNN của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội đang giảm khá rõ rệt cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế. Nếu ở thời điểm cuối năm 2005 dư nợ cho vay DNNN (cả Trung ương và địa phương) của hệ thống ngân hàng Hà Nội là 42.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,6%/tổng dư nợ thì đến nay số dư này còn khoảng 41.500 tỷ đồng và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng gần 41%/ tổng dư nợ.
Mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng cũng là một hàn thử biểu để đo tính hiệu quả của các DN. Tình hình các ngân hàng e ngại cho vay DNNN đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Nếu không làm được như vậy, các DNNN khó lòng tìm kiếm được tài trợ về vốn từ các nhà đầu tư và định chế tài chính trung gian để đạt được mục tiêu giữ vị trí then chốt và nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta.
1.3.5 Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu DN.
Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu DN là kênh huy động vốn mới của DN. Trong vòng 2 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu DN đã có những thay đổi đáng ghi nhận và việc phát hành trái phiếu đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho DN để huy động vốn tài trợ dự án và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho DN. Tuy nhiên phát hành trái phiếu DN là một phương thức mới mẻ đối với các DN Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng.
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã tạo ra những thuận lợi cho các DN Việt Nam phát hành trái phiếu. Cơ hội cho các DN Việt Nam huy động vốn ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế là rất rộng mở. Hiện nay Chính phủ đã có Nghị định 52 cho phép tất cả các DN đều có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Nghị định 52 ra đời, các DN đã huy động được khoảng gần 6.000 tỷ đồng trong đó có những DN như Tập đoàn Điện lực Việt Nam huy động được 5.000 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thuỷ huy động được 800 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà huy động được 260 tỷ đồng.
Số lượng DN phát hành trái phiếu tăng lên đáng kể, năm 2005 có 2 DN phát hành, với giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng; năm 2006, số lượng này tăng lên là 6 DN, với 15 đợt phát hành và giá trị trái phiếu hơn 11.000 tỷ đồng; trong 10 tháng đầu năm 2007, số lượng là 12 DN, với 17 đợt phát hành đạt giá trị trên 20.000 tỷ đồng. Thậm chí, có DN đã phát hành nhiều đợt trong một năm như Vinashin, Lilama. Những DN có quy mô nhỏ hơn như Nam Triệu, CII, Vincom… đã phát hành thành công trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn: trái phiếu Nam Triệu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8,95%/năm, phát hành tháng 4/2007; trái phiếu CII kỳ hạn 7 năm, lãi suất 10,3%/năm, phát hành tháng 7/2007; trái phiếu Vincom kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10,3%, phát hành tháng 10/2007 ( Nguồn: www.vietnamnet.vn).1.3.6 Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu.
Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu là hình thức huy động vốn của các công ty cổ phần. Trong 2 năm gần đây, thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới phát triển sôi động, kênh huy động vốn này mới bắt đầu phát huy tác dụng của nó. Tuy nhiên số DN đã niêm yết trên thị trường còn ít. Các DNNN đã cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường đã huy động được nguồn vốn lớn thông qua kênh này.
Thực tế, trong năm 2006, nhất là thời điểm đầu năm và trước đó là cuối khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, kể cả phát hành trên thị trường OTC thì dù DN đó có quy mô nhỏ, hoạt động chưa mấy hiệu quả cũng thu hút được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Tại thời điểm đó, cổ phiếu luôn được nhà đầu tư săn lùng và sẵn sàng mua với một mức giá tương đối cao.Vì thế DN huy động được nguồn vốn rất lớn.
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007.
Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay đến đâu? Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Ở Việt Nam, tồn tại một nghịch lí là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí". Cụ thể là lãng phí trong đầu tư của nhà nước, đặc biệt là của DNNN.
DNNN được nhiều ưu đãi của nhà nước về đất đai, tài chính, thuế khóa, được khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên nhưng hoạt động kém hiệu quả. Chúng ta sẽ xem xét xem DNNN đã sử dụng vốn đầu tư phát triển đến đâu và vì đâu gây ra sự kém hiệu quả đó. Một thực tế dễ nhận thấy là DNNN đã và đang đầu tư một cách dàn trải, thất thoát, thiếu đồng bộ, lãng phí vốn nhiều.
Trước đây khi thị trường chứng khoán còn chưa sôi động, nước ta chưa gia nhập WTO, các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản còn ít, DNNN chủ yếu tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực mà mình đảm nhiệm, nhưng do cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý cũng như chất lượng nguồn nhân lực còn kém nên việc đầu tư vốn không mấy hiệu quả. Vốn bỏ ra nhiều nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với đầu tư. Một thực tế dễ nhận thấy đó là vấn đề thất thoát, lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đây cũng là ngành dễ gây ra nhiều tiêu cực nhất. Đối với các công trình xây dựng đòi hỏi thời gian dài. Từ phê duyệt dự án, quyết định đầu tư đến thực hiện là một quá trình rất dài và khó khăn nhất là đối với một nước còn quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà như nước ta. Trong khi đó đối với một dự án đầu tư thì thời gian là một yếu tố rất quan trọng trong việc tính toán hiệu quả của dự án. Có khi một dự án vừa mới hoàn thành xong thì đã trở nên lạc hậu. Vốn nằm ở các công trình quá lâu mà các công trình còn chưa xong để đưa vào vận hành. Đây là sự thất thoát và lãng phí vốn rất lớn. Chúng ta đã thấy có rất nhiều công trình của DNNN dang dở từ nhiều năm, cả hàng trăm tỉ đồng nằm một chỗ. Các dự án còn dang dở đó là do thiếu vốn. Việc thiếu vốn cũng bắt nguồn ngay từ khi tính toán, phê duyệt dự án. Cũng do ngành xây dựng có nhiều tiêu cực, tham ô nên thất thoát không nhỏ tài sản của nhà nước qua con đường này. Mánh lới của các đơn vị thi công là sử dụng vật liệu không đúng quy định để ăn chênh lệch. Các đơn vị này thường bỏ qua trình tự quản lý, đặc biệt là khâu kế toán, thống kê.
Các DNNN còn được cung cấp một lượng lớn vốn ODA hàng năm để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, các dự án xóa đói giảm nghèo . Trong 5 năm (2006-2010) Việt Nam được yêu cầu giải ngân 11,9 tỷ USD ODA, trong đó 2 năm 2006-2007 đã giải ngân được 39%. Riêng trong năm 2007 đã giải ngân được 2 tỷ USD, trong đó hơn 50% ODA được dành cho xây dựng cơ bản, môt lĩnh vực xưa này nổi tiếng là thất thoát nhiều do sự quản lý lỏng lẻo và “đi đêm” của bên A bên B rồi sang tay các gói thầu qua nhiều đầu mối trung gian. Theo ông Martin Rama - chuyên gia kinh tế trưởng của WB ở Việt Nam thì ODA hiện chiếm gần 40% GDP của Việt Nam. Đây quả là một bình sữa đầy mà nhiều DNNN trông vào. Có một thực tế xẩy ra là nhiều đoạn đường, cầu cống được xây dựng xong chưa lâu đã xuống cấp, hư hỏng , thậm chí sập cầu ngay trong thời gian thi công… làm thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng nhưng nhanh chóng được lãng quên mặc cho dư luận lên tiếng.
Việc đầu tư vốn dàn trải của DNNN thể hiện ở việc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty không tập trung hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề mình đảm nhiệm mà lại nhảy sang hoạt động ở cả các lĩnh vực khác. Biểu hiện cụ thể nhất trong yếu kém đầu tư là đầu tư dàn trải, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, nhiều DN đầu tư kinh doanh theo phong trào, không chăm chú đầu tư theo chiều sâu với thế mạnh tiềm năng vốn có của mình. Tình trạng các DN đua nhau kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng, địa ốc... đã tạo ra những rối loạn đáng tiếc trong khu vực hàng hoá nhạy cảm này...). Nhiều DNNN đã góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều DN khác, phân tán vào nhiều lĩnh vực kể cả không thuộc lĩnh vực ngành nghề chủ yếu. Đáng chú ý, một số tập đoàn, TCT đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường. Theo báo cáo của 70 tập đoàn, TCT thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài. Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng; Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng... Bên cạnh đó, tình trạng DNNN thành lập quá nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác hẳn với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây ngày càng phổ biến. Có thể dẫn chứng như: Tổng công ty Thuốc lá; Giấy; Dệt may; Công nghiệp Tàu thuỷ đầu tư vào rượu bia, công nghiệp thực phẩm; Tổng công ty Xây dựng công nghiệp đầu tư vào thuỷ điện, nhiệt điện; Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn đầu tư vào thuỷ điện, dầu khí, du lịch … ( Nguồn: )
Một chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam lý giải rằng, xu hướng đa ngành, đa lĩnh vực xuất phát từ một thực tế: các tập đoàn đang thay đổi chiến lược kinh doanh theo các ngành nghề nóng, thu lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn. Các lĩnh vực đó hoàn toàn không thuộc sở trường của mình nhưng có thể đem lại lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng. Thậm chí có DN còn bán bớt cổ phần tại các đơn vị kinh doanh mang lại nguồn thu nhập chủ chốt cho mình, để rút vốn đầu tư và xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, khách sạn…Đầu tư tràn lan, chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội, ông Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng “ Thực tế hiện nay, nhiều DN nhẽ ra phải tập trung nguồn lực, tài chính, con người cho hoạt động chính để phát huy lợi thế cạnh tranh, nhưng họ lại nhìn những lợi ích trước mắt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực chính của họ. Điều đó dẫn đền nguồn lực phân tán, hiệu quả không cao”. Rất nhiều tập đoàn kinh tế hiện nay bỏ nhiều tiền ra thành lập các ngân hàng, các công ty cổ phần chứng khoán, các khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại… để hưởng lợi nhanh mà không tập trung vào phát triển ngành nghề , lĩnh vực chính của mình. Họ cũng viện cớ học tập kinh nghiệm các tập đoàn kinh tế nước ngoài về việc đa dạng hóa đầu tư, mở mang ngành nghề… nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Mọi hoạt động của họ đều chạy theo lợi ích ngắn hạn mà không tính hết đến rủi ro lâu dài dẫn đến làm thất thoát nhiều tỷ đồng của Nhà nước. Vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 khi TTCK đang trong cơn sốt, rất nhiều công ty chứng khoán đã được thành lập vì những khoản lợi to lớn và nhãn tiền thôi thúc họ bỏ tiền ra đầu tư. Chẳng hạn, khi Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Cao su VN (VRG) được Thủ tướng CP phê duyệt 30/10/2006 thì ngay sau đó 14/11/2006 VRG đã thông qua chủ trương thành lập Công ty cổ phần chứng khoán Cao su, trong đó tài chính cao su đóng góp 51% vốn điều lệ (20,4 tỷ VND). Trong thời gian này nhiều công ty chứng khoán khác cũng ra đời như: “Chứng khoán dầu khí”; “Chứng khoán tàu thủy”, Chứng khóan Bảo Việt (Chứng khoán Gia Quyền) với cổ đông lớn nhất là Vinatex (22% cổ phần). EVN cũng là một trong những TĐKTNN đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán…( Nguồn: toquoc.gov.vn ).
Mong muốn của Nhà nước khi quyết định hình thành các tập đoàn là trông đợi Việt Nam có những DN lớn, kinh doanh hiệu quả, phát triển mạnh, là những “quả đấm thép” cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài, công ty đa quốc gia. Trong chiến lược phát triển, các tập đoàn có thể đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành nghề cốt lõi của mình. Các tập đoàn cũng có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực khác để chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa những lĩnh vực hoạt động hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi dường như không có mấy tập đoàn thực hiện.
Khi các tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy có thể gặp phải các rủi ro. Thứ nhất, khi tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì không đảm bảo là họ sẽ thành công? Rủi ro thứ hai và cũng nguy hiểm hơn, họ sẽ xao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, những lĩnh vực này không được củng cố trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao. Tập đoàn kinh tế nhà nước là DN được giao trọng trách nắm những ngành huyết mạnh của nền kinh tế, có vị trí thống lĩnh trong những ngành đó. Trong trường hợp DN đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, không những gây tổn hại cho bản thân DN mà còn nguy hiểm cho cả nền kinh tế. Thứ ba, bản thân tập đoàn và cả Nhà nước có thể không kiểm soát được những DN bỏ vốn vào.
Bản thân các tập đoàn của Việt Nam chưa có tên tuổi nào cạnh tranh ngang ngửa với DN các nước trong khu vực, chưa nói gì đến quốc tế. Báo cáo 200 DN lớn của Việt Nam mới đây do UNDP công bố cho thấy, ở Việt Nam thì các tập đoàn là lớn nhưng so với các nước trong khu vực thì quy mô như vậy chỉ là DN vừa và nhỏ. Dầu khí hay Điện lực có dự án đầu tư ra nước ngoài nhưng chủ yếu là những nơi Việt Nam có quan hệ chính trị tốt, chứ đấu thầu cạnh tranh quốc tế để giành dự án thì chưa có ai cả.
III. Kết quả và các tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN.
1. Kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN.
1.1 Quy mô vốn ngày càng cao.
Trong quá trình phát triển, DN đã có sự sắp xếp, phân bố lại theo đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước. DNNN liên tục giảm về số lượng, năm 2000 là 5759 DN, đến 2003 là 4845 DN, năm 2005 là 4086 DN và cuối năm 2006 còn 3720 DN. Nhưng quy mô của DN nhà nước ngày càng lớn lên. Vốn bình quân một DN năm 2001 là 153 tỷ đồng, năm 2006 là 475 tỷ đồng.
Bảng 5: Vốn của DNNN.
Năm
Tổng số
( tỷ đồng)
Vốn chủ sở hữu( tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (%)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
781705
858560
932943
1128484
1338225
1601109
221655
234846
226533
306752
317221
380291
28,36
27,35
24,28
27,18
23,70
23,75
Nguồn: tổng cục thống kê.
Bảng 6: DNNN chia theo quy mô nguồn vốn.
Năm
Tổng số DNNN
Chia theo quy mô nguồn vốn
Dưới 0.5 tỷ đồng
Từ 0.5 tỷ đến dưới 1 tỷ đồng
Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng
Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng
Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng
Từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng
Từ 500 tỷ đồng trở lên
2001
2002
2003
2004
2005
2006
5355
5363
4845
4596
4086
3720
113
73
64
35
26
31
100
86
50
31
27
25
1009
856
630
509
397
319
818
748
602
516
423
365
1948
2001
1815
1663
1405
1195
1061
1194
1217
1238
1121
1066
204
284
328
401
429
411
102
121
139
203
258
308
Nguồn: tổng cục thống kê.
DNNN có quy mô lớn hơn DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài nhưng mức vốn sản xuất kinh doanh phổ biến từ 10 đến dưới 200 tỷ đồng một DN và trang bị tài sản cố định cho lao động cũng ở mức từ 150 đến dưới 300 triệu đồng một lao động. Mặc dù quy mô vốn kinh doanh bình quân một DNNN cao hơn khu vực DN dân doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng tỷ trọng số vốn của DNNN trong tổng số vốn của các DN bị giảm mạnh trong khi của DN dân doanh lại tăng lên và của DN khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm ít hơn.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của DNNN ngày càng tốt hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, tỷ suất lợi nhuận của vốn mới đạt 3.52% năm 2006, tăng hơn một chút so với năm 2005 ( 3.21%). Tuy DNNN có quy mô lớn nhất, vốn đầu tư cũng nhiều nhất nhưng hiệu quả kinh doanh lại không phải là cao nhất, chưa tương xứng với đầu tư của nhà nước và lượng vốn bỏ ra. Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh của DNNN chỉ bằng 1/3 so với DN có vốn đầu tư nước ngoài và tỷ lệ nộp vào ngân sách cũng chưa cao.
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn của DNNN so với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài
Loại hình DN
Năm
Tỷ suất lợi nhuận ( % )
Trên vốn sản xuất kinh doanh
Trên doanh thu
Toàn bộ DN trong nền kinh tế
2001
2002
2003
2004
2005
2006
3.777
4.320
4.535
4.85
4.35
4.94
5.046
5.134
5.368
5.99
5.23
6.12
DNNN
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2.453
2.900
2.768
3.15
3.21
3.52
4.176
4.179
4.154
5.27
5.40
6.22
DN ngoài quốc doanh
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2.277
2.311
2.146
1.62
1.49
2.01
1.343
1.504
1.492
1.25
1.21
1.74
DN có vốn đầu tư nước ngoài
2001
2002
2003
2004
2005
2006
8.740
9.991
11.598
13.04
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp Phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.doc